quốc
guó ㄍㄨㄛˊ

quốc

phồn thể

Từ điển phổ thông

đất nước, quốc gia

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất phong cho chư hầu hoặc quân vương ngày xưa (thực ấp). ◎ Như: "Lỗ quốc" , "Tề quốc" .
2. (Danh) Nước, có đất, có dân, có chủ quyền. ◎ Như: "Trung quốc" , "Mĩ quốc" .
3. (Danh) Miền, địa phương. ◎ Như: "thủy hương trạch quốc" vùng sông nước. ◇ Vương Duy : "Hồng đậu sanh nam quốc, Xuân lai phát kỉ chi" , (Tương tư ) Đậu đỏ sinh ra ở xứ miền nam, Xuân đến mọc mấy cành.
4. (Danh) Họ "Quốc".
5. (Tính) Đại biểu cho quốc gia. ◎ Như: "quốc kì" , "quốc ca" .
6. (Tính) Thuộc về quốc gia. ◎ Như: "quốc nhân" người trong nước, "quốc thổ" đất đai quốc gia, lãnh thổ quốc gia.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước, có đất có dân, có quyền cai trị gọi là nước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước, quốc: Tổ quốc; Nước ngoài; Giữ nhà giữ nước; Quốc kì; Quốc tịch;
② (Của) Trung Quốc, trong nước: Tranh Trung Quốc; Sản phẩm trong nước (do Trung Quốc sản xuất);
③ [Guó] (Họ) Quốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một nước, chỉ chung lĩnh thổ, dân chúng và chính quyền.

Từ ghép 190

ái quốc 愛國anh quốc 英國áo quốc 奧國bạch vân quốc ngữ thi 白雲國語詩bản quốc 本國báo quốc 報國bát quốc tập đoàn phong hội 八國集團峰會bế quan tỏa quốc 閉關鎖國bệnh quốc 病國bệnh quốc ương dân 病國殃民các quốc 各國chiến quốc 戰國cố quốc 故國cử quốc 舉國cường quốc 強國dân quốc 民國dị quốc 異國đại nam quốc sử diễn ca 大南國史演歌đảo quốc 島國đế quốc 帝國địch quốc 敵國đông nam á quốc gia liên minh 東南亞國家聯盟đức quốc 德國đương quốc 當國hạ quốc 下國hải quốc 海國hàn quốc 韓國hồng châu quốc ngữ thi tập 洪州國語詩集hồng đức quốc âm thi tập 洪徳國音詩集hợp chúng quốc 合衆國hưng quốc 興國ích quốc 益國khai quốc 開國kiến quốc 建國kinh quốc 經國lạc quốc 樂國lân quốc 鄰國lập quốc 立國lí quốc 理國liệt quốc 列國lục quốc 六國mại quốc 賣國mẫu quốc 母國mĩ quốc 美國mỹ quốc 美國ngã quốc 我國ngoại quốc 外國pháp quốc 法國phật quốc 佛國phiên quốc 藩國phú quốc 富國phục quốc 復國quân quốc 軍國quốc âm 國音quốc bản 國本quốc bảo 國寶quốc binh 國兵quốc bính 國柄quốc bộ 國步quốc ca 國歌quốc chủ 國主quốc cố 國故quốc công 國公quốc cữu 國舅quốc dân 國民quốc dân đảng 國民黨quốc doanh 國營quốc duệ 國裔quốc dụng 國用quốc duy 國維quốc điển 國典quốc định 國定quốc độ 國度quốc đố 國蠹quốc đô 國都quốc gia 國家quốc gia chủ nghĩa 國家主義quốc giao 國交quốc giáo 國教quốc hiến 國憲quốc hiệu 國號quốc họa 國禍quốc hoa 國花quốc hoa 國華quốc hóa 國貨quốc hội 國會quốc hồn 國魂quốc huy 國徽quốc húy 國諱quốc hương 國香quốc hữu 國有quốc hữu hóa 國有化quốc kế 國計quốc khánh 國慶quốc khí 國氣quốc khố 國庫quốc khố khoán 國庫券quốc kì 國旗quốc kỳ 國旗quốc lập 國立quốc lực 國力quốc mạch 國脉quốc mẫu 國母quốc mệnh 國命quốc nạn 國難quốc ngoại 國外quốc ngữ 國語quốc nhạc 國樂quốc nội 國內quốc nội 國内quốc pháp 國法quốc phí 國費quốc phòng 國防quốc phong 國風quốc phú 國富quốc phụ 國父quốc quang 國光quốc quyền 國權quốc sản 國產quốc sắc 國色quốc sắc thiên hương 國色天香quốc sĩ 國士quốc sự 國事quốc sứ 國使quốc sử 國史quốc sư 國師quốc sự phạm 國事犯quốc sử quán 國史館quốc tang 國喪quốc táng 國葬quốc tặc 國賊quốc tệ 國幣quốc tệ 國敝quốc tế 國際quốc tế công pháp 國際公法quốc tế địa vị 國際地位quốc tế hóa tệ kim tổ chức 國際貨幣基金組織quốc tế mậu dịch 國際貿易quốc tế thái không trạm 國際太空站quốc tế tư pháp 國際私法quốc thần 國神quốc thế 國勢quốc thể 國體quốc thị 國是quốc thích 國戚quốc thủ 國手quốc thù 國讐quốc thuật 國術quốc thuế 國稅quốc tỉ 國壐quốc tịch 國籍quốc tính 國姓quốc tính 國性quốc tộc 國族quốc trái 國債quốc trụ 國柱quốc túy 國粹quốc tử 國子quốc tử giám 國子監quốc tử tế tửu 國子祭酒quốc tử tư nghiệp 國子司業quốc uy 國威quốc văn 國文quốc vận 國運quốc vụ 國務quốc vụ khanh 國務卿quốc vương 國王quý quốc 貴國siêu quốc gia 超國家sở quốc 楚國sứ bắc quốc ngữ thi tập 使北國語詩集tá quốc khanh 佐國卿tam quốc 三國thái quốc 泰國thuộc quốc 屬國thủy quốc 水國thượng quốc 上國toàn quốc 全國tổ quốc 祖國trị quốc 治國trung quốc 中國tuẫn quốc 殉國tướng quốc 相國ưu quốc 憂國vạn quốc 萬國vong quốc 亡國vọng quốc 望國vô quốc giới y sinh tổ chức 無國界醫生組織xa quốc 奢國y quốc 醫國
dạng
xiàng ㄒㄧㄤˋ, yàng ㄧㄤˋ

