bản trạch

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Nhà ở của mình. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như kim mãn đường trung diên tịch vị tán, tưởng hữu thân hữu tại thử vị tiện, thả thỉnh chúng vị phủ thượng thân hữu các tán, độc lưu bổn trạch đích nhân thính hậu" 滿, 便, , (Đệ nhất bách ngũ hồi) Hiện nay cả nhà yến tiệc chưa tan, chắc là có bà con bạn hữu ở đây, như vậy không tiện. Vậy mời các vị bà con bạn hữu trong phủ đều về đi, chỉ giữ người trong nhà này ở lại chờ thôi.
2. Mộ huyệt của mình. ◇ Đào Tiềm : "Đào tử tương từ nghịch lữ chi quán, vĩnh quy ư bổn trạch" , (Tự tế văn ) Ông Đào sắp giã từ quán trọ, mãi mãi trở về nơi mộ huyệt của mình.
3. Vị trí của mình. ◇ Lí Bạch : "Bạch hổ thủ bổn trạch" (Thảo sáng đại hoàn tặng liễu quan địch ) Hổ trắng giữ vị trí của mình.
thoa, thỏa, tỏa
cuǒ ㄘㄨㄛˇ, qiē ㄑㄧㄝ

thoa

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tủn mủn, tế toái. ◎ Như: "tùng thỏa" : (1) Vụn vặt, tạp loạn. ◇ Diêu Tuyết Ngân : "Chỉ thị triều đình bách sự tùng thỏa, trẫm chi tả hữu diệc bất khả nhất nhật vô tiên sanh" , (Lí Tự Thành ) Chỉ là triều đình trăm việc tế toái, các hầu cận của trẫm không thể một ngày không có tiên sinh được. (2) Sâu rộng, uyên bác. ◇ Tân Văn Phòng : "(Quán Hưu) học vấn tùng thỏa" (Đường tài tử truyện , Quán Hưu ) (Quán Hưu) học vấn sâu rộng.
2. § Ta quen đọc là "tỏa".
3. Một âm là "thoa". (Tính) Giòn, yếu, dễ vỡ.

thỏa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhỏ nhặn, tủn mủn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tủn mủn, tế toái. ◎ Như: "tùng thỏa" : (1) Vụn vặt, tạp loạn. ◇ Diêu Tuyết Ngân : "Chỉ thị triều đình bách sự tùng thỏa, trẫm chi tả hữu diệc bất khả nhất nhật vô tiên sanh" , (Lí Tự Thành ) Chỉ là triều đình trăm việc tế toái, các hầu cận của trẫm không thể một ngày không có tiên sinh được. (2) Sâu rộng, uyên bác. ◇ Tân Văn Phòng : "(Quán Hưu) học vấn tùng thỏa" (Đường tài tử truyện , Quán Hưu ) (Quán Hưu) học vấn sâu rộng.
2. § Ta quen đọc là "tỏa".
3. Một âm là "thoa". (Tính) Giòn, yếu, dễ vỡ.

Từ điển Thiều Chửu

① Tùng thỏa tủn mủn, không có chí to lớn. Ta quen đọc là chữ tỏa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [cóngcuô].

Từ ghép 2

tỏa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhỏ nhặn, tủn mủn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tủn mủn, tế toái. ◎ Như: "tùng thỏa" : (1) Vụn vặt, tạp loạn. ◇ Diêu Tuyết Ngân : "Chỉ thị triều đình bách sự tùng thỏa, trẫm chi tả hữu diệc bất khả nhất nhật vô tiên sanh" , (Lí Tự Thành ) Chỉ là triều đình trăm việc tế toái, các hầu cận của trẫm không thể một ngày không có tiên sinh được. (2) Sâu rộng, uyên bác. ◇ Tân Văn Phòng : "(Quán Hưu) học vấn tùng thỏa" (Đường tài tử truyện , Quán Hưu ) (Quán Hưu) học vấn sâu rộng.
2. § Ta quen đọc là "tỏa".
3. Một âm là "thoa". (Tính) Giòn, yếu, dễ vỡ.

