trận
zhèn ㄓㄣˋ

trận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trận đánh
2. trận, cơn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hàng lối quân lính bày theo binh pháp. ◇ Sử Kí : "Tần nhân bất ý Triệu sư chí thử, kì lai khí thịnh, tướng quân tất hậu tập kì trận dĩ đãi chi" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Quân Tần không ngờ quân Triệu tới đây, họ kéo tới khí thế hùng mạnh, tướng quân phải tập trung quân ngũ mà đối phó.
2. (Danh) Khí thế. ◎ Như: "bút trận" khí thế của bút.
3. (Danh) Mặt trận, chiến trường. ◇ Đỗ Phủ : "Thử mã lâm trận cửu vô địch, Dữ nhân nhất tâm thành đại công" , (Cao đô hộ thông mã hành ) Ngựa này ra trận từ lâu là vô địch, Cùng với người một lòng lập nên công lớn.
4. (Danh) Lượng từ: trận, cơn, làn, mẻ, đợt. ◎ Như: "nhất trận phong" một cơn gió. ◇ Hàn Ác : "Tạc dạ tam canh vũ, Kim triêu nhất trận hàn" , (Lãn khởi ) Đêm qua mưa ba canh, Sáng nay lạnh một cơn.
5. (Danh) Giai đoạn thời gian, lúc, hồi, dạo. ◎ Như: "tha giá trận tử ngận mang" ông ấy có một dạo rất bận rộn.
6. (Động) Đánh nhau, tác chiến. ◇ Sử Kí : "Tín nãi sử vạn nhân tiên hành xuất, bối thủy trận" 使, (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín bèn cho một vạn quân tiến lên trước, quay lưng về phía sông (*) mà đánh. § Ghi chú: (*) Tức giàn trận cho quân lính ngoảnh lưng xuống sông, bắt buộc phải quyết chiến, không được lùi.

Từ điển Thiều Chửu

① Hàng trận, hàng lối quân lính. Cho nên chia bày đội quân gọi là trận. Nói rộng ra thì tả cái khí thế của cán bút viết cũng gọi là bút trận . Phàm cái gì mà khí thế nó dồn dập đến nối đuôi nhau thì mỗi một lần nó dồn đến gọi là trận. Như ta nói trận gió, trận mưa, v.v. Đánh nhau một bận gọi là trận.

Từ điển Trần Văn Chánh

Trận, hàng trận (quân lính): Ra trận, xuất trận; Bố trận;
② Đánh trận, trận đánh;
③ (loại) Trận, cơn, làn, mẻ: Một cơn (làn, trận) gió; Đau từng cơn; Phê bình cho một mẻ (trận);
④ Giai đoạn, thời gian, lúc, hồi, dạo: Dạo (lúc, hồi, thời gian) này đang bận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quân lính dàn thành hàng lối để đánh giặc — Cuộc đánh giặc. Đoạn trường tân thanh : » Thì thùng trống trận rập rình nhạc quân « — Một lần đánh giặc, đụng độ với quân giặc. Đoạn trường tân thanh : » Đánh quen trăm trận sức dư muôn người « — Sự việc nổi trong một lúc rồi thôi. Thơ Tản Đà: » Trận gió thu phong rụng lá vàng «.

Từ ghép 19

Từ điển trích dẫn

1. Hình dung bút lực hùng mạnh, có bố cục... như trận chiến.
2. Tỉ dụ thư pháp. § Ý nói vận dụng bút như đánh trận. "Vương Hi Chi" đề "Bút trận đồ" viết: giấy là trận, bút là đao, mực là mũ giáp, nước và nghiên là thành trì...