dạng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hình dạng, dáng vẻ
2. mẫu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hình dạng, hình thức. ◎ Như: "đồ dạng" hình vẽ, "y dạng họa hồ lô" giống y một kiểu (ý nói chỉ là mô phỏng, bắt chước, thiếu sáng tạo).
2. (Danh) Chủng loại, dáng, kiểu, cách. ◎ Như: "các thức các dạng" lắm thứ nhiều loại. ◇ Tô Thức : "Tiếp thiên liên diệp vô cùng bích, Ánh nhật hà hoa biệt dạng hồng" , (Tây hồ tuyệt cú 西) Liền trời lá biếc vô cùng tận, Ánh chiếu hoa sen một dáng hồng.
3. (Danh) Lượng từ: loại, thứ, món. ◎ Như: "kỉ dạng" mấy thứ, "tứ dạng nhi điểm tâm" bốn món điểm tâm, "lục dạng tiểu thái" sáu món nhắm.
4. (Danh) Vật phẩm dùng làm mẫu hay làm tiêu chuẩn. ◎ Như: "dạng phẩm" phẩm vật làm mẫu, "hóa dạng" mẫu hàng.
5. (Danh) Một tiếng xưng hô kính trọng bên Nhật Bản. ◎ Như: "mỗ dạng" ngài nào đó.

Từ điển Thiều Chửu

① Hình dạng, chế tạo đồ gì cũng có cái mẫu để coi gọi là dạng.
② Loài, thứ, như kỉ dạng mấy thứ.
③ Một tiếng xưng hô kính trọng bên Nhật Bản, như mỗ dạng cũng như ta nói ông là ngài vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kiểu, hình dáng: Kiểu mới; Hai năm không gặp mặt, anh ấy vẫn như trước;
② Mẫu, mẫu mực: Mẫu hàng; Gương mẫu;
③ Loại, thứ, món, môn: Bốn món điểm tâm; Bài vở của nó môn nào cũng khá; Cửa hàng này có đủ các loại hàng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách thức — Kiểu — Loại. Thứ.

