phồn thể
Từ điển phổ thông
2. ngoài ra, thừa ra
3. nhàn rỗi
4. số lẻ ra
5. họ Dư
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Dư dả, thừa thãi, khoan dụ. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Thực túc dĩ tiếp khí, y túc dĩ cái hình, thích tình bất cầu dư" 食足以接氣, 衣足以蓋形, 適情不求餘 (Tinh thần huấn 精神訓) Ăn uống chỉ cần để sống, mặc áo quần đủ che thân, thích hợp vừa phải mà không cầu thừa thãi.
3. (Tính) Hơn, quá. ◇ Hoàng Tông Hi 黃宗羲: "Canh Tuất đông tận, vũ tuyết dư thập nhật nhi bất chỉ" 庚戌冬盡, 雨雪餘十日而不止 (Canh Tuất tập 庚戌集, Tự tự 自序).
4. (Tính) Còn lại, còn rớt lại, sắp hết, tàn lưu. ◎ Như: "dư niên" 餘年 những năm cuối đời, "dư sanh" 餘生 sống thừa, cuối đời, "dư tẫn" 餘燼 lửa chưa tắt hẳn, tro tàn.
5. (Tính) Khác. ◎ Như: "dư niệm" 餘念 ý nghĩ khác, "dư sự" 餘事 việc khác.
6. (Tính) Lâu dài, trường cửu. ◇ Đạo Đức Kinh 道德經: "Tu chi thân, kì đức nãi chân; tu chi gia, kì đức nãi dư; tu chi hương, kì đức nãi trường" 脩之身, 其德乃真; 脩之家, 其德乃餘; 脩之鄉, 其德乃長 (Chương 54) Lấy đạo mà tu thân, thì đức ấy thật; lấy đạo mà lo việc nhà, thì đức ấy lâu; lấy đạo mà lo cho làng xóm, thì đức ấy dài.
7. (Tính) Chưa hết, chưa xong. ◎ Như: "tử hữu dư cô" 死有餘辜 chết không hết tội, "tâm hữu dư quý" 心有餘悸 vẫn chưa hoàn hồn, lòng còn kinh sợ, "dư âm nhiễu lương" 餘音繞梁 âm vang chưa dứt.
8. (Tính) Vụn, mạt, không phải chủ yếu.
9. (Danh) Phần ngoài, phần sau, phần thừa. ◎ Như: "công dư" 公餘 lúc việc quan xong còn thừa thì giờ rỗi nhàn, "khóa dư" 課餘 thì giờ rảnh sau việc học hành, "nghiệp dư" 業餘 bên ngoài nghề nghiệp chính thức.
10. (Danh) Số lẻ. ◎ Như: "tam thập hữu dư" 三十有餘 trên ba mươi, "niên tứ thập dư" 年四十餘 tuổi hơn bốn mươi.
11. (Danh) Chỉ hậu duệ.
12. (Danh) Muối. § Người Việt gọi muối là "dư".
13. (Danh) Họ "Dư".
14. (Đại) Ta, tôi. § Cũng như "dư" 余.
15. (Phó) Sau khi, về sau. ◎ Như: "tha hư tâm phản tỉnh chi dư, quyết tâm cải quá" 他虛心反省之餘, 決心改過 sau khi biết suy nghĩ phản tỉnh, anh ấy quyềt tâm sửa lỗi.
16. (Động) Bỏ rớt lại, để lại. ◇ Đái Thúc Luân 戴叔倫: "Tân hòa vị thục phi hoàng chí, Thanh miêu thực tận dư khô hành" 新禾未熟飛蝗至, 青苗食盡餘枯莖 (Đồn điền từ 屯田詞) Lúa mới chưa chín sâu bay đến, Mạ xanh ăn hết (chỉ) để lại rễ khô.
17. (Động) Cất giữ, súc tích.
Từ điển Thiều Chửu
② Ngoài ra, thừa ra, là một lời nói vơ qua, chỉ nói phần quan trọng, chỉ nói qua thôi.
③ Rỗi nhàn. Như công dư 公餘 lúc việc quan xong còn thừa thì giờ rỗi nhàn.
