ti, ty, tý
zī ㄗ

ti

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phạt nộp tiền của. § Ngày xưa người phạm tội phải làm lao dịch hoặc nộp tài vật theo quy định.
2. (Động) Lường, tính. ◎ Như: "sở phí bất ti" tiêu phí quá độ (không tính xiết).
3. (Danh) Tiền của. § Thông "tư" . ◇ Liêu trai chí dị : "Nghị sính, canh bất tác ti" , (Chân Hậu ) Bàn về sính lễ thì không đòi tiền của.

ty

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phạt tiền
2. lường tính

Từ điển Thiều Chửu

① Phạt tiền, nay thông dụng chữ ti tài thay chữ tài hóa (của cải).
② Lường, như bất ti không biết đâu mà tính cho xiết, như sở phí bất ti tiêu phí quá độ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tính, lường: Không thể lường trước được; Phí tổn quá mức (không thể tính xiết);
② Như [zi] nghĩa ①;
③ (văn) Tiền phạt.

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng tiền bạc nộp phạt để chuộc lỗi nhỏ — Hạn lượng. Chừng mực.
phụ
fù ㄈㄨˋ

phụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cậy thế, ỷ thế người khác
2. vác, cõng
3. làm trái ngược
4. thua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cậy, ỷ vào. ◎ Như: "phụ ngung chi thế" cậy thế đằng sau có chỗ tựa, "tự phụ bất phàm" cậy tài khinh người. ◇ Tả truyện : "Tích Tần nhân phụ thị kì chúng, tham ư thổ địa" , (Tương Công thập tứ niên ) Ngày xưa người Tần cậy đông, tham lam đất đai.
2. (Động) Quay lưng về, dựa vào. ◎ Như: "phụ san diện hải" dựa lưng vào núi hướng mặt ra biển.
3. (Động) Vác, cõng, đội. ◎ Như: "phụ kiếm" vác gươm, "phụ mễ" vác gạo, "phụ tân" vác củi.
4. (Động) Đảm nhiệm, gánh vác. ◎ Như: "thân phụ trọng nhậm" gánh vác trách nhiệm nặng nề.
5. (Động) Có, được hưởng. ◎ Như: "cửu phụ thịnh danh" có tiếng tăm từ lâu.
6. (Động) Mắc, thiếu. ◎ Như: "phụ trái" mắc nợ.
7. (Động) Vỗ, bội, làm trái. ◎ Như: "phụ ân" quên ơn, "phụ tâm" phụ lòng, "vong ân phụ nghĩa" vong ơn bội nghĩa. ◇ Liêu trai chí dị : "Phụ tâm nhân hà nhan tương kiến?" (A Hà ) Con người phụ bạc, còn mặt mũi nào nhìn nhau nữa?
8. (Động) Bị. ◎ Như: "phụ thương" bị thương.
9. (Danh) Trách nhiệm. ◎ Như: "trọng phụ" trách nhiệm lớn.
10. (Danh) Thất bại. ◎ Như: "thắng phụ phân minh" được thua rõ ràng, "bất phân thắng phụ" không phân thắng bại.
11. (Tính) Âm (vật lí, toán học). Trái với "chánh" . ◎ Như: "phụ điện" điện âm, "phụ cực" cực âm, "phụ số" số âm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cậy, cậy có chỗ tựa không sợ gọi là phụ, như phụ ngung chi thế cậy có cái thế đằng sau có chỗ tựa chắc, cậy tài khinh người gọi là tự phụ bất phàm .
② Vác, cõng, như phụ kiếm vác gươm, phụ mễ vác gạo, v.v.
③ Vỗ, như phụ trái vỗ nợ, phụ ân phụ ơn (vỗ ơn), phụ tâm phụ lòng. Tự tủi không lấy gì mà đối với người được gọi là phụ phụ vô khả ngôn bẽn lẽn không biết nói sao.
④ Thua, như thắng phụ được thua.
⑤ Lo.
⑥ Tiếng gọi bà già.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gánh, vác: Vác củi; Gánh nặng;
② Gánh vác, chịu, giữ: Chịu trách nhiệm hoàn toàn; ô Giữ trọng trách;
③ Dựa vào: Dựa vào thế hiểm để cố thủ;
④ Bị: Bị thương; Bị oan ức;
⑤ Được hưởng, có: Có tiếng tăm từ lâu;
⑥ Mắc (thiếu) nợ: Mắc nợ;
⑦ Bội, phụ, phụ lòng mong đợi: Bội ước; Vong ơn bội nghĩa; Hành vi của anh ta làm cho mọi người thất vọng;
⑧ Thất bại, bại, thua: Thắng bại chưa rõ;
⑨ (toán) Số nhỏ hơn 0, số âm: Số âm; Dấu âm;
⑩ (điện) Âm: Âm cực; Điện âm;
⑪ (văn) Lo;
⑫ (văn) Tiếng để gọi bà già;
⑬ [Fù] (Họ) Phụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cậy vào. Ỷ vào. Td: Tự phụ ( ỷ mình ) — Vác trên lưng. Td: Đảm phụ ( gánh vác ) — Thua. Td: Thắng phụ ( được và thua ) — Thiếu nợ. Xem Phụ trái — Trái ngược lại. Đoạn trường tân thanh có câu: » Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, tại ai há dám phụ lòng cố nhân «.