Từ ghép 22

tràng, trường
cháng ㄔㄤˊ, chǎng ㄔㄤˇ

tràng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất trống, rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "quảng tràng" , "thao tràng" .
2. (Danh) Chỗ đông người tụ tập hoặc làm việc. ◎ Như: "hội tràng" chỗ họp, "vận động tràng" sân vận dộng.
3. (Danh) Sân khấu. ◎ Như: "phấn mặc đăng tràng" bôi mày vẽ mặt lên sân khấu.
4. (Danh) Lượng từ: trận, buổi, cuộc. ◎ Như: "nhất tràng điện ảnh" một buổi chiếu bóng.
5. (Danh) Cảnh, đoạn (hí kịch). ◎ Như: "khai tràng" , "phân tràng" , "chung tràng" .
6. § Ghi chú: Ta thường đọc là "trường".

Từ điển Thiều Chửu

① Sân, sửa chỗ đất không cho phẳng phắn gọi là tràng.
② Phàm nhân việc gì mà tụ họp nhiều người đều gọi là tràng, như hội tràng chỗ họp, hí tràng chỗ làm trò, v.v.
③ Tục gọi mỗi một lần là một tràng, nên sự gì mới mở đầu gọi là khai tràng , kết quả gọi là thu tràng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sân (phơi, đập lúa): Sự phơi, đập lúa trên sân;
② (loại) Cơn, lần, trận, cuộc: Mở đầu; Kết thúc; Uống cho đã một trận; Một trận chiến đấu quyết liệt; Một cơn mưa rào;
③ (đph) Chợ, phiên chợ: Đi chợ; Ba ngày họp một phiên chợ. Xem [chăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nơi, chỗ, trường, chợ, sân: Nơi họp, hội trường; Trường thi; Thị trường, chợ; Sân vận động;
② Bãi: Bãi chăn nuôi;
③ Cảnh (kịch): Kịch nói ba màn năm cảnh;
④ Sân khấu: Lên (ra) sân khấu; Bôi mày vẽ mặt lên sân khấu;
⑤ (loại) Buổi, cuộc...: Một buổi chiếu bóng (xi nê); Một cuộc thi bóng. Xem [cháng].

Từ ghép 4

trường

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vùng
2. cái sân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất trống, rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "quảng tràng" , "thao tràng" .
2. (Danh) Chỗ đông người tụ tập hoặc làm việc. ◎ Như: "hội tràng" chỗ họp, "vận động tràng" sân vận dộng.
3. (Danh) Sân khấu. ◎ Như: "phấn mặc đăng tràng" bôi mày vẽ mặt lên sân khấu.
4. (Danh) Lượng từ: trận, buổi, cuộc. ◎ Như: "nhất tràng điện ảnh" một buổi chiếu bóng.
5. (Danh) Cảnh, đoạn (hí kịch). ◎ Như: "khai tràng" , "phân tràng" , "chung tràng" .
6. § Ghi chú: Ta thường đọc là "trường".