④ Số lẻ ra.
⑤ Họ Dư.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Trên, hơn (chỉ số lẻ sau số nguyên: Mười, trăm, nghìn...): 五十餘年 Trên 50 năm; 三百餘斤 Hơn 300 cân;
③ Ngoài..., sau khi..., lúc rỗi rảnh (ngoài lúc làm việc): 工作之 餘 Sau giờ làm việc; 公餘 Lúc rảnh việc công;
④ Số dư;
⑤ (văn) 【餘皇】dư hoàng [yúhuáng] Xem 艅 (bộ 舟);
⑥ [Yú] (Họ) Dư.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 22
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Việc làm, chức vụ, nghề. ◎ Như: "nông nghiệp" 農業 nghề nông, "thương nghiệp" 商業 ngành buôn bán, "các hành các nghiệp" 各行各業 các ngành nghề.
3. (Danh) Nội dung hoặc quá trình học tập. ◎ Như: "tu nghiệp" 修業, "khóa nghiệp" 課業, "tất nghiệp" 畢業. § Ghi chú: Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hằng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là "tu nghiệp" 修業. Nay đi học ở trường gọi là "tu nghiệp" 修業, học hết khóa gọi là "tất nghiệp" 畢業 đều là noi nghĩa ấy cả.
4. (Danh) Tài sản. ◎ Như: "sản nghiệp" 產業 tài sản, "tổ nghiệp" 祖業 tài sản của tổ tiên, "gia nghiệp" 家業 của cải trong nhà.
5. (Danh) Thành quả, công tích. ◎ Như: "vĩ nghiệp" 偉業 sự nghiệp to lớn, "công nghiệp" 功業 sự nghiệp.
6. (Danh) Hành động (thuật ngữ Phật giáo, dịch nghĩa tiếng Phạn "karma"). ◎ Như: "khẩu nghiệp" 口業 nghiệp bởi miệng làm ra, "thân nghiệp" 身業 nghiệp bởi thân làm ra, "ý nghiệp" 意業 nghiệp bởi ý làm ra, "tam nghiệp" 三業 nghiệp do ba thứ miệng, thân và ý, "túc nghiệp" 宿業 nghiệp từ kiếp trước.
7. (Động) Làm việc, làm nghề. ◎ Như: "nghiệp nho" 業儒 làm nghề học, "nghiệp nông" 業農 làm ruộng.
8. (Động) Kế thừa. ◇ Tả truyện 左傳: "Năng nghiệp kì quan" 能業其官 (Chiêu Công nguyên niên 昭公元年) Có thể kế thừa chức quan đó.
9. (Phó) Đã. ◎ Như: "nghiệp dĩ" 業已 đã, rồi, "nghiệp kinh công bố" 業經公布 đã công bố. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Quả kiến Tương Vân ngọa ư san thạch tích xứ nhất cá thạch đắng tử thượng, nghiệp kinh hương mộng trầm hàm" 果見湘雲臥於山石僻處一個石凳子上, 業經香夢沉酣 (Đệ lục thập nhị hồi) Quả nhiên thấy Tương Vân nằm ở chỗ vắng nơi hòn non bộ, trên một cái ghế đá, đã say mộng đẹp li bì.
Từ điển Thiều Chửu
② Làm việc, nghề nghiệp, như nghiệp nho 業儒 làm nghề học, nghiệp nông 業農 làm ruộng, v.v.
③ Sự đã già rồi, như nghiệp dĩ như thử 業已如此 nghiệp đã như thế rồi.
④ Sợ hãi, như căng căng nghiệp nghiệp 兢兢業業 đau đáu sợ hãi.
⑤ Cái nhân, như nghiệp chướng 業障 nhân ác làm chướng ngại. Có ba nghiệp khẩu nghiệp 口業 nhân ác bởi miệng làm ra, thân nghiệp 身業 nhân ác bởi thân làm ra, ý nghiệp 意業 nhân ác bởi ý làm ra, ba món miệng, thân, ý gọi là tam nghiệp 三業, túc nghiệp 宿業 ác nghiệp kiếp trước đã làm kiếp này phải chịu khổ gọi là túc nghiệp, v.v. Làm thiện cũng gọi là thiện nghiệp 善業.