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trận đánh bằng cây bút, chỉ sinh hoạt văn chương. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung «.
bút
bǐ ㄅㄧˇ

bút

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bút (để viết)
2. viết bằng bút
3. nét trong chữ Hán
4. cách viết, cách vẽ
5. món tiền
6. bức tranh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái bút, cây viết. ◎ Như: "mao bút" bút lông, "cương bút" bút sắt.
2. (Danh) Nét chữ Hán. ◎ Như: "bút thuận" thứ tự các nét của một chữ Hán.
3. (Danh) Kĩ thuật, kĩ xảo viết văn chương, cách viết, ngòi bút, cách vẽ. ◎ Như: "phục bút" bút pháp có mai phục trong bài văn, "bại bút" bài văn, bức họa có tì vết, khuyết điểm.
4. (Danh) Ngày xưa gọi bài viết không vần là "bút".
5. (Danh) Lượng từ. (1) Bức họa, bài văn. ◎ Như: "nhất bút sơn thủy họa" một bức tranh phong cảnh. (2) Món tiền, khoản tiền. ◎ Như: "nhất bút tiền" một món tiền. (3) Nét. ◎ Như: "nhật tự hữu tứ bút" chữ "nhật" có bốn nét.
6. (Động) Viết, soạn, chép. ◎ Như: "bút chi ư thư" chép vào trong sách. ◇ Sử Kí : "Chí ư vi Xuân Thu, bút tắc bút, tước tắc tước" , , (Khổng Tử thế gia ) Đến khi (Khổng Tử) soạn kinh Xuân Thu, thì viết cái gì phải viết, bỏ cái gì phải bỏ. § Đời xưa chưa có giấy, viết chữ vào thẻ tre, nhầm thì nạo đi. Vì thế nên chữa lại văn tự gọi là "bút tước" .
7. (Tính) Thẳng. ◎ Như: "bút đĩnh" thẳng đứng, "bút trực" thẳng tắp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bút.
② Chép truyện, như bút chi ư thư chép vào trong sách. Ðức Khổng Tử san kinh Xuân Thu chỗ nào đáng chép thì chép đáng bỏ thì bỏ gọi là bút tước . Nay nhờ người ta sửa lại văn bài cho cũng gọi là bút tước là vì cớ ấy.
③ Phàm các loài viết vẽ văn tự đều phải dùng đến bút cả, như bút pháp phép viết, phép vẽ, thi bút phép thơ, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây bút, cây viết: Bút lông; Bút máy; Phấn;
② Viết, soạn: Viết hộ;
③ Nét (chữ): "" Chữ "" (nhật) có 4 nét;
④ Ngay, thẳng: Ngay ngắn; Thẳng tắp;
⑤ (loại) Món, số, khoản: Một món tiền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi dụng cụ để viết. Ta cũng gọi là Cái bút — Viết, ghi chép.

Từ ghép 66

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thanh gươm và cây cung, hai binh khí thời xưa. Cũng chỉ cuộc sống ngang dọc của người nam nhi. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung «.
bại
bài ㄅㄞˋ

bại

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hỏng, đổ nát
2. thua, thất bại
3. phá
4. ôi, thối, úa, héo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thua trận. ◇ Sử Kí : "Chí Bành Thành, Hán binh bại tán nhi hoàn" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đến Bành Thành, quân của Hán bị đánh bại, tan tác trở về.
2. (Động) Chiến thắng. ◇ Sử Kí : "Ngô bại Việt vương Câu Tiễn Cối Kê" (Khổng Tử thế gia ) Nước Ngô đánh bại vua Việt là Câu Tiễn ở Cối Kê.
3. (Động) Suy sụp. ◎ Như: "gia bại nhân vong" gia đình suy lạc người mất.
4. (Động) Hư, thối, rữa, nát. ◇ Luận Ngữ : "Ngư nỗi nhi nhục bại bất thực" (Hương đảng ) Cá ươn, thịt thối chẳng ăn.
5. (Động) Giải trừ, tiêu trừ. ◎ Như: "bại độc" tiêu độc, "bại hỏa" giải nhiệt.
6. (Tính) Tàn, rụng. ◎ Như: "khô chi bại diệp" cành khô lá rụng.
7. (Tính) Nghiêng đổ, hư hỏng. ◎ Như: "bại bích" vách đổ.
8. (Danh) Việc không thành. ◎ Như: "thất bại vi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công.