Từ điển Thiều Chửu

① Sân, sửa chỗ đất không cho phẳng phắn gọi là tràng.
② Phàm nhân việc gì mà tụ họp nhiều người đều gọi là tràng, như hội tràng chỗ họp, hí tràng chỗ làm trò, v.v.
③ Tục gọi mỗi một lần là một tràng, nên sự gì mới mở đầu gọi là khai tràng , kết quả gọi là thu tràng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sân (phơi, đập lúa): Sự phơi, đập lúa trên sân;
② (loại) Cơn, lần, trận, cuộc: Mở đầu; Kết thúc; Uống cho đã một trận; Một trận chiến đấu quyết liệt; Một cơn mưa rào;
③ (đph) Chợ, phiên chợ: Đi chợ; Ba ngày họp một phiên chợ. Xem [chăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nơi, chỗ, trường, chợ, sân: Nơi họp, hội trường; Trường thi; Thị trường, chợ; Sân vận động;
② Bãi: Bãi chăn nuôi;
③ Cảnh (kịch): Kịch nói ba màn năm cảnh;
④ Sân khấu: Lên (ra) sân khấu; Bôi mày vẽ mặt lên sân khấu;
⑤ (loại) Buổi, cuộc...: Một buổi chiếu bóng (xi nê); Một cuộc thi bóng. Xem [cháng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ đất để tế thần. Cũng đọc Tràng. Td: Đàn tràng — Chỗ đất dành riêng để dùng vào việc gì. Td: Trường thi — Nơi tụ họp đông đảo. Td: Hý trường — Nơi. Chỗ. Td: Chiến trường — Chỗ đua chen. Thơ Nguyễn Công Trứ: » Ra trường danh lợi vinh liền nhục « — Chỉ nơi để học tập, thi cử. Td: Trường quy — Cũng đọc Tràng.

Từ ghép 33

tệ
bì ㄅㄧˋ

tệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vải lụa
2. tiền

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lụa, đời xưa thường dùng làm vật tặng nhau.
2. (Danh) Phiếm chỉ lễ vật.
3. (Danh) Của dùng, tài vật. § Đời xưa cho ngọc là "thượng tệ" , vàng là "trung tệ" , dao vải là "hạ tệ" . ◇ Quản Tử : "Dĩ châu ngọc vi thượng tệ, dĩ hoàng kim vi trung tệ, dĩ đao bố vi hạ tệ" , , (Quốc súc ).
4. (Danh) Tiền. § Từ nhà Hán về sau đều gọi tiền là "tệ". ◎ Như: "hoán tệ" đổi tiền.
5. (Động) Tặng, biếu.

Từ điển Thiều Chửu

① Lụa, đời xưa thường dùng làm đồ tặng nhau.
② Của dùng, đời xưa cho ngọc là thượng tệ , vàng là trung tệ , dao vải là hạ tệ . Từ nhà Hán về sau đều gọi tiền là tệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lụa (thời xưa thường làm đồ tặng nhau);
② Của dùng: Ngọc; Vàng;
③ Tiền: Tiền tệ; Tiền vàng; Tiền đồng; Tiền giấy, giấy bạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vải lụa — Tiền bạc. Td: Tiền tệ.

Từ ghép 12

thăng
shēng ㄕㄥ

thăng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bay lên
2. cái thưng
3. thưng, thăng (đơn vị đo)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lên, lên cao. ◇ Giang Yêm : "Nhật chiếu thủy nhi đông thăng, San xuất ba nhi ẩn một" , (Thạch kiếp phú ) Mặt trời chiếu nước mà mọc lên phía đông, Núi ra khỏi sóng mà ẩn mất.
2. (Động) Tiến lên, lên cấp. ◎ Như: "trạc thăng tể tướng" đề cử thăng cấp làm tể tướng.
3. (Danh) Họ "Thăng".

Từ điển Thiều Chửu

① Mặt trời mới mọc.
② Lên, cùng nghĩa như chữ thăng .
③ Tiến lên, thăng chức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mặt trời mới mọc (mới lên);
② Lên, tiến lên, thăng chức. Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt trời lên cao — Lên cao — Tốt đẹp hơn — Dùng như chữ Thăng .

