bao, phu, phù
bāo ㄅㄠ, fū ㄈㄨ, fú ㄈㄨˊ

bao

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dùi trống. ◎ Như: Đời xưa dùng trống để làm hiệu tiến binh, cho nên thời thái bình vô sự gọi là "phu cổ bất minh" (dùi và trống không kêu). § Cũng đọc là "phù".
2. Một âm là "bao". (Danh) Cây "bao", một thứ cây to dùng làm củi đốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái dùi trống, đời xưa dùng trống để làm hiệu tiến binh, cho nên lúc nào thái bình vô sự gọi là phu cổ bất minh . Cũng đọc là phù.
② Một âm là bao. Cây bao, một thứ cây to dùng làm củi đun.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cây bao (thường dùng làm củi đốt).

phu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái dùi để đánh trống

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dùi trống. ◎ Như: Đời xưa dùng trống để làm hiệu tiến binh, cho nên thời thái bình vô sự gọi là "phu cổ bất minh" (dùi và trống không kêu). § Cũng đọc là "phù".
2. Một âm là "bao". (Danh) Cây "bao", một thứ cây to dùng làm củi đốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái dùi trống, đời xưa dùng trống để làm hiệu tiến binh, cho nên lúc nào thái bình vô sự gọi là phu cổ bất minh . Cũng đọc là phù.
② Một âm là bao. Cây bao, một thứ cây to dùng làm củi đun.

Từ điển Trần Văn Chánh

Dùi trống: Dùi và trống không kêu (chỉ cảnh thái bình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái dùi trống.

phù

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dùi trống. ◎ Như: Đời xưa dùng trống để làm hiệu tiến binh, cho nên thời thái bình vô sự gọi là "phu cổ bất minh" (dùi và trống không kêu). § Cũng đọc là "phù".
2. Một âm là "bao". (Danh) Cây "bao", một thứ cây to dùng làm củi đốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái dùi trống, đời xưa dùng trống để làm hiệu tiến binh, cho nên lúc nào thái bình vô sự gọi là phu cổ bất minh . Cũng đọc là phù.
② Một âm là bao. Cây bao, một thứ cây to dùng làm củi đun.
thương
shāng ㄕㄤ

thương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

buôn bán

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người đi buôn bán. ◎ Như: "thương nhân" người buôn, "thương gia" nhà buôn.
2. (Danh) Nghề nghiệp buôn bán. ◎ Như: "kinh thương" kinh doanh buôn bán.
3. (Danh) Tiếng "thương", một trong ngũ âm: "cung, thương, giốc, chủy, vũ" , , , , .
4. (Danh) Sao "Thương", tức là sao hôm.
5. (Danh) Nhà "Thương", vua "Thang" thay nhà "Hạ" lên làm vua gọi là nhà "Thương" (1711-1066 trước CN).
6. (Danh) Giờ khắc. § Đồng hồ ngày xưa cho mặt trời lặn ba "thương" là buổi tối.
7. (Danh) Thương số (toán học). ◎ Như: "lục trừ dĩ tam đích thương vi nhị" sáu chia cho ba, thương số là hai.
8. (Danh) Họ "Thương".
9. (Động) Bàn bạc, thảo luận. ◎ Như: "thương lượng" thảo luận, "thương chước" bàn bạc, đắn đo với nhau.
10. (Tính) Thuộc về mùa thu. ◎ Như: "thương tiêu" gió thu. ◇ Mạnh Giao : "Thương trùng khốc suy vận" (Thu hoài ) Côn trùng mùa thu khóc thương thời vận suy vi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðắn đo, như thương lượng , thương chước nghĩa là bàn bạc, đắn đo với nhau.
② Buôn, như thương nhân người buôn, thương gia nhà buôn, v.v.
③ Tiếng thương, một trong năm thứ tiếng. Tiếng thương thuộc về mùa thu, nên gió thu gọi là thương táp .
④ Sao thương, tức là sao hôm.
⑤ Nhà Thương, vua Thang thay nhà Hạ lên làm vua gọi là nhà Thương (1700 trước CN).
⑥ Khắc, đồng hồ ngày xưa cho mặt trời lặn ba thương là buổi tối, thương tức là khắc vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bàn bạc: Có việc quan trọng cần bàn với nhau; Bàn bạc trực tiếp;
② Buôn bán: Thương nghiệp, nghề buôn; Thương mại, buôn bán với nhau;
③ Người đi buôn bán: Người buôn, nhà buôn, lái buôn, con buôn; Người buôn vải;
④ Số thương: Thương số 8 chia cho 2 là 4;
⑤ Dùng một con số nhất định làm thương số: 8 chia cho 2 được 4;
⑥ [Shang] Đời Thương (thời cổ Trung Quốc, từ 1711-1066 trước CN);
⑦ (nhạc) Một trong năm âm trong nhạc cổ Trung Quốc: Xem [wưyin];
⑧ (văn) Khắc (đồng hồ thời xưa);
⑨ [Shang] Sao Thương;
⑩ [Shang] (Họ) Thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bàn bạc dàn xếp với nhau. Td: Thương lượng — Việc buôn bán. Td: Thương mại — Tên một ngôi sao. Td: Sâm thương ( xem vần Sâm ) — Tên một bậc trong năm âm bậc ( Ngũ âm ) của cổ nhạc Trung Hoa. Đoạn trường tân thanh : » Cung thương làu bực ngũ âm « — Tên một triều đại cổ Trung Hoa, sau nhà Hạ, trước nhà Chu, truyền được 16 đời, gồm 28 vua, kéo dài 645 năm ( 1766-1123 trước TL ).