⑥ Công nghiệp, như đế nghiệp 帝業 công nghiệp vua.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Làm nghề: 業農 Làm nghề nông;
③ Đã. 【業經】nghiệp kinh [yèjing] Đã: 業經公布 Đã công bố; 【業已】nghiệp dĩ [yèyê] Đã... rồi: 業已準備就緒 Đã chuẩn bị đâu vào đấy rồi;
④ (văn) Sợ hãi: 兢兢業業 Đau đáu sợ hãi;
⑤ (tôn) 【業障】nghiệp chướng [yè zhàng] (tôn) Nghiệp chướng;
⑥ Công nghiệp, sự nghiệp: 帝業 Công nghiệp của vua chúa.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 79
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Kiểu mẫu, nguyên tắc. ◎ Như: "văn pháp" 文法 nguyên tắc làm văn, "ngữ pháp" 語法 quy tắc về ngôn ngữ, "thư pháp" 書法 phép viết chữ.
3. (Danh) Cách thức, đường lối. ◎ Như: "phương pháp" 方法 cách làm, "biện pháp" 辦法 đường lối, cách thức.
4. (Danh) Thuật, kĩ xảo. ◎ Như: "đạo sĩ tác pháp" 道士作法 đạo sĩ làm phép thuật, "ma pháp" 魔法 thuật ma quái.
5. (Danh) Đạo lí Phật giáo ("pháp" 法 là dịch nghĩa tiếng Phạn "dharma", dịch theo âm là "đạt-ma"). ◎ Như: "Phật pháp" 佛法 lời dạy, giáo lí của đức Phật, "thuyết pháp" 說法 giảng đạo. ◇ Ngũ đăng hội nguyên 五燈會元: "Pháp thượng ứng xả, hà huống phi pháp" 法尚應捨, 何況非法 (Cốc san tàng thiền sư 谷山藏禪師) Phật pháp còn buông xả, huống chi không phải Phật pháp.
6. (Danh) Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra, gọi là "pháp". Tức là nội dung tâm thức, đối tượng của mọi quán chiếu, tư tưởng, sự phản ánh của sự vật lên tâm thức con người. ◎ Như: "pháp trần" 法塵 cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động.
7. (Danh) Nước Pháp gọi tắt. Nói đủ là "Pháp-lan-tây" 法蘭西 France.
8. (Danh) Họ "Pháp".
9. (Động) Bắt chước. ◎ Như: "sư pháp" 師法 bắt chước làm theo, "hiệu pháp" 效法 phỏng theo, bắt chước.
10. (Động) Giữ đúng phép, tuân theo luật pháp. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Tịch thụ nhi bất pháp, triêu xích chi hĩ" 夕受而不法, 朝斥之矣 (Phong kiến luận 封建論) Chiều nay các quan được bổ nhiệm nếu không giữ đúng phép tắc, (thì) sáng hôm sau sẽ bị đuổi không dùng nữa (cách chức).
11. (Tính) Dùng làm khuôn mẫu. ◎ Như: "pháp thiếp" 法帖 thiếp làm mẫu để tập viết.
12. (Tính) Thuộc về nhà Phật. ◎ Như: "pháp y" 法衣 áo cà-sa, "pháp hiệu" 法號 tên mà vị thầy đặt cho đệ tử của mình lúc người này xuất gia thụ giới.
Từ điển Thiều Chửu
② Lễ phép, như phi thánh vô pháp 非聖無法 chê thánh là vô phép.
③ Hình pháp, như chính pháp 正法 đem xử tử.
④ Phép, như văn pháp 文法 phép làm văn, thư pháp 書法 phép viết, v.v.
⑤ Bắt chước, như sư pháp 師法 bắt chước làm theo.
⑥ Nhà Phật gọi đạo là pháp, cho nên giảng đạo gọi là thuyết pháp 說法, tôn xưng các sư giảng đạo là pháp sư 法師, v.v.
