thố, trách
cuò ㄘㄨㄛˋ, zé ㄗㄜˊ

thố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thi thố ra
2. bãi bỏ
3. bắt tay vào làm, lo liệu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đặt để. ◎ Như: "thố từ bất đương" dùng từ không đúng. ◇ Luận Ngữ : "Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc" , (Tử Lộ ) Hình phạt không trúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
2. (Động) Vất bỏ, phế bỏ. ◎ Như: "hình thố" nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa. ◇ Trung Dung : "Học chi phất năng, phất thố dã" , Học mà chẳng được, (cũng) đừng phế bỏ.
3. (Động) Bắt tay làm, thi hành. ◎ Như: "thố thi" sắp đặt thi hành, "thố thủ bất cập" trở tay không kịp.
4. (Động) Lo liệu, sửa soạn. ◎ Như: "trù thố" toan liệu, "thố biện" liệu biện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị mục kim hành nang lộ phí, nhất khái vô thố" , (Đệ nhất hồi) Chỉ vì hiện nay hành trang lộ phí, không lo liệu được.
5. (Động) Đâm, giết. ◇ Hoài Nam Tử : "Hổ báo chi văn lai xạ, viên dứu chi tiệp lai thố" , (Mậu xưng ) Vằn cọp beo lóe sáng, vượn khỉ sẽ mau lại giết.
6. Một âm là "trách". (Động) Đuổi bắt. ◇ Hán Thư : "Bức trách Thanh Từ đạo tặc" (Vương Mãng truyện ) Buộc đuổi bắt bọn trộm cướp ở Thanh Từ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thi thố ra.
② Bỏ, như hình thố nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa.
③ Bắt tay làm, như thố thủ bất cập ra tay không kịp.
④ Liệu, như trù thố toan liệu, thố biện liệu biện, v.v.
⑤ Một âm là trách. Bắt kẻ trộm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đặt, để.【】thố từ [cuòcí] Việc đặt câu dùng từ: Dùng từ không đúng;
② Trù hoạch, trù liệu, sắp xếp, xếp đặt: Trù liệu một món tiền;
③ Thi thố ra, ra tay làm: Ra tay không kịp;
④ (văn) Bỏ: Bỏ hình phạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xếp đặt, bày biện — Làm ra. Td: Thi thố — Xem Trách.

Từ ghép 4

trách

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đặt để. ◎ Như: "thố từ bất đương" dùng từ không đúng. ◇ Luận Ngữ : "Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc" , (Tử Lộ ) Hình phạt không trúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
2. (Động) Vất bỏ, phế bỏ. ◎ Như: "hình thố" nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa. ◇ Trung Dung : "Học chi phất năng, phất thố dã" , Học mà chẳng được, (cũng) đừng phế bỏ.
3. (Động) Bắt tay làm, thi hành. ◎ Như: "thố thi" sắp đặt thi hành, "thố thủ bất cập" trở tay không kịp.
4. (Động) Lo liệu, sửa soạn. ◎ Như: "trù thố" toan liệu, "thố biện" liệu biện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị mục kim hành nang lộ phí, nhất khái vô thố" , (Đệ nhất hồi) Chỉ vì hiện nay hành trang lộ phí, không lo liệu được.
5. (Động) Đâm, giết. ◇ Hoài Nam Tử : "Hổ báo chi văn lai xạ, viên dứu chi tiệp lai thố" , (Mậu xưng ) Vằn cọp beo lóe sáng, vượn khỉ sẽ mau lại giết.
6. Một âm là "trách". (Động) Đuổi bắt. ◇ Hán Thư : "Bức trách Thanh Từ đạo tặc" (Vương Mãng truyện ) Buộc đuổi bắt bọn trộm cướp ở Thanh Từ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thi thố ra.
② Bỏ, như hình thố nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa.
③ Bắt tay làm, như thố thủ bất cập ra tay không kịp.
④ Liệu, như trù thố toan liệu, thố biện liệu biện, v.v.
⑤ Một âm là trách. Bắt kẻ trộm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bắt kẻ trộm;
② (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đuổi bắt — Áp bức — Xem Thố.
trú, trụ
zhù ㄓㄨˋ

