mǎ ㄇㄚˇ

phồn thể

Từ điển phổ thông

con ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngựa. ◇ Nguyễn Du : "Thùy gia lão mã khí thành âm" (Thành hạ khí mã ) Con ngựa già nhà ai bỏ dưới bóng thành.
2. (Danh) Cái thẻ ghi số đếm. § Thông "mã" . Ghi chú: Chữ cổ viết là "mã" , là cái thẻ ngày xưa dùng ghi số trong trò chơi "đầu hồ" . Ngày nay, "mã" chỉ kí hiệu ghi số. ◎ Như: "hiệu mã" số hiệu.
3. (Danh) Kị binh. ◇ Bắc Tề Thư : "Thì (Thần Vũ quân) mã bất mãn nhị thiên, bộ binh bất chí tam vạn, chúng quả bất địch" ()滿, (Thần Vũ đế kỉ thượng ).
4. (Danh) Việc binh, vũ sự. ◇ Chu Lễ : "Hạ quan tư mã" (Hạ quan , Tự quan ).
5. (Danh) Họ "Mã".
6. (Động) Đóng ngựa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất xuất môn, cừu mã quá thế gia yên" , (Xúc chức ) Mỗi khi ra ngoài, mặc áo cừu đóng xe ngựa (sang trọng) còn hơn cả bậc thế gia.
7. (Động) Đè ép, áp chế (phương ngôn). ◇ Lí Cật Nhân : "Nã xuất thoại lai bả chúng nhân mã trụ" (Tử thủy vi lan , Đệ ngũ bộ phân thập tứ ).
8. (Động) Nhắm, nhìn chăm chú (phương ngôn).
9. (Phó) Hình dung tỏ vẻ nghiêm khắc, giận dữ... (kéo dài mặt ra như mặt ngựa). ◇ Sa Đinh : "(Lão bà) thán khẩu khí thuyết: Khán nhĩ mã khởi trương kiểm" (): (Giảm tô ).
10. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "mã phong" ong vẽ, "mã đậu" đậu to.

Từ điển Thiều Chửu

① Con ngựa. Xem tướng ngựa phải xem răng trước, vì thế nên nói nhún số tuổi của mình cũng kêu là mã xỉ .
② Cái thẻ ghi số đếm.
③ Họ Mã.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngựa: Ngựa cái; Ngựa đực, ngựa giống. 【】mã loa [măluó] Con la;
② To, lớn: Ong vẽ, ong bắp cày;
③ (văn) Thẻ ghi số đếm;
④ [Mă] (Họ) Mã.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ngựa. Loài ngựa — Tên gọi đồng bạc của Đức quốc trước năm 2002, tức đồng Mã — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 69

á lạp ba mã 亞拉巴馬a lạp ba mã 阿拉巴馬an mã 鞍馬áo khắc lạp hà mã 奧克拉荷馬ba nã mã 巴拿馬ba nã mã vận hà 巴拿馬運河ban mã 斑馬ban mã 班馬bàn mã loan cung 盤馬彎弓binh mã 兵馬cạnh mã trường 競馬場cẩu mã 狗馬cẩu mã chi tâm 狗馬之心chỉ lộc vi mã 指鹿為馬cừu mã 裘馬dã mã 野馬dịch mã 驛馬đặc lạc y mộc mã 特洛伊木馬đằng mã 騰馬đọa mã 墮馬hạ mã 下馬hà mã 河馬hãn mã 汗馬khấu mã 叩馬khấu mã nhi gián 扣馬而諫khoái mã 快馬khuyển mã 犬馬kị mã 騎馬la mã 羅馬mã bằng 馬棚mã cách 馬革mã dũng 馬桶mã đề 馬蹄mã điệt 馬蛭mã hổ 馬虎mã huyền 馬蚿mã khắc 馬克lai 馬來mã lặc 馬勒mã lộ 馬路mã lực 馬力mã ngưu 馬牛mã phu 馬夫mã thủ dục đông 馬首欲東mã thượng 馬上mã tiên 馬鞭mã tiếu 馬哨mã vĩ 馬尾mã xa 馬車mẫu mã 母馬ngưu đầu mã diện 牛頭馬面nhân mã 人馬ô mã 烏馬phác mã 樸馬phì mã 肥馬phiến mã 扇馬phụ mã 駙馬quận mã 郡馬quận phò mã 郡駙馬song mã 雙馬tái ông thất mã 塞翁失馬tản mã 散馬tẩu mã 走馬thượng mã 上馬trại mã 賽馬tuấn mã 駿馬xa mã 車馬ỷ mã 倚馬ý mã 意馬
trì, đà
tuó ㄊㄨㄛˊ

trì

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ "lạc đà" . ◇ Hậu Hán Thư : "Đà, lư, mã, ngưu, dương tam vạn thất thiên đầu" , , , , (Cảnh Cung truyện ) Lạc đà, lừa, ngựa, bò, cừu ba vạn bảy ngàn con.
2. (Tính) Gù lưng, còng lưng.
3. (Động) Cõng, vác, thồ, mang trên lưng. § Thông "đà" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hữu cá Đường tăng thủ kinh, tựu hữu cá bạch mã lai đà trước tha" , (Đệ tam thập cửu hồi) Có ông Đường tăng thỉnh kinh thì phải có con ngựa trắng thồ về.
4. (Động) Mắc nợ, thiếu nợ.
5. (Động) Cầm, nắm, lấy (tiếng địa phương).
6. (Danh) Lượng từ: cục, hòn, miếng, khoảnh, khối.
7. Một âm là "trì". (Động) Giong, ruổi. § Cũng như "trì" . ◇ Khuất Nguyên : "Thừa long hề lân lân, Cao trì hề xung thiên" , (Cửu ca , Đại tư mệnh ) Cưỡi rồng hề đùng đùng, Giong cao hề động trời.