Từ điển Thiều Chửu

① Tùng thỏa tủn mủn, không có chí to lớn. Ta quen đọc là chữ tỏa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [cóngcuô].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé.
giả
zhě ㄓㄜˇ, zhū ㄓㄨ

giả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người
2. một đại từ thay thế

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Xưng thay người hoặc sự vật. ◎ Như: "kí giả" , "tác giả" . ◇ Luận Ngữ : "Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo san" , (Ung Dã ) Kẻ trí thích nước, kẻ nhân thích núi.
2. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: cái này, điều này. § Cũng như "giá" . ◎ Như: "giả cá" cái này, "giả phiên" phen này.
3. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị đình đốn, phân biệt chỗ cách nhau. ◇ Trung Dung : "Nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã" , (Tận tâm hạ ) Nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
4. (Trợ) Biểu thị ngữ khí kết thúc, thường có chữ "dã" đi sau. ◇ Đổng Trọng Thư : "Mệnh giả thiên chi lệnh dã, tính giả sanh chi chất dã" , Mệnh là lệnh của trời, tính là bản chất lúc sinh ra vậy.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để so sánh: như là, dường như. ◇ Sử Kí : "Dĩ nhi tương khấp, bàng nhược vô nhân giả" , (Kinh Kha truyện ) Sau đó lại cùng nhau khóc, như là bên cạnh không có người.

Từ điển Thiều Chửu

① Lời phân biệt, trong câu văn có chữ giả là để phân biệt chỗ cách nhau, như nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
② Lời nói chuyên chỉ về một cái gì, như hữu kì sĩ chi nhân giả chơi bạn phải chơi với kẻ sĩ có nhân.
③ Ấy, như giả cá cái ấy, giả phiên phen ấy, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người, kẻ, cái, giả (dùng để chỉ người, vật hoặc sự việc): Kẻ mạnh; Tác giả; Kí giả, phóng viên; ? Người bị trói làm gì thế? (Án tử Xuân thu); Khổng Văn Cử có hai con trai, đứa lớn sáu tuổi, đứa nhỏ năm tuổi (Thế thuyết tân ngữ);
② Dùng để ngắt hơi hoặc đệm sau câu: Trần Thắng đó, người ở đất Dương Thành; Tần Thủy hoàng, là con của Tần Trang Tương vương (Sử kí); Nói làm cho ý thành, là nói không tự dối mình (Đại học); Tả hữu nói: Vốn thế. Nhà vua nhân đó giết cả hai người (Hàn Phi tử);
③ Trợ từ đặt sau những từ ngữ chỉ thời gian: Nay; Cuối mùa xuân, quần áo mùa xuân đã mặc xong (Luận ngữ);
④ Đặt sau cụm từ biểu thị ý giả thiết: ? Nếu nước Lỗ không có người quân tử thì ngươi lấy đâu được cái đức quân tử ấy? (Luận ngữ);
⑤ Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn (thường dùng kèm với ): ? Ông mà không làm được thì còn ai làm được? (Hán thư); ? Ai có thể thi hành kế ấy cho đại vương? (Sử kí);
⑥ Trợ từ, biểu thị sự so sánh (thường dùng kèm với , , ...): Khổng Tử ở nơi làng xóm, chất phác thật thà, dường như không biết nói năng (Luận ngữ); Đến triều đình yết kiến, giống như người không biết nói (Sử kí); Nói ra những lời đó mà gương mặt anh ta dường như đau đớn lắm (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); ? Tiếng khóc của bà dường như có nhiều nỗi đau buồn lắm? (Lễ kí);
⑦ Trong ... đó (đặt sau số từ để tỏ những sự việc đã kể): Trong hai cái đó tất phải chọn lấy một; Nước và phân, hai thứ đó không thể thiếu một; Dân có ba điều lo: Đói không được ăn, lạnh không được mặc, mệt không được nghỉ, ba điều đó là nỗi lo lớn của dân (Mặc tử);
⑧ Đại từ phức điệp, dùng để chỉ lại sự vật đã nêu ra ở đoạn trước: Kẻ lại được đền bù đầy đủ những cái bị mất gồm bốn chục vạn hộc (Hàn Dũ); Về những lạch nhỏ, (những lạch) dùng mở núi thông đường, thì không thể kể xiết (Sử kí); Hàn Tín về đến nước, cho gọi người thiếu niên làm nhục mình, (kẻ mà trước kia từng) bắt mình chui dưới háng, cho làm chức Sở trung úy (Sử kí);
⑨ Này (thường dùng trong thơ, từ cổ, như [zhè], [cê]): Lần này; Lượt này, phen này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ người hay vật. Chẳng hạn Độc giả ( người đọc ) — Tiếng trợ từ, hoặc dùng giữa câu, hoặc dùng cuối câu.

