phân tích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phân tích

Từ điển trích dẫn

1. Chia ra thành nhiều phần.
2. Li biệt, chia li. ◇ Nam sử : "Thất gia phân tích, phụ tử quai li" , (Tống kỉ thượng ) Vợ chồng chia li, cha con cách biệt.
3. Phân giải biện tích (sự vật, hiện tượng, khái niệm...). § Tương đối với "tống hợp" . ◇ Ba Kim : ""Diệt vong" xuất bản dĩ hậu, ngã độc đáo liễu độc giả môn đích các chủng bất đồng đích ý kiến. Ngã dã thường thường tại phân tích tự kỉ đích tác phẩm" "", . (Đàm "Diệt vong" "") Từ khi "Diệt vong" xuất bản rồi, tôi được đọc các loại ý kiến khác nhau của những độc giả. Tôi cũng thường luôn mổ xẻ biện giải tác phẩm của mình.
4. Lí luận, biện bạch. ◇ Cổ kim tiểu thuyết : "Trương Thiên, Lí Vạn bị giá phụ nhân nhất khốc nhất tố, tựu yếu phân tích kỉ cú, một xứ sáp chủy" , , , (Thẩm tiểu hà tương hội xuất sư biểu ) Trương Thiên, Lí Vạn bị người đàn bà khóc lóc kêu ca, đòi biện bạch mấy câu, không cách nào xen được một lời.
5. Chia gia sản, tách ra ở riêng. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Y ngã thuyết bất như tảo tảo phân tích, tương tài sản tam phân bát khai, các nhân tự khứ doanh vận" , , (Tam hiếu liêm nhượng sản lập cao danh ) Theo ý tôi chẳng bằng hãy sớm mà chia nhau nhà cửa, đem tài sản chia ra làm ba phần, mỗi người tự đi làm ăn kinh doanh.
6. Chia cắt, chia rẽ. ◇ Vương An Thạch : "Ư thị chư hầu vương chi tử đệ, các hữu phân thổ, nhi thế cường địa đại giả, tất dĩ phân tích nhược tiểu" , , , (Thượng Nhân Tông hoàng đế ngôn sự thư ) Từ đó chư hầu con em vua, ai nấy đều có đất riêng, nên thế mạnh đất lớn, rốt cuộc bị chia cắt thành ra yếu nhỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia một vật thành nhiều phần nhỏ, cấu tạo nên vật đó — Mổ xẻ tìm hiểu kĩ càng một sự việc.
thỉ, thị, để
shì ㄕˋ

thỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

liếm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Liếm, lấy lưỡi liếm. § Ta quen đọc là "để". ◇ Trang Tử : "Tần vương hữu bệnh triệu y, phá ung hội tọa giả đắc xa nhất thặng, thỉ trĩ giả đắc xa ngũ thặng" , , (Liệt ngự khấu ) Vua Tần bị bệnh, vời thầy thuốc lại, kẻ mổ mụt sưng làm vỡ nhọt, được xe một cỗ, kẻ liếm trĩ được xe năm cỗ.

Từ điển Thiều Chửu

① Liếm, lấy lưỡi liếm vật gì gọi là thỉ. Ta quen đọc là chữ để. Trang Tử : Tần vương hữu bệnh triệu y, phá ung tòa giả đắc xa nhất thặng, thỉ trĩ giả đắc xa ngũ thặng vua Tần bị bệnh, vời thầy thuốc lại, kẻ mổ vỡ nhọt lớn, được xe một cỗ, kẻ liếm trĩ được xe năm cỗ.

thị

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thè lưỡi ra mà đỡ lấy vật gì.

để

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

liếm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Liếm, lấy lưỡi liếm. § Ta quen đọc là "để". ◇ Trang Tử : "Tần vương hữu bệnh triệu y, phá ung hội tọa giả đắc xa nhất thặng, thỉ trĩ giả đắc xa ngũ thặng" , , (Liệt ngự khấu ) Vua Tần bị bệnh, vời thầy thuốc lại, kẻ mổ mụt sưng làm vỡ nhọt, được xe một cỗ, kẻ liếm trĩ được xe năm cỗ.

