giản
jiǎn ㄐㄧㄢˇ

giản

giản thể

Từ điển phổ thông

1. lược bớt, đơn giản hóa
2. thẻ tre để viết

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thẻ tre (dùng để ghi chép thời xưa);
② Thư từ: Thư từ;
③ Giản dị, giản đơn, qua loa, sơ sài: (Đối đãi) qua loa vô lễ, thờ ơ; Đơn giản, sơ sài;
④ Chọn lọc người: Cất nhắc, chọn lọc (người); Chọn lọc;
⑤ (văn) Xem, duyệt xem;
⑥ (văn) To, lớn;
⑦ (văn) Can;
⑧ (văn) Thực. 【】giản trực [jiănzhí] (pht) Thật, thật là, rõ ràng: Tôi thật không biết làm thế nào; Rõ ràng là nói láo; Anh này thật là hồ đồ;
⑨ [Jiăn] (Họ) Giản.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
thông, đồng
tóng ㄊㄨㄥˊ

thông

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng nhẹ nhàng — Xem Đồng.

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: ngô đồng )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây vông (lat. Paulownia tomentosa), gỗ dùng để đóng đàn. § Cây "ngô đồng" lá to bằng bàn tay, hột ăn được. Có thơ rằng: "Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu" , Một lá ngô đồng rụng, ai cũng biết là mùa thu (đến). Cây "du đồng" quả có dầu, ép lấy dầu dùng được.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây đồng (cây vông), một thứ gỗ dùng để đóng đàn.
② Cây ngô đồng, lá to bằng bàn tay, hột ăn được.
③ Cây du đồng, quả có dầu, ép lấy dầu dùng được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây trẩu;
② Ngô đồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại cây, tức cây Ngô Đồng . Ta có người cho là cây vông.

Từ ghép 2

tội
zuì ㄗㄨㄟˋ

tội

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tội lỗi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lỗi lầm. ◎ Như: "tương công thục tội" đem công chuộc lỗi. ◇ Sử Kí : "Thử thiên chi vong ngã, phi chiến chi tội dã" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Đây là trời bỏ ta, chứ không phải lỗi tại ta đánh không giỏi.
2. (Danh) Hành vi phạm pháp, việc làm trái luật pháp. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thủ ngã hồi kinh vấn tội" (Đệ nhất hồi ) Bắt ta về kinh hỏi tội.
3. (Danh) Nỗi khổ. ◎ Như: "bài tội" chịu khổ, "thụ bất liễu giá cá tội" chịu không nổi cái ách đó.
4. (Danh) Hình phạt. ◇ Sử Kí : "Sát nhân giả tử, thương nhân cập đạo để tội" , (Cao Tổ bản kỉ ) Ai giết người thì phải chết, làm người bị thương và ăn trộm thì chịu hình phạt.
5. (Động) Lên án, trách cứ. ◎ Như: "quái tội" quở trách. ◇ Tả truyện : "Vũ, Thang tội kỉ" , (Trang Công thập nhất niên ) Vua Vũ, vua Thang tự trách lỗi mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Tội lỗi. Làm phạm phép luật phải phạt gọi là tội.
② Làm quan tự nói nhún mình là đãi tội , nghĩa là tự nói nhún mình là tài không xứng ngôi vậy.
③ Lỗi lầm.
④ Làm lầm, làm bậy khiến cho người ta giận gọi là đắc tội , tự nhận lỗi mình gọi là tạ tội .
④ Người ta lầm lỗi mình tự cho là vì mình không biết răn bảo cũng gọi là tội. Các vua ngày xưa ban chiếu tự nhận là có lỗi với dân gọi là tội kỉ chiếu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tội, tội lỗi: Xử tội; Tội chết; Lập công chuộc tội;
② Cái khổ: Chịu khổ; Tôi không chịu (cái tội, cái nợ) như thế được;
③ Lỗi: Đổ lỗi cho người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm trái với pháp luật — Tiếng nhà Phật, chỉ việc làm ác, bị quả báo xấu. Đoạn trường tân thanh : » Thân sau ai chịu tội trời ấy cho « — Ta còn hiểu là lỗi nặng. Truyện Nhị độ mai : » Công nào chưa thấy, tội đà đến ngay «.

