Từ điển trích dẫn

1. Đưa cho, trao cho. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tái tế tế truy tưởng sở nhu hà vật, nhất tịnh bao tàng, giao phó Chiêu Nhi" , , (Đệ thập tứ hồi) (Phụng Thư) Lại kĩ càng nghĩ xem (chồng ở ngoài) cần những thứ gì, gói cả vào một gói trao cho Chiêu Nhi.
2. Dặn dò, chúc phó. ◇ Kim Bình Mai : "Bả lễ vật thu tiến khứ, giao phó minh bạch" , (Đệ nhị thất hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa cho, trao cho.
loại
lèi ㄌㄟˋ, lì ㄌㄧˋ

loại

phồn thể

Từ điển phổ thông

chủng loại, loài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Loài, giống. ◎ Như: "nhân loại" loài người, "phân môn biệt loại" phân biệt từng môn từng loài.
2. (Danh) Sự lí. ◇ Mạnh Tử : "Tâm bất nhược nhân, tắc bất tri ác, thử chi vị bất tri loại dã" , , (Cáo tử thượng ) Lòng không như người, thì không biết xấu ác, đấy gọi là không biết sự lí.
3. (Danh) Phép tắc. ◇ Lễ Kí : "Hạ chi sự thượng dã, thân bất chánh, ngôn bất tín, tắc nghĩa bất nhất, hành vô loại dã" , , , , (Truy y ) Bậc dưới thờ người trên, thân không ngay thẳng, lời không đủ tin, thì nghĩa không chuyên nhất, làm không có phép tắc.
4. (Danh) Lượng từ, đơn vị chỉ sự loại. ◎ Như: "lưỡng loại tình huống" hai tình cảnh, "tam loại hóa vật" ba thứ hóa vật.
5. (Danh) Tế "loại" (lễ tế trời không phải thời).
6. (Danh) Một loài rùa.
7. (Danh) Họ "Loại".
8. (Động) Giống, tương tự. ◎ Như: "họa hổ loại khuyển" vẽ cọp giống như chó. ◇ Liêu trai chí dị : "Tự thử bất phục ngôn , thì tọa thì lập, trạng loại si" , , (Tịch Phương Bình ) Từ bấy giờ không nói năng gì nữa, lúc ngồi lúc đứng, dáng hệt như người ngây.
9. (Phó) Đại khái, đại để. ◎ Như: "đại loại" đại để, "loại giai như thử" đại khái đều như vậy.
10. (Giới) Tùy theo. ◇ Tả truyện : "Tấn quân loại năng nhi sử chi" 使 (Tương cửu niên ) Vua Tấn tùy theo khả năng mà sai khiến.
11. (Tính) Lành, tốt. ◇ Thi Kinh : "Khắc minh khắc loại" (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Xem xét được phải trái và phân biệt được lành dữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Loài giống. Như phân môn biệt loại chia từng môn, rẽ từng loài.
② Giống. Không được giống gọi là bất loại .
③ Dùng làm trợ ngữ từ. Như đại loại cũng như ta nói đại loại, đại khái vậy.
④ Lành, tốt.
⑤ Tùy theo.
Tế loại, lễ tế trời không phải thời.
⑦ Một loài rùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Loài, loại, giống, thứ: Loài người, nhân loại; Phân loại;
② Giống: Giống như thần thoại; Vẽ hổ ra chó; Hình dạng của nó không giống như người sống (Vương Sung: Luận hoành);
③ (văn) Đại loại, đại khái: Đại khái không phải là việc mà quan lại tầm thường có thể làm được (Hán thư: Giả Nghị truyện);
④ (văn) Lành, tốt;
⑤ (văn) Tùy theo;
⑥ (văn) Tế Loại (lễ tế trời không phải thời);
⑦ (văn) Điều lệ: Vì vậy luật pháp không thể độc lập, điều lệ không thể tự thi hành ra được (Tuân tử: Quân đạo);
⑧ (văn) Một loài rùa;
⑨ [Lèi] (Họ) Loại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống nòi. Loài. Td: Nhân loại ( loài người ) — Nói chung. Tổng quát. Td: Đại loại ( cũng như đại khái ) — Giống nhau. Cùng loài với nhau.