Từ ghép 33

bất kham

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bất kham, không cam chịu

Từ điển trích dẫn

1. Không đảm đương nổi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu niên mại, nhị tử bất tài, bất kham quốc gia trọng nhậm" , , (Đệ thập nhất hồi) Lão phu này tuổi già, hai con lại không có tài, không đảm đương nổi được việc lớn nước nhà.
2. Không chịu nổi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Vân thính tha thiều đao đích bất kham, tiện khởi thân cáo từ" , 便 (Đệ nhị thập tứ hồi) Giả Vân thấy ông cậu nói lải nhải không chịu nổi, liền đứng dậy xin về.
3. Không nỡ, bất nhẫn tâm.
4. Không thể, bất khả, bất năng. ◇ Đào Hoằng Cảnh : "San trung hà sở hữu, Lĩnh thượng đa bạch vân, Chỉ khả tự di duyệt, Bất kham trì tặng quân" , , , (Chiếu vấn san trung hà sở hữu , Phú thi dĩ đáp ) Trong núi có gì, trên đỉnh núi có nhiều mây trắng, chỉ có thể tự mình vui thích, không thể đem tặng anh.
5. Rất, quá (dùng sau hình dung từ).
6. Rất xấu, kém, tệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mỗi nhật chỉ mệnh nhân đoan liễu thái phạn đáo tha phòng trung khứ cật. Na trà phạn đô hệ bất kham chi vật. Bình Nhi khán bất quá, tự kỉ nã tiền xuất lai lộng thái cấp tha cật" . . , (Đệ lục thập cửu hồi) Mỗi ngày chỉ sai người đem cơm vào buồng cho chị ấy ăn. Đồ ăn đều là thứ không thể nuốt được. Bình Nhi thấy thế không đành lòng, tự mình bỏ tiền ra mua thức ăn cho chị ấy ăn.
7. Không... lắm. ◇ Kinh bổn thông tục tiểu thuyết : "Trương chủ quản khán kiến nhất cá phụ nữ, thân thượng y phục bất kham tề chỉnh, đầu thượng bồng tông" , , (Chí thành Trương chủ quản ) Chủ quản Trương nhìn thấy một người đàn bà, quần áo mặc không ngay ngắn lắm, đầu tóc rối bù.
yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dùng, sử dụng
2. bởi vì
3. lý do