trú

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở
2. thôi, dừng
3. còn đấy
4. lưu luyến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thôi, ngừng. ◎ Như: "trụ thủ" ngừng tay, "viên thanh đề bất trụ" tiếng vượn kêu không thôi, "vũ trụ liễu" mưa tạnh rồi.
2. (Động) Ở, ở lâu. ◎ Như: "trụ sơn hạ" ở dưới núi.
3. (Động) Nghỉ trọ. ◎ Như: "tá trụ nhất túc" 宿 nghỉ trọ một đêm.
4. (Động) Còn đấy. § Nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: "thành trụ hoại không" . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là "trụ". ◎ Như: "trụ trì Tam bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là "trụ trì Phật bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là "trụ trì Pháp bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là "trụ trì Tăng bảo" . Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị "trụ trì" .
5. (Động) Lưu luyến, bám víu. ◎ Như: "vô sở trụ" không lưu luyến vào đấy, không bám víu vào đâu cả.
6. (Phó) Đứng sau động từ biểu thị sự cố gắng. ◎ Như: "kí trụ" nhớ lấy, "nã trụ" nắm lấy. ◇ Thủy hử truyện : "Chúng tăng nhẫn tiếu bất trụ" (Đệ tứ hồi) Các sư nhịn cười chẳng được.
7. (Phó) Biểu thị sự gì ngưng lại, khựng lại. ◎ Như: "lăng trụ liễu" ngây người ra, "ngốc trụ liễu" ngẩn ra.
8. (Danh) Họ "Trụ".
9. § Còn đọc là "trú".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, trọ: Nhà tôi ở ngoại thành; Ở trọ khách sạn; Hôm qua tôi (ở) trọ nhà bạn một đêm;
② Ngừng, tạnh: Tạnh mưa rồi;
③ (Đặt sau động từ) Lại, lấy, kĩ, chắc, được...: Đứng lại; Giữ lại một lá thư; Cầm lấy; Nhớ kĩ (lấy); Nắm chắc tay lái; Bắt được, bắt lấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở. Cư ngụ. Truyện HT: » Mới hay trú tiền nha « — Dừng lại. ĐTTT: » Dọn nhà hãy tạm cho nàng trú chân «.

Từ ghép 16

trụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở
2. thôi, dừng
3. còn đấy
4. lưu luyến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thôi, ngừng. ◎ Như: "trụ thủ" ngừng tay, "viên thanh đề bất trụ" tiếng vượn kêu không thôi, "vũ trụ liễu" mưa tạnh rồi.
2. (Động) Ở, ở lâu. ◎ Như: "trụ sơn hạ" ở dưới núi.
3. (Động) Nghỉ trọ. ◎ Như: "tá trụ nhất túc" 宿 nghỉ trọ một đêm.
4. (Động) Còn đấy. § Nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: "thành trụ hoại không" . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là "trụ". ◎ Như: "trụ trì Tam bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là "trụ trì Phật bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là "trụ trì Pháp bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là "trụ trì Tăng bảo" . Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị "trụ trì" .
5. (Động) Lưu luyến, bám víu. ◎ Như: "vô sở trụ" không lưu luyến vào đấy, không bám víu vào đâu cả.
6. (Phó) Đứng sau động từ biểu thị sự cố gắng. ◎ Như: "kí trụ" nhớ lấy, "nã trụ" nắm lấy. ◇ Thủy hử truyện : "Chúng tăng nhẫn tiếu bất trụ" (Đệ tứ hồi) Các sư nhịn cười chẳng được.
7. (Phó) Biểu thị sự gì ngưng lại, khựng lại. ◎ Như: "lăng trụ liễu" ngây người ra, "ngốc trụ liễu" ngẩn ra.
8. (Danh) Họ "Trụ".
9. § Còn đọc là "trú".