Từ ghép 35

Từ điển trích dẫn

1. Đầu, sọ. ◇ Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng : "Ngã phương tài tại ngoại diện tẩu động, ngận tác liễu kỉ cá ác tâm, đầu não tử sanh đông, đáo liễu ốc lí, noãn hòa đa liễu" , , , , (Đệ ngũ thập hồi).
2. Đầu óc, tư tưởng, năng lực ghi nhớ suy nghĩ... ◇ Phạm Thành Đại : "Trưởng quan đầu não đông hồng thậm, Khất nhữ thanh đồng mãi tửu hồi" , (Tứ thì điền viên tạp hứng thi ).
3. Trật tự, điều lí. ◎ Như: "tha biện sự ngận hữu đầu não" .
4. Tình hình bên trong, chi tiết sâu kín. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Nam Cai xuất xa lai, đại gia kinh hỉ, chỉ thị bất tri đầu não" , , (Quyển ngũ).
5. Thủ lĩnh, người cầm đầu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đan nhĩ môn hữu nhất bách cá dã bất thành cá thể thống, nan đạo một hữu lưỡng cá quản sự đích đầu não đái tiến đại phu lai?" , (Đệ ngũ thập lục hồi) Chỉ miệng các bà thôi, thì một trăm người cũng không được trang trọng, sao không gọi vài người coi việc đi đón thầy thuốc?
6. Yếu chỉ. ◇ Đường Thuận Chi : "Ngô sổ niên lai nhật dụng thao luyện trung pha kiến cổ nhân học vấn đầu não, tứ thập niên tán loạn tinh thần tẫn tòng thu thập" , (Dữ Vương Thể Nhân thư ).
7. Mối để cưới gả, người có thể chọn lấy làm vợ hoặc chồng. ◇ Thủy hử truyện : "Vạn vọng nương tử hưu đẳng tiểu nhân, hữu hảo đầu não, tự hành chiêu giá, mạc vị Lâm Xung ngộ liễu hiền thê" , , , (Đệ bát hồi) Xin nương tử chớ có chờ đợi tiểu nhân, có người nào đáng tấm chồng, cứ tự mà tái giá, nàng đừng vì Lâm Xung này mà để lỡ một đời.
8. Lí do, nguyên nhân. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Quả nhiên Mạc ông tại Mạc ma diện tiền, tầm cá đầu não, cố ý thuyết nha đầu bất hảo, yếu mại tha xuất khứ" , , , (Quyển thập).
9. Khách mua, chủ cố. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Tự giá thốn kim điền địa, thiên hữu mại chủ, một hữu thụ chủ, cảm tắc kinh kỉ môn bất tế, tu tự gia xuất khứ tầm cá đầu não" , , , , (Quyển tam thất, Đỗ Tử Xuân tam nhập Trường An ).
10. Một loại rượu tạp vị trộn với thịt. ◇ Kim Bình Mai : "Vương Lục Nhi an bài ta kê tử nhục viên tử, tố liễu cá đầu não, dữ tha phù đầu" , , (Đệ cửu bát hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu và óc, chỉ sự suy nghĩ — Phần quan trọng, chủ yếu — Đầu mối của sự việc — Người đứng đầu.
thường
cháng ㄔㄤˊ

thường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thông thường, bình thường