Từ ghép 30

cầm
qín ㄑㄧㄣˊ

cầm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bắt bớ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt giữ, tróc nã. ◎ Như: "giam cầm" giam giữ. ◇ Trần Quang Khải : "Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan" , (Tòng giá hoàn kinh ) Cướp giáo (giặc) ở bến Chương Dương, Bắt quân Hồ ở ải Hàm Tử. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khu cự thú lục phá Man binh, thiêu đằng giáp thất cầm Mạnh Hoạch" , (Đệ cửu thập hồi) Đuổi thú mạnh, sáu chuyến phá quân Man, đốt giáp mây, bảy lần bắt Mạnh Hoạch.
2. (Động) Chế phục. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ hữu nhất Phạm Tăng nhi bất năng dụng, thử kì sở dĩ vi ngã cầm dã" , (Cao Tổ bản kỉ ) Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên bị ta chế phục.
3. (Động) Cầm, nắm, quặp.

Từ điển Thiều Chửu

① Bắt, vội giữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bắt giữ: Bắt sống; Kẻ tội phạm bị bắt tại chỗ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt giữ. Chẳng hạn Cầm tặc cầm vương ( bắt giặc thì phải bắt tên tướng giặc ).

Từ ghép 4

tức
xī ㄒㄧ, xí ㄒㄧˊ

tức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dập lửa, tắt lửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dập lửa, tắt lửa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Trực thiêu liễu nhất dạ, phương tiệm tiệm tức khứ, dã bất tri thiêu liễu đa thiểu gia" , , (Đệ nhất hồi) Cháy suốt một đêm, mới dần dần tắt, không biết cháy mất bao nhiêu nhà.
2. (Động) Tiêu vong, mất tích.

Từ điển Thiều Chửu

① Dập lửa, tắt lửa.
② Tiêu mòn mất tích.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tắt, dập tắt, tắt lửa: Tắt đèn; Lò đã tắt;
② (văn) Tiêu mòn, mất tích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lửa tắt — Mất đi. Tắt đi.

Từ ghép 1

nữu
niǔ ㄋㄧㄡˇ

nữu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quay tay

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vặn, vắt. ◎ Như: "nữu can y phục" vắt khô quần áo.
2. (Động) Ngoảnh, quay. ◎ Như: "nữu đầu tựu tẩu" quay đầu chạy, "nữu quá kiểm lai" quay mặt lại.
3. (Động) Túm, bắt. ◎ Như: "cảnh sát nữu trụ tiểu thâu bất phóng" cảnh sát tóm lấy tên trộm không buông.
4. (Động) Õng ẹo, lắc lư. ◎ Như: "tẩu lộ nhất nữu nhất nữu đích" đi õng a õng ẹo.
5. (Động) Trật, sái (bị thương). ◎ Như: "nữu thương cước hõa" trật mắt cá chân, "tiểu tâm biệt nữu liễu yêu" coi chừng không bị sái lưng.
6. (Động) Làm trái lại, nghịch lại. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiết Bàn kiến mẫu thân như thử thuyết, tình tri nữu bất quá, chỉ đắc phân phó nhân phu, nhất lộ bôn Vinh Quốc phủ nhi lai" , , , (Đệ tứ hồi) Tiết Bàn nghe mẹ nói vậy, biết rõ rằng không trái được ý mẹ, đành bảo người nhà đi thẳng vào phủ Vinh Quốc.

Từ điển Thiều Chửu

① Quay tay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoảnh, quay: Anh ấy ngoảnh mặt (quay đầu) lại nhìn;
② Bẻ: Bẻ gãy cành cây;
③ Trật, sái: Sái gân;
④ Õng ẹo: Dáng đi õng ẹo;
⑤ Tóm, bắt: Tóm nó vào đồn công an;
⑥ Quay tay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quen. Thói quen — ngay thẳng.