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi, như viên thanh đề bất trụ tiếng vượn kêu không thôi.
② Ở, như trụ sơn hạ ở dưới núi.
③ Còn đấy, nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: thành trụ hoại không . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là trụ, như trụ trì tam bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là trụ trì Phật bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là trụ trì Pháp bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là trụ trì tăng bảo. Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị trụ trì.
④ Lưu luyến (dính bám) như vô sở trụ không lưu luyến vào đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, trọ: Nhà tôi ở ngoại thành; Ở trọ khách sạn; Hôm qua tôi (ở) trọ nhà bạn một đêm;
② Ngừng, tạnh: Tạnh mưa rồi;
③ (Đặt sau động từ) Lại, lấy, kĩ, chắc, được...: Đứng lại; Giữ lại một lá thư; Cầm lấy; Nhớ kĩ (lấy); Nắm chắc tay lái; Bắt được, bắt lấy.

Từ ghép 9

kháo, khốc
kào ㄎㄠˋ

kháo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nương tựa
2. sát lại, gần lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nương tựa vào vật khác cho vững. ◎ Như: "kháo tường" tựa vào tường, "kháo trước đại thụ" tựa vào cây lớn.
2. (Động) Dựa vào, ỷ vào, trông cậy. ◎ Như: "y kháo" nương dựa người khác. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô nhất gia toàn kháo trước tướng quân lí" (Đệ bát hồi) Cả nhà ta đều trông nhờ vào tướng quân đấy.
3. (Động) Tin cậy. ◎ Như: "khả kháo" đáng tin cậy, "kháo bất trụ" không tin cậy được.
4. (Động) Sát lại, nhích gần. ◎ Như: "thuyền kháo ngạn" thuyền cập bến.
5. (Danh) Áo giáp mặc trong hí kịch thời xưa.
6. § Ta quen đọc là "khốc".

Từ điển Thiều Chửu

① Nương tựa. Nương tựa vật khác cho vững gọi là kháo, nương tựa người khác gọi là y kháo . Ta quen đọc là chữ khốc.
② Sát lại, nhích gần. Như thuyền kháo ngạn thuyền cập bến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dựa vào, tựa vào, nương tựa, trông cậy, nhờ: Đứng tựa vào tường; Dựa vào quần chúng; Sống nhờ trời;
② Tin cậy: Đáng tin, tin cậy được;
③ Sát lại, nhích gần, cặp bến, vào bờ: Người bộ hành đi cặp theo lề đường; Thuyền cặp bến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái ngược nhau — Trong Bạch thoại có nghĩa là nương tựa, nhờ vả. Td: Khả kháo ( có thể nhờ cậy được ).

Từ ghép 5

khốc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nương tựa vào vật khác cho vững. ◎ Như: "kháo tường" tựa vào tường, "kháo trước đại thụ" tựa vào cây lớn.
2. (Động) Dựa vào, ỷ vào, trông cậy. ◎ Như: "y kháo" nương dựa người khác. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô nhất gia toàn kháo trước tướng quân lí" (Đệ bát hồi) Cả nhà ta đều trông nhờ vào tướng quân đấy.
3. (Động) Tin cậy. ◎ Như: "khả kháo" đáng tin cậy, "kháo bất trụ" không tin cậy được.
4. (Động) Sát lại, nhích gần. ◎ Như: "thuyền kháo ngạn" thuyền cập bến.
5. (Danh) Áo giáp mặc trong hí kịch thời xưa.
6. § Ta quen đọc là "khốc".

Từ điển Thiều Chửu

① Nương tựa. Nương tựa vật khác cho vững gọi là kháo, nương tựa người khác gọi là y kháo . Ta quen đọc là chữ khốc.
② Sát lại, nhích gần. Như thuyền kháo ngạn thuyền cập bến.
hầu
hóu ㄏㄡˊ

hầu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con khỉ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con khỉ. ◇ Tây du kí 西: "Nhất triêu thiên khí viêm nhiệt, dữ quần hầu tị thử, đô tại tùng âm chi hạ ngoan sái" , , (Đệ nhất hồi) Một hôm khí trời nóng nực, cùng bầy khỉ tránh nắng, nô đùa dưới bóng thông.
2. (Động) Xoắn lấy, bám chặt (tiếng địa phương bắc Trung Quốc). ◎ Như: "tiểu nữ hài tổng thị hầu trước tha ba ba bất phóng" đứa bé gái cứ xoắn lấy ba nó không buông.
3. (Động) Ngồi xổm (tiếng địa phương bắc Trung Quốc). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hảo huynh đệ, nhĩ thị cá tôn quý nhân, nữ hài nhi nhất dạng đích nhân phẩm, biệt học tha môn hầu tại mã thượng" , , , (Đệ thập ngũ hồi) Em ơi, em là bực tôn quý, cũng như các vị thiên kim tiểu thư, đừng bắt chước những người kia ngồi chồm hổm trên ngựa (như con khỉ ấy).
4. (Tính) Ranh mãnh (tiếng địa phương bắc Trung Quốc). ◎ Như: "giá tiểu gia hỏa thái hầu liễu" thằng bé con này ranh mãnh lắm đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Con khỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khỉ, bú dù;
② (Người) lanh lợi;
③ (đph) Tinh ranh;
④ (đph) Ngồi xổm như con khỉ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài khỉ.

