ngoại
wài ㄨㄞˋ

ngoại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bên ngoài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên ngoài. ◎ Như: "nội ngoại" trong và ngoài, "môn ngoại" ngoài cửa, "ốc ngoại" ngoài nhà.
2. (Danh) Nước ngoài, ngoại quốc. ◎ Như: "đối ngoại mậu dịch" 貿 buôn bán với nước ngoài.
3. (Danh) Vai ông già (trong tuồng Tàu).
4. (Tính) Thuộc về bên ngoài, của ngoại quốc. ◎ Như: "ngoại tệ" tiền nước ngoài, "ngoại địa" đất bên ngoài.
5. (Tính) Thuộc về bên họ mẹ. ◎ Như: "ngoại tổ phụ" ông ngoại, "ngoại tôn" cháu ngoại.
6. (Tính) Khác. ◎ Như: "ngoại nhất chương" một chương khác, "ngoại nhất thủ" một bài khác.
7. (Tính) Không chính thức. ◎ Như: "ngoại hiệu" biệt danh, "ngoại sử" sử không chính thức, không phải chính sử.
8. (Động) Lánh xa, không thân thiết. ◇ Dịch Kinh : "Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã" , , (Thái quái ) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
9. (Động) Làm trái, làm ngược lại. ◇ Quản Tử : "Sậu lệnh bất hành, dân tâm nãi ngoại" , (Bản pháp ) Lệnh gấp mà không thi hành, lòng dân sẽ làm trái lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngoài, phàm cái gì ở bề ngoài đều gọi là ngoại, không phải ở trong phạm mình cũng gọi là ngoại, như ngoại mạo mặt ngoài, ngoại vũ kẻ ngoài khinh nhờn, v.v. Về bên họ mẹ cũng gọi là ngoại.
② Vợ gọi chồng cũng là ngoại tử , vì con trai làm việc ở ngoài, con gái ở trong nên gọi là ngoại.
③ Con sơ không coi thân thưa gọi là kiến ngoại .
④ Ðóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoài, phía ngoài, bên ngoài: Bên ngoài; Ngoài cửa; Vẻ mặt ngoài; Bề ngoài;
② Không thuộc nơi mình hiện ở: Ngoại quốc; Coi là người ngoài, coi sơ (không thân); Người ngoài; Quê người;
③ Ngoại quốc: 貿 Mậu dịch đối ngoại, buôn bán với nước ngoài; Xưa nay trong và ngoài nước; Ngoại kiều, kiều dân nước ngoài;
④ Thuộc dòng mẹ: Bà ngoại; Cháu (gọi bằng cậu); Họ ngoại; Cháu ngoại;
⑤ Đóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngoài. Ở ngoài. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quá niên trạc ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao « — Bên ngoài — Họ hàng về bên mẹ.

Từ ghép 99

bài ngoại 排外bất ngoại 不外cách ngoại 格外cảnh ngoại 境外cục ngoại 局外dĩ ngoại 以外độ ngoại 度外đối ngoại 对外đối ngoại 對外hải ngoại 海外hôn ngoại 婚外hướng ngoại 向外kiến ngoại 見外lệ ngoại 例外môn ngoại 門外ngoại bà 外婆ngoại bang 外邦ngoại bào 外袍ngoại biểu 外表ngoại bộ 外部ngoại cảm 外感ngoại cô 外姑ngoại cữu 外舅ngoại diện 外面ngoại diện 外靣ngoại đạo 外道ngoại đường 外堂ngoại gia 外家ngoại giao 外交ngoại giáo 外教ngoại giao đoàn 外交團ngoại giới 外界ngoại hạn 外限ngoại hạng 外項ngoại hành 外行ngoại hiệu 外号ngoại hiệu 外號ngoại hình 外形ngoại hóa 外貨ngoại hối 外匯ngoại huynh đệ 外兄弟ngoại hương 外鄉ngoại khấu 外寇ngoại khoa 外科ngoại kiều 外僑ngoại lai 外來ngoại lai 外来ngoại lưu 外流ngoại mạo 外貌ngoại mậu 外貿ngoại mậu 外贸ngoại ngữ 外語ngoại ngữ 外语ngoại nhân 外人ngoại nhiệm 外任ngoại ông 外翁ngoại phiên 外藩ngoại quan 外官ngoại quan 外觀ngoại quốc 外国ngoại quốc 外國ngoại sáo 外套ngoại sự 外事ngoại sử 外史ngoại tâm 外心ngoại thận 外腎ngoại thân 外親ngoại thị 外氏ngoại thích 外戚ngoại thuộc 外属ngoại tình 外情ngoại tổ 外祖ngoại tổ mẫu 外祖母ngoại tôn 外孙ngoại tôn 外孫ngoại truyền 外傳ngoại trưởng 外長ngoại trưởng 外长ngoại tử 外子ngoại tư 外資ngoại tư 外资ngoại vật 外物ngoại viện 外援ngoại vụ 外務ngoại xá 外舍phận ngoại 分外phương ngoại 方外quan ngoại 關外quốc ngoại 国外quốc ngoại 國外tại ngoại 在外tái ngoại 塞外thử ngoại 此外vật ngoại 物外viên ngoại 員外vụ ngoại 務外xuất ngoại 出外ý ngoại 意外ý tại ngôn ngoại 意在言外
hưởng
xiǎng ㄒㄧㄤˇ