Từ ghép 41

phán
pàn ㄆㄢˋ

phán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chia rẽ
2. phán quyết, sử kiện

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lìa rẽ, chia ra. ◎ Như: "phán duệ" chia tay mỗi người một ngả. ◇ Ôn Đình Quân : "Dạ văn mãnh vũ phán hoa tận" (Xuân nhật ngẫu tác ) Đêm nghe mưa mạnh làm tan tác hết các hoa.
2. (Động) Xem xét, phân biệt. ◎ Như: "phán biệt thị phi" phân biệt phải trái.
3. (Động) Xử, xét xử. ◎ Như: "tài phán" xử kiện, "phán án" xử án.
4. (Động) Ngày xưa, quan lớn kiêm nhiệm thêm chức quan nhỏ hoặc chức quan địa phương gọi là "phán". ◎ Như: "Tể tướng phán Lục quân thập nhị vệ sự" .
5. (Phó) Rõ ràng, rõ rệt. ◎ Như: "lưỡng cá thế giới phán nhiên bất đồng" hai thế giới khác nhau rõ rệt.
6. (Danh) Văn thư tố tụng, án kiện.
7. (Danh) Lời đoán. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hậu diện tiện thị nhất tọa cổ miếu, lí diện hữu nhất mĩ nhân tại nội độc tọa khán kinh. Kì phán vân: Khám phá tam xuân cảnh bất trường, Truy y đốn cải tích niên trang" 便, . : , (Đệ ngũ hồi) Mặt sau lại vẽ một tòa miếu cổ, trong có một mĩ nhân ngồi xem kinh. Có mấy lời đoán rằng: Biết rõ ba xuân cảnh chóng già, Thời trang đổi lấy áo cà sa.
8. (Danh) Một thể văn ngày xưa, theo lối biện luận, giống như văn xử kiện.

Từ điển Thiều Chửu

① Lìa rẽ, như phán duệ chia tay mỗi người một ngả.
② Phán quyết, như tài phán sử kiện, văn sử kiện gọi là phán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xét, phân biệt. 【】phán biệt [pànbié] Phân biệt: Phân biệt phải trái;
② Rõ rệt, rõ ràng, hẳn: Hai thế giới khác nhau rõ rệt (hẳn); Trước sau khác hẳn như hai người;
③ Phê: Phê bài thi, chấm bài;
④ Xử, xét xử: Vụ án này đã xử rồi; Xử phạt theo luật pháp;
⑤ (văn) Lìa rẽ ra: Chia tay mỗi người một ngả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dao à cắt ra, chia ra. Chia cắt — Dứt khoát về việc gì — Tuyên bố sự quyết định về việc gì.

Từ ghép 22

chỉ
zhǐ ㄓˇ

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngon
2. ý chỉ, chỉ dụ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn ngon. ◇ Luận Ngữ : "Thực chỉ bất cam, văn nhạc bất lạc" , (Dương Hóa ) Ăn món ngon không thấy ngon, nghe nhạc không thấy vui.
2. (Danh) Ý định, ý tứ. § Cũng như . ◎ Như: "ý chỉ" tâm ý, "kì chỉ viễn" ý sâu xa.
3. (Danh) Sắc dụ, mệnh lệnh vua ban hay của bề trên. ◎ Như: "thánh chỉ" sắc dụ của vua, "mật chỉ" mệnh lệnh bí mật. ◇ Tây du kí 西: "Ngã nãi thiên sai thiên sứ, hữu thánh chỉ tại thử, thỉnh nhĩ đại vương thượng giới, khoái khoái báo tri" 使, , , (Đệ tam hồi) Ta là sứ giả nhà trời, có thánh chỉ ở đây, mời đại vương các ngươi lên trời. Mau mau thông báo.
4. (Tính) Ngon, tốt. ◎ Như: "chỉ tửu" rượu ngon, "cam chỉ" ngon ngọt.
5. (Phó) Dùng như chữ "chỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngon, như chỉ tửu rượu ngon, cam chỉ ngon ngọt, v.v.
② Ý chỉ, như kì chỉ viễn thửa ý xa, ý nói hàm có ý sâu xa.
③ Chỉ dụ, lời vua ban bảo tôi dân gọi là chỉ.
④ Dùng làm trợ từ như chữ chỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ý, ý định, ý tứ, ý đồ, mục đích: Ý chính, ý định chính; Chủ ý, mục đích chính; Tôn chỉ; Ý sâu xa;
② (cũ) Thánh chỉ, chỉ dụ, lệnh của vua;
③ (văn) Ngon, ngọt: Rượu ngon.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp — Ngon ngọt — Ý chí — Ý vua. Tờ giấy chép rõ ý vua để quan dân cùng biết — Chỉ có. Như chữ.