Từ điển Thiều Chửu

① Hỏng, đổ nát, như vong quốc bại gia làm mất nước nát nhà. Ðứa con làm hỏng nhà gọi là bại tử , nhục bại thịt đã thiu thối, bại diệp lá rụng, v.v.
② Nghiêng đổ, như bại bích vách đổ.
③ Thua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thua, bại: Thua liểng xiểng;
② Đánh thắng, đánh bại: Đánh bại quân xâm lược;
③ Hỏng, đổ nát: Thất bại; Việc này có thể hỏng trong tay anh ta; Thân bại danh liệt; Nước mất nhà tan;
④ Tàn, rụng: Hoa tàn; Lá rụng;
⑤ (văn) Nghiêng đổ: Vách đổ;
⑥ Giải, tiêu, tống, trừ, hạ: Tiêu độc, tống độc; Giải nhiệt, hạ nhiệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thua. Thua trận — Hư hỏng, không dùng được.

Từ ghép 46

lệ
lì ㄌㄧˋ

lệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phụ thuộc
2. lối chữ lệ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tôi tớ, nô bộc, kẻ dùng để sai bảo (ngày xưa). ◎ Như: "bộc lệ" , "lệ dịch" . ◇ Nguyễn Du : "Sự lai đồ lệ giai kiêu ngã" (Ngẫu đắc ) Khi gặp việc, bọn tôi tớ đều lên mặt với ta.
2. (Danh) Đặc chỉ một bậc trong giai cấp nô lệ.
3. (Danh) Tội nhân.
4. (Danh) Chỉ người đê tiện.
5. (Danh) Tiểu thần, hạ thần.
6. (Danh) Sai dịch. ◎ Như: "hương lệ" kẻ sai dịch trong làng.
7. (Danh) § Xem "lệ thư" .
8. (Danh) Họ "Lệ".
9. (Động) Phụ thuộc, thuộc về. ◎ Như: "lệ thuộc" phụ thuộc. ◇ Đỗ Phủ : "Sanh thường miễn tô thuế, Danh bất lệ chinh phạt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Cả đời khỏi sưu thuế, Tên không (thuộc vào hạng những người) phải đi chiến trận nơi xa.
10. (Động) Đi theo, cân tùy. ◇ Hàn Dũ : "Thần thích chấp bút lệ thái sử, phụng minh mệnh, kì khả dĩ từ" , , (Ngụy bác tiết độ quan sát sử nghi quốc công tiên miếu bi minh 使).
11. (Động) Sai sử, dịch sử.
12. (Động) Tra duyệt, khảo sát. § Thông "dị" .
13. (Động) Học tập, nghiên cứu. § Thông "dị" . ◇ Thang Hiển Tổ : "Yêm tương thử từ tống đáo Đỗ Thu Nương biệt viện, lệ tập nhất phiên" , (Tử tiêu kí , Đệ lục xích ) Ta đem bài từ này đến thư phòng Đỗ Thu Nương, học tập một lượt.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuộc. Như chia ra từng bộ từng loài, thuộc vào bộ mỗ thì gọi là lệ mỗ bộ .
② Tôi tớ, kẻ dùng để sai bảo gọi là lệ. Như bộc lệ , lệ dịch , v.v.
③ Lệ thư lối chữ lệ. Tần Trình Mạc đặt ra. Từ nhà Hán về sau các sách vở cùng sớ biểu cho tới công văn, tư văn đều dùng lối chữ ấy. Vì đó là công việc của kẻ sai bảo cho nên gọi là chữ lệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tôi tớ: Nô lệ; Tôi mọi;
② (Phụ) thuộc: Lệ thuộc;
③ (Nha) dịch: Sai dịch; Lính lệ;
④ Lối chữ lệ. 【】lệ thư [lìshu] Lối chữ lệ (thời Hán);
⑤ (văn) Tập luyện, học tập;
⑤ [Lì] (Họ) Lệ.