đà

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: lạc đà ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ "lạc đà" . ◇ Hậu Hán Thư : "Đà, lư, mã, ngưu, dương tam vạn thất thiên đầu" , , , , (Cảnh Cung truyện ) Lạc đà, lừa, ngựa, bò, cừu ba vạn bảy ngàn con.
2. (Tính) Gù lưng, còng lưng.
3. (Động) Cõng, vác, thồ, mang trên lưng. § Thông "đà" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hữu cá Đường tăng thủ kinh, tựu hữu cá bạch mã lai đà trước tha" , (Đệ tam thập cửu hồi) Có ông Đường tăng thỉnh kinh thì phải có con ngựa trắng thồ về.
4. (Động) Mắc nợ, thiếu nợ.
5. (Động) Cầm, nắm, lấy (tiếng địa phương).
6. (Danh) Lượng từ: cục, hòn, miếng, khoảnh, khối.
7. Một âm là "trì". (Động) Giong, ruổi. § Cũng như "trì" . ◇ Khuất Nguyên : "Thừa long hề lân lân, Cao trì hề xung thiên" , (Cửu ca , Đại tư mệnh ) Cưỡi rồng hề đùng đùng, Giong cao hề động trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Lạc đà một giống thú ở châu Phi, trên lưng có bướu, rất tiện xếp đồ, trong bụng có túi chứa nước, dùng để đi qua các bể cát (sa mạc). Cổ nhân cho là một món ăn quý trong tám món ăn quý, bát trân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con lạc đà: Lạc đà;
② Gù, còng lưng;
③ (văn) Mang trên lưng;
④ (văn) Trả tiền;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con lạc đà — Lưng gù, có bứu lưng lạc đà.

Từ ghép 5

phú, phúc, phục
fòu ㄈㄡˋ, fù ㄈㄨˋ

phú

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ ghép 2

phúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chăm non săn sóc — Lật lại — Bỏ đi. Miễn đi — Một âm là Phục. Xem Phục.

Từ ghép 2

phục

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Chấn, trên quẻ Khôn. Chỉ sự trở lại, trở về — Đáp lại. Trả lời — Báo cho biết — Một âm là Phúc. Xem Phúc.

Từ ghép 32

cối, hội
guì ㄍㄨㄟˋ, huì ㄏㄨㄟˋ, kuài ㄎㄨㄞˋ

cối

phồn thể

Từ điển phổ thông

tính gộp, tính cộng lại sổ sách trong một năm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đoàn thể, nhóm, tổ chức. ◎ Như: "giáo hội" tổ chức tôn giáo, "đồng hương hội" hội những người đồng hương.
2. (Danh) Cuộc họp, cuộc gặp mặt. ◎ Như: "khai hội" mở hội, "hội nghị" cuộc họp bàn, "yến hội" cuộc tiệc.
3. (Danh) Thời cơ, dịp. ◎ Như: "ki hội" cơ hội, "vận hội" vận hội tốt.
4. (Danh) Sách "Hoàng cực kinh thế" nói 30 năm là một đời , 12 đời là một "vận" , 30 vận là một "hội" , 12 hội là một "nguyên" .
5. (Danh) Chỗ người ở đông đúc, thành phố lớn. ◎ Như: "đô hội" chốn đô hội.
6. (Danh) Chốc lát, khoảng thời gian ngắn. ◎ Như: "nhất hội nhi" một lúc, một lát.
7. (Động) Gặp, gặp mặt. ◎ Như: "hội minh" gặp nhau cùng thề, "hội đồng" cùng gặp mặt nhau để bàn bạc sự gì.
8. (Động) Tụ tập, họp. ◎ Như: "hội hợp" tụ họp.
9. (Động) Hiểu. ◎ Như: "hội ý" hiểu ý, "lĩnh hội" hiểu rõ.
10. (Động) Biết, có khả năng. ◎ Như: "ngã hội du vịnh" tôi biết bơi lội, "nhĩ hội bất hội khai xa?" anh biết lái xe không? ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phàm hội tác thi đích đô họa tại thượng đầu, nhĩ khoái học bãi" , (Đệ tứ thập bát hồi) Những người nào biết làm thơ, đều được vẽ vào bức tranh này, chị mau học (làm thơ) đi.
11. (Động) Trả tiền. ◎ Như: "hội sao" trả tiền (ở quán ăn, tiệm nước, ...). ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Nhị nhân hựu cật liễu nhất hồi, khởi thân hội sao nhi biệt" , (Kim lệnh sử mĩ tì thù tú đổng ) Hai người lại ăn một lát, đứng dậy trả tiền rồi chia tay.
12. (Phó) Sẽ (hàm ý chưa chắc chắn). ◎ Như: "tha hội lai mạ" ông ta sẽ đến hay không?
13. (Trợ) Gặp lúc, ngay lúc. ◇ Sử Kí : "Hội kì nộ, bất cảm hiến, công vi ngã hiến chi" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Gặp lúc họ nổi giận, không dám hiến, nhờ ông biếu họ hộ ta.
14. Một âm là "cối". (Động) Tính gộp, tính suốt sổ. ◎ Như: "cối kế niên độ" tính sổ suốt năm.

Từ điển Thiều Chửu

① Họp, như khai hội mở hội, hội nghị họp bàn, v.v.
② Gặp, như hội minh gặp nhau cùng thề, hội đồng cùng gặp mặt nhau để bàn bạc sự gì, v.v.
③ Thời, như kỉ hội gặp dịp, vận hội vận hội tốt, nghĩa là sự với thời đúng hợp nhau cả. Sách Hoàng cực kinh thế nói 30 năm là một đời , 12 đời là một vận , 30 vận là một hội , 12 hội là một nguyên .
④ Hiểu biết, như hội ý hiểu ý, lĩnh hội lĩnh lược hiểu được ý nghĩa gì.
⑤ Chỗ người ở đông đúc, như đô hội chốn đô hội.
⑥ Một âm là cối. Tính gộp, tính suốt sổ, tính sổ suốt năm gọi là cối kế niên độ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Kế) toán: Kế toán, kế toán viên; Hội nghị kế toán tài chánh; Ai quen việc tính toán tiền bạc? (Chiến quốc sách);
② [Kuài] 【】[Kuàiji] Tên đất thời cổ (thuộc huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày nay). Xem [huì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính toán sổ sách. Ta cứ quen đọc Hội — Thêm năm màu — Một âm khác là Hội.