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đạo lí, quan hệ luân lí. ◎ Như: "ngũ thường" gồm có: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" nghĩa là năm đạo của người lúc nào cũng phải có, không thể thiếu được.
2. (Danh) Họ "Thường".
3. (Tính) Lâu dài, không đổi. ◎ Như: "tri túc thường lạc" biết đủ thì lòng vui lâu mãi, "vô thường" không còn mãi, thay đổi. ◇ Tây du kí 西: "Nhất cá cá yểm diện bi đề, câu dĩ vô thường vi lự" , (Đệ nhất hồi) Thảy đều bưng mặt kêu thương, đều lo sợ cho chuyện vô thường.
4. (Tính) Phổ thông, bình phàm. ◎ Như: "thường nhân" người thường, "bình thường" bình phàm, "tầm thường" thông thường. ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
5. (Tính) Có định kì, theo quy luật. ◎ Như: "thường kì" định kì, "thường hội" hội họp thường lệ,
6. (Phó) Luôn, hay. ◎ Như: "thường thường" luôn luôn, "thường lai" đến luôn, hay đến, "thường xuyên" luôn mãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Thường (lâu mãi).
② Ðạo thường, như nhân nghĩa lễ trí tín gọi là ngũ thường nghĩa là năm ấy là năm đạo thường của người lúc nào cũng phải có không thể thiếu được.
Bình thường, như thường nhân người thường, bình thường , tầm thường , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Luôn, hay, thường, vốn: Đến luôn, thường đến; Không hay nói; Anh ấy làm việc tích cực, thường được biểu dương; Ngựa thiên lí thường có, nhưng Bá Nhạc không thường có (Hàn Dũ: Tạp thuyết); Cho nên quan không luôn quý, mà dân không mãi hèn (Mặc tử: Thượng hiền thượng); Thánh nhân vốn thận trọng về chỗ nhỏ nhặt của bản thân mình (Tiềm phu luận: Thận vi). 【】 thường thường [chángcháng] Thường, thường hay, luôn luôn: Ông Nguyễn làm việc có thành tích, thường hay được khen thưởng; Bệnh này, người ở Giang Nam thường hay mắc phải (Hàn Dũ: Tế Thập Nhị lang văn);
② (văn) Từng, đã từng (dùng như , bộ ): Và khắc vào đó rằng: Chủ Phụ từng đi chơi qua chỗ này (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng); Vua Cao tổ từng đi lao dịch ở Hàm Dương (Hán thư: Cao đế kỉ);
③ Thông thường, bình thường: Ngày thường; Việc thường;
④ Đạo thường: Năm đạo thường (gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín);
⑤ Mãi mãi, lâu dài: Cây xanh tốt quanh năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luôn luôn có. Truyện Hoa Tiên : » Sử kinh lại gắng việc thường « — Không khác lạ ( vì có luôn ). Cung oán ngâm khúc : » Vẻ chi ăn uống sự thường « — Ta còn hiểu là thấp kém. Đoạn trường tân thanh : » Thân này còn dám coi ai làm thường « — Không biến đổi. Td: Luân thường.

Từ ghép 44

nỗ
nǔ ㄋㄨˇ

nỗ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cố gắng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gắng, cố sức. ◎ Như: "nỗ lực" gắng sức. ◇ Trần Quang Khải : "Thái bình nghi nỗ lực, Vạn cổ thử giang san" , (Tòng giá hoàn kinh ) Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy nghìn thu (Trần Trọng Kim dịch).
2. (Động) Bĩu, dẩu, trố, lồi ra. ◎ Như: "nỗ chủy" bĩu môi, "nỗ trước nhãn tình" trố mắt ra.
3. (Phó) Lả đi, nẫu người, bị thương tổn vì dùng sức thái quá. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả mẫu đạo: Giá dã cú liễu, thả biệt tham lực, tử tế nỗ thương trước" : , , (Đệ thất thập ngũ hồi) Giả mẫu nói: Thế cũng đủ rồi, đừng có ham quá, cẩn thận kẻo quá sức có hại đấy.
4. (Danh) Thư pháp dụng ngữ: nét dọc gọi là "nỗ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gắng, như nỗ lực gắng sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gắng sức, cố, gắng, ráng sức: Cố hết sức chạy;
② Lồi Mắt lồi, lòi mắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gắng sức.