⑦ Giỏi một môn gì có thể để cho người trông mình mà bắt chước được đều gọi là pháp. Như pháp thiếp 法帖 cái thiếp để cho người tập.
⑧ Nước Pháp-lan-tây 法蘭西 France gọi tắt là nước Pháp.
⑨ Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả cả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra cả, nên gọi là pháp, là cái cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động, nên gọi là pháp trần 法塵.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Biện pháp, phương pháp, cách thức, phép tắc, phép: 辦法 Biện pháp; 用法 Cách dùng; 加法 Phép cộng; 用兵之法 Phép dùng binh;
③ Gương mẫu để noi theo, tiêu chuẩn, khuôn phép: 法帖 Thiếp mẫu (để tập viết chữ); 效法 Bắt chước, noi theo; 使内外異法也 Làm cho tiêu chuẩn trong cung và ngoài phủ khác nhau (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
④ Giáo lí đạo Phật: 現身說法 Lấy kinh nghiệm bản thân để giảng giải;
⑤ Phép: 法術 Phù chú của thầy phù thủy;
⑥ (văn) Bắt chước, làm theo: 師法 Bắt chước làm theo; 上胡不法先王之法 Nhà vua sao không bắt chước theo phép tắc của các tiên vương? (Lã thị Xuân thu); 不必法古 Không cần phải bắt chước theo lối cổ (Thương Quân thư: Canh pháp);
⑦ (văn) Giữ đúng phép tắc, tuân thủ luật pháp, thủ pháp: 夕受而不法,朝斥矣 Chiều nay nếu các quan viên được bổ nhiệm mà không giữ đúng phép tắc thì sáng hôm sau sẽ cách chức họ (Liễu Tôn Nguyên: Phong kiến luận);
⑧ [Fă] Nước Pháp;
⑨ [Fă] (Họ) Pháp.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 169
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. đồ vật
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Người khác, sự việc, cảnh giới bên ngoài (đối với bản ngã). ◇ Phạm Trọng Yêm 范仲淹: "Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỉ bi" 不以物喜, 不以己悲 (Nhạc Dương Lâu kí 岳陽樓記) Không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn.
3. (Danh) Nội dung, thực chất. ◎ Như: "hữu vật hữu tắc" 有物有則 mỗi sự vật có phép tắc riêng, "không đỗng vô vật" 空洞無物 trống rỗng, không có nội dung gì.
4. (Danh) Riêng chỉ người. ◎ Như: "vật nghị" 物議 lời bàn tán, bình phẩm của quần chúng, người đời. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Nữ dĩ hình tích quỷ dị, lự hãi vật thính, cầu tức bá thiên" 女以形蹟詭異, 慮駭物聽, 求即播遷 (Thanh Nga 青娥) Cô gái vì hành trạng lạ lùng, lo ngại người ta bàn tán, liền xin dọn nhà đi nơi khác.
5. (Động) Tìm, cầu. ◎ Như: "vật sắc" 物色 dò la, tìm tòi. ◇ Phù sanh lục kí 浮生六記: "Thiến môi vật sắc, đắc Diêu thị nữ" 倩媒物色, 得姚氏女 (Khảm kha kí sầu 坎坷記愁) Nhờ mai mối dò la, tìm được một người con gái nhà họ Diêu.
6. (Động) Chọn lựa. ◇ Tả truyện 左傳: "Vật thổ phương, nghị viễn nhĩ" 物土方, 議遠邇 (Chiêu Công tam thập nhị niên 昭公三十二年) Chọn đất đai phương hướng, bàn định xa gần.
Từ điển Thiều Chửu
② Sự vật, như hữu vật hữu tắc 有物有則 một vật có một phép riêng.
③ Vật sắc 物色 dò la tìm tòi.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Người ta, thế gian: 待人接物 Xử thế, cư xử, ăn nói;
③ 【物色】vật sắc [wùsè] Tìm kiếm người nào dựa theo những vật mà người ấy dùng. (Ngr) Tìm kiếm, tìm hiểu, thăm dò, tìm tòi.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 99
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. sắc, nhọn
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Nhanh, mạnh. ◎ Như: "lợi khẩu" 利口 miệng lưỡi lanh lợi. ◇ Tấn Thư 晉書: "Phong lợi, bất đắc bạc dã" 風利, 不得泊也 (Vương Tuấn truyện 王濬傳) Gió mạnh, không đậu thuyền được.