Từ ghép 16

tiên, tiển
xiān ㄒㄧㄢ, xiǎn ㄒㄧㄢˇ, xiàn ㄒㄧㄢˋ

tiên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cá tươi
2. sáng sủa
3. ngon lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cá tươi, cá sống. § Ngày xưa gọi các thứ cá ba ba là "tiên thực" .
2. (Danh) Chim muông vừa mới giết làm thịt.
3. (Danh) Phiếm chỉ món ăn tươi, ngon, quý, hiếm. ◎ Như: "thường tiên" nếm món ngon, "hải tiên" hải vị.
4. (Danh) Họ "Tiên".
5. (Tính) Ngon ngọt. ◇ Quyền Đức Dư 輿: "Thôn bàn kí la liệt, Kê thử giai trân tiên" , (Bái Chiêu Lăng quá Hàm Dương thự ) Mâm bàn trong thôn đã bày la liệt, Gà cơm đều quý hiếm và ngon.
6. (Tính) Tươi, non. ◎ Như: "tiên hoa" hoa tươi.
7. (Tính) Tươi đẹp, rực rỡ. ◎ Như: "tiên minh" tươi đẹp, rực rỡ, "tiên nghiên" tươi đẹp. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại triển huyễn thuật, tương nhất khối đại thạch đăng thì biến thành nhất khối tiên minh oánh khiết đích mĩ ngọc" , (Đệ nhất hồi) Thi triển hết phép thuật, làm cho khối đá lớn tức thì hóa thành một viên ngọc tươi đẹp rực rỡ trong suốt long lanh.
8. (Tính) Mới lạ, thú vị, hay ho. ◎ Như: "tha đích thoại ngận tiên" câu chuyện của anh ấy thật thú vị.
9. Một âm là "tiển". (Phó) Ít, thiếu. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tư nhân tiển phúc đức, bất kham thụ thị pháp" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Những kẻ đó kém phúc đức, chẳng kham và tiếp nhận được pháp này.
10. (Động) Hết, tận. ◇ Dịch Kinh : "Cố quân tử chi đạo tiển hĩ" (Hệ từ thượng ) Cho nên đạo của người quân tử hết tận vậy.
11. (Tính) Chết yểu, không thọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cá tươi. Ngày xưa gọi các thứ cá ba ba là tiên thực .
② Tươi, cá thịt mới làm, rau quả mới hái đều gọi là tiên. Như tiên hoa hoa tươi.
③ Tục gọi mùi ngon là tiên.
④ Tốt đẹp. Như tiên minh tươi đẹp, rực rỡ, tiên nghiên tươi đẹp.
⑤ Một âm là tiển. Ít.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cá tươi;
② Tươi, mới: Cá tươi; Hoa tươi;
③ Ngọt, ngon: Canh gà ngọt quá;
④ (Những) thức ăn tươi mới: 滿 Trên bàn bày đầy các thức ăn tươi mới đầu mùa;
⑤ (Màu) tươi, sáng Miếng vải này màu sáng quá;
⑥ [Xian] (Họ) Tiên. Xem [xiăn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cá còn tươi — Thịt thú vật còn tươi — Tươi tắn, tốt đẹp — Món ăn ngon tươi — Một âm khác là Tiển. Xem Tiển.