Từ ghép 2

mạt
mò ㄇㄛˋ

mạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cuối cùng
2. ngọn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọn cây. ◎ Như: "mộc mạt" ngọn cây. ◇ Tô Triệt : "Thần huy chuyển liêm ảnh, Vi phong hưởng tùng mạt" , (Thí viện xướng thù ) Ánh mặt trời buổi sớm chuyển động bóng rèm, Gió nhẹ vang tiếng xào xạc ngọn thông.
2. (Danh) Phiếm chỉ phần đầu hoặc đuôi của vật nào đó. ◎ Như: "trượng mạt" đầu gậy. ◇ Sử Kí : "Phù hiền sĩ chi xử thế dã, thí nhược chùy chi xử nang trung, kì mạt lập hiện" , , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Phàm kẻ sĩ tài giỏi ở đời, ví như cái dùi ở trong túi, mũi nhọn tất ló ra ngay.
3. (Danh) Chỉ bộ phận trên thân thể người ta: (1) Tay chân. (2) Đầu. (3) Tai và mắt. (4) Xương sống.
4. (Danh) Chỉ chỗ ngồi ở hàng thấp kém.
5. (Danh) Bờ, cuối, biên tế. ◇ Chu Tử Chi : "Hoàng hôn lâu các loạn tê nha, Thiên mạt đạm vi hà" , (Triêu trung thố , Từ ).
6. (Danh) Giai đoạn cuối. ◎ Như: "tuế mạt" cuối năm, "nhị thập thế kỉ chi mạt" cuối thế kỉ hai mươi.
7. (Danh) Mượn chỉ hậu quả, chung cục của sự tình. ◇ Trang Tử : "Đại loạn chi bổn, tất sanh ư Nghiêu, Thuấn chi gian, kì mạt tồn hồ thiên thế chi hậu" , , (Canh Tang Sở ).
8. (Danh) Sự vật không phải là căn bản, không trọng yếu. ◎ Như: "trục mạt" theo đuổi nghề mọn, đi buôn (vì ngày xưa trọng nghề làm ruộng mà khinh nghề đi buôn), "xả bổn trục mạt" bỏ gốc theo ngọn.
9. (Danh) Vật nhỏ, vụn. ◎ Như: "dược mạt" thuốc đã tán nhỏ, "cứ mạt" mạt cưa.
10. (Danh) Chỉ tuổi già, lão niên, vãn niên. ◇ Lễ Kí : "Vũ Vương, mạt thụ mệnh" , (Trung Dung ).
11. (Danh) Vai tuồng đóng vai đàn ông trung niên hoặc trung niên trở lên.
12. (Danh) Họ "Mạt".
13. (Tính) Hết, cuối cùng. ◎ Như: "mạt niên" năm cuối.
14. (Tính) Suy, suy bại. ◎ Như: "mạt thế" đời suy vi, "mạt lộ" đường cùng.
15. (Tính) Mỏn mọn, thấp, hẹp, nông, cạn. Cũng dùng làm khiêm từ. ◎ Như: "mạt học" kẻ học mỏn mọn này, "mạt quan" kẻ làm thấp hèn này (lời tự nhún mình). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đãn hựu khủng tha tại ngoại sanh sự, hoa liễu bổn tiền đảo thị mạt sự" , (Đệ tứ thập bát hồi) Nhưng lại sợ con mình ra ngoài sinh sự, tiêu mất tiền vốn chỉ là chuyện nhỏ mọn thôi.
16. (Đại) Không có gì, chẳng. ◇ Luận Ngữ : "Mạt chi dã, dĩ, hà tất Công San Thị chi chi dã" , , (Dương Hóa ) Không có nơi nào (thi hành được đạo của mình) thì thôi, cần gì phải đến với họ Công San.
17. (Phó) Nương, nhẹ. ◎ Như: "mạt giảm" giảm nhẹ bớt đi.
18. (Trợ) Cũng như "ma" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọn, như mộc mạt ngọn cây, trượng mạt đầu gậy. Sự gì không phải là căn bản cũng gọi là mạt, như đi buôn gọi là trục mạt , theo đuổi nghề mọn, vì ngày xưa trọng nghề làm ruộng mà khinh nghề đi buôn vậy.
② Không, như mạt do dã dĩ không biết noi vào đâu được vậy thôi.
③ Hết, cuối, như mạt thế đời cuối, mạt nhật ngày cuối cùng, v.v.
④ Mỏng, nhẹ, như mạt giảm giảm nhẹ bớt đi.
⑤ Phường tuồng đóng thầy đồ già gọi là mạt.
⑥ Nhỏ, vụn, như dược mạt thuốc đã tán nhỏ.
⑦ Mỏn mọn, thấp hẹp. Dùng làm lời tự nhún mình, như mạt học kẻ học mỏn mọn này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu, mút, đỉnh, ngọn, chóp: Đầu ngọn; Đầu mút của sợi lông măng, việc nhỏ bé; Ngọn cây; Đầu gậy; Bỏ gốc theo ngọn;
② Những cái không chủ yếu, thứ yếu, đuôi: Đảo ngược đầu đuôi; Bỏ cái chủ yếu để theo đuổi cái thứ yếu;
③ Cuối cùng: Cuối xuân; Cuối tuần; Cuối đời Lê; Đời cuối; Ngày 31 tháng 12 là ngày cuối cùng trong một năm;
④ Mạt, vụn, băm nhỏ, bột: Thịt băm; Mạt cưa; Chè vụn; Nghiền thuốc thành bột;
⑤ (văn) Nhỏ hẹp, mỏn mọn, thấp kém: Kẻ học thấp kém này;
⑥ (văn) Mỏng, nhẹ: Giảm nhẹ bớt đi;
⑦ Vai thầy đồ trong tuồng;
⑧ (văn) Không: Không biết nói vào đâu được vậy (Luận ngữ); Ta với nước Trịnh không thể hòa giải được (Công Dương truyện: Ẩn công lục niên). Xem [me].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngọn cây — Cái ngọn, phần cuối của sự việc — Cuối cùng — Già cả — Thấp hèn, nhỏ mọn.