Từ ghép 2

xỉ
chǐ ㄔˇ

xỉ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. răng
2. tuổi tác

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Răng. ◎ Như: "nhũ xỉ" răng sữa, "vĩnh cửu xỉ" răng lâu dài (không thay nữa).
2. (Danh) Vật gì xếp bày như răng. ◎ Như: "cứ xỉ" răng cưa.
3. (Danh) Tuổi. ◎ Như: "tự xỉ" theo tuổi mà định trên dưới, "xỉ đức câu tăng" tuổi tác và đức hạnh đều tăng thêm. ◇ Tây du kí 西: "Tự xỉ bài ban, triều thướng lễ bái" , (Đệ nhất hồi) Theo thứ tự tuổi tác xếp hàng, tiến lên chầu vái.
4. (Danh) Số tuổi ngựa.
5. (Động) Xếp vào hàng. ◎ Như: Kể vào người cùng hàng gọi là "xỉ" , không kể làm người ngang hàng gọi là "bất xỉ" . ◇ Liêu trai chí dị : "Kiến giả giai tăng kì ngoan, bất dĩ nhân xỉ" , (Cổ nhi ) Ai trông thấy cũng ghét tính ngang bướng của nó, không đếm xỉa tới.
6. (Động) Nói, bàn. ◎ Như: "xỉ cập" nói tới.

Từ điển Thiều Chửu

① Răng. Mọc lúc nhỏ gọi là nhũ xỉ răng sữa, mọc lúc lớn gọi là vĩnh cửu xỉ răng già.
② Tuổi.
③ Kể tuổi mà định trên dưới gọi là tự xỉ .
④ Kể. Kể làm người cùng bọn với mình gọi là xỉ , không kể làm bọn với mình gọi là bất xỉ .
⑤ Vật gì xếp bày như hàm răng đều gọi là xỉ. Như cứ xỉ răng cưa.
⑥ Lượng số tuổi ngựa cũng gọi là xỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răng (hoặc vật có hình răng): Mọc răng; Nhổ răng; Răng sữa; Răng cưa;
② (cũ) Tuổi, tuổi tác: Tuổi tác và đức hạnh; Kể tuổi (để định trên dưới); 退 (Tôi) trở về được ăn những món ngon của miền này cho đến hết tuổi đời (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ (văn) Kể, kể đến, nói tới, coi trọng, kể là cùng một loại người, đặt ngang hàng (dùng với ý phủ định, tỏ ý khinh bỉ): Hành động xấu xa, ai cũng thấy không còn là người nữa; Không đáng kể; Thầy cúng, thầy thuốc, nhạc sư và những người làm thợ các nghề, bậc quân tử không kể họ là cùng một loại (không xếp ngang hàng với mình) (Hàn Dũ: Sư thuyết); Không được nhà mình coi trọng (Tư trị thông giám: Lương kỉ);
④ (văn) Tính số tuổi ngựa;
⑤ (văn) Đụng, chạm: Thịt nát chạm phải gươm bén (Mai Thừa: Thượng thư trùng gián Ngô vương);
⑥ (văn) Con xúc xắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái răng. Td: Nhũ xỉ ( răng sữa, răng trẻ con chưa thay ) — Phàm cái gì có hình dáng như hàm răng, đều gọi là Xỉ. Td: Cứ xỉ ( răng cưa ) — Chỉ ngà voi ( tức răng voi ) — Chỉ tuổi tác. Td: Niên xỉ ( tuổi tác ) — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Xỉ.