hưởng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vọng lại
2. tiếng vọng tiếng vang
3. điểm (giờ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng, thanh âm. ◇ Lạc Tân Vương : "Phong đa hưởng dị trầm" (Tại ngục vịnh thiền ) Gió nhiều tiếng dễ bị chìm đi.
2. (Danh) Tiếng dội, tiếng vang. ◇ Lí Bạch : "Khách tâm tẩy lưu thủy, Dư hưởng nhập sương chung" , (Thính Thục tăng Tuấn đàn cầm ) Lòng khách (như) được dòng nước rửa sạch, Tiếng dư vang hòa vào tiếng chuông trong sương.
3. (Danh) Tin tức, âm tấn.
4. (Danh) Lượng từ: tiếng (vang), tiếng (nổ), ... ◎ Như: "pháo thanh hưởng khởi lai liễu" tiếng pháo đã nổ vang, "chung xao liễu kỉ hưởng?" chuông gõ mấy tiếng rồi?
5. (Động) Phát ra âm thanh. ◇ Nguyễn Trãi : "Tiêu tiêu trụy diệp hưởng đình cao" (Thu nhật ngẫu thành ) Lào xào lá rụng vang ngoài sân.
6. (Tính) Có âm thanh. ◎ Như: "hưởng tiễn" tên lúc bắn có tiếng phát ra (dùng làm hiệu lệnh).
7. (Tính) Vang, lớn, mạnh (âm thanh). ◎ Như: "khí địch thanh thái hưởng liễu" tiếng còi xe inh ỏi quá.
8. (Tính) Có tiếng tăm. ◎ Như: "hưởng đương đương đích nhân vật" nhân vật tiếng tăm vang dội.
9. (Tính) Có ảnh hưởng. ◎ Như: "tha thoại thuyết đắc ngận hưởng" ông ấy nói rất có ảnh hưởng.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng.
② Vang. Tiếng động gió vang ứng lại gọi là hưởng. Có hình thì có ảnh (bóng), có tiếng thì có vang, cho nên sự gì cảm ứng rõ rệt gọi là ảnh hưởng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiếng động, tiếng ồn, tiếng dội, âm hưởng: Không một lời nói;
② (Tiếng) reo, (tiếng) nổ, (tiếng) vang: Chuông đã reo; Cả hội trường vang lên tiếng vỗ tay; Tiếng pháo đã nổ vang;
③ Inh ỏi, ồn ào, ầm ĩ, vang: Tiếng còi xe inh tai quá; Tiếng máy thu thanh ầm ĩ quá;
④ Tiếng dội lại: Hưởng ứng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng động — Tiếng vang, tiếng dội — Tiếng đáp lời.

Từ ghép 6

bị, hất, hật
bì ㄅㄧˋ, xī ㄒㄧ, xì ㄒㄧˋ

bị

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) "Hật hật" tiếng cười. ◇ Đái Biểu Nguyên : "Thiên nữ tiếu hật hật" (Bát nguyệt thập lục nhật Trương viên ngoạn nguyệt đắc nhất tự ).
2. (Động) Vang ra, rải ra, truyền ra. ◇ Tả Tư : "Quang sắc huyễn hoảng, phương phức hật hưởng" , (Ngô đô phú ) Ánh sáng rực rỡ, hương thơm tỏa ra.
3. Một âm là "bị". (Danh) Tên đất của nước Lỗ thời Xuân Thu, nay thuộc tỉnh Sơn Đông.

hất

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp xếp lại — Tiếng cười. Cũng nói Hất hất.

hật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vang dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) "Hật hật" tiếng cười. ◇ Đái Biểu Nguyên : "Thiên nữ tiếu hật hật" (Bát nguyệt thập lục nhật Trương viên ngoạn nguyệt đắc nhất tự ).
2. (Động) Vang ra, rải ra, truyền ra. ◇ Tả Tư : "Quang sắc huyễn hoảng, phương phức hật hưởng" , (Ngô đô phú ) Ánh sáng rực rỡ, hương thơm tỏa ra.
3. Một âm là "bị". (Danh) Tên đất của nước Lỗ thời Xuân Thu, nay thuộc tỉnh Sơn Đông.