Từ ghép 9

trạng
zhuàng ㄓㄨㄤˋ

trạng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hình dáng
2. trạng (người đỗ đầu kỳ thi)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hình dạng, dáng. ◎ Như: "kì hình quái trạng" hình dạng quái gở.
2. (Danh) Vẻ mặt, dong mạo. ◇ Liệt nữ truyện : "Kì trạng mĩ hảo vô thất" (Trần nữ Hạ ).
3. (Danh) Tình hình, tình huống. ◎ Như: "bệnh trạng" tình hình của bệnh, "tội trạng" tình hình tội.
4. (Danh) Công trạng, công tích. ◇ Hán Thư : "Nghị tự thương vi phó vô trạng, thường khốc khấp" , (Giả Nghị truyện ).
5. (Danh) Lễ mạo, sự tôn trọng. ◇ Sử Kí : "Chư hầu lại tốt dị thì cố dao sử truân thú quá Tần Trung, Tần Trung lại tốt ngộ chi đa vô trạng" 使, (Hạng Vũ bổn kỉ ) Đám sĩ tốt của chư hầu trước kia đi thú lao dịch qua đất Tần Trung, nay quân sĩ ở Tần Trung phần nhiều đều ngược đãi họ (đối đãi không đủ lễ mạo).
6. (Danh) Bài văn giải bày sự thực để kêu với thần thánh, vua quan. ◇ Thủy hử truyện : "Bán nguyệt chi tiền, dĩ hữu bệnh trạng tại quan, hoạn bệnh vị thuyên" , , (Đệ nhị hồi) Nửa tháng trước, đã có đơn trình quan là bị bệnh, (hiện nay) bệnh tật chưa khỏi.
7. (Danh) Văn chương tự thuật.
8. (Danh) Chỉ văn kiện khen thưởng, ủy nhiệm, v.v.
9. (Danh) Tiếng đặt cuối thư, sớ, hành trạng... (ngày xưa). ◎ Như: "... cẩn trạng" ....
10. (Danh) Chỉ thư từ.
11. (Danh) Đơn kiện. ◎ Như: "tố trạng" đơn tố cáo. ◇ Lỗ Tấn : "Tạo phản thị sát đầu đích tội danh a, ngã tổng yếu cáo nhất trạng" , (A Q chánh truyện Q) Làm phản là tội chém đầu đó a, tao sẽ đưa một tờ đơn tố cáo.
12. (Động) Kể lại, trần thuật. ◇ Nguyên Chẩn : "Sa môn Thích Huệ Kiểu tự trạng kì sự" (Vĩnh Phúc tự thạch bích , Pháp Hoa kinh , Kí ).
13. (Động) Miêu tả, hình dung. ◎ Như: "văn tự bất túc trạng kì sự" không bút nào tả xiết việc này.
14. (Tính) Giống, tựa như. ◇ Ti Không Thự : "Thanh thảo trạng hàn vu, Hoàng hoa tự thu cúc" , (Tảo xuân du vọng ).

Từ điển Thiều Chửu

① Hình trạng (dáng). Tình hình, nhṅư công trạng , tội trạng (tình hình tội), v.v.
② Hình dong ra, như trạng từ lời nói hình dong tỏ rõ một sự gì.
③ Bài trạng, bài văn giải bày sự thực để kêu với thần thánh vua quan gọi là trạng. Cái đơn kiện cũng gọi là trạng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hình, hình dáng, hình dạng: Hình dạng quái gở;
② Tình hình, tình trạng: Bệnh tình; Tình trạng;
③ Tả, kể: Không bút nào tả xiết việc này;
④ Bằng, giấy, thư: Bằng khen, giấy khen; Giấy ủy nhiệm; Thư tín dụng;
⑤ (cũ) Bài trạng (để giãi bày sự thực về một việc gì với thần thánh vua quan);
⑥ (cũ) Đơn kiện: Đơn tố cáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vẻ, cái hình dáng hiện ra bên ngoài. Td: Hình trạng — Kể ra. Td: Cáo trạng — Tờ giấy viết ra điều muốn xin, muốn nói — Trùm lên. Xem Trạng nguyên.

Từ ghép 28

đấu
dòu ㄉㄡˋ

đấu

phồn thể

Từ điển phổ thông

tranh đấu

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng như "đấu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chiến tranh, đánh nhau, dùng sức mà tranh hơn nhau gọi là đấu.
② Ganh tị. Phàm những sự tranh hơn nhau đều gọi là đấu cả. Như đấu trí , đấu pháp nghĩa là dùng trí dùng phép mà tranh hơn nhau. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh nhau: Đánh nhau bằng giáo mác, gậy gộc; Đấm đá nhau; Chọi bò, chọi trâu; Chọi gà, đá gà; Chọi dế, đá dế; Đấu trí; Cãi nhau; Đánh bài; Đấu không lại hắn;
② Ghép lại với nhau: Ghép mộng; Cái áo cộc này ghép bằng các thứ vải hoa. Xem [dôu].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp nhau — Tranh hơn thua — Đánh nhau.