Từ ghép 43

tiêu
jiāo ㄐㄧㄠ, jiào ㄐㄧㄠˋ

tiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: tiêu nghiêu ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem "tiêu nghiêu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tiêu nghiêu người lùn.

Từ điển Trần Văn Chánh

】tiêu nghiêu [jiaoyáo] Người lùn (theo truyền thuyết xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiêu nghiêu : Tên một giống người lùn ở vùng tây nam Trung Hoa thời cổ.

Từ ghép 2

thí
pì ㄆㄧˋ

thí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phả hơi xuống phía dưới
2. đánh rắm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rắm (hơi thối bài tiết qua hậu môn). ◎ Như: "phóng thí" đánh rắm, "xú thí" rắm thối.
2. (Tính) Không đáng đếm xỉa tới, vớ vẩn, vô nghĩa lí. ◎ Như: "thí thoại" lời tầm phào, chuyện thối.

Từ điển Thiều Chửu

① Hơi tiết xuống dưới. Tục gọi đánh rắm là phóng thí .

Từ điển Trần Văn Chánh

Rắm, rắm rít: Đánh rắm, trung tiện, vãi ruột, địt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi thối tiết ra từ hậu môn ( rắm, địt ).

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Danh vị và lợi lộc, tiếng tăm và lợi ích. ◇ Cao Bá Quát : "Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung" , (Sa hành đoản ca ) Xưa nay hạng người danh lợi, Vẫn tất tả ngoài đường sá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung tiếng tăm và tiền của. Cũng nói Lợi danh. Hát nói của NCT: » Chen chúc lợi danh đã chán ngắt, Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao «.
du, lưu
liú ㄌㄧㄡˊ, yóu ㄧㄡˊ

du

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lèo cờ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lèo cờ.
2. (Động) § Cũng như "du" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lèo cờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Phấp phới;
② Lang thang tự do;
③ Lèo cờ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nổi trên mặt nước — Bơi — Như chữ Du — Một âm là Lưu. Xem âm Lưu.

lưu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lèo cờ, giải cờ, tua cờ — Viên ngọc đeo thòng xuống củ mũ miện thời cổ — Một âm là Du. Xem Du.
hàm
hán ㄏㄢˊ