Từ ghép 2

dật, điệt
dié ㄉㄧㄝˊ, yì ㄧˋ

dật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhàn rỗi
2. ẩn, trốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất, tán thất. ◎ Như: "tán dật" tán thất.
2. (Tính) Bị mất. ◎ Như: "dật thư" sách cổ đã thất tán.
3. (Tính) Tốt đẹp. § Xem "dật nữ" .
4. (Tính) Buông thả, phóng đãng. § Thông "dật" . ◎ Như: "dật nhạc" nhạc phóng đãng, buông lung, "dật du" chơi bời phóng túng.
5. (Danh) Lỗi lầm. ◇ Thương quân thư : "Dâm tắc sanh dật" (Khai tắc ) Quá độ thì sinh ra lầm lỗi.
6. (Danh) Họ "Dật".
7. Một âm là "điệt". (Phó) Lần lượt, thay đổi nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Rồi, như an dật yên rồi.
② Trốn, ẩn như ẩn dật người trốn đời không cho đời biết, di dật nhi bất oán bỏ sót mình ở ẩn mà không oán.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [yì] nghĩa ②.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sót lại. Bỏ sót — Mất — Thú vui xác thịt giữa trai gái — Quá mức. Vượt khỏi mức thường.

Từ ghép 3

điệt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất, tán thất. ◎ Như: "tán dật" tán thất.
2. (Tính) Bị mất. ◎ Như: "dật thư" sách cổ đã thất tán.
3. (Tính) Tốt đẹp. § Xem "dật nữ" .
4. (Tính) Buông thả, phóng đãng. § Thông "dật" . ◎ Như: "dật nhạc" nhạc phóng đãng, buông lung, "dật du" chơi bời phóng túng.
5. (Danh) Lỗi lầm. ◇ Thương quân thư : "Dâm tắc sanh dật" (Khai tắc ) Quá độ thì sinh ra lầm lỗi.
6. (Danh) Họ "Dật".
7. Một âm là "điệt". (Phó) Lần lượt, thay đổi nhau.
uẩn, ôn
wēn ㄨㄣ, yùn ㄩㄣˋ

uẩn

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

ôn

giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhắc lại, xem lại
2. ấm áp

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ấm: Nước ấm;
② Nhiệt độ, ôn độ: Cặp nhiệt độ;
③ Hâm: Hâm rượu;
④ Ôn, học lại: Ôn cũ biết mới;
⑤ Ôn hòa, điềm đạm, êm dịu: Ôn hòa và hiền lành;
⑥ Như [wen];
⑦ [Wen] (Họ) Ôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Ôn .