Từ ghép 5

tiển

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cá tươi, cá sống. § Ngày xưa gọi các thứ cá ba ba là "tiên thực" .
2. (Danh) Chim muông vừa mới giết làm thịt.
3. (Danh) Phiếm chỉ món ăn tươi, ngon, quý, hiếm. ◎ Như: "thường tiên" nếm món ngon, "hải tiên" hải vị.
4. (Danh) Họ "Tiên".
5. (Tính) Ngon ngọt. ◇ Quyền Đức Dư 輿: "Thôn bàn kí la liệt, Kê thử giai trân tiên" , (Bái Chiêu Lăng quá Hàm Dương thự ) Mâm bàn trong thôn đã bày la liệt, Gà cơm đều quý hiếm và ngon.
6. (Tính) Tươi, non. ◎ Như: "tiên hoa" hoa tươi.
7. (Tính) Tươi đẹp, rực rỡ. ◎ Như: "tiên minh" tươi đẹp, rực rỡ, "tiên nghiên" tươi đẹp. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại triển huyễn thuật, tương nhất khối đại thạch đăng thì biến thành nhất khối tiên minh oánh khiết đích mĩ ngọc" , (Đệ nhất hồi) Thi triển hết phép thuật, làm cho khối đá lớn tức thì hóa thành một viên ngọc tươi đẹp rực rỡ trong suốt long lanh.
8. (Tính) Mới lạ, thú vị, hay ho. ◎ Như: "tha đích thoại ngận tiên" câu chuyện của anh ấy thật thú vị.
9. Một âm là "tiển". (Phó) Ít, thiếu. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tư nhân tiển phúc đức, bất kham thụ thị pháp" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Những kẻ đó kém phúc đức, chẳng kham và tiếp nhận được pháp này.
10. (Động) Hết, tận. ◇ Dịch Kinh : "Cố quân tử chi đạo tiển hĩ" (Hệ từ thượng ) Cho nên đạo của người quân tử hết tận vậy.
11. (Tính) Chết yểu, không thọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cá tươi. Ngày xưa gọi các thứ cá ba ba là tiên thực .
② Tươi, cá thịt mới làm, rau quả mới hái đều gọi là tiên. Như tiên hoa hoa tươi.
③ Tục gọi mùi ngon là tiên.
④ Tốt đẹp. Như tiên minh tươi đẹp, rực rỡ, tiên nghiên tươi đẹp.
⑤ Một âm là tiển. Ít.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hiếm, ít, ít có ai: Mưu việc nước mà ít có sai lầm, dạy dỗ người không mệt mỏi, Thúc Hướng đều có được như thế (Tả truyện: Tương công nhị thập nhất niên); Người ta không ai không ăn không uống, nhưng ít ai biết thế nào là ngon (Luận ngữ). Xem [xian].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ít ( trái với nhiều ) — Một âm là Tiên. Xem Tiên.
tụ
xiù ㄒㄧㄡˋ

tụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tay áo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tay áo. ◇ Tào Thực : "Nhương tụ kiến tố thủ" (Mĩ nữ thiên ) Vén tay áo, thấy tay trắng nõn. § "Đoạn tụ" dứt tay áo mà dậy. Đổng Hiền được vua Hán Ai đế yêu sủng, nằm gối vào tay áo vua mà ngủ, khi vua dậy trước, không nỡ đánh thức, dứt tay áo mà dậy. "Đoạn tụ" tỉ dụ nam đồng tính luyến ái.
2. (Động) Giấu trong tay áo. ◎ Như: "tụ thủ bàng quan" xủ tay đứng xem. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thuyết trước, tiện tụ liễu giá thạch, đồng na đạo nhân phiêu nhiên nhi khứ, cánh bất tri đầu bôn hà phương hà xả" , 便, , (Đệ nhất hồi) Nói đoạn, (nhà sư) để hòn đá vào trong tay áo, cùng đạo sĩ phơi phới ra đi, không biết về hướng nào.

Từ điển Thiều Chửu

① Tay áo. Đổng Hiền được vua yêu, nằm gối vào tay áo vua Hán Ai đế mà ngủ, khi vua dậy trước, mới dứt tay áo mà dậy, vì thế bọn đàn ông được vua yêu gọi là đoạn tụ .
② Xủ tay, như tụ thủ bàng quan xủ tay đứng xem.
③ Lĩnh tụ cầm đầu, xướng suất. Xóc áo tất phải để ý đến cái cổ cái tay, cho nên người đứng đầu một đoàn thể gọi là lĩnh tụ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tay áo: Tay áo dài quá;
② Thủ tay vào tay áo, xủ tay: Xủ tay đứng xem;
③ 【】lãnh tụ [lêngxiù] Lãnh tụ, thủ lĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ống tay áo.

Từ ghép 6

tí, tý
bēi ㄅㄟ, bèi ㄅㄟˋ, bì ㄅㄧˋ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cánh tay. ◎ Như: "bả tí hoan tiếu" nắm tay nhau vui cười, "bả tí nhập lâm" khoác tay vào rừng (cùng nhau đi ẩn), "thất chi giao tí" không khoác tay nữa (không hòa thuận nữa), "bán tí" áo cộc tay (áo trấn thủ).
2. (Danh) Hai "chi" trước của động vật, phần thân dài của các loại khí giới như tay cung, cán nỏ, càng thang leo. ◎ Như: "viên tí" cánh tay vượn, "đường tí đương xa" cánh tay bọ ngựa chống xe.

Từ ghép 4

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cánh tay
2. càng (tôm, cua, ...)