Từ ghép 35

bội phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phục mãi, nhớ mãi không quên

Từ điển trích dẫn

1. Đeo, mang. ◇ Vương Sung : "Hữu bảo ngọc ư thị, tục nhân đầu chi, Biện Hòa bội phục, thục thị thục phi, khả tín giả thùy" , , , , (Luận hành , Tự kỉ ) Có ngọc quý ở đó, người thường vứt đi, Biện Hòa lấy đeo. Ai đúng ai sai? Có thể tin ai?
2. Ghi nhớ, ghi khắc. ◇ Chu Hi : "Thử thành chí luận, bội phục bất cảm vong dã" , (Đáp Lữ Bá Cung thư ).
3. Thuận theo, tuân tuần. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Thượng vọng tứ dĩ nhất ngôn, sử chung thân tri sở bội phục" , 使 (Quyển nhất nhất tứ).
4. Kính ngưỡng, khâm phục. ☆ Tương tự: "kính bội" , "tín phục" , "chiết phục" . ★ Tương phản: "khinh thị" . ◇ Nguyễn Du : "Thiên cổ văn chương thiên cổ si, Bình sinh bội phục vị thường li" , (Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ ) Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời, Bình sinh kính phục không lúc nào ngớt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui lòng mà theo, không bao giờ quên.
viết
yuē ㄩㄝ

viết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nói rằng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, hỏi, đáp. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" : , (Học nhi ) Khổng Tử nói: Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
2. (Động) Gọi là. ◇ Thư Kinh : "Ngũ hành: nhất viết thủy, nhị viết hỏa, tam viết mộc, tứ viết kim, ngũ viết thổ" : , , , , (Hồng phạm ) Ngũ hành: thứ nhất gọi là Thủy, thứ hai gọi là Hỏa, thứ ba gọi là Mộc, thứ tư gọi là Kim, thứ năm gọi là Thổ.
3. (Trợ) Đặt ở đầu câu hoặc giữa câu. ◇ Thi Kinh : "Ngã đông viết quy" (Bân phong , Đông san ) Ta ở đông về.

Từ điển Thiều Chửu

① Rằng, dùng làm lời phát ngữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nói: Khổng Tử nói...;
② Gọi là, là (thường dùng kèm với một số động từ như …): Đặt tên là trường nông dân; Gọi cái đài của mình là Linh đài (Mạnh tử); Gọi kẻ đó là U, Lệ (Mạnh tử); Nhà vua gọi thái tử là Cừu (Tả truyện); Một là nước, hai là lửa... (Thượng thư); Tiên đế khen ông ta là có tài năng (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
③ Rằng: … Tế Ngã đáp rằng... (Luận ngữ);
④ Trợ từ đầu câu: Ta đưa ông cậu, đi đến Vị Dương (Thi Kinh);
⑤ Trợ từ ở giữa câu: Ta đi về đông (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói — Nói rằng — Thường dùng làm tiếng phát ngữ từ ở đầu câu — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Viết.
hải
hǎi ㄏㄞˇ

hải

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

biển

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bể, biển. ◎ Như: "Nam Hải" , "Địa Trung Hải" .
2. (Danh) Nước biển. ◇ Hán Thư : "Chử hải vi diêm" (Thác truyện ) Nấu nước biển làm muối.
3. (Danh) Hồ lớn trong đất liền. ◎ Như: "Thanh Hải" , "Trung Nam Hải" .
4. (Danh) Nơi tụ tập rất nhiều người, vật. ◎ Như: "nhân hải" biển người, "hoa hải" rừng hoa.
5. (Danh) Lĩnh vực rộng lớn. ◎ Như: "khổ hải vô biên" bể khổ không cùng, "học hải vô nhai" bể học không bờ bến.
6. (Danh) Đất xa xôi, hoang viễn. ◇ Chu Lễ : "Tứ hải san xuyên" (Hạ quan , Giáo nhân ) Khắp bốn phương sông núi.
7. (Danh) Chén, bát to. ◎ Như: "trà hải" chén trà to, "tửu hải" chén rượu to.
8. (Danh) Họ "Hải".
9. (Tính) Rất to, lớn. ◎ Như: "hải lượng" vô số, rất nhiều.
10. (Tính) Phóng túng, buông tuồng. ◎ Như: "hải mạ" chửi bới bừa bãi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bãi, bãi! Khả dĩ bất tất kiến, tha bỉ bất đắc cha môn gia đích hài tử môn, hồ đả hải suất đích quán liễu" , ! , , (Đệ thất hồi) Thôi, thôi! Bất tất phải gặp, cậu ta không thể so sánh với bọn trẻ nhà mình, bừa bãi phóng túng quen rồi.
11. (Phó) Dữ dội, nghiêm trọng. ◎ Như: "tha nghiêm trọng đãi công, sở dĩ bị lão bản hải quát liễu nhất đốn" , nó làm việc quá sức lười biếng, nên bị ông chủ mắng cho một trận.