Từ ghép 1

hội

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hội hè
2. tụ hội
3. hiệp hội

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đoàn thể, nhóm, tổ chức. ◎ Như: "giáo hội" tổ chức tôn giáo, "đồng hương hội" hội những người đồng hương.
2. (Danh) Cuộc họp, cuộc gặp mặt. ◎ Như: "khai hội" mở hội, "hội nghị" cuộc họp bàn, "yến hội" cuộc tiệc.
3. (Danh) Thời cơ, dịp. ◎ Như: "ki hội" cơ hội, "vận hội" vận hội tốt.
4. (Danh) Sách "Hoàng cực kinh thế" nói 30 năm là một đời , 12 đời là một "vận" , 30 vận là một "hội" , 12 hội là một "nguyên" .
5. (Danh) Chỗ người ở đông đúc, thành phố lớn. ◎ Như: "đô hội" chốn đô hội.
6. (Danh) Chốc lát, khoảng thời gian ngắn. ◎ Như: "nhất hội nhi" một lúc, một lát.
7. (Động) Gặp, gặp mặt. ◎ Như: "hội minh" gặp nhau cùng thề, "hội đồng" cùng gặp mặt nhau để bàn bạc sự gì.
8. (Động) Tụ tập, họp. ◎ Như: "hội hợp" tụ họp.
9. (Động) Hiểu. ◎ Như: "hội ý" hiểu ý, "lĩnh hội" hiểu rõ.
10. (Động) Biết, có khả năng. ◎ Như: "ngã hội du vịnh" tôi biết bơi lội, "nhĩ hội bất hội khai xa?" anh biết lái xe không? ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phàm hội tác thi đích đô họa tại thượng đầu, nhĩ khoái học bãi" , (Đệ tứ thập bát hồi) Những người nào biết làm thơ, đều được vẽ vào bức tranh này, chị mau học (làm thơ) đi.
11. (Động) Trả tiền. ◎ Như: "hội sao" trả tiền (ở quán ăn, tiệm nước, ...). ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Nhị nhân hựu cật liễu nhất hồi, khởi thân hội sao nhi biệt" , (Kim lệnh sử mĩ tì thù tú đổng ) Hai người lại ăn một lát, đứng dậy trả tiền rồi chia tay.
12. (Phó) Sẽ (hàm ý chưa chắc chắn). ◎ Như: "tha hội lai mạ" ông ta sẽ đến hay không?
13. (Trợ) Gặp lúc, ngay lúc. ◇ Sử Kí : "Hội kì nộ, bất cảm hiến, công vi ngã hiến chi" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Gặp lúc họ nổi giận, không dám hiến, nhờ ông biếu họ hộ ta.
14. Một âm là "cối". (Động) Tính gộp, tính suốt sổ. ◎ Như: "cối kế niên độ" tính sổ suốt năm.

Từ điển Thiều Chửu

① Họp, như khai hội mở hội, hội nghị họp bàn, v.v.
② Gặp, như hội minh gặp nhau cùng thề, hội đồng cùng gặp mặt nhau để bàn bạc sự gì, v.v.
③ Thời, như kỉ hội gặp dịp, vận hội vận hội tốt, nghĩa là sự với thời đúng hợp nhau cả. Sách Hoàng cực kinh thế nói 30 năm là một đời , 12 đời là một vận , 30 vận là một hội , 12 hội là một nguyên .
④ Hiểu biết, như hội ý hiểu ý, lĩnh hội lĩnh lược hiểu được ý nghĩa gì.
⑤ Chỗ người ở đông đúc, như đô hội chốn đô hội.
⑥ Một âm là cối. Tính gộp, tính suốt sổ, tính sổ suốt năm gọi là cối kế niên độ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp, hợp lại: Hợp lại tại một nơi;
② Họp, cuộc họp, hội nghị: Họp hội nghị gì; Hôm nay có một cuộc họp;
③ Hội, đoàn thể: Hội học sinh;
④ Lị, thành phố lớn: Tỉnh lị;
⑤ Tiếp, gặp: Gặp nhau; Tiếp (gặp) bạn;
⑥ Trả (tiền): Tiền cơm tôi đã trả rồi;
⑦ Hiểu, (lĩnh) hội: Hiểu lầm;
⑧ Biết: Anh ấy biết bơi;
⑨ Có thể: Anh ấy không thể không biết;
⑩ Sẽ: Kế hoạch năm nay nhất định sẽ thực hiện; Anh ấy sẽ không đến đâu.【】hội đương [huì dang] (văn) Phải, sẽ phải, cần phải; 【】hội tu [huìxu] (văn) Ắt phải, nhất định sẽ;
⑪ (Cơ) hội, dịp: Nhân cơ hội (dịp) này;
⑫ (khn) Lúc, lát: Một lúc, một lát; Lúc này; Lúc đó; Thêm lát nữa;
⑬ Đoàn, ban: Công đoàn; Ủy ban;
⑭ Họ, hụi (tổ chức tiết kiệm tương trợ của dân gian);
⑮ (triết) Hội (khái niệm về chu kì thời gian của nhà triết học Thiệu Khang Tiết nêu trong sách Hoàng cực kinh thế: 30 năm là một thế [đời], 12 thế là một vận, 30 vận là một hội, 12 hội là một nguyên). Xem [kuài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tụ họp lại — Đoàn thể quy tụ những người cùng theo đuổi mục đích — Gặp gỡ — Nhận hiểu — Thí dụ: Lãnh hội — Một âm là Cối. Chẳng hạn Cối kế. Ta vẫn quen đọc là Hội kế luôn.

Từ ghép 76

ái hữu hội 愛友會áo vận hội 奧運會âm nhạc hội 音樂會bác lãm hội 博覽會bái hội 拜會bang hội 幫會bát quốc tập đoàn phong hội 八國集團峰會bất hội 不會bút hội 筆會cao hội 高會chiếu hội 照會công hội 公會công hội 工會cơ hội 機會diên hội 延會diện hội 面會đại hội 大會đại nam hội điển sự lệ 大南會典事例đô hội 都會gia hội 嘉會giáo hội 教會hiệp hội 協會hòa hội 和會học hội 學會hội ẩm 會飲hội binh 會兵hội diện 會面hội đàm 會談hội điển 會典hội đồng 會同hội hợp 會合hội hữu 會友hội kiến 會見hội nghị 會議hội ngộ 會晤hội ngộ 會遇hội nguyên 會元hội phí 會費hội quán 會舘hội thẩm 會審hội thân 會親hội thí 會試hội toát 會撮hội trường 會場hội trưởng 會長hội viên 會員hương hội 鄉會khánh hội 慶會lê triều hội điển 黎朝會典lĩnh hội 領會minh hội 冥會nghị hội 議會nhất hội nhi 一會兒nông hội 農會pháp hội 法會phân hội 分會phó hội 赴會phó hội trưởng 副會長phong hội 風會quốc hội 國會sính hội 娉會tán hội 散會thủy lục pháp hội 水陸法會thương hội 商會tổng hội 總會trại hội 賽會tụ hội 聚會ủy hội 委會ước hội 約會vận hội 運會vũ hội 舞會xã hội 社會xã hội học 社會學ý hội 意會yến hội 宴會yếu hội 要會