3. (Tính) Thuận tiện, tốt đẹp. ◎ Như: "đại cát đại lợi" 大吉大利 rất tốt lành và thuận lợi.
4. (Động) Có ích cho. ◎ Như: "ích quốc lợi dân" 益國利民 làm ích cho nước làm lợi cho dân, "lợi nhân lợi kỉ" 利人利己 làm ích cho người làm lợi cho mình.
5. (Động) Lợi dụng.
6. (Động) Tham muốn. ◇ Lễ Kí 禮記: "Tiên tài nhi hậu lễ, tắc dân lợi" 先財而後禮, 則民利 (Phường kí 坊記).
7. (Danh) Sự có ích, công dụng của vật gì. ◎ Như: "ngư ông đắc lợi" 漁翁得利 ông chài được lợi.
8. (Danh) Nguồn lợi, tài nguyên. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Đại vương chi quốc, tây hữu Ba Thục, Hán Trung chi lợi" 大王之國, 西有巴蜀, 漢中之利 (Tần sách nhất 秦策一) Nước của đại vương phía tây có những nguồn lợi của Ba Thục, Hán Trung.
9. (Danh) Tước thưởng, lợi lộc. ◇ Lễ Kí 禮記: "Sự quân đại ngôn nhập tắc vọng đại lợi, tiểu ngôn nhập tắc vọng tiểu lợi" 事君大言入則望大利, 小言入則望小利 (Biểu kí 表記).
10. (Danh) Lãi, tiền lời sinh ra nhờ tiền vốn. ◎ Như: "lợi thị tam bội" 利市三倍 tiền lãi gấp ba, "lợi tức" 利息 tiền lời.
11. (Danh) Họ "Lợi".
Từ điển Thiều Chửu
② Nhanh nhẩu, như lợi khẩu 利口 nói lém.
③ Lợi, như ích quốc lợi dân 益國利民, ích cho nước lợi cho dân, lợi tha 利他 lợi cho kẻ khác.
④ Công dụng của vật gì, như thủy lợi 水利 lợi nước, địa lợi 地利 lợi đất.
⑤ Tốt lợi, như vô vãng bất lợi 無往不利 tới đâu cũng tốt.
⑥ Tham, như nghĩa lợi giao chiến 義利交戰 nghĩa lợi vật lộn nhau. Phàm cái gì thuộc sự ích riêng của một người đều gọi là lợi. Cao Bá Quát 高伯适: Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung 古來名利人,奔走路塗中 Xưa nay hạng người danh lợi, Vẫn tất tả ngoài đường sá.
⑦ Lời, lợi thị tam bội 利市三倍 bán lãi gấp ba. Cho nên cho vay lấy tiền lãi gọi là lợi tức 利息.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (Tiện) lợi: 形勢不利 Tình thế bất lợi;
③ Lợi (ích), lợi thế: 有利有弊 Có lợi có hại; 水利 Thủy lợi; 地利 Địa lợi;
④ Lãi, lợi tức: 暴利 Lãi kếch xù; 連本帶利 Cả vốn lẫn lãi; 利市三倍 Bán lãi gấp ba; 利息 Lợi tức, tiền lãi;
⑤ (Có) lợi: 利己利人 Lợi ta lợi người; 無往不利 Đi đến đâu cũng thuận lợi (tốt đẹp);
⑥ [Lì] (Họ) Lợi.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 94
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. hay, thường xuyên
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Ân huệ. ◎ Như: "di ái nhân gian" 遺愛人間 để lại cái ơn cho người.
3. (Danh) Người hay vật mà mình yêu thích. ◎ Như: "ngô ái" 吾愛 người yêu của ta.
4. (Danh) Tiếng kính xưng đối với con gái người khác. § Thông "ái" 嬡. ◎ Như: "lệnh ái" 令愛 con gái của ngài.
5. (Danh) Họ "Ái".