Từ ghép 24

trạm
zhān ㄓㄢ, zhàn ㄓㄢˋ

trạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đứng lâu
2. nhà trạm, chỗ trú
3. chặng đường, đoạn đường

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứng. ◎ Như: "trạm tại nhất phiến đại bình dã thượng" đứng nơi đồng không mông quạnh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhị môn khẩu cai ban tiểu tư môn kiến liễu Bình Nhi xuất lai, đô trạm khởi lai" , (Đệ tam thập cửu hồi) Bọn đầy tớ nhỏ giữ cửa ngoài, thấy Bình Nhi đến, đều đứng dậy.
2. (Danh) Chỗ giữa đường tạm trú hoặc chỗ hoán chuyển giao thông. ◎ Như: "dịch trạm" nhà trạm, "lữ trạm" quán trọ, "xa trạm" trạm xe.
3. (Danh) Cơ quan tổ chức dùng để liên lạc, đơn vị nhỏ đặt ra cho một dịch vụ nào đó. ◎ Như: "gia du trạm" trạm dầu xăng, "y liệu trạm" trạm y tế.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứng lâu.
② Nhà trạm, chỗ giữa đường tạm trú, như dịch trạm nhà trạm, lữ trạm quán trọ, v.v. Tục gọi một cung đường là nhất trạm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đứng: Đứng suốt buổi sáng; Đứng dậy, đứng lên;
② Vùng (lên): Nhân dân châu Phi đã vùng lên;
③ Ga, nhà trạm, trạm: Nhà trạm (phụ trách việc chuyển thư tín và công văn thời xưa); Quán trọ; Ga xe lửa; Trạm y tế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng lâu. Đứng thẳng — Chỗ tạm nghỉ ngơi dừng chân trên đường xa. Td: Bưu trạm.

Từ ghép 11

quỳnh
qióng ㄑㄩㄥˊ, xuán ㄒㄩㄢˊ

quỳnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngọc quỳnh
2. hoa quỳnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ ngọc đẹp.
2. (Danh) Trò chơi thời xưa, giống như con xúc xắc.
3. (Danh) "Quỳnh hoa" hoa quỳnh. § Cũng gọi là "đàm hoa" . Còn có tên là "nguyệt hạ mĩ nhân" .
4. (Danh) Tên gọi khác của đảo "Hải Nam" (Trung quốc).
5. (Tính) Tốt đẹp, ngon, quý, tinh mĩ. ◎ Như: "quỳnh tương" 漿 rượu ngon.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọc quỳnh.
② Minh quỳnh một thứ trò chơi ngày xưa.
③ Tên gọi khác của đảo Hải Nam (), Trung quốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngọc quỳnh (một thứ ngọc đẹp). (Ngr) Vật đẹp, vật ngon: 漿 Rượu ngon, quỳnh tương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên thứ ngọc quý và đẹp, tức ngọc Quỳnh. Đoạn trường tân thanh có câu: » Hài văn lần bước dặm xanh, một vùng như thể cây quỳnh cành dao « — Con súc sắc làm bằng ngọc, dụng cụ đánh bạc của nhà quyền quý thời xưa, sau làm bằng xương — Đẹp tốt. Quý giá — Tên người tức Phạm Quỳnh, sinh 1890, mất 1945, hiệu là Thượng Chi, một hiệu khác là Hồng Nhân, người làng Thượng Hồng, Bình phủ, tỉnh Hải dương, tốt nghiệp trường Thông ngôn Hà nội, từ năm 1913 viết cho tờ Đông dương Tạp chí, năm 1917 sáng lập tờ Nam phong tạp chí ông cũng là sáng lập viên của Hội Khai trí Tiến Đức ( 1919 ) và làm giáo sư Hán văn tại trường cao đẳng Hà Nội ( 1924-1932 ). Về chính trị, ông là Hội viên Hội đồng Tư vấn Bắc Kì ( 1926 ). Tổng thư Kí rồi Phó Hội trưởng Hội đồng Kinh Tế Tài chính ( 1929 ), Tổng Thư kí Hội Cứu tế Xã hội ( 1931 ), Ngự tiền Văn phòng ( 1932 ), và Thượng thư bộ Học ( 1933 ). Năm 1945, ông bị quân khủng bố sát hại. Ông là đọc giả thông kim bác cổ, bao quát học thuật Đông Tây, trước tác và dịch thuật rất nhiều, gồm đủ các lãnh vực văn học, triết học, kinh tế, xã hội, chính trị, tiểu thuyết… Những bài trước tác nổi tiếng được chép trong Thượng Chi văn tập.