Từ điển trích dẫn

1. Đúng là, chính là. ◎ Như: "cận hiệu biên tựu thị cổ tỉnh" gần bên trường học chính là cái giếng cổ.
2. Được, được rồi. § Dùng cuối câu, biểu thị mong muốn hoặc bằng lòng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phái đa phái thiểu, mỗi vị thế xuất nhất phân tựu thị liễu" , (Đệ tứ thập tam hồi) Chia nhiều chia ít, mỗi người chịu thay bỏ ra một phần là được rồi.
3. Biểu thị đồng ý. ◎ Như: "tựu thị, tựu thị, nhĩ chân thị nhất ngữ trúng đích" , , .
4. (Liên) Ví như, dù cho, dù rằng, ... § Thường dùng với chữ "dã" trong câu theo sau: dù cho ... cũng ... ◇ Tỉnh thế nhân duyên truyện : "Thùy tri giá nhân sanh tại thế, nguyên lai bất chỉ ư nhất ẩm nhất trác đô hữu tiền định, tựu thị thiêu nhất căn sài, sử nhất oản thủy, dã đô hữu nhất định đích phận số" , , , 使, (Đệ nhị bát hồi) Hay đâu người ta sống ở đời, xưa nay nào chỉ ngừng ở chỗ miếng ăn miếng uống đều do tiền định, ngay cả đốt một khúc củi, cầm một chén nước, cũng đều có số trời định sẵn.
5. (Liên) Thì, chỉ là... (biểu thị chuyển chiết). § Cũng như nói "bất quá" , "chỉ thị" . ◎ Như: "giá hài tử chân bất thác, tựu thị nội hướng liễu nhất điểm" .

bàn hoàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

quanh co không tiến lên được

Từ điển trích dẫn

1. Bồi hồi, lưu luyến. ◇ Đào Uyên Minh : "Cảnh ế ế dĩ tương nhập, phủ cô tùng nhi bàn hoàn" , (Quy khứ lai từ ) Ánh mặt trời mờ mờ sắp lặn, vỗ cây tùng lẻ loi lòng bồi hồi.
2. Trù trừ, do dự. ◇ Lí Mật : "Kim thần vong quốc tiện phu, chí vi chí lậu, quá mông bạt trạc, sủng mệnh ưu ác, khởi cảm bàn hoàn, hữu sở hi kí" , , , , , (Trần tình biểu ) Nay thần là kẻ tù vong quốc, rất đỗi hèn mọn, đội ơn đề bạt, thương yêu ưu đãi, há dám trù trừ mong cầu gì nữa.
3. Ở lại. ◇ Lão tàn du kí : "Bộ hành tại nhai thượng du ngoạn liễu nhất hội nhi, hựu tại cổ ngoạn điếm lí bàn hoàn ta thì" , (Đệ tứ hồi) Khách bộ hành ở trên đường du ngoạn một lúc, rồi còn ở lại tiệm đồ cổ một chút nữa.
4. Vẻ rộng lớn. ◇ Lục Cơ : "Danh đô nhất hà khỉ, Thành khuyết úc bàn hoàn" , (Nghĩ thanh thanh lăng thượng bách ) Danh đô đẹp làm sao, thành cổng thật nhiều và rộng lớn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ rộng lớn — Quanh co, không tiến lên được — Bối rối, bồi hồi, không nói ra được. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nỗi riêng riêng những bàn hoàn, dầu trong trắng đĩa lệ tràn tấm khăn «.
bàng, phương
fāng ㄈㄤ, fēng ㄈㄥ, páng ㄆㄤˊ, wǎng ㄨㄤˇ

bàng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Khắp cả: Đi khắp thiên hạ (Thượng thư). Xem [fang].