6. (Động) Yêu, thích, mến. ◎ Như: "ái mộ" 愛慕 yêu mến, "ái xướng ca" 愛唱歌 thích ca hát. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Tối ái trai tăng kính đạo, xả mễ xả tiền đích" 最愛齋僧敬道, 捨米捨錢的 (Đệ lục hồi) Rất là mến mộ trai tăng kính đạo, bố thí gạo tiền.
7. (Động) Chăm lo che chở, quan tâm. ◇ Nhan thị gia huấn 顏氏家訓: "Khuông duy chủ tướng, trấn phủ cương dịch, trữ tích khí dụng, ái hoạt lê dân" 匡維主將, 鎮撫疆埸, 儲積器用, 愛活黎民 (Mộ hiền 慕賢).
8. (Động) Tiếc rẻ, lận tích. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Tề quốc tuy biển tiểu, ngô hà ái nhất ngưu?" 齊國雖褊小, 吾何愛一牛 (Lương Huệ Vương thượng 梁惠王上) Nước Tề tuy nhỏ hẹp, ta có tiếc rẻ gì một con bò?
9. (Động) Che, lấp. § Thông "ái" 薆.
10. (Phó) Hay, thường, dễ sinh ra. ◎ Như: "giá hài tử ái khốc" 這孩子愛哭 đứa bé này hay khóc.
11. (Tính) Được yêu quý, được sủng ái. ◎ Như: "ái thê" 愛妻, "ái thiếp" 愛妾, "ái nữ" 愛女.
12. (Tính) Mờ mịt, hôn ám. § Thông "ái" 曖.
Từ điển Thiều Chửu
② Quý trọng. Như ái tích 愛惜 yêu tiếc. Tự trọng mình gọi là tự ái 自愛.
③ Ơn thấm, như di ái 遺愛 để lại cái ơn cho người nhớ mãi.
④ Thân yêu. Như nhân mạc bất tri ái kì thân 人莫不知愛其親 người ta chẳng ai chẳng biết yêu thửa người thân. Tục gọi con gái người khác là lệnh ái 令愛, cũng viết là 嬡.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Ưa, thích: 愛打球 Thích chơi bóng; 他的所愛 Điều mà nó ưa thích;
③ Quý trọng: 愛公物 Quý của công;
④ Dễ, hay: 鐵愛生銹 Sắt dễ gỉ (sét); 她愛發脾氣 Cô ta dễ nổi giận;
⑤ Nói về con gái của người khác: 令愛 Cô nhà (ông).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 76
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Tranh đua, thi đua. ◎ Như: "luận chiến" 論戰 tranh luận, "thiệt chiến" 舌戰 tranh cãi nhau, đấu lưỡi, "thương chiến" 商戰 tranh giành buôn bán, đua chen ở thương trường.
3. (Động) Run lập cập, run rẩy (vì sợ hãi, bị lạnh, kích động). ◎ Như: "chiến lật" 戰慄 run lẩy bẩy. Cũng viết là 顫慄. ◇ Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: "Lệ thanh vấn: Thiên tử hà tại? Đế chiến lật bất năng ngôn" 厲聲問: 天子何在? 帝戰慄不能言 (Đệ tam hồi) Lớn tiếng hỏi: Thiên tử đâu? (Thiếu) Đế sợ run, không nói được.
4. (Tính) Liên quan tới chiến tranh. ◎ Như: "chiến pháp" 戰法 phương pháp và sách lược tác chiến, "chiến quả" 戰果 thành tích sau trận đánh, "chiến cơ" 戰機 (1) mưu lược tác chiến, (2) thời cơ (trong chiến tranh), (3) máy bay chiến đấu.
5. (Danh) Chiến tranh. ◎ Như: "thế giới đại chiến" 世界大戰 chiến tranh thế giới.
6. (Danh) Họ "Chiến".
Từ điển Thiều Chửu
② Run rẩy, rét run lập cập gọi là chiến.