Từ ghép 11

đồ
tú ㄊㄨˊ

đồ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vẽ
2. mưu toan

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tranh vẽ. ◎ Như: "đồ họa" tranh vẽ, "địa đồ" tranh vẽ hình đất, "bản đồ" bản vẽ hình thể đất nước.
2. (Danh) Cương vực, lãnh thổ. ◎ Như: "bản đồ liêu khoát, địa đại vật bác" , cương vực rộng lớn, đất to vật nhiều.
3. (Danh) Ý muốn, tham vọng. ◇ Nguyễn Du : "Lưu thủy phù vân thất bá đồ" (Sở vọng ) Nước trôi mây nổi, sạch hết mưu đồ làm bá làm vua.
4. (Động) Vẽ, hội họa. ◇ Tây du kí 西: "Ngã kí đắc tha đích mô dạng, tằng tương tha sư đồ họa liễu nhất cá ảnh, đồ liễu nhất cá hình, nhĩ khả nã khứ" , , , (Đệ tam thập nhị hồi) Tôi đã nhớ được hình dáng của họ rồi, tôi sẽ vẽ ra thầy trò họ ảnh từng người, hình từng kẻ, để mi mang đi.
5. (Động) Toan mưu, suy tính. ◎ Như: "hi đồ" toan mong, "đồ mưu" toan mưu. ◇ Chiến quốc sách : "Nguyện đại vương đồ chi" (Chu sách nhất ) Xin đại vương suy tính cho.
6. (Động) Nắm lấy, chiếm lấy. ◇ Chiến quốc sách : "Hàn, Ngụy tòng, nhi thiên hạ khả đồ dã" , , (Tần sách tứ ) Nước Hàn, nước Ngụy theo ta, thì có thể lấy được thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái tranh vẽ, như đồ họa tranh vẽ, địa đồ tranh vẽ hình đất.
② Toan mưu, như hi đồ toan mong, đồ mưu toan mưu, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hình vẽ, tranh vẽ, bức vẽ, bản vẽ: Địa đồ, bản đồ; Vẽ bản đồ, lập bản vẽ;
② Mưu cầu, kế hoạch: Không cầu danh lợi; Mưu kế tốt; Kế hoạch vĩ đại (to lớn);
③ Nhằm, định làm, mưu đồ, mưu toan: Chỉ mưu cầu lợi lộc, chỉ biết mưu lợi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưu tính, sắp đặt. Chẳng hạn Mưu đồ — Bức vẽ hình dáng người hay vật.

Từ ghép 37

duyệt
yuè ㄩㄝˋ

duyệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

đẹp lòng, vui thích

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đẹp lòng, vui thích, phấn khởi. ◎ Như: "hòa nhan duyệt sắc" . ◇ Đào Uyên Minh : "Duyệt thân thích chi tình thoại, lạc cầm thư dĩ tiêu ưu" , (Quy khứ lai từ ) Vui vẻ nghe chuyện trò tình thật của người thân thích, vui với cây đàn và cuốn sách để khuây lo.
2. (Động) Làm cho vui thích. ◎ Như: "duyệt nhĩ" làm vui tai, "thưởng tâm duyệt mục" khiến cho vui lòng đẹp mắt.
3. (Động) Yêu thích, ái mộ. ◎ Như: "duyệt kì san thủy" yêu thích núi sông ở đó. ◇ Sử Kí : "Trang Tương Vương vị Tần chí tử ư Triệu, kiến Lã Bất Vi , duyệt nhi thủ chi, sanh Thủy Hoàng" , , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Trang Tương Vương làm con tin của Tần ở nước Triệu, thấy người thiếp của Lữ Bất Vi, yêu thích nên lấy, sinh (Tần) Thủy Hoàng.
4. (Động) Phục tòng. ◎ Như: "tâm duyệt thành phục" lòng thật tòng phục.
5. (Danh) Họ "Duyệt".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðẹp lòng, vui thích. Luận ngữ : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ (Học nhi ) học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vui vẻ, vui thích, đẹp lòng, hớn hở: Không vui; Học mà thường ôn lại những điều đã học, như thế chẳng vui lắm sao? (Luận ngữ); Cả mừng;
② Làm cho vui vẻ;
③ [Yuè] (Họ) Duyệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui lòng.