Từ ghép 10

nhuy, thỏa, tuy
ruí ㄖㄨㄟˊ, shuāi ㄕㄨㄞ, suī ㄙㄨㄟ, suí ㄙㄨㄟˊ, tuǒ ㄊㄨㄛˇ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây để níu khi lên xe. ◇ Luận Ngữ : "Thăng xa, tất chánh lập chấp tuy" , (Hương đảng ) Lên xe thì đứng ngay ngắn, nắm lấy sợi dây vịn.
2. (Động) Vỗ về, an phủ. ◇ Thư Kinh : "Thiệu phục tiên vương chi đại nghiệp, để tuy tứ phương" , (Bàn Canh thượng ) Tiếp nối nghiệp lớn của vua trước, vỗ về được bốn phương.
3. (Động) Lui quân.
4. (Động) Ngăn cấm, ngăn chận, ngừng.
5. (Động) Bảo cho biết. § Dùng như "cáo" .
6. (Danh) Tên một tế lễ thời xưa.
7. Một âm là "thỏa". (Động) Rủ xuống. § Thông "thỏa" .
8. Một âm là "nhuy". (Danh) Một loại cờ tinh. § Thông "nhuy" .

thỏa

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây để níu khi lên xe. ◇ Luận Ngữ : "Thăng xa, tất chánh lập chấp tuy" , (Hương đảng ) Lên xe thì đứng ngay ngắn, nắm lấy sợi dây vịn.
2. (Động) Vỗ về, an phủ. ◇ Thư Kinh : "Thiệu phục tiên vương chi đại nghiệp, để tuy tứ phương" , (Bàn Canh thượng ) Tiếp nối nghiệp lớn của vua trước, vỗ về được bốn phương.
3. (Động) Lui quân.
4. (Động) Ngăn cấm, ngăn chận, ngừng.
5. (Động) Bảo cho biết. § Dùng như "cáo" .
6. (Danh) Tên một tế lễ thời xưa.
7. Một âm là "thỏa". (Động) Rủ xuống. § Thông "thỏa" .
8. Một âm là "nhuy". (Danh) Một loại cờ tinh. § Thông "nhuy" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dây chằng xe để bíu (níu) lên cho tiện.
② Yên, như tuy phủ , tuy phục đều nghĩa là vỗ về người ta quy phục cả.
③ Lui quân.
④ Cờ tinh.
⑤ Một âm là thỏa. Cùng nghĩa với chữ thỏa .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngừng lại. Thôi — Ở dưới. Bên dưới — Xem âm Tuy.