Từ ghép 2

phong
fēng ㄈㄥ

phong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bì đóng kín
2. đậy lại
3. phong cấp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bao, gói. ◎ Như: "tín phong" bao thư.
2. (Lượng) Từ đơn vị: lá, bức. ◎ Như: "nhất phong tín" một bức thư, "lưỡng phong ngân tử" hai gói bạc.
3. (Danh) Bờ cõi, cương giới. ◇ Tả truyện : "Hựu dục tứ kì tây phong" 西 (Hi Công tam thập niên ) Lại muốn mở rộng bờ cõi phía tây.
4. (Danh) Họ "Phong".
5. (Động) Đóng, đậy kín, che kín. ◎ Như: "đại tuyết phong san" tuyết lớn phủ kín núi, "phong trụ động khẩu" bịt kín cửa hang.
6. (Động) Đóng, khóa lại, cấm không cho sử dụng. ◎ Như: "tra phong" niêm phong. ◇ Sử Kí : "Bái Công toại nhập Hàm Dương, phong cung thất phủ khố, hoàn quân Bá Thượng" , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Bái Công bèn vào Hàm Dương, niêm phong cung thất, kho đụn, rồi đem quân về Bá Thượng.
7. (Động) Hạn chế. ◎ Như: "cố trí tự phong" tự giới hạn mình trong lối cũ.
8. (Động) Ngày xưa, vua ban phát đất đai, chức tước cho họ hàng nhà vua hoặc cho bầy tôi có công, gọi là "phong". ◇ Sử Kí : "An Li Vương tức vị, phong công tử vi Tín Lăng Quân" , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) An Li Vương vừa lên ngôi, phong công tử làm Tín Lăng Quân.
9. (Động) Đắp đất cao làm mộ. ◎ Như: "phong phần" đắp mả. ◇ Lễ Kí : "Phong vương tử Tỉ Can chi mộ" (Nhạc kí ) Đắp đất cao ở mộ vương tử Tỉ Can.
10. (Động) Thiên tử lập đàn tế trời gọi là "phong".
11. (Động) Làm giàu, tăng gia. ◇ Quốc ngữ : "Thị tụ dân lợi dĩ tự phong nhi tích dân dã" (Sở ngữ thượng ) Tức là gom góp những lợi của dân để tự làm giàu mà làm hại dân vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Phong cho, vua cho các bầy tôi đất tự trị lấy gọi là phong.
② Nhân làm quan được vua ban cho các tên hiệu hay cũng gọi là phong, là cáo phong . Con làm quan, cha được phong tước gọi là phong ông hay phong quân .
③ Bờ cõi, như chức quan giữ việc coi ngoài bờ cõi nước gọi là phong nhân . Nay thường gọi các quan đầu tỉnh là phong cương trọng nhậm .
④ To lớn.
⑤ Ðắp, như phong phần đắp mả.
⑥ Giầu có, như tố phong vốn giàu.
⑦ Ðậy, đậy lại, như tín phong phong thơ.
⑧ Ngăn cấm, như cố trí tự phong nghĩa là không biết giảng cầu cái hay mới mà cứ ngăn cấm mình trong lối cũ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phong (tước), ban (tước phẩm, đất đai): Phong vương; Phong chia cho các chư hầu; Ban tước;
② Chế độ phong kiến (gọi tắt): Chống phong kiến;
③ Đóng băng, bọc, đóng kín, bịt kín, đắp lại, niêm phong: Sông đóng băng; Vỏ bọc; Gắn nút chai, gắn xi; Đắp mả; Tự đóng kín mình trong lối cũ;
④ Phong bì: Bỏ vào phong bì;
⑤ Bức, lá: Một bức (lá) thư;
⑥ (văn) Bờ cõi: Chức quan giữ việc ngoài bờ cõi;
⑦ (văn) Giàu có: Vốn giàu có;
⑧ [Feng] (Họ) Phong.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói về việc vua đem đất và chức tước ban cho bề tôi. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu, thà khuyên chàng đựng chịu tước phong « — Gói lại. Đóng kín lại. Td: Niêm phong, Phong bì. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Đề chữ gấm phong thôi lại mở, gieo bói tiền tin nửa còn ngờ « — To lớn — Ranh giới Vùng đất — Nhiều. Đầy đủ.

Từ ghép 29

liêm
lián ㄌㄧㄢˊ

liêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. góc, cạnh
2. thanh liêm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phần bên, góc nhà. ◎ Như: "đường liêm" phần góc nhà (nhà bốn phía có bốn liêm), "đường cao liêm viễn" nhà cao góc bệ xa, ý nói nhà vua cao xa lắm.
2. (Danh) Góc, cạnh của đồ vật. ◎ Như: "liêm ngạc" góc nhọn của binh khí (tỉ dụ lời nói sắc bén).
3. (Danh) Lương quan chia ra hai thứ, "bổng" là món lương thường, "liêm" là món lương riêng để trợ cấp cho khỏi ăn của đút làm hại dân. ◇ Phù sanh lục kí : "Thập nguyệt diểu, thủy chi San Tả liêm bổng" , (Khảm kha kí sầu ) Cuối tháng mười, mới lãnh lương bổng ở Sơn Đông.
4. (Danh) Họ "Liêm".
5. (Tính) Ngay thẳng, trong sạch, không tham của cải. ◎ Như: "thanh liêm" trong sạch chính trực.
6. (Tính) Rẻ. ◎ Như: "vật mĩ giá liêm" hàng tốt giá rẻ. ◇ Lỗ Tấn : "Gia dĩ Triệu thái thái dã chánh tưởng mãi nhất kiện giá liêm vật mĩ đích bì bối tâm" (A Q chánh truyện Q) Hơn nữa cụ Cố bà đang muốn mua một cái áo gilet vừa tốt lại rẻ.
7. (Tính) Sơ lược, giản lược.
8. (Động) Xét, khảo sát. ◎ Như: "liêm phóng" xét hỏi, "liêm phóng sứ" 使 chức quan ngày xưa để tra xét các quan lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Góc nhà, ở bên bệ thềm bước lên gọi là đường liêm , như đường cao liêm viễn nhà cao góc bệ xa, ý nói nhà vua cao xa lắm.
② Góc, cạnh. Ðồ vật gì có góc có cạnh gọi là liêm.
③ Ngay, biết phân biệt nên chăng không lấy xằng gọi là liêm, như thanh liêm .
④ Xét, ngày xưa có chức liêm phóng sứ 使 để tra các quan lại, cho nên ngày xưa thường gọi bên quan án là liêm phóng .
⑤ Tiền liêm, lương quan chia ra hai thứ, bổng là món lương thường, liêm là là món lương riêng để trợ cấp cho khỏi ăn út làm hại dân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Liêm (khiết), trong sạch: Thanh liêm; Liêm sỉ;
② Rẻ: Giá rẻ hàng tốt;
③ (văn) Góc thềm: Chỗ bệ thềm bước lên; Nhà cao góc bệ xa, (Ngb) nhà vua cao xa lắm;
④ (văn) Góc, cạnh (của đồ vật);
⑤ (văn) Xét, tra xét: 使 Chức quan tra xét các quan lại;
⑥ (văn) Tiền dưỡng liêm;
⑦ [Lián] (Họ) Liêm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bên cạnh. Ở cạnh — Ngay thẳng, không tham lam — Giá rẻ.