Từ điển Thiều Chửu

① Liếm, lấy lưỡi liếm vật gì gọi là thỉ. Ta quen đọc là chữ để. Trang Tử : Tần vương hữu bệnh triệu y, phá ung tòa giả đắc xa nhất thặng, thỉ trĩ giả đắc xa ngũ thặng vua Tần bị bệnh, vời thầy thuốc lại, kẻ mổ vỡ nhọt lớn, được xe một cỗ, kẻ liếm trĩ được xe năm cỗ.
điệp
dié ㄉㄧㄝˊ

điệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

chồng chất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chồng chất. ◎ Như: "điệp thạch vi san" chồng đá thành núi.
2. (Động) Xếp, gấp. ◎ Như: "điệp bị" xếp chăn. ◇ Hồng Lâu Mộng : " Phượng Thư tại lâu thượng khán trứ nhân thu tống lễ đích tân vi bình, chỉ hữu Bình Nhi tại phòng lí dữ Phượng Thư điệp y phục" , (Đệ thất thập nhất hồi) Phượng Thư đương ở trên lầu, trông nom người ta thu nhận những bình phong mang đến biếu, chỉ có Bình Nhi ở trong buồng gấp quần áo cho Phượng Thư.
3. (Động) Vang dội, rúng động. ◇ Tả Tư : "Chinh cổ điệp san" (Ngô đô phú ) Chiêng trống vang dội núi.
4. (Động) Đập nhẹ, gõ. ◇ Tạ Thiếu: "Điệp cổ tống hoa chu" (Cổ xuy khúc ) Gõ trống đưa xe hoa.
5. (Danh) Lượng từ: (1) Thếp, chồng (giấy, văn kiện). ◎ Như: "nhất điệp chỉ" hai thếp giấy, "lưỡng điệp văn kiện" hai chồng văn kiện. (2) Tầng, lớp (núi, đèo). ◇ Hứa Hồn : "Thủy khúc nham thiên điệp" (Tuế mộ ) Nước quanh co núi nghìn tầng. (3) Đời (thời kì lịch sử). ◇ Tả Tư : "Tuy lũy diệp bách điệp, nhi phú cường tương kế" , (Ngô đô phú ) Tuy chồng chất trăm đời, mà giàu mạnh kế tục nhau. (4) Hồi, tiết, chương, khúc (ca nhạc, tuồng, kịch). ◎ Như: "Dương Quan tam điệp" Vở Dương Quan ba hồi.
6. (Tính) Nhiều tầng, nhiều lớp, chập chồng. ◎ Như: "điệp lãng" sóng chập chồng, "trùng nham điệp chướng" núi non chập chồng.
7. (Phó) Trùng lập, tới tấp nhiều lần. ◇ Nhạc Phi : "Dịch kị giao trì, vũ hịch điệp chí" , (Phụng chiếu di ngụy tề hịch ) Ngựa trạm rong ruổi qua lại, hịch lệnh tới tấp đến.

Từ điển Thiều Chửu

① Trùng điệp, chồng chất. Một trùng gọi là điệp , nghìn trùng gọi là thiên điệp .
② Sợ.
③ Thu thập, thu xếp, như đả điệp , tập điệp , v.v. đều nghĩa là thu nhặt cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chồng chất, chồng lên nhau, trùng nhau: Trùng nhau; Chồng đá thành núi;
② Xếp, gấp (quần áo, giấy tờ): Xếp chăn; Xếp quần áo; Gấp lá thư;
③ (văn) Sợ: Làm cho người ta sợ như sấm sét (Đỗ Mục: Vị Trung thư môn hạ thỉnh truy gia tôn hiệu biểu).

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Bệnh nằm không dậy được. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tương Vân diệc nhân thì khí sở cảm, diệc ngọa bệnh ư Hành Vu Uyển, nhất thiên y dược bất đoạn" , , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Tương Vân vì thời tiết xấu cũng bị cảm, bệnh nằm ở Hành Vu Uyển, suốt ngày thuốc thang không ngớt.

Từ điển trích dẫn

1. Kinh huyệt ở khoảng giữa hai trái thận.
2. Danh từ thuật số, chỉ hai bên má, gần tai.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Danh từ đông y, chỉ chỗ giữa hai trái thận, coi đó như cửa ngõ của đời sống — Danh từ thuật số, chỉ hai bên má, chỗ gần tai — Mệnh ( mạng ) môn tướng hỏa . Khoảng gữa hai trái thận bị nóng quá. » Mạng môn tướng hỏa đã xông lên đầu « ( Lục Vân Tiên ).