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy, dùng, làm. ◎ Như: "dĩ lễ đãi chi" lấy lễ mà tiếp đãi, "dĩ thiểu thắng đa" lấy ít thắng nhiều.
2. (Giới) Vì, do, theo, bằng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Giới) Theo, bằng. ◇ Mạnh Tử : "Sát nhân dĩ đĩnh dữ nhận, hữu dĩ dị hồ?" , (Lương Huệ Vương thượng ) Giết người bằng gậy hay bằng mũi nhọn, có khác gì nhau đâu?
4. (Giới) Thêm vào các từ chỉ phương hướng (trái, phải, trên, dưới, trước, sau) để biểu thị vị trí hoặc giới hạn. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay, "dĩ tây" 西 về phía tây, "giá cách tại nhất thiên nguyên dĩ thượng" giá từ một ngàn nguyên trở lên.
5. (Liên) Mà. ◇ Thi Kinh : "Chiêm vọng phất cập, Trữ lập dĩ khấp" , (Bội phong , Yến yến ) Trông theo không kịp, Đứng lâu mà khóc.
6. (Liên) Và, với. ◇ Hàn Dũ : "Phàm kim chi nhân cấp danh dĩ quan" Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước.
7. (Danh) Lí do. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" , (Xuân dạ yến đào lý viên tự ) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Danh) Họ "Dĩ".
9. § Thông "dĩ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy.
② Làm, như thị kì sở dĩ coi thửa sự làm.
③ Dùng, như dĩ tiểu dịch đại dùng nhỏ đổi lớn.
④ Nhân, như hà kì cửu dã tất hữu dĩ dã sao thửa lâu vậy, ắt có nhân gì vậy.
⑤ Cùng nghĩa với chữ dĩ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy, đem, dùng, do, bằng: Lấy ít thắng nhiều; Lấy năm (nơi) được mùa để bù vào năm (nơi) mất mùa; Đem gia tài hàng ức vạn để giúp hắn (Đại Nam chính biên liệt truyện); Đem thư gởi trước cho Tào Tháo, giả nói rằng muốn đầu hàng (Tư trị thông giám); , ? Giết người bằng gậy và bằng dao, có gì khác nhau không? (Mạnh tử); , Đang lúc ấy, tôi đã trông thấy nó bằng thần chứ không bằng mắt (Trang tử);
② Với, cùng với (dùng như ): , Thiên hạ có biến, vua cắt đất Hán Trung để giảng hòa với Sở (Chiến quốc sách); , Bệ hạ khởi nghiệp áo vải, cùng với bọn người này lấy thiên hạ (Sử kí);
③ Theo, căn cứ vào: Theo thứ tự ngồi vào chỗ; Khi lập đích tử (con vợ cả) làm thái tử thì dựa theo thứ tự lớn nhỏ chứ không dựa theo chỗ hiền hay không hiền (Công Dương truyện) ( dùng như ); , Người quân tử không cất nhắc người căn cứ vào lời nói, không bỏ lời nói căn cứ vào người (Luận ngữ);
④ Với tư cách là: Triệu Thực Kì với tư cách là người có tước vương, làm chức hữu tướng quân (Sử kí);
⑤ Ở (chỉ nơi chốn): Vội vàng bôn tẩu ở trước và sau (quân vương) (Khuất Nguyên: Li tao);
⑥ Vào lúc (chỉ thời gian): , Ta về đến nhà vào giờ mùi, còn em chết vào giờ thìn (Viên Mai: Tế muội văn); Văn sinh vào ngày mồng năm tháng năm (Sử kí);
⑦ Vì, nhờ (chỉ nguyên nhân): Lưu Công Cán vì thất kính mà mắc tội (Thế thuyết tân ngữ); Mà tôi vì có nghề bắt rắn mà riêng được còn (Liễu Tôn Nguyên); Vì việc công mà bị bãi chức (Việt điện u linh lập);
⑧ Để, nhằm: Để đợi thời cơ; , Thái tử và các tân khách biết chuyện đều mặc khăn trắng áo trắng để tiễn Kinh Kha lên đường (Sử kí);
⑨ Để đến nỗi (biểu thị kết quả): , , Ngày xưa vua Tần Mục công không theo lời của Bá Lí Hề và Kiển Thúc, để đến nỗi quân bị thua (Hán thư); Lúc vui mừng thì đến quên cả mọi điều lo (Luận ngữ);
⑩ (văn) Mà, và: Tường thành cao mà dày; Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước (Hàn Dũ); Âm thanh đời thịnh thì bình yên mà vui vẻ (Lễ kí);Mà (biểu thị một ý nghịch lại hoặc cộng góp): , Sống mà nhục, không bằng chết mà vinh (Đại đới lễ); Giả Đà biết nhiều mà lại cung kính (Quốc ngữ); , ? Thân mà tránh được hại thì còn lo gì nữa (Tả truyện);
⑫ Dùng như (đặt sau hình dung từ): , Mình làm trái đạo trời mà lại đi đánh dẹp người, thì khó thoát khỏi được (Tả truyện); , Chúng bạn thân li, khó mà thành công được (Tả truyện); , Nước Việt ở xa, dễ cho việc lánh nạn (Hàn Phi tử);
⑬ Vì (liên từ, biểu thị quan hệ nhân quả): , , , Trịnh Hầu và Tần Bá bao vây nước Trịnh, vì Trịnh vô lễ với Tấn, mà lại hai lòng với Sở (Tả truyện); , Vì vùng này quá vắng vẻ, nên không thể ở lâu được (Liễu Tôn Nguyên);
⑭ Cho là (động từ): Đều cho là đẹp hơn Từ công (Chiến quốc sách);
⑮ Dùng: , Người trung không được dùng, người hiền không được tiến cử (Sở từ: Thiệp giang);
⑯ Này (biểu thị sự cận chỉ): Thiếp chỉ có một thái tử này (Hán thư);
⑰ Vì sao (đại từ nghi vấn): ? Ai biết vì sao như thế? (Thiên công khai vật: Tác hàm);
⑱ Ở đâu, nơi nào: , Tìm ngựa nơi đâu? Ở dưới cánh rừng (Thi Kinh: Bội phong, Kích cổ);
⑲ Đã (phó từ, dùng như ): Vốn đã lấy làm lạ về điều đó (Sử kí: Trần Thiệp thế gia);
⑳ Quá, rất, lắm: , ? Việc báo thù của ông há chẳng quá lắm ru? (Sử kí);
Chỉ có: ! Cái mà nhà ông thiếu chỉ có điều nghĩa mà thôi (Chiến quốc sách);
㉒ Lại (dùng như ): , , Lính cũ chưa chắc đánh giỏi, lại phạm điều cấm kịcủa thiên thời, ta nhất định thắng được họ (Tả truyện);
㉓ Đặt trước những từ như , , , , , 西, , , , … để chỉ rõ giới hạn về thời gian, phương hướng, nơi chốn hoặc số lượng: Trước đây; Trên đây; Dưới hai mươi tuổi; , , Từ đời Trung hưng về sau, hơn hai trăm năm, sách vở phần lớn cũng còn có thể sao lục được (Lịch triều hiến chương loại chí); Từ khi có loài người đến nay... (Mạnh tử);
㉔ Trợ từ, dùng ở trước hai từ, biểu thị sự xuất hiện đồng thời của hai động tác hoặc tình huống: , Gió đông ấm áp, trời âm u lại mưa (Thi Kinh); , Vui mừng nhảy nhót, mà ca mà hát (Hàn Dũ);
㉕ Trợ từ dùng sau một số động từ nào đó để bổ túc âm tiết, có tác dụng thư hoãn ngữ khí: , Sai một li đi một dặm (Sử kí: Tự tự); , Đến khi hai nước Yên, Triệu nổi lên tấn công (Tề) thì giống như gió quét lá khô vậy (Tuân tử);
㉖ Trợ từ cuối câu biểu thị ý xác định (dùng như ): , Con tinh linh (tương tự chuồn chuồn) là một giống vật nhỏ, chim hoàng yến cũng thế (Chiến quốc sách);
㉗ Nguyên nhân, lí do (dùng như danh từ): , Người xưa cầm đuốc đi chơi đêm, thật là có lí do (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
㉘【便】dĩ tiện [yêbiàn] Để, nhằm: , 便 Tôi cố gắng học tập, để phục vụ tốt hơn cho nhân loại;
㉙【】dĩ cập [yêjí] Và, cùng, cùng với: 使 Tới dự có Bộ trưởng ngoại giao và Đại sứ các nước;
㉚【】dĩ lai [yêlái] Xem nghĩa ㉓;
㉛【】dĩ miễn [yêmiăn] Để tránh khỏi, để khỏi phải, kẻo...: Kiểm tra kĩ kẻo có sai sót;
㉜ 【】dĩ chí [yêzhì] Cho đến: Phải xét tới năm nay và sang năm cho đến cả thời gian xa xôi sau này; Từ thiên tử cho đến người thường dân, ai ai cũng phải lấy đạo tu thân làm gốc (Lễ kí: Đại học);
㉝【】dĩ chí vu [yêzhìyú] Như ;
㉞【】dĩ trí [yêzhì] Đến nỗi, khiến: , Mưa mãi không ngừng đến nỗi ngập lụt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy. Dùng — Đem tới. Để mà, để làm — Đến. Cho đến. Đến nỗi — Nhân vì.