Từ ghép 8

một
méi ㄇㄟˊ, mò ㄇㄛˋ

một

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chìm mất
2. lặn (mặt trời)
3. không

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chìm dưới nước, lặn. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Hựu nhập thủy kích giao, giao hoặc phù hoặc một" , (Thế thuyết tân ngữ , Tự tân ) Lại xuống nước đánh thuồng luồng, thuồng luồng hoặc nổi hoặc lặn.
2. (Động) Chìm đắm, ngập. ◎ Như: "tích tuyết một hĩnh" tuyết tụ ngập chân. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Chúng sinh một tại khổ" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chúng sinh chìm đắm trong khổ não.
3. (Động) Chết. § Thông "một" 歿. ◇ Dịch Kinh : "Bao Hi thị một, Thần Nông thị tác" , (Hệ từ hạ ) Họ Bao Hi chết, họ Thần Nông dấy lên.
4. (Động) Hết, kết thúc. ◎ Như: "một thế" hết đời.
5. (Động) Không có. ◎ Như: "một tự bi" không có một chữ trong bụng, "một lương tâm" không có lương tâm. ◇ Vi Trang : "Trừ khước thiên biên nguyệt, một nhân tri" , (Nữ Quan Tử , Tứ nguyệt ) Ngoại trừ bóng trăng bên trời, không ai biết.
6. (Động) Không như, không bằng. ◎ Như: "ngã một nhĩ hữu tiền" tôi không có nhiều tiền bằng anh, "ngã một hữu tha cao" tôi không cao bằng nó.
7. (Động) Tiêu mất, mất tích, ẩn không thấy. ◎ Như: "mai một" vùi mất, "dẫn một" tan mất, "mẫn một" tiêu trừ, "xuất một" ẩn hiện.
8. (Động) Lấy, tịch thu. ◎ Như: "tịch một" tịch thu, "thôn một tài vật" tịch thu tiền của.
9. (Phó) Chưa. ◎ Như: "một lai" chưa đến, "một thuyết" chưa nói.

Từ điển Thiều Chửu

① Chìm đắm, bị nước tràn ngập gọi là một.
② Chết, mất rồi, có khi viết là 歿.
③ Hết, như một thế hết đời.
④ Không có, chế người không biết chữ gọi là một tự bi ý nói trong lòng không có một chữ nào.
⑤ Mất tích, như mai một vùi mất, dẫn một tan mất, v.v.
⑥ Lấy hết, tịch kí hết nghiệp về nhà nước gọi là tịch một , nuốt sống hết của cải người ta gửi mình gọi là càn một , v.v.
⑦ Ẩn mất, núp mình, chợt thấy chợt mất.
⑧ Quá, hơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Không, không có. 【】 một hữu [méiyôu]
① Không có: Không có vé; Không có lí do; Trong nhà không có người;
② Chả ai, đều không: Chả ai đồng ý làm như thế; Không có ai nói như vậy;
③ Không bằng: Cậu không cao bằng anh ấy;
④ Không đầy: Mới đến không đầy ba hôm đã đi rồi;
⑤ Còn chưa: Anh ấy còn chưa về; Trời còn chưa tối. Xem [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chìm, lặn: Chìm xuống dưới nước; Khi mặt trời sắp lặn, mặt nước gợn lên màu đỏ rực; Ác lặn trăng tà, tiếp xe không dứt (Miên Thẩm: Thương Sơn thi tập);
② Ngập: Tuyết ngập đến gối; Cỏ ngập đến lưng; Nước sâu ngập quá đầu;
③ Ẩn, mất: Ẩn hiện;
④ Tịch thu: Tịch thu;
⑤ Chung thân, cả đời, suốt đời: Nhớ suốt đời;
⑥ Chết. Như 歿 [mò]. Xem [méi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìm xuống — Mất đi — Hết. Cuối cùng — Chết.

Từ ghép 13

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.