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái tráp, bao, hộp
2. thư từ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thư từ, thư tín, tín kiện. ◎ Như: "lai hàm" thư gởi đến, "hàm kiện" thư từ. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu chấp hữu lệnh Thiên Thai, kí hàm chiêu chi" , (Kiều Na ) Có người bạn học thân cũ làm huyện lệnh Thiên Thai gửi thư mời (đến nhà).
2. (Danh) Công văn. ◎ Như: "công hàm" công văn.
3. (Danh) Hộp, vỏ bọc ngoài. ◎ Như: "kính hàm" hộp đựng gương, "kiếm hàm" bao kiếm. ◇ Sử Kí : "Kinh Kha phụng Phàn Ô Kì đầu hàm, nhi Tần Vũ Dương phụng địa đồ hiệp, dĩ thứ tiến" , , (Kinh Kha truyện ) Kinh Kha bưng hộp đựng đầu Phàn Ô Kì, còn Tần Vũ Dương bưng tráp đựng địa đồ, theo thứ tự đi vào.
4. (Danh) Bộ, tập. ◎ Như: "toàn thư cộng thập hàm" toàn thư gồm mười tập.
5. (Danh) Đầu lưỡi.
6. (Danh) Áo giáp.
7. (Danh) Tên núi.
8. (Động) Bao bọc, bao dung. ◎ Như: "tịch gian hàm trượng" trong chiếu rộng tới một trượng. Cổ nhân đãi thầy giảng học rộng như thế, để cho đủ chỗ chỉ vẽ bảo ban, vì thế bây giờ gọi thầy là "hàm trượng" là do nghĩa ấy.
9. (Động) Để vào hộp, đóng kín lại. ◇ Chiến quốc sách : "Nãi toại thịnh Phàn Ô Kì chi thủ hàm phong chi" (Yên sách tam ) Đành lượm thủ cấp Phàn Ô Kì cho vào cái hộp, đậy lại.
10. (Động) Chịu vùi lấp, hãm nhập. ◇ Hán Thư : "Sở dĩ ẩn nhẫn cẩu hoạt, hàm phẩn thổ chi trung nhi bất từ giả" , (Tư Mã Thiên truyện ) Do vậy mà phải ẩn nhẫn sống tạm bợ, chịu chôn vùi nơi đê tiện mà không đi vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Dung được, như tịch gian hàm trượng trong chiếu rộng tới một trượng. Cổ nhân đãi thầy giảng học rộng như thế, để cho đủ chỗ chỉ vẽ bảo ban, vì thế bây giờ gọi thầy là hàm trượng là do nghĩa ấy.
② Cái phong bì. Cái để bọc thơ gọi là hàm.
③ Cái hộp, như kính hàm hộp đựng gương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vỏ bọc ngoài, cái hộp: Hộp kính; Cái vỏ bọc sách, hộp sách;
② Thư, bao thư, thư từ, (công) hàm: Thư gởi đến; Thư trả lời; Công hàm;
③ Bao gồm, bao hàm, chứa được, dung được: Trong chiếu rộng tới một trượng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chứa đựng — Cái hộp nhỏ để đựng đồ vật. Cái tráp — Cái bao thư.

Từ ghép 10

yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dùng, sử dụng
2. bởi vì
3. lý do