③ Sợ, như chiến chiến căng căng 戰戰兢兢 đau đáu sợ hãi.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Trận đánh, đánh nhau: 百戰百勝 Trăm trận trăm thắng; 愈戰愈強 Càng đánh càng mạnh;
③ Run rẩy, run lập cập: 寒戰 Rét run; 冷得打戰 Rét run lên;
④ Thi đua: 挑戰 Thách (thi đua); 應戰 Nhận lời (thi đua);
⑤ Sợ: 戰戰兢兢 Sợ hãi;
⑥ [Zhàn] (Họ) Chiến.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 93
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. nghiêm khắc
3. rất
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Kín, chặt, khẩn mật. ◎ Như: "môn cấm sâm nghiêm" 門禁森嚴 cửa lối ra vào canh giữ chặt chẽ.
3. (Tính) Khe khắt, gắt gao. ◇ Tây sương kí 西廂記: "Yêm phu nhân trị gia nghiêm túc" 俺夫人治家嚴肅 (Đệ nhất bổn 第一本, Đệ nhị chiết) Bà lớn nhà tôi coi giữ phép nhà rất ngặt.
4. (Tính) Hà khắc, tàn ác. ◎ Như: "nghiêm hình" 嚴刑 hình phạt tàn khốc. ◇ Hán Thư 漢書: "Pháp gia nghiêm nhi thiểu ân" 法家嚴而少恩 (Tư Mã Thiên truyện 司馬遷傳) Pháp gia (chủ trương dùng hình pháp) khắc nghìệt mà ít ân đức.
5. (Tính) Cung kính, đoan trang. ◎ Như: "nghiêm túc" 嚴肅 trang nghiêm kính cẩn, "trang nghiêm" 莊嚴 cung kính chỉnh tề.
6. (Tính) Dữ, mạnh, mãnh liệt. ◎ Như: "nghiêm hàn" 嚴寒 lạnh dữ dội. ◇ Lí Hạ 李賀: "Vi quân khởi xướng trường tương tư, Liêm ngoại nghiêm sương giai đảo phi" 為君起唱長相思, 簾外嚴霜皆倒飛 (Dạ tọa ngâm 夜坐吟) Vì chàng ca lên bài trường tương tư, Ngoài rèm sương buốt cùng bay loạn.
7. (Danh) Sự ngay ngắn oai nghi. ◎ Như: "uy nghiêm" 威嚴 oai nghi.
8. (Danh) Tiếng gọi cha mình. ◎ Như: "gia nghiêm" 家嚴, "lệnh nghiêm" 令嚴.
9. (Danh) Tình trạng canh phòng chặt chẽ. ◎ Như: "giới nghiêm" 戒嚴.
10. (Danh) Họ "Nghiêm".
11. (Động) Sợ, úy cụ. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Vô nghiêm chư hầu, ác thanh chí, tất phản chi" 無嚴諸侯, 惡聲至, 必反之 (Công Tôn Sửu thượng 公孫丑上) Không sợ chư hầu, lời nói xấu đến, tất phản lại.
12. (Động) Tôn kính, tôn sùng. ◇ Lễ Kí 禮記: "Nghiêm sư vi nan" 嚴師為難 (Học kí 學記) Tôn kính thầy là điều khó làm.
Từ điển Thiều Chửu
② Sợ.
③ Nghiêm ngặt, như cẩn nghiêm 謹嚴, nghiêm mật 嚴密, v.v.
④ Nghiêm phong, giặc đến phải phòng bị kĩ gọi là giới nghiêm 戒嚴, giặc lui lại thôi gọi là giải nghiêm 解嚴.
⑤ Dữ lắm, như nghiêm sương 嚴霜 sương xuống buốt dữ, nghiêm hàn 嚴寒 rét dữ, v.v.
⑥ Tôn kính, như tục gọi bố là nghiêm, như gia nghiêm 家嚴, cha tôi, nghiêm mệnh 嚴命 mệnh cha, v.v.