phương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phía
2. vuông, hình vuông
3. trái lời, không tuân theo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hai thuyền cùng đi liền nhau, bè trúc. Cũng chỉ đi bằng thuyền hoặc bè. ◇ Thi Kinh : "Tựu kì thâm hĩ, Phương chi chu chi" , (Bội phong , Cốc phong ) Đến chỗ nước sâu, Thì đi bằng bè hay bằng thuyền.
2. (Danh) Hình có bốn góc vuông (góc 90 độ). ◎ Như: "chánh phương hình" hình vuông, "trường phương hình" hình chữ nhật.
3. (Danh) Ngày xưa gọi đất là "phương". ◇ Hoài Nam Tử : "Đái viên lí phương" (Bổn kinh ) Đội trời đạp đất.
4. (Danh) Nơi, chốn, khu vực. ◎ Như: "địa phương" nơi chốn, "viễn phương" nơi xa.
5. (Danh) Vị trí, hướng. ◎ Như: "đông phương" phương đông, "hà phương" phương nào?
6. (Danh) Thuật, phép, biện pháp. ◎ Như: "thiên phương bách kế" trăm kế nghìn phương.
7. (Danh) Nghề thuật. ◎ Như: "phương sĩ" , "phương kĩ" kẻ chuyên về một nghề, thuật như bùa thuốc, tướng số.
8. (Danh) Thuốc trị bệnh. ◎ Như: "cấm phương" phương thuốc cấm truyền, "bí phương" phương thuốc bí truyền, "phương tử" đơn thuốc. ◇ Trang Tử : "Khách văn chi, thỉnh mãi kì phương bách kim" , (Tiêu dao du ) Khách nghe chuyện, xin mua phương thuốc đó (làm cho khỏi nứt nẻ tay) trăm lạng vàng.
9. (Danh) Phép nhân lên một con số với chính nó (toán học). ◎ Như: "bình phương" lũy thừa hai, "lập phương" lũy thừa ba.
10. (Danh) Đạo đức, đạo lí, thường quy. ◎ Như: "hữu điếm quan phương" có vết nhục đến đạo đức làm quan, "nghĩa phương hữu huấn" có dạy về đạo nghĩa.
11. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho các vật hình vuông hay chữ nhật. Tương đương với "khối" , "cá" . ◎ Như: "biển ngạch nhất phương" một tấm hoành phi, "tam phương đồ chương" ba bức tranh in.
12. (Danh) Chữ dùng ngày xưa để đo lường diện tích. Sau chỉ bề dài bề rộng gồm bao nhiêu, tức chu vi. ◇ Luận Ngữ : "Phương lục thất thập, như ngũ lục thập, Cầu dã vi chi, bỉ cập tam niên, khả sử túc dân" , , , , 使 (Tiên tiến ) (Nước có) chu vi sáu bảy chục dặm hoặc năm sáu chục dặm, (Nhiễm) Cầu tôi cai quản thì vừa đầy ba năm có thể làm cho dân no đủ.
13. (Danh) Vân gỗ.
14. (Danh) Loài, giống.
15. (Danh) Lúa mới đâm bông chưa chắc.
16. (Danh) Phương diện. ◇ Vương Duy : "San phân bát diện, thạch hữu tam phương" , (Họa học bí quyết ) Núi chia ra tám mặt, đá có ba phương diện.
17. (Danh) Họ "Phương".
18. (Tính) Vuông (hình). ◎ Như: "phương trác" bàn vuông.
19. (Tính) Ngay thẳng. ◎ Như: "phẩm hạnh phương chánh" phẩm hạnh ngay thẳng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thị dĩ thánh nhân phương nhi bất cát, liêm nhi bất quế" , (Chương 58) Như thế bậc thánh nhân chính trực mà không làm thương tổn người, có góc cạnh mà không làm hại người.
20. (Tính) Thuộc về một nơi chốn. ◎ Như: "phương ngôn" tiếng địa phương, "phương âm" giọng nói địa phương, "phương chí" sách ghi chép về địa phương.
21. (Tính) Ngang nhau, đều nhau, song song. ◎ Như: "phương chu" hai chiếc thuyền song song.
22. (Động) Làm trái. ◎ Như: "phương mệnh" trái mệnh lệnh. ◇ Tô Thức : "Cổn phương mệnh bĩ tộc" (Hình thưởng ) Cổn (cha vua Vũ ) trái mệnh và bại hoại.
23. (Động) So sánh, phê bình, chỉ trích. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống phương nhân. Tử viết: Tứ dã hiền hồ tai? Phù ngã tắc bất hạ" . : ? (Hiến vấn ) Tử Cống hay so sánh người này với người khác. Khổng Tử nói: Anh Tứ giỏi thế sao? Ta thì không rảnh (để làm chuyện đó).
24. (Phó) Mới, rồi mới. ◇ Lí Thương Ẩn : "Xuân tàm đáo tử ti phương tận" (Vô đề ) Tằm xuân đến chết mới hết nhả tơ. Nguyễn Du dịch thơ: Con tằm đến thác cũng còn vương tơ.
25. (Phó) Đang, còn đang. ◎ Như: "lai nhật phương trường" ngày tháng còn dài.
26. (Giới) Đương, tại, khi, lúc. ◇ Trang Tử : "Phương kì mộng dã, bất tri kì mộng dã" , (Tề vật luận ) Đương khi chiêm bao thì không biết mình chiêm bao.

Từ điển Thiều Chửu

① Vuông, vật gì hình thể ngay thẳng đều gọi là phương, người nào tính hạnh ngay thẳng gọi là phương chánh .
② Phương hướng, như đông phương phương đông, hà phương phương nào?
③ Ðạo đức, như hữu điếm quan phương có vết nhục đến đạo đức làm quan, nghĩa phương hữu huấn có dạy về đạo nghĩa, v.v.
④ Nghề thuật, như phương sĩ , phương kĩ kẻ chuyên về một nghệ thuật như bùa thuốc tướng số, v.v.
⑤ Phương thuốc, như cấm phương phương thuốc cấm truyền, bí phương phương thuốc bí truyền, v.v. Cái đơn thuốc của thầy thuốc kê ra gọi là phương tử .
⑥ Trái, như phương mệnh trái mệnh lệnh.
⑦ Ðương, tiếng dùng để giúp lời, như phương kim đương bây giờ, phương khả mới khá, v.v.
⑧ Nơi, chốn, như viễn phương nơi xa.
⑨ Thuật, phép.
⑩ So sánh,
⑪ Vân gỗ.
⑫ Loài, giống.
⑬ Có.
⑭ Chói.
⑮ Hai vật cùng đi đều, như phương chu hai chiếc thuyền cùng đi đều.
⑯ Lúa mới đâm bông chưa chắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vuông, hình vuông: Bàn vuông; Miếng gỗ này hình vuông; Mét vuông; Không thể chế ra những vật vuông, tròn (Mạnh tử);
② (toán) Phương: Bình phương; Lập phương;
③ Xem , ;
④ Đoan chính, ngay thẳng: Phẩm hạnh đoan chính;
⑤ Phương, hướng: Phương đông; Hướng nào;
⑥ Phương, bên: Bên ta; Bên A; Đối phương; Đôi bên;
⑦ Địa phương, nơi chốn: Phương xa; Phương ngôn, tiếng địa phương;
⑧ Phương pháp, cách thức: Trăm phương nghìn kế; Dạy dỗ đúng cách;
⑨ Toa, đơn, phương thuốc: Bài thuốc công hiệu; Bài thuốc truyền trong dân gian; Phương thuốc cấm truyền; Phương thuốc bí truyền;
⑩ (văn) (Dùng thay cho chữ để chỉ) đất: Đội trời đạp đất (Hoài Nam tử);
⑪ (văn) (Hai thuyền hoặc xe) đi song song: Ngựa kéo xe không thể đi song song qua được (Hậu Hán thư);
⑫ (văn) So sánh: Nói về công nghiệp thì vua Thang vua Võ cũng không thể so được với ngài (Ngụy Trưng: Thập tiệm bất khắc chung sớ);
⑬ (văn) Chiếm hữu: Chim khách làm tổ, chim tu hú vào chiếm ở (Thi Kinh);
⑭ (văn) Phỉ báng: Tử Cống phỉ báng người (Luận ngữ);
⑮ (văn) Làm trái: Làm trái ý trời và ngược đãi nhân dân (Mạnh tử);
⑯ (văn) Đang, còn: Đang lên, đà đang lên; Ngày tháng còn dài; Đang bây giờ;
⑰ Mới, chợt: Như mơ mới (chợt) tỉnh; Tuổi mới hai mươi;
⑱ (văn) Thì mới: Có nuôi con mới biết công ơn cha mẹ. 【】 phương tài [fangcái] a. Vừa mới: Tôi vừa mới gặp trên xe điện một người bạn học cũ đã lâu năm không gặp; b. Thì mới: Trận bóng mãi đến sáu giờ chiều mới kết thúc; Chiều hôm qua tôi xem phim xong mới về nhà;
⑲ (văn) Cùng: Văn thần và võ tướng cùng được bổ nhiệm (Hán thư);
⑳ (văn) Sắp, sắp sửa: (Ta) nay chỉ huy tám chục vạn lính thủy, sẽ cùng tướng quân quyết chiến ở đất Ngô (Tư trị thông giám);
㉑ (văn) Đang lúc: Đang lúc ông ta nằm mộng thì không biết mình nằm mộng (Trang tử);
㉒ [Fang] Đất Phương (một địa danh thời cổ);
㉓ [Fang] (Họ) Phương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hướng. Phía. Đoạn trường tân thanh có câu: » Rằng năm Gia tĩnh triều Minh, bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng « — Vùng đất. Td: Địa phương. Đoạn trường tân thanh có câu: » Ngày đêm luống những âm thầm, lửa binh đâu đã ầm ầm một phương « — Vuông vức — Ngay thẳng — Cách thức. Td: Phương pháp — Cái đơn thuốc. Td: Dược phương ( toa thuốc ) — Vừa mới — Tên mộ bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Phương.