Từ điển Thiều Chửu

① Vang dậy.
② Hật hưởng loài muỗi nhặng, vì nó bay họp từng đàn rất đông, nên nói về sự gì hưng thịnh cũng gọi là hật hưởng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Truyền ra, rải ra;
② Siêng năng, cần cù;
③ 【】hật hưởng [xìxiăng] a. Như nghĩa ①; b. Hưng thịnh, đông nhiều; c. Chỉ sự cảm ứng của thần linh.
sī ㄙ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tách ra, tẽ ra
2. ấy, đó

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tách ra, ghẽ ra, bửa ra. ◇ Thi Kinh : "Mộ môn hữu cức, phủ dĩ tư chi" , (Trần phong , Mộ môn ) Cửa mộ có cây gai, Lấy rìu bửa ra.
2. (Động) Cách xa. ◇ Liệt Tử : "Hoa Tư Thị chi quốc (...), bất tri tư Tề quốc kỉ thiên vạn lí" (...), (Hoàng đế ) Nước Hoa Tư Thị (...), không biết cách nước Tề bao nhiêu vạn dặm.
3. (Đại) Cái này, chỗ này, ở đây. ◎ Như: "sanh ư tư, trưởng ư tư" , sinh ra ở đây, lớn lên ở đây.
4. (Tính) Tính từ chỉ định: này, đây. ◎ Như: "tư nhân" người này. ◇ Cao Bá Quát : "Thiên địa hữu tư sơn, Vạn cổ hữu tư tự" , (Quá Dục Thúy sơn ) Trời đất có núi này, Muôn thuở có chùa này. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kì hỉ dương dương giả hĩ" , , , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Lên lầu này, thì trong lòng khoan khoái, tinh thần vui vẻ, sủng nhục đều quên hết, cầm chén rượu hứng gió, thích thú biết bao.
5. (Tính) Trắng. ◇ Thi Kinh : "Hữu thỏ tư thủ" (Tiểu nhã , Ngư tảo chi thập ) Có con thỏ đầu trắng.
6. (Liên) Thì, bèn. ◎ Như: "thanh tư trạc anh" trong thì giặt lèo mũ.
7. (Giới) Của. § Cũng như "chi" , "đích" . ◇ Thi Kinh : "Chung tư vũ, sân sân hề, nghi nhĩ tử tôn, chân chân hề" , , , (Chu Nam , Chung tư ) Cánh của con giọt sành, tụ tập đông đảo hề, thì con cháu mày, đông đúc hề.
8. (Trợ) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "ni" . ◇ Thi Kinh : "Bỉ hà nhân tư, kì tâm khổng gian" , (Tiểu nhã , Hà nhân tư ) Kẻ nào thế kia, Mà lòng nham hiểm?
9. (Trợ) Biểu thị cảm thán. § Tương đương với "a" , "a" . ◇ Thi Kinh : "Ân tư cần tư, Dục tử chi mẫn tư" , (Bân phong , Si hào ) Ân cần làm sao, Đứa trẻ ấy đáng thương làm sao.
10. (Trợ) § Tương đương với "thị" , dùng trong câu đảo trang. ◇ Thi Kinh : "Bằng tửu tư hưởng, Viết sát cao dương" , (Bân phong , Thất nguyệt ) Bày hai chén rượu cùng uống, Nói rằng: Giết con dê con.
11. (Danh) Họ "Tư".

Từ điển Thiều Chửu

① Ghẽ ra, tách rời ra.
② Ấy, như tư nhân người ấy.
③ Thì, bèn, như thanh tư trạc anh trong thì giặt lèo mũ.
④ Trắng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tách ra, bửa ra, chẻ ra: Bửa nó ra bằng rìu (Thi Kinh);
② Này, cái này, chỗ này, ở đây: Người này; Lúc này; Đẻ ở đây, lớn ở đây; Có viên ngọc đẹp ở chốn này (Luận ngữ);
③ Mới, thì (dùng như , bộ ): Có mắt mới trông thấy; Ta muốn đức nhân thì đức nhân đến (Luận ngữ);
④ Trợ từ giữa hoặc cuối câu (dùng để điều hòa âm tiết): Các ngựa đều khỏe mạnh (Thi Kinh); Ta thật xót thương (Thi Kinh);
⑤ Đặt sau hình dung từ để chỉ thức dạng (dùng như , bộ ): Văn vương bừng bừng nổi giận (Thi Kinh);
⑥ Đặt giữa định ngữ và từ trung tâm (dùng như , bộ 丿, hoặc , bộ ): Bèn lập kho lúa số ngàn, bèn chế ra xe số vạn (Thi Kinh);
⑦ Màu trắng: Có con thỏ đầu trắng (Thi Kinh);
⑧ Thấp, hèn: 祿 Chức thấp lộc ít (Hậu Hán thư: Tả Chu Hoàng liệt truyện);
⑨ Cách: Không biết cách Trung Quốc mấy ngàn vạn dặm (Liệt tử);
⑩ [Si] (Họ) Tư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thì. Ấy là — Cái ấy — Gãy lìa ra. Chia lìa.