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy, dùng, làm. ◎ Như: "dĩ lễ đãi chi" lấy lễ mà tiếp đãi, "dĩ thiểu thắng đa" lấy ít thắng nhiều.
2. (Giới) Vì, do, theo, bằng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Giới) Theo, bằng. ◇ Mạnh Tử : "Sát nhân dĩ đĩnh dữ nhận, hữu dĩ dị hồ?" , (Lương Huệ Vương thượng ) Giết người bằng gậy hay bằng mũi nhọn, có khác gì nhau đâu?
4. (Giới) Thêm vào các từ chỉ phương hướng (trái, phải, trên, dưới, trước, sau) để biểu thị vị trí hoặc giới hạn. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay, "dĩ tây" 西 về phía tây, "giá cách tại nhất thiên nguyên dĩ thượng" giá từ một ngàn nguyên trở lên.
5. (Liên) Mà. ◇ Thi Kinh : "Chiêm vọng phất cập, Trữ lập dĩ khấp" , (Bội phong , Yến yến ) Trông theo không kịp, Đứng lâu mà khóc.
6. (Liên) Và, với. ◇ Hàn Dũ : "Phàm kim chi nhân cấp danh dĩ quan" Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước.
7. (Danh) Lí do. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" , (Xuân dạ yến đào lý viên tự ) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Danh) Họ "Dĩ".
9. § Thông "dĩ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy.
② Làm, như thị kì sở dĩ coi thửa sự làm.
③ Dùng, như dĩ tiểu dịch đại dùng nhỏ đổi lớn.
④ Nhân, như hà kì cửu dã tất hữu dĩ dã sao thửa lâu vậy, ắt có nhân gì vậy.
⑤ Cùng nghĩa với chữ dĩ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy, đem, dùng, do, bằng: Lấy ít thắng nhiều; Lấy năm (nơi) được mùa để bù vào năm (nơi) mất mùa; Đem gia tài hàng ức vạn để giúp hắn (Đại Nam chính biên liệt truyện); Đem thư gởi trước cho Tào Tháo, giả nói rằng muốn đầu hàng (Tư trị thông giám); , ? Giết người bằng gậy và bằng dao, có gì khác nhau không? (Mạnh tử); , Đang lúc ấy, tôi đã trông thấy nó bằng thần chứ không bằng mắt (Trang tử);
② Với, cùng với (dùng như ): , Thiên hạ có biến, vua cắt đất Hán Trung để giảng hòa với Sở (Chiến quốc sách); , Bệ hạ khởi nghiệp áo vải, cùng với bọn người này lấy thiên hạ (Sử kí);
③ Theo, căn cứ vào: Theo thứ tự ngồi vào chỗ; Khi lập đích tử (con vợ cả) làm thái tử thì dựa theo thứ tự lớn nhỏ chứ không dựa theo chỗ hiền hay không hiền (Công Dương truyện) ( dùng như ); , Người quân tử không cất nhắc người căn cứ vào lời nói, không bỏ lời nói căn cứ vào người (Luận ngữ);
④ Với tư cách là: Triệu Thực Kì với tư cách là người có tước vương, làm chức hữu tướng quân (Sử kí);
⑤ Ở (chỉ nơi chốn): Vội vàng bôn tẩu ở trước và sau (quân vương) (Khuất Nguyên: Li tao);
⑥ Vào lúc (chỉ thời gian): , Ta về đến nhà vào giờ mùi, còn em chết vào giờ thìn (Viên Mai: Tế muội văn); Văn sinh vào ngày mồng năm tháng năm (Sử kí);
⑦ Vì, nhờ (chỉ nguyên nhân): Lưu Công Cán vì thất kính mà mắc tội (Thế thuyết tân ngữ); Mà tôi vì có nghề bắt rắn mà riêng được còn (Liễu Tôn Nguyên); Vì việc công mà bị bãi chức (Việt điện u linh lập);
⑧ Để, nhằm: Để đợi thời cơ; , Thái tử và các tân khách biết chuyện đều mặc khăn trắng áo trắng để tiễn Kinh Kha lên đường (Sử kí);
⑨ Để đến nỗi (biểu thị kết quả): , , Ngày xưa vua Tần Mục công không theo lời của Bá Lí Hề và Kiển Thúc, để đến nỗi quân bị thua (Hán thư); Lúc vui mừng thì đến quên cả mọi điều lo (Luận ngữ);
⑩ (văn) Mà, và: Tường thành cao mà dày; Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước (Hàn Dũ); Âm thanh đời thịnh thì bình yên mà vui vẻ (Lễ kí);Mà (biểu thị một ý nghịch lại hoặc cộng góp): , Sống mà nhục, không bằng chết mà vinh (Đại đới lễ); Giả Đà biết nhiều mà lại cung kính (Quốc ngữ); , ? Thân mà tránh được hại thì còn lo gì nữa (Tả truyện);
⑫ Dùng như (đặt sau hình dung từ): , Mình làm trái đạo trời mà lại đi đánh dẹp người, thì khó thoát khỏi được (Tả truyện); , Chúng bạn thân li, khó mà thành công được (Tả truyện); , Nước Việt ở xa, dễ cho việc lánh nạn (Hàn Phi tử);
⑬ Vì (liên từ, biểu thị quan hệ nhân quả): , , , Trịnh Hầu và Tần Bá bao vây nước Trịnh, vì Trịnh vô lễ với Tấn, mà lại hai lòng với Sở (Tả truyện); , Vì vùng này quá vắng vẻ, nên không thể ở lâu được (Liễu Tôn Nguyên);
⑭ Cho là (động từ): Đều cho là đẹp hơn Từ công (Chiến quốc sách);
⑮ Dùng: , Người trung không được dùng, người hiền không được tiến cử (Sở từ: Thiệp giang);
⑯ Này (biểu thị sự cận chỉ): Thiếp chỉ có một thái tử này (Hán thư);
⑰ Vì sao (đại từ nghi vấn): ? Ai biết vì sao như thế? (Thiên công khai vật: Tác hàm);
⑱ Ở đâu, nơi nào: , Tìm ngựa nơi đâu? Ở dưới cánh rừng (Thi Kinh: Bội phong, Kích cổ);
⑲ Đã (phó từ, dùng như ): Vốn đã lấy làm lạ về điều đó (Sử kí: Trần Thiệp thế gia);
⑳ Quá, rất, lắm: , ? Việc báo thù của ông há chẳng quá lắm ru? (Sử kí);
㉑ Chỉ có: ! Cái mà nhà ông thiếu chỉ có điều nghĩa mà thôi (Chiến quốc sách);
㉒ Lại (dùng như ): , , Lính cũ chưa chắc đánh giỏi, lại phạm điều cấm kịcủa thiên thời, ta nhất định thắng được họ (Tả truyện);
㉓ Đặt trước những từ như , , , , , 西, , , , … để chỉ rõ giới hạn về thời gian, phương hướng, nơi chốn hoặc số lượng: Trước đây; Trên đây; Dưới hai mươi tuổi; , , Từ đời Trung hưng về sau, hơn hai trăm năm, sách vở phần lớn cũng còn có thể sao lục được (Lịch triều hiến chương loại chí); Từ khi có loài người đến nay... (Mạnh tử);
㉔ Trợ từ, dùng ở trước hai từ, biểu thị sự xuất hiện đồng thời của hai động tác hoặc tình huống: , Gió đông ấm áp, trời âm u lại mưa (Thi Kinh); , Vui mừng nhảy nhót, mà ca mà hát (Hàn Dũ);
㉕ Trợ từ dùng sau một số động từ nào đó để bổ túc âm tiết, có tác dụng thư hoãn ngữ khí: , Sai một li đi một dặm (Sử kí: Tự tự); , Đến khi hai nước Yên, Triệu nổi lên tấn công (Tề) thì giống như gió quét lá khô vậy (Tuân tử);
㉖ Trợ từ cuối câu biểu thị ý xác định (dùng như ): , Con tinh linh (tương tự chuồn chuồn) là một giống vật nhỏ, chim hoàng yến cũng thế (Chiến quốc sách);
㉗ Nguyên nhân, lí do (dùng như danh từ): , Người xưa cầm đuốc đi chơi đêm, thật là có lí do (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
㉘【便】dĩ tiện [yêbiàn] Để, nhằm: , 便 Tôi cố gắng học tập, để phục vụ tốt hơn cho nhân loại;
㉙【】dĩ cập [yêjí] Và, cùng, cùng với: 使 Tới dự có Bộ trưởng ngoại giao và Đại sứ các nước;
㉚【】dĩ lai [yêlái] Xem nghĩa ㉓;
㉛【】dĩ miễn [yêmiăn] Để tránh khỏi, để khỏi phải, kẻo...: Kiểm tra kĩ kẻo có sai sót;
㉜ 【】dĩ chí [yêzhì] Cho đến: Phải xét tới năm nay và sang năm cho đến cả thời gian xa xôi sau này; Từ thiên tử cho đến người thường dân, ai ai cũng phải lấy đạo tu thân làm gốc (Lễ kí: Đại học);
㉝【】dĩ chí vu [yêzhìyú] Như ;
㉞【】dĩ trí [yêzhì] Đến nỗi, khiến: , Mưa mãi không ngừng đến nỗi ngập lụt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy. Dùng — Đem tới. Để mà, để làm — Đến. Cho đến. Đến nỗi — Nhân vì.