⑦ Hành trang.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Kín: 把瓶口封嚴了 Bịt kín miệng chai lại; 他嘴嚴,從來不亂說 Anh ấy kín mồm kín miệng, không hề nói bậy;
③ Phòng bị nghiêm ngặt: 戒嚴 Giới nghiêm;
④ (văn) Gay gắt, dữ lắm: 嚴霜 Sương xuống rất buốt; 嚴寒 Rét dữ;
⑤ (văn) Hành trang;
⑥ (cũ) Nghiêm đường, bố, cha: 嚴父 Bố (cha) tôi, nghiêm phụ, nghiêm đường;
⑦ [Yán] (Họ) Nghiêm.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 41
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. tỏ rõ
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Hiểu rõ. ◇ Tuân Tử 荀子: "Kì ngôn đa đáng hĩ, nhi vị dụ dã" 其言多當矣, 而未諭也 (Nho hiệu 儒效) Lời đó thường đúng, mà chưa hiểu rõ vậy.
3. (Động) Tỏ rõ, biểu minh. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Thôi điệt gian lũ, tích dũng khốc khấp, sở dĩ dụ ai dã" 衰絰菅屨, 辟踊哭泣, 所以諭哀也 (Chủ thuật huấn 主術訓) Mặc áo gai đi giày cỏ, đấm ngực nhảy lên khóc lóc, là để biểu thị lòng thương tiếc.
4. (Động) Ví, sánh. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Thỉnh dĩ thị dụ, thị triêu tắc mãn, tịch tắc hư, phi triêu ái thị nhi tịch tăng chi dã, cầu tồn cố vãng, vong cố khứ" 請以市諭, 市朝則滿, 夕則虛, 非朝愛市而夕憎之也, 求存故往, 亡故去 (Tề sách tứ 齊策四) Xin lấy chợ để ví dụ, chợ sáng thì đông, chiều thì vắng, không phải vì sáng (người ta) yêu chợ mà chiều ghét chợ, (chỉ vì) còn nhu cầu thì tới, hết nhu cầu thì bỏ đi.
5. (Danh) Lời truyền bảo, chỉ thị (bề trên bảo người dưới). ◎ Như: "thượng dụ" 上諭 dụ của vua.
6. (Danh) Họ "Dụ".
Từ điển Thiều Chửu
② Hiểu dụ, tỏ rõ ý nghĩa.
③ Tỏ.
④ Thí dụ.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Truyền xuống bằng dụ, chỉ thị xuống (cấp dưới);
③ (văn) Thí dụ.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 5
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Lỗ trên thân thể người ta (tai, mắt, miệng...), gọi là khí quan. ◎ Như: "thất khiếu" 七竅 bảy lỗ trên thân thể người ta, gồm hai tai, hai mắt, miệng và hai lỗ mũi. ◇ Trang Tử 莊子: "Nhân giai hữu thất khiếu dĩ thị thính thực tức" 人皆有七竅以視聽食息 (Ứng đế vương 應帝王) Người ta ai cũng có bảy lỗ để thấy, nghe, ăn và thở.
3. (Danh) Then chốt, yếu điểm, quan kiện. ◎ Như: "quyết khiếu" 訣竅 bí quyết, phương pháp xảo diệu.
4. (Danh) Chỉ tim mắt (tức "tâm nhãn nhi" 心眼兒). Tỉ dụ: đầu óc, chủ ý, tài khéo. ◇ Lí Ngư 李漁: "Bất nhiên, ngã dã thị cá hữu khiếu đích nhân, chẩm ma tựu bị nhĩ môn khi man đáo để" 不然, 我也是個有竅的人, 怎麼就被你們欺瞞到底 (Liên hương bạn 憐香伴, Hoan tụ 歡聚).
5. (Động) Đào, khoét.
6. (Động) Khai thông.
7. (Động) Kênh, vểnh, cong lên. ◇ Thuyết Nhạc toàn truyện 說岳全傳: "Lai nhất trận lam thanh kiểm, chu hồng phát, khiếu thần lộ xỉ, chân cá kì hình quái dạng" 來一陣藍青臉, 朱紅髮, 竅唇露齒, 真個奇形怪樣 (Đệ thập ngũ hồi).
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
② Then chốt của sự việc. 【竅門兒】khiếu môn nhi [qiào ménr] Bí quyết, then chốt;
③ (văn) Lỗ hổng, chỗ hở: 得竅 Thừa được lúc sơ hở.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.