Từ ghép 22

chiết, đề
shé ㄕㄜˊ, zhē ㄓㄜ, zhé ㄓㄜˊ

chiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bẻ gãy
2. gấp lại, gập lại
3. lộn nhào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gãy, bẻ gãy. ◎ Như: "chiết đoạn nhất căn thụ chi" bẻ gãy một cành cây. ◇ Đỗ Mục : "Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu" (Xích Bích hoài cổ ) Ngọn kích gãy chìm trong bãi cát (đã lâu ngày) mà sắt vẫn chưa tiêu.
2. (Động) Phán đoán. ◎ Như: "chiết ngục" phán đoán hình ngục, "chiết trung" điều hòa hợp đúng, không thái quá không bất cập.
3. (Động) Uốn cong, bẻ cong. ◇ Tấn Thư : "Ngô bất năng vi ngũ đẩu mễ chiết yêu" (Đào Tiềm truyện ) Ta không thể vì năm đấu gạo (mà chịu) khom lưng.
4. (Động) Phục, bội phục. ◎ Như: "chiết phục" bội phục.
5. (Động) Gấp, xếp. ◎ Như: "chiết cân" gấp khăn. § Cũng như .
6. (Động) Nhún. ◎ Như: "chiết tiết hạ sĩ" nhún mình tiếp kẻ sĩ.
7. (Động) Trách bị, bắt bẻ. ◇ Sử Kí : "Ư kim diện chiết đình tránh" (Lữ Thái Hậu bổn kỉ ) Nay bắt bẻ ngay mặt ở nơi triều đình.
8. (Động) Hủy đi. ◎ Như: "chiết khoán" hủy văn tự nợ đi.
9. (Động) Chết non. ◎ Như: "yểu chiết" , "đoản chiết" đều nghĩa là chết non cả.
10. (Động) Tổn thất, hao tổn. ◎ Như: "chiết bản" lỗ vốn, "chiết thọ" tổn thọ.
11. (Động) Trừ bớt. ◎ Như: "chiết khấu" .
12. (Động) Đổi lấy, đền thay. ◎ Như: "chiết sắc" lấy cái này đền thay cái kia, "dĩ mễ chiết tiền" lấy gạo đổi lấy tiền.
13. (Động) Đắp đất làm chỗ tế.
14. (Động) Đổi phương hướng.
15. (Danh) Sự trắc trở, vấp ngã, thất bại. ◎ Như: "bách chiết bất hồi" trăm (nghìn) trắc trở không (làm cho) nản chí.
16. (Danh) Số chia thập phân. ◎ Như: bảy phần mười gọi là "thất chiết" , tám phần mười gọi là "bát chiết" , 75 phần trăm gọi là "thất ngũ chiết" .
17. (Danh) Đồ tống táng thời cổ.
18. (Danh) Tên một nét viết chữ Hán, ngoạch sang một bên.
19. Một âm là "đề". (Tính) "Đề đề" ung dung, an nhàn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bẻ gẫy.
② Phán đoán, như chiết ngục phán đoán hình ngục, chiết trung chất chính sự ngờ, v.v.
③ Cong, sự gì không phải là sự được thẳng suốt gọi là chiết. Như chuyển chiết , chu chiết đều là ý nghĩa gàng quải mắc míu cả. Nghiêng mình sấp xuống gọi là khánh chiết .
④ Nhún, như chiết tiết hạ sĩ nhún mình tiếp kẻ sĩ.
⑤ Tỏa chiết, vấp ngã. Như bách chiết bất hồi trăm lần tỏa chiết không trùng.
⑥ Bẻ bắt, như diện chiết đình tránh bắt bẻ giữa mặt ở nơi triều đình.
⑦ Hủy đi, như chiết khoán hủy văn tự nợ đi.
⑧ Chết non, như yểu chiết , đoản chiết đều nghĩa là chết non cả.
⑨ Số đã chia, như số gì chia mười phần thứ bảy gọi là thất chiết , phần thứ tám gọi là bát chiết , 75 phần trăm gọi là thất ngũ chiết , v.v.
⑩ Thiếu thốn, như chiết bản lỗ vốn.
⑪ Sóng ngang, đền thay. Như chiết sắc lấy cái này đền thay cái kia.
⑫ Ðắp đất làm chỗ tế.
⑬ Ðồ tống táng.
⑭ Một âm là đề. Ðề đề dẽ dàng, an nhàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gãy: Chiếc gậy gãy rồi; Cây kích gãy chìm trong cát, sắt còn chưa tiêu (Đỗ Mục: Xích Bích hoài cổ);
② Hao tốn, lỗ: Hụt vốn, lỗ vốn;
③ [Shé] (Họ) Chiết. Xem [zhe], [zhé].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gãy, bẻ gãy: Gãy cẳng; Bẻ gẫy một cành cây; Người con ham cỡi ngựa, té gãy đùi (Hoài Nam tử);
② Hao tổn, tổn thất: Hao binh tổn tướng;
③ Chết: Chết non, chết yểu;
④ Quay lại, lộn lại, trở về: Đi được nửa đường lại trở về.
⑤ Gập, gấp, xếp: Gấp quần áo; Thước xếp;
⑥ Trừ, giảm, khấu, chiết giá: Trừ 10%; Chiết giá 15%; Khấu đầu khấu đuôi;
⑦ (Tính) bằng, tính ra, đổi thành, quy ra: Một công trâu bằng hai công người; ? Số ngoại tệ này đổi ra được bao nhiêu đồng Việt Nam?;
⑧ Phục: Cảm phục;
⑨ Quanh co, trắc trở, vấp ngã, tỏa chiết: Quanh co, khúc chiết; Trăm nghìn trắc trở cũng không sờn lòng;
⑩ (văn) Phán đoán: Phán đoán hình ngục;
⑪ (văn) Nhún: Nhún mình tiếp kẻ sĩ;
⑫ (văn) Bẻ bắt: Bắt bẻ ngay mặt giữa nơi triều đình;
⑬ (văn) Hủy bỏ: Hủy bỏ văn tự (giấy) nợ;
⑭ Sổ: (Quyển) sổ con; Sổ gởi tiền tiết kiệm. Xem [shé], [zhe].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (khn) Lộn, lộn nhào: Lộn nhào;
② Đổ ụp xuống: Lỡ tay, chén canh đổ ụp xuống;
③ Đổ qua đổ lại: Nước nóng quá, lấy hai cái chén đổ qua đổ lại cho nguội. Xem [shé], [zhé].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bẻ gãy. Nghĩa bóng chỉ sự đau đớn, bị hành hạ. Cung oán ngâm khúc có câu: » Kìa những kẻ thiên ma bạch chiết « — Chịu khuất phục. Cam lòng — Chết yểu, chết trẻ — Đáng lẽ phải đọc Triết.