Từ ghép 28

Từ điển trích dẫn

1. Hiển hách, lừng lẫy. ◇ Tân Đường Thư : "Uy sủng chấn hách" (Lí Miễn truyện ) Oai sủng hiển hách.
2. Làm cho kinh sợ. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Chấn hách vạn quốc" (Đường nao ca cổ xuy khúc , Bao nghiệt ) Khiến cho muôn nước kinh sợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lừng lẫy khắp nơi.
xao
qiāo ㄑㄧㄠ

xao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đập, gõ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đập, gõ. ◎ Như: "xao môn" gõ cửa. ◇ Giả Đảo : "Tăng xao nguyệt hạ môn" Sư gõ cửa dưới trăng. § Xem "thôi xao" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðập, gõ, như xao môn gõ cửa. Giả Ðảo có câu thơ rằng: Tăng xao nguyệt hạ môn . Trước Giả Ðảo định dùng chữ thôi , đến khi hỏi ông Hàn Dũ bảo nên dùng chữ xao thì hơn. Nay ta nói làm việc gì phải châm chước, sự lí cho kĩ là thôi xao là vì cớ ấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gõ, khỏ, đánh, đập, khua: Gõ cửa, khua cửa; Gõ thanh la, đánh thanh la;
② Bắt bí, bóp chẹt: Bóp nặn, bắt chẹt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh — Gõ. Đập — Cây gậy ngắn.

Từ ghép 8

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.