Từ điển trích dẫn

1. Lăn quay trên mặt đất. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phương Quan ai liễu lưỡng hạ đả, na lí khẳng y, tiện tràng đầu đả cổn, bát khốc bát náo khởi lai" , , 便, (Đệ lục thập hồi) Phương Quan bị đánh hai cái, khi nào chịu thôi. Nó lăn lộn giẫy giụa, khóc ầm lên.
2. Trôi nổi, xoay xở. ◎ Như: "ngã tại thương trường trung đả cổn, dĩ hữu tam thập niên" , .
đan, đả, đản
dān ㄉㄢ, dǎn ㄉㄢˇ, dàn ㄉㄢˋ, tán ㄊㄢˊ

đan

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ghét, căm ghét
2. kiệt sức
3. bệnh đơn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Căm ghét. ◇ Thư Kinh : "Chương thiện đản ác" (Tất mệnh ) Biểu dương điều tốt lành, ghét bỏ điều xấu ác.
2. (Danh) Bệnh do mệt nhọc phát sinh. ◇ Thi Kinh : "Thượng đế bản bản, Hạ dân tốt đản" , (Đại nhã , Bản ) Trời làm trái đạo thường, Dân hèn đều mệt nhọc bệnh hoạn.
3. Một âm là "đan". (Danh) "Hỏa đan" bệnh trẻ con bị phát ban đỏ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau đớn.
② Ghét.
③ Bệnh đản.
④ Một âm là đan. Bệnh đơn, trẻ con bị chứng da dẻ đỏ lửng, phải ban từng mảng gọi là hỏa đan .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ghét, căm ghét;
② Kiệt sức;
③ Bệnh đơn: Bệnh ban đỏ ở trẻ con. 【】đan ngược [dannđè] (y) Bệnh sốt rét.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh do mệt nhọc, mất sức mà ra. Bệnh lao lực — Nhọt. Ung nhọt — Một âm là Đả.

Từ ghép 1

đả

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mệt nhọc — Giận dữ — Nhiều. Thịnh — Một âm khác là Đan.

đản

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Căm ghét. ◇ Thư Kinh : "Chương thiện đản ác" (Tất mệnh ) Biểu dương điều tốt lành, ghét bỏ điều xấu ác.
2. (Danh) Bệnh do mệt nhọc phát sinh. ◇ Thi Kinh : "Thượng đế bản bản, Hạ dân tốt đản" , (Đại nhã , Bản ) Trời làm trái đạo thường, Dân hèn đều mệt nhọc bệnh hoạn.
3. Một âm là "đan". (Danh) "Hỏa đan" bệnh trẻ con bị phát ban đỏ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau đớn.
② Ghét.
③ Bệnh đản.
④ Một âm là đan. Bệnh đơn, trẻ con bị chứng da dẻ đỏ lửng, phải ban từng mảng gọi là hỏa đan .
phất, tế
bì ㄅㄧˋ, fù ㄈㄨˋ

phất

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Che, lấp, đậy. ◎ Như: "y phục chi sở dĩ tế thể" quần áo để che thân. ◇ Tô Thức : "Trục lô thiên lí, tinh kì tế không" , (Tiền Xích Bích phú ) Thuyền bè ngàn dặm, cờ tán rợp trời.
2. (Động) Che chở, bảo vệ. ◇ Sử Kí : "Hạng Bá diệc bạt kiếm khởi vũ, thường dĩ thân dực tế Bái Công, Trang bất đắc kích" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Bá cũng tuốt kiếm đứng dậy múa, luôn luôn lấy thân mình che cho Bái Công, Trang không đâm được.
3. (Động) Bao gồm, bao trùm. ◇ Luận Ngữ: "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: "tư vô tà"" , , : (Vi chính ) Thi có ba trăm thiên, nhưng chỉ một lời có thể thâu tóm được tất cả là: không nghĩ bậy.
4. (Động) Bị cản trở, bị khuất lấp. ◎ Như: "tắc thông tế minh" che lấp mất khiếu sáng.
5. (Động) Xử quyết. ◎ Như: "tế tội" xử quyết tội tình.
6. Một âm là "phất". (Danh) Bức rèm che bên xe thời cổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Che. Như y phục chi sở dĩ tế thể quần áo để che thân.
② Lấp, che đậy, đương được. Như nhất ngôn dĩ tế chi một lời bao trùm hết được, bất túc dĩ tế kì cô không đủ che lấp được tội, v.v.
③ Che lấp. Như tắc thông tế minh che lấp mất khiếu sáng.
④ Xử quyết. Như tế tội xử quyết tội tình.
⑤ Một âm là phất. Bức rèm che bên xe thời cổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật để che gió và bụi ở hai bên xe thời xưa — Một âm là Tế. Xem Tế.