Từ ghép 8

thế
shì ㄕˋ

thế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thế lực
2. tình hình, tình thế
3. hột dái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quyền lực. ◎ Như: "hữu tiền hữu thế" có tiền có thế, "trượng thế khi nhân" ỷ có quyền lực lấn ép người khác.
2. (Danh) Sức mạnh, uy lực. ◎ Như: "hỏa thế" sức mạnh của lửa, "thủy thế" sức của nước, "phong thế" sức của gió.
3. (Danh) Trạng thái của động tác. ◎ Như: "thủ thế" dáng cách dùng tay biểu đạt ý tứ, cũng chỉ thủ pháp đánh đàn, "tư thế" 姿 dáng điệu.
4. (Danh) Hình mạo. ◎ Như: "sơn thế tranh vanh" thế núi chót vót, "địa thế bình thản" thế đất bằng phẳng.
5. (Danh) Tình hình, trạng huống. ◎ Như: "thì thế" tình hình hiện tại, "cục thế" cục diện.
6. (Danh) Cơ hội. ◇ Mạnh Tử : "Tuy hữu trí tuệ, bất như thừa thế" , (Công Tôn Sửu thượng ) Tuy có trí tuệ, không bằng thừa cơ hội.
7. (Danh) Bộ sinh dục giống đực, hạt dái. ◎ Như: "cát thế" thiến (hình phạt thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Thế, chỉ về cái sức hành động, như hỏa thế thế lửa, thủy thế thế nước. Tả cái hình trạng sự hành động gì cũng gọi là thế, như trận thế thế trận, tư thế 姿 dáng bộ, v.v.
② Thế lực, như uy thế oai thế, thanh thế , trượng thế cậy thế, v.v.
③ Hình thế hơn cả, như sơn thế tranh vanh thế núi chót vót, địa thế bình thản thế đất bằng phẳng, v.v.
④ Cái hạt dái. Một thứ hình thiến, đời xưa con giai phải cắt hạt dái gọi là cát thế . Có khi viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thế, quyền, sức: Cậy thế nạt người; Có của có thế; Sức nước;
② Tình hình, hình dạng, thế: Địa thế; Thế núi chót vót; Hình thế, tình thế, tình hình; 姿 Tư thế; Thời thế;
③ Bộ sinh dục giống đực, hòn dái: Hình phạt thiến dái (thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái quyền lực mạnh mẽ. Td: Quyền thế — Hình dạng. Td: Địa thế — Hòn dái đàn ông — Cái cách bày ra ngoài. Td: Thế trận. Đoạn trường tân thanh : » Thế công Từ mới giở ra thế hàng «.

Từ ghép 36

bại
bài ㄅㄞˋ

bại

giản thể

Từ điển phổ thông

1. hỏng, đổ nát
2. thua, thất bại
3. phá
4. ôi, thối, úa, héo

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thua, bại: Thua liểng xiểng;
② Đánh thắng, đánh bại: Đánh bại quân xâm lược;
③ Hỏng, đổ nát: Thất bại; Việc này có thể hỏng trong tay anh ta; Thân bại danh liệt; Nước mất nhà tan;
④ Tàn, rụng: Hoa tàn; Lá rụng;
⑤ (văn) Nghiêng đổ: Vách đổ;
⑥ Giải, tiêu, tống, trừ, hạ: Tiêu độc, tống độc; Giải nhiệt, hạ nhiệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 19

Từ điển trích dẫn

1. Mở mang trí tuệ, tư tưởng cho người. ◇ Nhan thị gia huấn : "Độc thư học vấn, bổn dục khai tâm minh mục" , (Miễn học ).
2. Lấy lòng thành mà đối đãi. ◇ Nghiêm Hữu Hi : "Nhữ vãng đương dĩ ngô ngôn khai tâm cáo chi, tận quyên túc hiềm" , (Sấu hoa tùy bút , Từ Ông ).
3. Thích thú, cao hứng, tâm tình thư sướng. ◇ A Anh : "Đại gia thính đáo khai tâm xứ, tựu thị nhất trận đại tiếu" , (Bạch Yên ).
4. Khai thông tâm khiếu (đông y). ◇ Tô Thức : "Khai tâm noãn vị môn đông ẩm, Tri thị Đông Pha thủ tự tiên" , (Thụy khởi văn mễ nguyên chương đáo đông viên tống mạch môn đông ẩm tử ).
5. Tim hoa bừng nở. ◇ Mai Nghiêu Thần : "Điệp hàn phương liễm sí, Hoa lãnh bất khai tâm" , (Xuân hàn ).
6. Lời nói làm cho người ta cười. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Đường Thái Thú nhất thì thủ tiếu chi ngôn, chỉ đạo tha bất dĩ vi ý, khởi tri tỉ muội hành trung tâm lộ tối đa, nhất cú khai tâm, đẩu nhiên nghi biến" , , , , (Quyển thập nhị).
7. Đùa cợt, làm trò đùa. ◇ Quan tràng hiện hình kí : "Lão ca, nhĩ biệt nã nhân khai tâm!" , ! (Đệ tam hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vỡ lòng. Bắt đầu dạy cho người chưa biết gì: » Khai tâm từ thuở thiếu niên. Hiếu kinh tiểu học trước liền cho thông « ( Gia huấn ca ).
wǔ ㄨˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