Từ ghép 75

bát phương 八方bình phương 平方cấm phương 禁方cấn phương 艮方chân phương 真方chấp phương 執方dị phương 異方du phương tăng 遊方僧dược phương 藥方đa phương 多方đại phương 大方địa phương 地方đối phương 对方đối phương 對方đông phương 東方đơn phương 單方lập phương 立方lục phương 六方lương phương 良方ngũ phương 五方phiến phương 片方phiên phương 藩方phương án 方案phương cách 方格phương châm 方針phương châm 方针phương chu 方舟phương diện 方面phương diện 方靣phương dược 方藥phương đình 方亭phương đình địa chí loại 方亭地志類phương đình thi tập 方亭詩集phương đình văn tập 方亭文集phương đường 方糖phương hình 方形phương hướng 方向phương lí 方里phương lược 方略phương mệnh 方命phương ngoại 方外phương ngôn 方言phương pháp 方法phương sách 方策phương sĩ 方士phương tễ 方劑phương thốn 方寸phương thuật 方術phương thức 方式phương tiện 方便phương tiện miến 方便麵phương trấn 方鎮phương trình 方程phương trượng 方丈phương tục 方俗phương vật 方物phương vị 方位phương xích 方尺quan phương 官方sóc phương 朔方song phương 雙方tá phương 借方tà phương hình 斜方形tầm phương 尋方tây phương 西方tha phương 他方thừa phương 乘方tiên phương 仙方tứ phương 四方tỷ phương 比方vạn phương 萬方viêm phương 炎方viễn phương 遠方vô phương 無方y phương 醫方
vệ
wèi ㄨㄟˋ

vệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bảo vệ, phòng giữ
2. nước Vệ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bảo hộ, phòng thủ. ◎ Như: "phòng vệ" giữ gìn, ngăn ngừa, "tự vệ" dùng sức của chính mình để ngăn xâm nhập, không bị làm hại.
2. (Động) Thừa thị, thị phụng.
3. (Động) Che, đóng.
4. (Danh) Tên một nước thời Chu.
5. (Danh) Người giữ việc phòng hộ. ◎ Như: "thị vệ" , "cảnh vệ" đều là những chức vụ giữ việc phòng bị.
6. (Danh) Ngày xưa gọi nơi đóng binh canh giữ ở biên giới là "vệ". ◎ Như: "kim san vệ" . § Vua "Minh Thái Tổ" chọn những chỗ hiểm yếu, một quận thì đặt một sở, mấy quận liền nhau thì đặt một vệ, mỗi vệ đóng 3600 binh.
7. (Danh) Một loại y phục ngày xưa. § Một loại trong "cửu phục" . Cũng chỉ một trong "ngũ phục" .
8. (Danh) Lông mao bên cạnh mũi tên.
9. (Danh) Tên gọi khác của con lừa. ◇ Liêu trai chí dị : "Thứ nhật, hữu khách lai yết, trập hắc vệ ư môn" , , (Hồ thị ) Hôm sau, có khách đến xin gặp, buộc con lừa đen ở cổng.
10. (Danh) Chân tay, tứ chi.
11. (Danh) Tên khí "vệ" (đông y).
12. (Danh) Bề ngoài của sự vật. ◇ Trần Sư Đạo : "Ngụy Văn Đế viết: Văn dĩ ý vi chủ, dĩ khí vi phụ, dĩ từ vi vệ" : , , (Hậu san thi thoại ).
13. (Danh) Tên sông.
14. (Danh) Họ "Vệ".
15. (Tính) Sắc, nhọn. ◇ Hoài Nam Tử : "Xạ giả hãn ô hào chi cung, loan Kì vệ chi tiễn" , (Nguyên đạo ) Người bắn chim cầm cánh cung cứng (ô hào), giương mũi tên nhọn (đất Kì làm ra). § Theo một truyền thuyết: "Ô hào" chỉ cây dâu tang chá, lấy cành làm cung rất chắc. Đất "Kì" sản xuất một loại tên rất tốt.
16. (Tính) Tốt, đẹp. § Thông .
17. § Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Toán quân 500 người gọi là một Vệ, theo chế độ binh bị Trung Hoa thời cổ. Đoạn trường tân thanh : » Quân trung gươm lớn dáo dài, Vệ trong thị lập cơ ngoài song phi « — Che chở giữ gìn. Td: Hộ vệ — Tên một nước chư hầu đời nhà Chu, đất cũ thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay.