Từ điển Thiều Chửu

① Cánh tay trên. Nói bóng về sự cùng nhau đi ẩn gọi là bả tí nhập lâm khoác tay vào rừng. Hai bên trái nhau gọi là thất chi giao tí không khoác tay nữa.
② Cái áo trấn thủ gọi là bán tí cái áo cộc tay.
③ Giống gì có tay như cánh tay người đều gọi là tí. Như đường tí đương xa cánh tay bọ ngựa chống xe, ý nói không biết lượng sức vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cánh tay, tay: Giúp một tay. Xem [bì], [gebei].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cánh tay, bắp tay, tay: Cánh tay trái; Giúp tôi một tay; Nắm tay nhau cùng vào rừng (để ở ẩn);
② Bộ phận của loài vật giống như cánh tay: Cánh tay bọ ngựa chống xe. Xem [bei].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cánh tay — Cái cán của cây nỏ.

Từ ghép 2

cốc
gū ㄍㄨ, gǔ ㄍㄨˇ

cốc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bầu xe (chỗ tụ hợp các nan hoa)
2. tụ họp đông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bầu giữa bánh xe, trục bánh xe. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tam thập phúc cộng nhất cốc, đương kì vô, hữu xa chi dụng" , , (Chương 11) Ba mươi tay hoa tụ vào một bầu, nhờ ở chỗ "không" của nó mới có cái dùng của xe.
2. (Danh) Mượn chỉ xe. ◇ Văn tuyển : "Chu luân hoa cốc, ủng mao vạn lí, hà kì tráng dã" , , (Khâu Trì , Dữ Trần Bá chi thư ) Bánh xe đỏ xe hoa, cắm cờ mao muôn dặm, hùng tráng biết bao.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bầu giữa bánh xe. Cái bầu ấy quay thì xe đi, vì thề nên dìu dắt cho người tiến lên gọi là thôi cốc .
② Tóm, tụ họp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đùm xe, trục bánh xe. 【】cốc lộc [gưlu] Bánh xe;
② (văn) Tụ họp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu trục bánh xe, lồi ra ở trung tâm bên ngoài bánh xe.

Từ ghép 3

pí ㄆㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. da
2. bề ngoài
3. vỏ bọc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Da, vỏ (của động vật và thực vật). ◎ Như: "thú bì" da thú, "bì khai nhục trán" rách da tróc thịt, "thụ bì" vỏ cây. ◇ Nguyễn Du : "Mao ám bì can sấu bất câm" (Thành hạ khí mã ) Lông nám da khô gầy không thể tả.
2. (Danh) Bề ngoài. ◎ Như: "bì tướng" bề ngoài, biểu diện, ngoại mạo.
3. (Danh) Vật gì rất mỏng, màng. ◎ Như: "thiết bì" lớp bọc sắt, "phấn bì" màng bột (bánh đa, ...), "đậu hủ bì" màng đậu phụ.
4. (Danh) Bao, bìa. ◎ Như: "phong bì" bao thư, bao bìa, "thư bì" bìa sách.
5. (Danh) Họ "Bì".
6. (Tính) Làm bằng da. ◎ Như: "bì hài" giày da, "bì tương" hòm da (valise bằng da).
7. (Tính) Lì lợm, trơ tráo. ◎ Như: "kiểm tu bì" mặt mày trơ tráo.
8. (Tính) Ỉu, xìu. ◎ Như: "hoa sanh hữu điểm bì" đậu phụng hơi ỉu, "bính can bì nhuyễn liễu" bánh mềm xìu.
9. (Tính) Dẻo dai, có tinh co dãn. ◎ Như: "bì cầu" bóng chuyền (đánh rất nẩy).
10. (Tính) Nghịch ngợm. ◎ Như: "giá hài tử hảo bì" thằng bé này nghịch ngợm lắm.

Từ điển Thiều Chửu

① Da.
② Da giống thú còn có lông gọi là bì , không có lông gọi là cách .
③ Bề ngoài, như bì tướng chỉ có bề ngoài.
④ Cái đích tập bắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Da, bì, vỏ, giấy (vải) bọc ngoài, bìa, màng: Da bò; Bì giao; Vỏ cây, Vải bọc quần áo; Bìa sách; Bìa gỗ; Màng đậu; Áo da;
② Ỉu, ỉu xì, ỉu xìu: Lạc hơi ỉu ỉu; Bánh ỉu xì, ăn không ngon;
③ Nghịch, nghịch ngợm, nhờn: Thằng bé này nghịch (nhờn) lắm;
④ Chai, trơ tráo: Nó bị mắng nhiều chai đi; Trơ tráo không biết hổ thẹn;
⑤ (văn) Bề ngoài: Chỉ có tướng bề ngoài;
⑥ (văn) Cái đích tập bắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Da bọc ngoài thân thể — Vỏ cây — Cái bao ngoài.

Từ ghép 30

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.