Từ ghép 17

nhĩ
ěr ㄦˇ, réng ㄖㄥˊ

nhĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái tai
2. cái quai cầm
3. vậy, thôi (tiếng dứt câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai (dùng để nghe).
2. (Danh) Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là "nhĩ". ◎ Như: "đỉnh nhĩ" cái quai vạc, "nhĩ môn" cửa nách. ◇ Thủy hử truyện : "Lưỡng biên đô thị nhĩ phòng" (Đệ thập nhất hồi) Hai bên đều có phòng xép.
3. (Tính) Hàng chắt của chắt mình là "nhĩ tôn" tức là cháu xa tám đời.
4. (Động) Nghe. ◎ Như: "cửu nhĩ đại danh" nghe tiếng cả đã lâu, "nhĩ thực" nghe lỏm.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu: thôi vậy, vậy, mà thôi. ◇ Tô Mạn Thù : "Đãn tri kì vi tể quan nhĩ" (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Chỉ biết rằng ông ấy là một vị tể quan mà thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Tai, dùng để nghe.
② Nghe, như cửu nhĩ đại danh nghe tiếng cả đã lâu, nhĩ thực nghe lỏm.
③ Hàng chắt của chắt mình là nhĩ tôn tức là cháu xa tám đời.
④ Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là nhĩ, như đỉnh nhĩ cái quai vạc.
⑤ Nhĩ môn cửa nách.
⑥ Thôi vậy, vậy. Tiếng nói dứt lời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai: Điếc tai;
② Vật có hình dáng như tai, quai: Mộc nhĩ, nấm mèo; Cái quai vạc;
③ Ở hai bên, ở bên cạnh: Cửa ở bên, cửa nách;
④ (văn) Mà thôi (trợ từ cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ): Cách đây chỉ năm dặm thôi; Chỉ có văn chương của ông là còn lại mà thôi (Sử kí); Đó chỉ là cặn bã của thánh nhân mà thôi (Hoài Nam tử). 【】nhĩ hĩ [âryê] (văn) Mà thôi (trợ từ liên dụng ở cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ với ý nhấn mạnh): Ta vốn có cái đó, chỉ tại không nghĩ về nó mà thôi (Mạnh tử);【】 nhĩ tai [ârzai] (văn) Thôi ư? (trợ từ liên dụng, biểu thị sự phản vấn với ý nhấn mạnh): ! Cho nên các đấng tiên vương phải làm cho lệnh lạc được rõ ràng, há có thể chỉ công khai thôi ư! (Tuân tử);
⑤ (văn) Trợ từ, biểu thị sự xác định: Kẻ sĩ đương lúc nguy khổ thì thường đổi đức (Sử kí); Vả lại kẻ tráng sĩ không chết thì thôi, đã chết thì phải lưu lại tiếng tốt (Sử kí);
⑥ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị ý cầu khiến: ! Khẩn thiết mong các vị chịu thương cho tôi! (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu biểu thị sự phản vấn hoặc suy đoán: Những người trên thuyền đều đứng bên nói: Chỗ này vốn không có núi, coi chừng là loài thủy quái (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện);
⑧ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: ? Vua Sở cả giận nói: Quả nhân tuy thiếu đức độ, sao có thể vì cớ nó là con của Đào Chu Công mà ra ân cho nó! (Sử kí);
⑨ (văn) Nghe: Nghe tiếng tăm đã lâu;
⑩ [Âr] (Họ) Nhĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tai ( cơ quan để nghe ) — Phần phụ vào hai bên của vật, giống như hai cái tai. Td: Đỉnh nhĩ ( cái tai đỉnh, chỗ để cầm mà nhấc cát đỉnh lên ) —Trợ ngữ từ cuối câu, không có nghĩa gì — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhĩ.

Từ ghép 31

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.