tuy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dây chằng xe
2. bình định, yên định
3. lui quân
4. cờ tinh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây để níu khi lên xe. ◇ Luận Ngữ : "Thăng xa, tất chánh lập chấp tuy" , (Hương đảng ) Lên xe thì đứng ngay ngắn, nắm lấy sợi dây vịn.
2. (Động) Vỗ về, an phủ. ◇ Thư Kinh : "Thiệu phục tiên vương chi đại nghiệp, để tuy tứ phương" , (Bàn Canh thượng ) Tiếp nối nghiệp lớn của vua trước, vỗ về được bốn phương.
3. (Động) Lui quân.
4. (Động) Ngăn cấm, ngăn chận, ngừng.
5. (Động) Bảo cho biết. § Dùng như "cáo" .
6. (Danh) Tên một tế lễ thời xưa.
7. Một âm là "thỏa". (Động) Rủ xuống. § Thông "thỏa" .
8. Một âm là "nhuy". (Danh) Một loại cờ tinh. § Thông "nhuy" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dây chằng xe để bíu (níu) lên cho tiện.
② Yên, như tuy phủ , tuy phục đều nghĩa là vỗ về người ta quy phục cả.
③ Lui quân.
④ Cờ tinh.
⑤ Một âm là thỏa. Cùng nghĩa với chữ thỏa .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dẹp yên, bình yên;
② Dây vịn, dây chằng xe: Lên xe, phải đứng cho ngay ngắn, níu dây chằng xe (Luận ngữ);
③ Lui quân;
④ Cờ tinh;
⑤ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi dây trong xe để vịn cho chắc — Yên ổn — Một âm là Thỏa. Xem Thỏa.

Từ ghép 2

thi
shī ㄕ

thi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thây người chết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thần "Thi", ngày xưa cúng tế, dùng một đứa bé lên ngồi trên ngai để cho thần nương vào đấy gọi là "thi", đời sau mới dùng tranh ảnh thay vào.
2. (Danh) Thây, xác chết. ◎ Như: "hành thi tẩu nhục" thịt chạy thây đi (sống như cái xác không hồn).
3. (Danh) Họ "Thi".
4. (Động) Chủ trì. ◇ Thi Kinh : "Thùy kì thi chi, Hữu Tề quý nữ" , (Triệu nam , Thải bình ) Ai trông coi việc đó (cơm canh), Có con gái út nước Tề.
5. (Động) Bày, dàn. ◎ Như: ◇ Tả truyện : "Sở Vũ vương Kinh thi" (Trang Công tứ niên ) Vua Vũ nước Sở dàn quân ở đất Kinh.
6. (Động) Làm vì, không có ích gì cho cái ngôi chức của mình. ◎ Như: "thi vị" giữ ngôi hão, "thi quan" làm quan thừa (bù nhìn). ◇ Trang Tử : "Phu tử lập nhi thiên hạ trị, nhi ngã do thi chi, ngô tự thị khuyết nhiên. Thỉnh trí thiên hạ" , , . (Tiêu dao du ) Phu tử ở trên ngôi mà đời trị, thì tôi còn giữ cái hư vị làm gì, tôi tự lấy làm áy náy. Xin trả lại thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần thi, ngày xưa cúng tế, dùng một đứa bé lên ngồi trên ngai để cho thần nương vào đấy gọi là thi, đời sau mới dùng tranh ảnh thay vào.
② Thây, người chết chưa chôn gọi là thi, kẻ sống mà không có tinh thần, tục mỉa là kẻ hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi.
③ Chủ, như kinh Thi nói thùy kì thi chi, hữu Tề quý nữ ai thửa chủ việc cơm canh, có con gái út nước Tề.
④ Bầy, như Tả truyện chép Sở Vũ vương Kinh thi vua Sở Vũ-vương nước Sở dàn quân ở đất Kinh.
⑤ Ngồi không, không có ích gì cho cái ngôi chức của mình gọi là thi, như thi vị ngôi hão, thi quan , quan thừa, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xác chết, thây (người chết), thi hài: Khám nghiệm xác chết; Xác thịt (cái xác) không hồn, giá áo túi cơm;
② (cũ) Thần thi (đứa bé thay mặt thần trong lúc cúng tế thời cổ);
③ (văn) Chủ (trông coi, phụ trách): Ai chủ việc đó (việc cơm canh) (Thi Kinh);
④ (văn) Bày ra, dàn ra: Vũ Vương nước Sở dàn quân ở đất Kinh (Tả truyện);
⑤ (văn) Như cái thây ma, hão, ngồi không, bù nhìn: Ngôi vị hão; Quan thừa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thây người chết, thây ma, tử thi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đứng đầu — Bày ra — Thây người chết. Td: Tử thi — Người giữ chức vụ làm vì, không thật sự làm việc — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Thi.

Từ ghép 3

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.