múa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điệu múa, kiểu múa. ◎ Như: "ba lôi vũ" múa cổ điển Âu Châu (dịch âm tiếng Anh "ballet"). ◇ Thái Ung : "Vũ giả, nhạc chi dong dã; ca giả, nhạc chi thanh dã" , ; , (Nguyệt lệnh chương cú ).
2. (Danh) § Thông "Vũ" . Tên một nhạc khúc cổ.
3. (Danh) Họ "Vũ".
4. (Động) Múa (cử động có phép tắc, theo âm nhạc, v.v.). ◎ Như: "ca vũ" múa hát. ◇ Luận Ngữ : "Bát dật vũ ư đình" (Bát dật ).
5. (Động) Huy động, cử động. ◎ Như: "vũ kiếm" múa gươm, "thủ vũ túc đạo" múa tay giậm chân.
6. (Động) Hưng khởi. ◎ Như: "cổ vũ" khua múa.
7. (Động) Bay liệng. ◎ Như: "long tường phượng vũ" rồng bay phượng múa.
8. (Động) Xoay sở, múa may, ngoạn lộng. ◎ Như: "vũ văn" múa may chữ nghĩa, dùng văn chương hiểm hóc mà điên đảo thị phi. ◇ Văn tâm điêu long : "Nhược bất đạt chánh thể, nhi vũ bút lộng văn" , (Nghị đối ).
9. (Động) Hí lộng, đùa cợt. ◇ Liệt Tử : "Vi nhược vũ, bỉ lai giả hề nhược?" , ? (Trọng Ni ) Ta đùa tên này một trận, xem y làm gì?

Từ điển Thiều Chửu

① Múa, cầm cái quạt hay cái nhịp múa theo âm nhạc gọi là vũ.
② Cầm đồ binh diễn các môn võ nghệ cũng gọi là vũ. Như vũ kiếm múa gươm.
③ Hưng khởi. Nhân cái gì nó cảm xúc đến mình mà sinh ra lòng phấn khởi gọi là cổ vũ khua múa. Thủ vũ túc đạo múa tay dậm chân, v.v.
④ Bay liệng. Như long tường phượng vũ rồng bay phượng múa. Khí tượng hớn hở gọi là phi vũ , như mi phi sắc vũ mặt mày hớn hở.
⑤ Biến đổi, lật lọng, làm cho điên đảo thị phi, khiến cho người không can vặn vào đâu được gọi là vũ. Như vũ văn dùng văn chương hiểm hóc mà điên đảo thị phi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhảy múa, khiêu vũ, múa, vũ: Ca múa, ca vũ, múa hát; Múa kiếm; Rồng bay phượng múa;
② Giở trò, giở ngón, chơi, lật lọng, múa may: Múa may chữ nghĩa (văn chương).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Múa lên để xem cho đẹp mắt. Td: Vũ khúc. Cung oán ngâm khúc : » Xiêm nghê nọ tả tơi trước gió, áo vũ kia lấp ló trong trăng « ( Áo vũ là áo mặc để múa ) — Múa may giỡn cợt. Td: Vũ lộng — Khen ngợi khuyến khích. Td: Cổ vũ.

Từ ghép 17

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.