Từ ghép 21

đặc
tè ㄊㄜˋ

đặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con trâu đực
2. riêng biệt, đặc biệt, khác hẳn mọi thứ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đực (giống). ◎ Như: "đặc ngưu" trâu đực, "đặc sinh" muông sinh đực.
2. (Tính) Khác hẳn, vượt hơn bình thường. ◎ Như: "đặc thù" riêng biệt, "đặc sắc" sắc thái riêng, "đặc sản" sản phẩm đặc biệt, "đặc quyền" quyền lợi đặc biệt, "đặc tính" tính chất riêng, "đặc trưng" vẻ đặc biệt, "đặc giá" giá đặc biệt.
3. (Phó) Chuyên, riêng cho một sự gì. ◎ Như: "đặc thị" bảo riêng về một điều gì. ◇ Tây du kí 西: "Đặc lai tầm nhĩ" (Đệ nhị hồi) Riêng đến tìm ngài.
4. (Phó) Chỉ. ◎ Như: "bất đặc thử dã" không phải chỉ có thế, không những thế.
5. (Phó) Suông, không. ◇ Hàn Phi Tử : "Tam quốc cố thả khứ hĩ, ngô đặc dĩ tam thành tống chi" , (Nội trữ thuyết thượng thất thuật ) Ba nước này vốn sẽ phải bãi binh, ta dâng không cho họ ba thành mà thôi.
6. (Danh) Con thú được ba tuổi.
7. (Danh) Đôi lứa. ◇ Thi Kinh : "Đãm bỉ lưỡng mao, Thật duy ngã đặc" , (Dung phong , Bách chu ) Tóc rủ hai trái đào, Thật là bạn lứa của ta.
8. (Danh) Gián điệp, đặc vụ. ◎ Như: "phòng đặc" phòng ngừa gián điệp phá hoại.

Từ điển Thiều Chửu

① Con trâu đực.
② Một muông sinh gọi là đặc.
③ Riêng một, như đặc lập độc hành đi đứng một mình, ý nói không a dua theo ai vậy.
④ Khác hẳn, cái gì khắc hẳn mọi người đều gọi là đặc, đặc sắc , đặc biệt , v.v.
⑤ Chuyên một sự gì mà đặt cũng gọi là đặc, như đặc thị bảo riêng về một điều gì.
⑥ Những.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trâu đực;
② Đặc biệt, càng: Giày cỡ to đặc biệt; Nay thiên hạ vẫn còn chưa định yên, lúc này đặc biệt (càng) là lúc cần phải gấp cầu người tài đức (Tam quốc chí);
③ Riêng, chuyên, đặc biệt: Đi đứng một mình (không a dua theo ai); Dặn bảo riêng về điều gì; Hà Đông là quận tay chân của tôi, nên tôi mới đặc biệt vời ông đến (Sử kí). 【】đặc biệt [tèbié] Đặc biệt, khác thường, rất đỗi: Nhất là; Giọng anh ấy rất đặc biệt; Quĩ dự trữ đặc biệt; Đại hạ giá đặc biệt; Pháp nhân đặc biệt; Cổ tức đặc biệt; Nhập khẩu đặc biệt; Quyền rút tiền đặc biệt (SDR); Tài khoản đặc biệt; 【】đặc địa [tèdì] Riêng, chuyên, đặc biệt: Chúng tôi đặc biệt đến thăm nơi đây; 【】đặc vị [tèwèi] Như ; 【】đặc ý [tèyì] Xem ;
④ (văn) Chỉ, riêng, những: Không phải chỉ có thế, không những thế; Ông thôi đi, tôi chỉ giỡn thôi mà (Hán thư);
⑤ (văn) Suông, không... vô ích: Ba nước này vốn sẽ phải bãi binh, ta dâng không cho họ ba thành mà thôi (Hàn Phi tử);
⑥ Đặc vụ (gọi tắt): Phòng ngừa đặc vụ; Thổ phỉ và đặc vụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con trâu đực — Loài thú được bốn tuổi gọi là Đặc — Riêng rẽ. Riêng ra, không giống với xung quanh — Vượt lên trên.

Từ ghép 37

lão
lǎo ㄌㄠˇ

lão

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

già, nhiều tuổi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người già, người nhiều tuổi. ◎ Như: "phù lão huề ấu" nâng đỡ người già dắt díu trẻ thơ.
2. (Danh) Tiếng tôn xưng tước vị. ◎ Như: "nguyên lão" vị trọng thần của nhà nước, "trưởng lão" sư cụ.
3. (Danh) Tiếng kính xưng người lớn tuổi (đặt sau họ). ◎ Như: "Lưu lão" cụ Lưu, "Vu lão" cụ Vu.
4. (Danh) Đạo Lão hay triết học của Lão Tử (nói tắt).
5. (Danh) Họ "Lão".
6. (Động) Tôn kính. ◇ Mạnh Tử : "Lão ngô lão dĩ cập nhân chi lão" (Lương Huệ Vương thượng ) Tôn kính người già của mình cho đến người già của người khác.
7. (Động) Cáo hưu (xin nghỉ vì tuổi già). ◇ Tả truyện : "Hoàn Công lập, (Thạch Thước) nãi lão" , () (Ẩn Công tam niên ) Hoàn Công lên ngôi, (Thạch Thước) bèn cáo lão.
8. (Tính) Già, lớn tuổi. ◎ Như: "lão binh" lính già, "lão nhân" người già. ◇ Lục Du : "Quốc thù vị báo tráng sĩ lão" (Trường ca hành ) Thù nước chưa trả, tráng sĩ đã già.
9. (Tính) Già dặn, kinh nghiệm. ◎ Như: "lão thủ" tay nghề giỏi nhiều kinh nghiệm, "lão luyện" già dặn rành rỏi. ◇ Vương Bột : "Lão đương ích tráng, ninh tri bạch thủ chi tâm" , Tuổi già dắn dỏi càng phải mạnh hơn, nên hiểu lòng ông đầu bạc.
10. (Tính) Cũ, quá hạn, hết thời. ◎ Như: "lão mễ" gạo cũ, "lão thức" kiểu cũ, "lão sáo" món cũ.
11. (Tính) Lâu, cũ (thời gian dài). ◎ Như: "lão bằng hữu" bạn cũ.
12. (Tính) Trước đó, nguyên lai. ◎ Như: "lão địa phương" chỗ cũ.
13. (Tính) Thêm ở trước họ hoặc tiếng xưng hô, tỏ ý tôn kính hoặc thân mật. ◎ Như: "lão sư" thầy dạy học, "lão Lí" bác Lí, "lão Vương" anh Vương.
14. (Tính) Theo thói quen cũ, thêm sau tên chỉ một số loài vật. ◎ Như: "lão ưng" con chim ưng, "lão hổ" con cọp, "lão thử" con chuột.
15. (Phó) Thường thường, thường hay. ◎ Như: "lão thị đầu thống" thường hay đau đầu.
16. (Phó) Rất, lắm, thẫm, quá. ◎ Như: "lão viễn" rất xa, "lão tảo" rất sớm, "lão lục" xanh thẫm, "lão hồng" đỏ thẫm, "lão cửu bất ngộ" lâu quá không gặp.