Từ ghép 40

đề

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gãy, bẻ gãy. ◎ Như: "chiết đoạn nhất căn thụ chi" bẻ gãy một cành cây. ◇ Đỗ Mục : "Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu" (Xích Bích hoài cổ ) Ngọn kích gãy chìm trong bãi cát (đã lâu ngày) mà sắt vẫn chưa tiêu.
2. (Động) Phán đoán. ◎ Như: "chiết ngục" phán đoán hình ngục, "chiết trung" điều hòa hợp đúng, không thái quá không bất cập.
3. (Động) Uốn cong, bẻ cong. ◇ Tấn Thư : "Ngô bất năng vi ngũ đẩu mễ chiết yêu" (Đào Tiềm truyện ) Ta không thể vì năm đấu gạo (mà chịu) khom lưng.
4. (Động) Phục, bội phục. ◎ Như: "chiết phục" bội phục.
5. (Động) Gấp, xếp. ◎ Như: "chiết cân" gấp khăn. § Cũng như .
6. (Động) Nhún. ◎ Như: "chiết tiết hạ sĩ" nhún mình tiếp kẻ sĩ.
7. (Động) Trách bị, bắt bẻ. ◇ Sử Kí : "Ư kim diện chiết đình tránh" (Lữ Thái Hậu bổn kỉ ) Nay bắt bẻ ngay mặt ở nơi triều đình.
8. (Động) Hủy đi. ◎ Như: "chiết khoán" hủy văn tự nợ đi.
9. (Động) Chết non. ◎ Như: "yểu chiết" , "đoản chiết" đều nghĩa là chết non cả.
10. (Động) Tổn thất, hao tổn. ◎ Như: "chiết bản" lỗ vốn, "chiết thọ" tổn thọ.
11. (Động) Trừ bớt. ◎ Như: "chiết khấu" .
12. (Động) Đổi lấy, đền thay. ◎ Như: "chiết sắc" lấy cái này đền thay cái kia, "dĩ mễ chiết tiền" lấy gạo đổi lấy tiền.
13. (Động) Đắp đất làm chỗ tế.
14. (Động) Đổi phương hướng.
15. (Danh) Sự trắc trở, vấp ngã, thất bại. ◎ Như: "bách chiết bất hồi" trăm (nghìn) trắc trở không (làm cho) nản chí.
16. (Danh) Số chia thập phân. ◎ Như: bảy phần mười gọi là "thất chiết" , tám phần mười gọi là "bát chiết" , 75 phần trăm gọi là "thất ngũ chiết" .
17. (Danh) Đồ tống táng thời cổ.
18. (Danh) Tên một nét viết chữ Hán, ngoạch sang một bên.
19. Một âm là "đề". (Tính) "Đề đề" ung dung, an nhàn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bẻ gẫy.
② Phán đoán, như chiết ngục phán đoán hình ngục, chiết trung chất chính sự ngờ, v.v.
③ Cong, sự gì không phải là sự được thẳng suốt gọi là chiết. Như chuyển chiết , chu chiết đều là ý nghĩa gàng quải mắc míu cả. Nghiêng mình sấp xuống gọi là khánh chiết .
④ Nhún, như chiết tiết hạ sĩ nhún mình tiếp kẻ sĩ.
⑤ Tỏa chiết, vấp ngã. Như bách chiết bất hồi trăm lần tỏa chiết không trùng.
⑥ Bẻ bắt, như diện chiết đình tránh bắt bẻ giữa mặt ở nơi triều đình.
⑦ Hủy đi, như chiết khoán hủy văn tự nợ đi.
⑧ Chết non, như yểu chiết , đoản chiết đều nghĩa là chết non cả.
⑨ Số đã chia, như số gì chia mười phần thứ bảy gọi là thất chiết , phần thứ tám gọi là bát chiết , 75 phần trăm gọi là thất ngũ chiết , v.v.
⑩ Thiếu thốn, như chiết bản lỗ vốn.
⑪ Sóng ngang, đền thay. Như chiết sắc lấy cái này đền thay cái kia.
⑫ Ðắp đất làm chỗ tế.
⑬ Ðồ tống táng.
⑭ Một âm là đề. Ðề đề dẽ dàng, an nhàn.
nhiễm
rǎn ㄖㄢˇ