tế

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

che lấp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Che, lấp, đậy. ◎ Như: "y phục chi sở dĩ tế thể" quần áo để che thân. ◇ Tô Thức : "Trục lô thiên lí, tinh kì tế không" , (Tiền Xích Bích phú ) Thuyền bè ngàn dặm, cờ tán rợp trời.
2. (Động) Che chở, bảo vệ. ◇ Sử Kí : "Hạng Bá diệc bạt kiếm khởi vũ, thường dĩ thân dực tế Bái Công, Trang bất đắc kích" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Bá cũng tuốt kiếm đứng dậy múa, luôn luôn lấy thân mình che cho Bái Công, Trang không đâm được.
3. (Động) Bao gồm, bao trùm. ◇ Luận Ngữ: "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: "tư vô tà"" , , : (Vi chính ) Thi có ba trăm thiên, nhưng chỉ một lời có thể thâu tóm được tất cả là: không nghĩ bậy.
4. (Động) Bị cản trở, bị khuất lấp. ◎ Như: "tắc thông tế minh" che lấp mất khiếu sáng.
5. (Động) Xử quyết. ◎ Như: "tế tội" xử quyết tội tình.
6. Một âm là "phất". (Danh) Bức rèm che bên xe thời cổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Che. Như y phục chi sở dĩ tế thể quần áo để che thân.
② Lấp, che đậy, đương được. Như nhất ngôn dĩ tế chi một lời bao trùm hết được, bất túc dĩ tế kì cô không đủ che lấp được tội, v.v.
③ Che lấp. Như tắc thông tế minh che lấp mất khiếu sáng.
④ Xử quyết. Như tế tội xử quyết tội tình.
⑤ Một âm là phất. Bức rèm che bên xe thời cổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Che: Quần áo để che thân; Mặt trời bị mây che; Gió cát mịt trời;
② (văn) Che lấp, bao trùm hết: Một lời bao trùm hết cả; Không đủ che lấp được tội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che đi — Trùm đi — Lấp đi.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. Tên một vở kịch. Lấy sự tích trong Tam quốc chí, kể chuyện "Trương Phi" y theo mưu kế của "Khổng Minh" , giả làm người đánh cá, mai phục ở chằm hoa lau ("lô hoa đãng" ), chờ "Chu Du" dẫn quân đi qua, Trương Phi liền đem binh đánh chận. Chu Du thua tức giận bị thổ huyết.
dược
luè ㄌㄩㄝˋ, shuò ㄕㄨㄛˋ, yào ㄧㄠˋ, yuè ㄩㄝˋ

dược

phồn thể

Từ điển phổ thông

cây thuốc, thuốc chữa bệnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thuốc. ◎ Như: "tây dược" 西 thuốc tây, "thảo dược" thuốc dùng cây cỏ chế thành.
2. (Danh) Thuốc nổ. ◎ Như: "tạc dược" thuốc nổ, "hỏa dược" thuốc nổ.
3. (Danh) Bờ giậu, hàng rào. ◎ Như: "dược lan" lan can bờ giậu.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "thược dược" hoa thược dược.
5. (Danh) Họ "Dược".
6. (Danh) § Xem "dược xoa" hay "dạ xoa" (tiếng Phạn "yakkha").
7. (Động) Chữa trị. ◇ Liêu trai chí dị : "Diên y dược chi" (Cổ nhi ) Mời thầy thuốc chữa trị.
8. (Động) Dùng thuốc độc trừ diệt. ◎ Như: "dược lão thử" đánh bả chuột.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuốc, các thứ dùng để làm thuốc đều gọi là dược. Bị thuốc độc mà chết gọi là dược tử .
② Phàm thứ gì tán nhỏ như phấn cũng gọi là dược. Như tạc dược thuốc nổ.
③ Chữa. Như bất khả cứu dược không thể cứu chữa được. Lời nói ngay thẳng gọi là dược thạch ý nói lời can bảo trung trực cứu lại điều lầm lỗi như thuốc chữa bệnh vậy.
④ Bờ giậu. Dùng lan can vây xung quanh vườn gọi là dược lan .
⑤ Thược dược hoa thược dược. Xem chữ thược .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thuốc, thuốc men: Uống thuốc; Sắc thuốc;
② Thuốc (nổ): Thuốc nổ; Thuốc sát trùng (trừ sâu);
③ Trừ diệt (bằng thuốc độc): Diệt chuột, đánh bả chuột;
④ (văn) Chữa: Không thể cứu chữa được;
⑤ (văn) Bờ giậu, hàng rào: Lan can rào;
⑥ Xem [sháoyao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây cỏ dùng để trị bệnh. Thuốc chữa bệnh — Thuốc nổ, thuốc súng — Trị bệnh.

Từ ghép 41

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.