Từ điển Thiều Chửu

① Bể, cái chỗ trăm sông đều đổ nước vào, gần đất thì gọi là hải , xa đất thì gọi là dương .
② Về phía tây bắc họ cũng gọi những chằm lớn là hải.
③ Vật gì họp lại nhiều cũng gọi là hải, như văn hải tập văn lớn.
④ Tục gọi cái bát to là hải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biển, hải, bể: Đi biển, hàng hải; Ra khơi; Bể khổ;
② Lớn: Bát lớn;
③ Nhiều, đông, biển (người), rừng (người), một tập hợp lớn: Biển người; Tập văn lớn;
④ Cái chén (bát) lớn;
⑤ [Hăi] (Họ) Hải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biển nằm trong đất liền ( biển lớn bao quanh đất liền gọi là Dương ) — Chỉ sự Đông đảo. Chẳng hạn Nhân hải ( biển người ).

Từ ghép 91

ái dục hải 愛欲海anh cát lợi hải hạp 英吉利海峽ấu hải 幼海bạt hải 拔海bắc hải 北海bột hải 渤海công hải 公海dục hải 欲海duyên hải 沿海đại hải 大海địa trung hải 地中海đông hải 东海đông hải 東海giác hải 覺海hạc hải 涸海hải cảng 海港hải cẩu 海狗hải chiến 海戰hải cương 海疆hải dương 海洋hải dương 海陽hải dương chí lược 海陽志略hải đài 海苔hải đảo 海島hải đạo 海道hải đăng 海燈hải để 海底hải đường 海棠hải giác 海角hải giác thiên nhai 海角天涯hải hà 海河hải khẩu 海口hải khiếu 海嘯hải lí 海里hải loan 海灣hải lục 海陸hải lưu 海流hải ly 海狸hải nam 海南hải ngoại 海外hải nội 海內hải phòng 海防hải quan 海關hải quân 海军hải quân 海軍hải quốc 海國hải sản 海產hải sâm 海參hải sâm uy 海參崴hải sư 海師hải tảo 海藻hải tặc 海賊hải tân 海濱hải thực 海食hải triều 海潮hải trình 海程hải vận 海運hải vị 海味hải vụ 海務hạn hải 旱海hãn hải 瀚海hàng hải 航海hắc hải 黑海hận hải 恨海hoàng hải 黃海hoàng việt văn hải 皇越文海hồng hải 紅海khổ hải 苦海kính hải tục ngâm 鏡海續吟lĩnh hải 領海nam hải 南海nam hải dị nhân liệt truyện 南海異人列傳nghiệp hải 業海nhãn không tứ hải 眼空四海nhân hải 人海nhị hải 洱海pháp hải 法海phật hải 佛海quan hải 觀海sát hải 刹海sầu hải 愁海sơn hải 山海tang điền thương hải 桑田蒼海tang hải 桑海thanh hải 青海thệ hải 誓海thệ hải minh sơn 誓海盟山thượng hải 上海thương hải 蒼海trần hải 塵海tứ hải 四海
thần
chén ㄔㄣˊ

thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bề tôi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bầy tôi, quan ở trong nước có vua. ◎ Như: "nhị thần" những kẻ làm quan hai họ, "trung thần" bề tôi trung thành.
2. (Danh) Quan đại thần đối với vua tự xưng. ◇ Hán Thư : "Thần môn như thị, thần tâm như thủy" , (Trịnh Sùng truyện ) Cửa nhà thần như chợ, lòng thần như nước (ý nói những kẻ tới cầu xin rất đông, nhưng tấm lòng của tôi vẫn trong sạch yên tĩnh như nước).
3. (Danh) Tôi đòi, nô lệ, lệ thuộc. ◎ Như: "thần bộc" tôi tớ, "thần thiếp" kẻ hầu hạ (đàn ông gọi là "thần", đàn bà gọi là "thiếp"). ◇ Chiến quốc sách : "Triệu bất năng chi Tần, tất nhập thần" , (Yên sách tam ) Triệu không chống nổi Tần, tất chịu vào hàng lệ thuộc (thần phục).
4. (Danh) Dân chúng (trong một nước quân chủ). ◎ Như: "thần thứ" thứ dân, "thần tính" nhân dân trăm họ.
5. (Danh) Tiếng tự xưng đối với cha. ◇ Sử Kí : "Thủy đại nhân thường dĩ thần vô lại" (Cao Đế kỉ ) Từ đầu cha thường cho tôi là kẻ không ra gì.
6. (Danh) Cổ nhân tự khiêm xưng là "thần" . § Cũng như "bộc" . ◇ Sử Kí : "Thần thiếu hảo tướng nhân, tướng nhân đa hĩ, vô như Quý tướng" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Tôi từ nhỏ thích xem tướng người ta, đã xem tướng rất nhiều, nhưng chẳng ai bằng tướng ông Quý cả.
7. (Động) Sai khiến. ◎ Như: "thần lỗ" sai sử.
8. (Động) Quy phục. ◇ Diêm thiết luận : "Hung Nô bối bạn bất thần" (Bổn nghị ) Quân Hung Nô làm phản không chịu thần phục.

Từ điển Thiều Chửu

① Bầy tôi. Quan ở trong nước có vua gọi là thần.
② Kẻ chịu thống thuộc dưới quyền người cũng gọi là thần. Như thần bộc tôi tớ, thần thiếp nàng hầu, v.v. Ngày xưa gọi những kẻ làm quan hai họ là nhị thần .
③ Cổ nhân nói chuyện với bạn cũng hay xưng là thần , cũng như bây giờ xưng là bộc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Thần, bầy tôi (của vua), bộ trưởng: Đại thần triều Nguyễn; Bộ trưởng bộ ngoại giao;
② Thần, hạ thần (từ quan lại xưng với vua);
③ (văn) Tôi (đại từ nhân xưng thời xưa, dùng cho ngôi thứ nhất, số ít, tương đương với , bộ ) .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người bề tôi giúp việc cho vua. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: » Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ «.

Từ ghép 46

thiên
piān ㄆㄧㄢ

thiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nghiêng, lệch
2. vẫn, cứ, lại
3. không ngờ, chẳng may
4. rất, hết sức