Từ ghép 28

Từ điển trích dẫn

1. Theo thứ tự lễ nghi tông miếu thời cổ, thủy tổ ở giữa, xuống tới hàng dưới cha con (tổ, phụ) là "chiêu mục", bên tả là hàng "chiêu" , bên hữu là hàng "mục" .
2. Chỉ cùng một tổ tông.
3. Thứ tự táng vị () bên trái bên phải trong mộ địa. ◇ Chu Lễ : "Tiên vương chi táng cư trung, dĩ chiêu mục vi tả hữu" , (Xuân quan , Trủng nhân ).
4. Ngày xưa khi tế tự, con cháu tuân theo theo thứ tự quy định hành lễ. ◇ Lễ Kí : "Phù tế hữu chiêu mục. Chiêu mục giả, sở dĩ biệt phụ tử, viễn cận, trưởng ấu, thân sơ chi tự nhi vô loạn dã" . , , , , (Tế thống ).
5. Phiếm chỉ quan hệ tông tộc. ◇ Từ Lâm : "Ngô gia tộc thuộc thiền liên, đãi ngã trạch nhất cá chiêu mục thừa kế tiện liễu" , 便 (Tú nhu kí , Từ mẫu cảm niệm ).
6. Theo thứ tự lớn nhỏ, trên dưới... xếp đặt bên trái bên phải. Cũng chỉ thứ tự hàng lối xếp đặt như vậy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ kiến Giả phủ nhân phân liễu chiêu mục, bài ban lập định" , (Đệ ngũ thập tam hồi).