nhiễm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhiễm, mắc, lây
2. nhuộm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhuộm. ◎ Như: "nhiễm bố" nhuộm vải.
2. (Động) Vẩy màu, rắc mực (khi viết vẽ). ◇ Tương Phòng : "Sanh tố đa tài tư, thụ bút thành chương. (...) nhiễm tất, mệnh tàng ư bảo khiếp chi nội" , . (...) , (Hoắc Tiểu Ngọc truyện ) Sinh ra vốn nhiều tài năng, cầm bút thành văn. (...) vẩy mực xong, sai cất giữ trong tráp quý.
3. (Động) Vấy, thấm, dính bẩn. ◎ Như: "nhất trần bất nhiễm" không dính một hạt bụi nào. ◇ Vương An Thạch : "Hoang yên lương vũ trợ nhân bi, Lệ nhiễm y cân bất tự tri" , (Tống Hòa Phủ ) Khói hoang mưa lạnh làm cho người buồn thêm, Nước mắt thấm vào khăn áo mà không hay.
4. (Động) Lây, mắc phải. ◎ Như: "truyền nhiễm" truyền lây, "nhiễm bệnh" lây bệnh.
5. (Danh) Quan hệ nam nữ không chính đính. ◎ Như: "lưỡng nhân hữu nhiễm" hai người có dây dưa.
6. (Danh) Họ "Nhiễm".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhuộm, dùng các thuốc mùi mà nhuộm các thứ đồ gọi là nhiễm.
② Nhiễm dần, ở với những người hay rồi mình cũng hay, ở với những kẻ hư rồi mình cũng hư gọi là nhiễm.
③ Lây, một kẻ bị bệnh lây sang kẻ khác gọi là truyền nhiễm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhuộm: Nhuộm vải; Nhà máy in mhuộm;
② Lây, lây nhiễm, tiêm nhiễm, mắc: Truyền nhiễm, lây; Nhiễm bệnh, bị lây bệnh; Tiêm nhiễm thói xấu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhuộm vải lụa cho có màu — Lâu dần thành quen, như nhuốm vào người — Nhuốm bệnh. Lây bệnh.