Từ điển Thiều Chửu

① Người già bảy mươi tuổi. Phàm người nào có tuổi tác đều gọi là lão.
② Tước vị tôn trọng cũng gọi là lão, như nguyên lão vị trọng thần của nhà nước, trưởng lão sư cụ. Nay bè bạn chơi với nhau, trong lúc trò chuyện gọi nhau là mỗ lão cũng noi nghĩa ấy cả. Có khi dùng để nói đùa nhau, như lão mỗ cũng như ta nói thằng cha ấy.
③ Suy yếu, như cáo lão cáo rằng già yếu xin thôi việc quan về nhà nghỉ.
④ Lâu, như lão ư kì sự làm việc đã lâu.
⑤ Cứng rắn, tục gọi vật rắn chắc là lão. Văn viết đanh thép gọi là lão luyện hay lão đương . Vương Bột : Lão đương ích tráng, ninh tri bạch thủ chi tâm tuổi già càng phải mạnh hơn, nên hiểu lòng ông đầu bạc.
⑥ Ông Lí Nhĩ nhà Chu gọi là Lão tử , viết Ðạo Ðức Kinh , là tổ Ðạo giáo, nên gọi Ðạo giáo là đạo Lão.
⑦ Binh đóng ở ngoài đã lâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhiều tuổi, già: người già; Rau cần già quá;
② Cụ (đặt sau họ tỏ ý tôn kính): Cụ Ngô;
③ (khn) Mất, qua đời, về (chỉ người già, kèm theo chữ ): Ông cụ nhà kia đã mất; Già chết ở trong nhà (Trương Phổ: Ngũ nhân mộ bi kí);
④ Lâu năm, cũ, cũ kĩ, như cũ: Nhà máy lâu năm; Bạn cũ; Máy móc cũ; Ngôi nhà này đã cũ lắm rồi; Tính nết cũ; Chỗ cũ; Gian nhà cũ kĩ;
⑤ (Thức ăn) nấu già lửa: Trứng gà luộc chín quá; Rau xanh chớ nên xào già lửa quá;
⑥ Màu thẫm: Xanh thẫm; Đỏ thẫm;
⑦ Lâu, mãi, lâu dài: Đã lâu không được gặp bác ấy; Đã không có mưu (kế hoạch) lâu dài, lại không có sự tích oanh liệt (Quốc ngữ);
⑧ Thường thường, thường hay (thường dùng ): Tôi thường muốn học chút ít ngoại ngữ, nhưng không có thời giờ rảnh; Anh ta thường hay đến muộn;
⑨ Rất, lắm: Mặt trời đã lên rất cao; Xa lắm;
⑩ (khn) Út: Con út; Con gái út;
⑪ Từ đặt ở trước một số danh từ để xưng hô hoặc chỉ thứ bậc người và gọi tên một số thực, động vật: Bác Trương; Anh Ba; Con hổ; Ngô;
⑫ (văn) Cứng rắn;
⑬ (văn) Từ để tôn xưng các công khanh đại phu thời xưa: Khanh sĩ của thiên tử;
⑭ (văn) Gia thần của các khanh sĩ: Gia thần của Đơn Tĩnh công tiễn Thúc Hướng (Quốc ngữ);
⑮ (văn) Làm cho mệt mỏi: Làm cho quân mệt mỏi và phí của cũng là vô ích vậy (Tả truyện);
⑯ (văn) Xin nghỉ vì tuổi già, cáo lão: Sau khi Hoàn công lên ngôi, bèn cáo lão (Tả truyện: Ẩn công tam niên);
⑰ (văn) Kính lão, dưỡng lão: Kính dưỡng người già của mình, từ đó mà kính dưỡng đến người già của người khác (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng);
⑱ (văn) Già dặn, lão luyện, có nhiều kinh nghiệm: Văn chương của Mai Thừa rất lão luyện (Đỗ Phủ: Phụng Hán Trung Vương Thủ Trát);
⑲ Trợ từ đặt sau một từ khác để chỉ một phần của cơ thể người: Thân thể;
⑳ (văn) Quân đóng ở ngoài đã lâu;
㉑ [Lăo] 【】Lão giáo [Lăo jiào] Đạo Lão, Lão giáo;
㉒ [Lăo] (Họ) Lão.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người 70 mươi tuổi gọi là Lão — Chỉ người già. Tuổi già — Già nua — Tiếng chỉ các bậc công danh đại thần — Lâu năm — Cứng cỏi bền bỉ, không thay đổi — Trong Bạch thoại có nghĩa là Cứ, ý nói nhất định làm tiếp.

Từ ghép 72

bách niên giai lão 百年偕老bang lão 邦老bào lão 鮑老cải lão hoàn đồng 改老還童cáo lão 告老chỉ lão hổ 紙老虎chước luân lão thủ 斫輪老手cổ lão 古老cô lão 孤老cố lão 故老dã lão 野老di lão 遺老di thượng lão nhân 圯上老人dưỡng lão 養老giai lão 偕老khổng lão 孔老kì lão 耆老lão ẩu 老嫗lão ấu 老幼lão bà 老婆lão bản 老闆lão bạng sinh châu 老蚌生珠lão bệnh 老病lão bộc 老僕lão bối 老輩lão du tử 老油子lão đại 老大lão đỗ 老杜lão gia 老家lão gia 老爺lão hữu 老友lão luyện 老練lão mẫu 老母lão nhược 老弱lão ông 老翁lão phu 老夫lão phụ 老父lão qua 老撾lão sư 老師lão thái long chung 老態龍鍾lão thành 老成lão thần 老臣lão thân 老親lão thật 老實lão thị 老是lão thiếu 老少lão thực 老實lão tiểu 老小lão trang 老莊lão trượng 老丈lão tử 老子lão ưng 老鷹lão ưng 老鹰long đầu lão đại 龍頭老大long đầu lão đại 龙头老大nam phụ lão ấu 男婦老幼nguyên lão 元老nguyệt lão 月老niên lão 年老phản lão hoàn đồng 反老還童phản lão hoàn đồng 返老還童phật lão 佛老phụ lão 父老quy lão 歸老suy lão 衰老thủy lão nha 水老鴉thủy lão nha 水老鸦trác luân lão thủ 斲輪老手trượng lão 丈老trưởng lão 長老trưởng lão 长老tuất lão 恤老

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.