hiến pháp

phồn thể

Từ điển phổ thông

hiến pháp

Từ điển trích dẫn

1. Công bố pháp lệnh. ◇ Tập vận : "Huyền pháp thị nhân viết hiến pháp. Hậu nhân nhân vị hiến vi pháp" . (Khứ nguyện , Chu lễ ).
2. Pháp độ, pháp điển. ◇ Quốc ngữ : "Thưởng thiện phạt gian, quốc chi hiến pháp dã" , (Tấn ngữ cửu ).
3. Trong một quốc gia, luật pháp căn bản quy định thể chế, tổ chức chính phủ, quyền lợi và nghĩa vụ người dân, gọi là "hiến pháp" .
4. Bắt chước, hiệu pháp. ◇ Phương Đông Thụ : "Kì chỉ dĩ lập ngôn quý hồ hữu dụng, cố tập cận đại chư hiền chi tác kiến loại tương bỉ, dĩ bị kinh thế chi lược, đại ước hiến pháp Lữ Đông Lai, kì dụng ý cố thậm mĩ hĩ" , , , , (Thiết vấn trai văn sao , Thư hậu ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phép tắc lớn lao của quốc gia, làm căn bản cho các luật lệ khác.

Từ điển trích dẫn

1. Nghề nghiệp chủ yếu.
2. Nghề đã làm từ trước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha dã toàn liễu hảo kỉ cá tiền, gia lí dĩ kinh hữu lưỡng tam cá phô tử, chỉ thị bất khẳng phóng hạ bổn nghiệp, nguyên cựu lĩnh ban" , , , (Đệ cửu thập tam hồi) Anh ta tuy gom góp được một số tiền, trong nhà đã có hai ba cửa hàng, nhưng anh chưa chịu bỏ nghề cũ, vẫn cứ coi ban hát tuồng như trước.
3. Chỉ nghề nông. ◇ Sử Kí : "Lục lực bổn nghiệp, canh chức trí túc bạch đa giả phục kì thân" , (Thương Quân truyện ) Ai hết sức làm nghề ruộng, cày cấy, làm cho thóc lụa gia tăng thì được miễn thuế khóa hoặc tạp dịch.
4. Sự vụ căn bản. ◇ Tam quốc chí : "Phú quốc chi bổn nghiệp dã" (Ngô Chí, Hoa Hạch truyện , ) Làm cho nước giầu, ấy là sự vụ căn bản.
sanh, xanh
chēng ㄔㄥ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chống, đỡ, đẩy. § Cũng như "sanh" . ◇ Lỗ Tấn : "Dã một hữu cố định đích chức nghiệp, chỉ cấp nhân gia tố đoản công, cát mạch tiện cát mạch, thung mễ tiện thung mễ, sanh thuyền tiện sanh thuyền" , , 便, 便, 便 (A Q chánh truyện Q) Y cũng không có nghề nghiệp nhất định, chỉ đi làm thuê cho người ta, ai thuê gặt lúa thì gặt lúa, thuê giã gạo thì giã gạo, thuê đẩy thuyền thì đẩy thuyền.
2. (Danh) Cái cột chống nghiêng. § Thông "sanh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cột veo, cái cột chéo. Bây giờ dùng chữ .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Sanh .

xanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây cột vẹo

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cây cột vẹo.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cây cột vẹo.
trụy
zhuì ㄓㄨㄟˋ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm cho chìm xuống. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Phù phất năng duyệt nhi phản thuyết, thị chửng nịch nhi trụy chi dĩ thạch dã" , (Khuyến học ) Không biết làm cho vui thích (học) mà trái lại chỉ nói mãi không thôi, thì cũng như cứu vớt người bị đắm mà lấy đá làm cho chìm xuống thêm. § Chữ ở đây thông với "duyệt" .
2. (Động) Rủ xuống, treo, đeo. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Bạc tái hải nô hoàn trụy nhĩ, Tượng đà man nữ thải triền thân" , (Tặng hữu nhân bãi cử phó Giao Chỉ tích mệnh ) Thuyền lớn chở lũ nô dịch tai đeo vòng, Voi chở con gái mọi mình quấn vải lụa sặc sỡ.
3. (Động) Giã, nện, đập. § Thông "chủy" .
4. (Động) Đẽo gọt, tôi luyện. ◇ Tề kỉ : "Đỉnh Thường Thiên Trụ mính, Thi trụy diệm khê tiên" , (Kí kính đình thanh việt ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giã bằng chày cối đá. Giã nhỏ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.