Từ ghép 21

nộ
nù ㄋㄨˋ

nộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giận, nổi cáu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giận dữ, cáu tức. ◎ Như: "phẫn nộ" phẫn hận, nổi giận. ◇ Đỗ Phủ : "Lại hô nhất hà nộ, Phụ đề nhất hà khổ" , (Thạch Hào lại ) Kẻ lại giận dữ hò hét, Bà già kêu khóc khổ sở.
2. (Động) Khiển trách. ◇ Lễ Kí : "Nhược bất khả giáo nhi hậu nộ chi" (Nội tắc ) Nếu không dạy được, thì sau mới quở trách.
3. (Danh) Sự giận dữ, lòng cáu tức. ◎ Như: "não tu thành nộ" xấu hổ quá thành ra giận dữ. ◇ Luận Ngữ : "Bất thiên nộ, bất nhị quá" , (Ung dã ) Không có tính giận lây, không có lỗi nào phạm tới hai lần.
4. (Tính) Vẻ giận, tức. ◎ Như: "nộ khí xung thiên" khí giận bừng bừng (xông lên tới trời).
5. (Tính) Cứng cỏi, cường ngạnh. ◎ Như: "nộ mã" ngựa bất kham.
6. (Tính) Khí thế mạnh mẽ. ◎ Như: "nộ trào" thủy triều lớn mạnh, "nộ đào" sóng dữ.
7. (Phó) Đầy dẫy, thịnh vượng. ◎ Như: "tâm hoa nộ phóng" lòng như mở hội. ◇ Trang Tử : "Thảo mộc nộ sanh" (Ngoại vật ) Cây cỏ mọc tưng bừng.
8. (Phó) Phấn phát, hăng hái. ◇ Trang Tử : "Nộ nhi phi, kì dực nhược thùy thiên chi vân" , (Tiêu dao du ) Vùng dậy mà bay, cánh nó như đám mây rủ ngang trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Giận, cảm thấy một sự gì trái ý mà nổi cơn cáu tức lên gọi là chấn nộ nghĩa là đùng đùng như sấm như sét, phần nhiều chỉ về sự giận của người tôn quý.
② Phấn phát, khí thế mạnh dữ không thể át được gọi là nộ, như nộ trào sóng dữ, nộ mã ngựa bất kham, thảo mộc nộ sinh cây cỏ mọc tung, v.v.
③ Oai thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tức giận;
② Khí thế mạnh mẽ: Ngựa bất kham; Cây cỏ mọc rộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giận dữ. Td: Phẫn nộ — Mạnh mẽ, dữ dội — Người Triệu Ân đời nhà Đường nói rằng: ( Nộ giả thường tình tiếu giả bất khả trắc ). Có điều gì không bằng lòng mà giận thì là thường tình, chứ cười thì khó lường được. » Giận dầu ra, dạ thế thường, cười dầu mới thực không lường hiểm sâu « ( Kiều ).

Từ ghép 21

hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: Vì sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); ? Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): ! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: ? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: ? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , ? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: Lí do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

kính
jìng ㄐㄧㄥˋ

kính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tôn trọng, kính trọng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tôn trọng. ◎ Như: "kính trọng" coi trọng người khác, "kính lão tôn hiền" kính trọng người già tôn quý người hiến tài.
2. (Động) Mời, dâng (tỏ lòng kính cẩn). ◎ Như: "kính trà" dâng trà, "kính tửu" mời rượu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hựu mệnh Bảo Ngọc: Dã kính nhĩ tả tả nhất bôi" : (Đệ ngũ thập tứ hồi) Lại sai Bảo Ngọc: Đến mời chị cháu một chén.
3. (Phó) Thận trọng, cung kính. ◎ Như: "kính tặng" kính tặng, "kính hạ" kính mừng. ◇ Luận Ngữ : "Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung" , , (Tử Lộ ) Khi nhàn cư phải khiêm cung, khi làm việc phải nghiêm trang thận trọng, giao thiệp với người phải trung thực.
4. (Danh) Sự cung kính.
5. (Danh) Lễ vật (để tỏ lòng kính trọng, chúc mừng hoặc cảm tạ). ◎ Như: "hạ kính" lễ vật kính mừng, "tiết kính" tiền của kính tặng nhân dịp tiết lễ.
6. (Danh) Họ "Kính".

Từ điển Thiều Chửu

① Cung kính ngoài dáng mặt không có vẻ cợt nhợt trễ nải gọi là cung , trong lòng không một chút láo lếu gọi là kính .
② Kính biếu, mượn một vật gì đưa cho người để tỏ lòng kính của mình gọi là kính.
③ Thận trọng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kính: Kính yêu;
② Xin: Xin cám ơn;
③ Xin mời, chúc: Xin mời hút thuốc; Mời rượu, chúc rượu;
④ (văn) Thận trọng;
⑤ [Jìng] (Họ) Kính.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng nghiêm chỉnh, coi trọng người khác — Thận trọng giữ gìn ngôn ngữ cử chỉ.