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lệch, nghiêng, ngả. ◎ Như: "thiên kiến" ý kiến thiên lệch. ◇ Bạch Cư Dị : "Vân kế bán thiên tân thụy giác, Hoa quan bất chỉnh hạ đường lai" , (Trường hận ca ) Tóc mây lệch một bên, vừa ngủ dậy, Mũ hoa không ngay ngắn, nàng bước xuống nhà.
2. (Tính) Không hoàn toàn, phiến diện. ◇ Lễ Kí : "Lạc cực tắc ưu, lễ thô tắc thiên hĩ" , (Nhạc kí ) Vui cùng cực thì tất sinh ra buồn thương, lễ sơ sài thì không đầy đủ vậy.
3. (Tính) Không ở trung tâm, bên cạnh.
4. (Tính) Xa xôi, hẻo lánh. ◎ Như: "thiên tích" nơi hẻo lánh.
5. (Tính) Không thân, không gần gũi.
6. (Tính) Thâm, nhiều. ◇ Nguyên Hiếu Vấn : "Uất uất thu ngô động vãn yên, Nhất đình phong lộ giác thu thiên" , (Ngoại gia nam tự ).
7. (Phó) Vẫn, cứ, lại. ◎ Như: "tha yêu ngã khứ, ngã thiên bất khứ" , ông ấy bảo tôi đi, tôi vẫn cứ không đi.
8. (Phó) Vừa, đúng lúc. ◇ Hoàng Phủ Nhiễm : "Chánh thị dương phàm thì, Thiên phùng giang thượng khách" , (Tằng đông du dĩ thi kí chi ) Đang khi giương buồm, Thì đúng lúc gặp khách trên sông.
9. (Phó) Nghiêng về một bên, không công bình. ◎ Như: "thiên lao" nhọc riêng về một bên, "thiên ái" yêu riêng.
10. (Phó) Chuyên về.
11. (Phó) Riêng, chỉ, một mình.
12. (Phó) Không ngờ, chẳng may. ◎ Như: "ốc lậu thiên tao liên dạ vũ" nhà dột chẳng may mắc mưa suốt đêm.
13. (Phó) Rất, hết sức. ◇ Nhan thị gia huấn : "Vũ Liệt thái tử thiên năng tả chân" (Tạp nghệ ) Thái tử Vũ Liệt rất giỏi vẽ hình người.
14. (Động) Giúp, phụ tá.
15. (Động) Ăn cơm rồi (tiếng khách sáo). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phượng Thư tài cật phạn, kiến tha môn lai liễu, tiện tiếu đạo: Hảo trường thối tử, khoái thượng lai bãi! Bảo Ngọc đạo: Ngã môn thiên liễu" , , 便: , . : (Đệ thập tứ hồi) Phượng Thư đang ăn cơm, thấy chúng đến, cười nói: Sao mà nhanh chân thế! Mau lên đây. Bảo Ngọc nói: Chúng tôi xơi cơm rồi.
16. (Danh) Một nửa.
17. (Danh) Ngày xưa quân năm mươi người là một "thiên"; chiến xa hai mươi lăm xe là một "thiên".
18. (Danh) Họ "Thiên".

Từ điển Thiều Chửu

① Lệch, mếch, ở vào hai bên một cái gì gọi là thiên, nặng về một mặt cũng gọi là thiên, như thiên lao nhọc riêng về một bên, thiên ái yêu riêng về một bên. Cái gì không đúng với lẽ trung bình đều gọi là thiên.
② Lời nói giúp lời, sự gì xảy ra không ngờ tới gọi là thiên, như thiên bất thấu xảo rõ thật khéo khéo sao!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lệch, trệch: Bắn trệch; Đội mũ lệch; Không lệch không nghiêng (Hậu Hán thư);
② Nghiêng: 西 Mặt trời đã nghiêng bóng; Ảnh này chụp nghiêng;
③ Thiên vị, thiên: Thiên về bên tả;
④ Nhích lên, lui sang: Kê bàn lui sang bên trái;
⑤ (văn) Bên: Bên phía đông;
⑥ (văn) Một bên, một phần, riêng: Bậc vua chúa sở dĩ sáng suốt là nhờ nghe ý kiến từ nhiều phía, sở dĩ tối tăm là vì chỉ nghe có một bên (Vương Phù: Tiềm phu luận); Vạn vật là một phần của đạo (Tuân tử); Học trò của Lão Đam chỉ riêng có Canh Tang Sở hiểu được đạo của Lão Đam (Trang tử);
⑦ (văn) Rất, đặc biệt, hết sức: Võ Liệt Thái tử rất giỏi vẽ hình người (Nhan thị gia huấn: Tạp nghệ); Anh em nhà họ Trương (mặt mày) rất giống nhau (Bạch Cư Dị);
⑧ (văn) Xa xôi, hẻo lánh: Kẻ bề tôi ở nước xa xôi hẻo lánh thật lấy làm may lắm (Sử ký: Biển Thước truyện);
⑨ Cứ, vẫn, lại: Đã bảo anh chú ý, anh lại không nghe; Anh không cho tôi làm, tôi vẫn làm; Đã khuyên nó đừng đi, nhưng nó cứ đi.【】thiên thiên [pianpian] (pht) a. Khăng khăng, khư khư, cứ một mực: Anh ta cứ một mực không nghe; b. Nhưng... lại, lại: Hôm qua anh ấy đến tìm tôi, nhưng tôi lại không ở nhà; c. Riêng... lại: Mọi người đều hoàn thành định mức, tại sao riêng chúng ta lại không hoàn thành được?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lệch qua một bên.

Từ ghép 9

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.