Từ ghép 17

quản
guǎn ㄍㄨㄢˇ

quản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cai quản, trông nom
2. cái bút
3. ống tròn
4. ống sáo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ống sáo, làm bằng tre, có sáu lỗ.
2. (Danh) Chỉ chung các nhạc khí thổi được, như ống sáo, ống tiêu, kèn. ◇ Nguyễn Du : "Quản huyền nhất biến tạp tân thanh" (Thăng Long ) Đàn sáo một loạt thay đổi, chen vào những thanh điệu mới.
3. (Danh) Ống. § Phàm vật gì tròn rỗng giữa đều gọi là "quản". ◎ Như: "huyết quản" mạch máu, "dĩ quản khuy thiên" lấy ống nhòm trời, ý nói chê kẻ kiến thức hẹp hòi. § Ghi chú: Bây giờ ai tự bày ý kiến mình cũng tự nói nhún là "quản kiến" kiến thức hẹp hòi.
4. (Danh) Mượn chỉ cái bút. ◎ Như: "ác quản" cầm bút, "đồng quản" quản bút đỏ. § Ghi chú: Quản bút dùng chép sử các đàn bà giỏi, dùng quản đỏ để tỏ cái tấm lòng son, vì thế "đồng quản" dùng làm lời khen đàn bà giỏi. ◇ Thi Kinh : "Di ngã đồng quản" (Bội phong , Tĩnh nữ ) Tặng cho ta cán bút đỏ.
5. (Danh) Cái khóa, cái then khóa. ◇ Tả truyện : "Trịnh nhân sử ngã chưởng kì bắc môn chi quản" 使 (Hi công tam thập nhị niên ).
6. (Danh) Phép tắc. ◇ Tuân Tử : "Thánh nhân dã giả, đạo chi quản dã" , (Nho hiệu ).
7. (Danh) Họ "Quản".
8. (Tính) Hẹp, ít, nhỏ. ◎ Như: "quản kiến" kiến thức hẹp hòi (khiêm từ).
9. (Động) Bao dong, bao quát. ◇ Lễ Kí : "Nhạc thống hòa, lễ biện dị, lễ nhạc chi thuyết, quản hồ nhân tình hĩ" , , , (Nhạc kí ).
10. (Động) Trông coi, đứng đầu. ◎ Như: "chưởng quản" cai quản, "quản hạt" đứng đầu trông coi.
11. (Động) Câu thúc, gò bó, dạy bảo. ◎ Như: "quản thúc" bắt giữ, ràng buộc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Can đích ngã quản bất đắc, nhĩ thị ngã đỗ lí điệu xuất lai đích, nan đạo dã bất cảm quản nhĩ bất thành?" , , (Đệ ngũ thập cửu hồi) Con nuôi tao không dạy được, chứ mày là con trong bụng đẻ ra, chẳng lẽ tao cũng không dám dạy hay sao?
12. (Động) Đảm nhiệm, phụ trách, trông nom. ◎ Như: "quản lưỡng cá hài tử" trông nom hai đứa trẻ.
13. (Động) Can thiệp, quan hệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khứ bất khứ, quản ngã thập ma sự?" , (Đệ nhị thập nhị hồi) Đi hay không đi, liên can gì đến tôi?
14. (Động) Quan tâm đến. ◎ Như: "biệt quản tha, ngã môn tiên tẩu" , đừng bận tâm đến nó, chúng ta đi trước.
15. (Phó) Bảo đảm, chắc chắn. ◇ Tây du kí 西: "Bệ hạ khoan tâm, vi thần quản tống bệ hạ hoàn dương, trùng đăng Ngọc quan" , , (Đệ thập nhất hồi) Bệ hạ yên tâm, hạ thần chắc chắn đưa bệ hạ về cõi trần, lại lên ngôi báu.
16. (Trợ) Dùng kèm theo chữ "khiếu" : kêu là. ◎ Như: "đại gia đô quản tha khiếu đại ca" mọi người đều kêu anh ta là đại ca.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái sáo nhỏ. Nguyễn Du : Quản huyền nhất biến tạp tân thanh đàn sáo một loạt thay đổi, chen vào những thanh điệu mới.
② Phàm vật gì tròn rỗng giữa đều gọi là quản, như huyết quản mạch máu, dĩ quản khuy thiên lấy ống nhòm trời, ý nói chê kẻ kiến thức hẹp hòi. Bây giờ ai tự bày ý kiến mình cũng tự xưng là quản kiến là vì cớ đó.
③ Cái cán bút, Kinh Thi có câu: Dy ngã đồng quản để lại cho ta cán bút đỏ, ý nói về sử kí đàn bà, nay ta xưng tụng cái đức tính hay sự học thức của đàn bà là đồng quản là ví cớ đó. Tục gọi cầm bút là ác quản .
④ Cai quản, được toàn quyền coi sóc công việc gì gọi là quản, như chưởng quản , quản hạt đều là một ý ấy cả. Tục nói can thiệp đến là quản , không can thiệp đến là bất quản .
⑤ Cái khóa, cái then khóa.
⑥ Quản thúc, coi sóc bó buộc không cho vượt ra ngoài khuôn phép đã định gọi là quản thúc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ống: Ống dẫn dầu mỏ; Ống cao su;
② Quản, ống sáo: Nhạc thổi và dây;
③ (loại) Cây, ống: Một cây bút lông; Một ống kem đánh răng;
④ (văn) Cán bút: Để lại cho ta cán bút đỏ (Thi Kinh);
⑤ (văn) Khóa, then khóa;
⑥ Trông nom, coi, phụ trách: Trông nom hai đứa trẻ; Phụ trách việc ăn uống;
⑦ Bảo đảm: Bảo đảm mỗi mẫu sẽ thu được 300 cân lúa mì;
⑧ [Guăn] (Họ) Quản.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cán bút — Ống sáo bằng trúc, một thứ nhạc khí — Cái ống. Td: Huyết quản ( ống chứa máu trong thân thể ) — Đứng đầu coi sóc công việc — Ta còn hiểu là để ý tới, ngại ngùng. Đoạn trường tân thanh có câu: » Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu «.

Từ ghép 48

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.