di, dị
suí ㄙㄨㄟˊ, wèi ㄨㄟˋ, yí ㄧˊ, yì ㄧˋ

di

phồn thể

Từ điển phổ thông

mất, thất lạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất, đánh rơi. ◇ Hàn Phi Tử : "Tề Hoàn Công ẩm tửu túy, di kì quan, sỉ chi, tam nhật bất triều" , , , (Nan nhị ) Tề Hoàn Công uống rượu say, làm mất mũ của mình, xấu hổ, ba ngày không vào triều.
2. (Động) Bỏ sót. ◇ Hàn Phi Tử : "Hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di thất phu" , (Hữu độ ) Phạt lỗi không kiêng nể đại thần, khen thưởng không bỏ sót người thường.
3. (Động) Để lại. ◎ Như: "di xú vạn niên" để lại tiếng xấu muôn đời. ◇ Nguyễn Trãi : "Anh hùng di hận kỉ thiên niên" (Quan hải ) Anh hùng để lại mối hận đến mấy nghìn năm.
4. (Động) Vứt bỏ.
5. (Động) Bỏ đi, xa lìa. ◇ Trang Tử : "Hướng giả tiên sanh hình thể quật nhược cảo mộc, tự di vật li nhân nhi lập ư độc dã" , (Điền Tử Phương ) Ban nãy tiên sinh hình thể trơ như gỗ khô, tựa như từ bỏ vật, xa lìa người mà đứng một mình.
6. (Động) Quên. ◇ Hiếu Kinh : "Tích giả minh vương chi dĩ hiếu trị thiên hạ dã, bất cảm di tiểu quốc chi thần" (Hiếu trị chương ) Xưa bậc vua sáng suốt lấy hiếu cai trị thiên hạ, không dám quên bề tôi những nước nhỏ.
7. (Động) Bài tiết. ◎ Như: "di niệu" 尿 đi tiểu, "di xí" đi đại tiện. ◇ Sử Kí : "Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ" , , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
8. (Động) Thặng dư, thừa ra. ◎ Như: "nhất lãm vô di" nhìn bao quát thấy rõ khắp cả. § Cũng nói là "nhất lãm vô dư" .
9. (Danh) Vật rơi, vật bỏ mất. ◎ Như: "thập di" nhặt nhạnh vật bỏ sót, "bổ di" bù chỗ thiếu sót. ◇ Tư Mã Thiên : "Thứ chi hựu bất năng thập di bộ khuyết, chiêu hiền tiến năng, hiển nham huyệt chi sĩ" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lại không biết nhặt cái bỏ sót bù chỗ thiếu, chiêu vời kẻ hiền tiến cử người tài, làm hiển lộ kẻ sĩ ở ẩn nơi hang núi.
10. (Tính) Còn lại ◎ Như: "di ngôn" lời để lại (của người đã mất), "di sản" của cải để lại.
11. Một âm là "dị". (Động) Tặng, cấp cho. ◇ Sử Kí : "Hán Vương diệc nhân lệnh Lương hậu dị Hạng Bá, sử thỉnh Hán Trung địa" , 使 (Lưu Hầu thế gia ) Hán vương cũng nhân đó sai Lương đem tặng hậu hĩ cho Hạng Bá, nhờ Hạng Bá xin đất Hán Trung cho mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ sót, mất. Vô ý bỏ mất đi gọi là di. Như thập di nhặt nhạnh các cái bỏ sót, bổ di bù các cái bỏ sót.
② Rớt lại. Sự gì đã qua mà chưa tiêu tan mất hẳn gọi là di. Như di hận còn ân hận lại.
③ Để lại. Như di chúc dặn lại, di truyền truyền lại, v.v.
④ Đái vãi, ỉa vãi. Như di niệu 尿 vãi đái, dí xí vãi cứt, v.v.
⑤ Một âm là dị. Ðưa làm quà.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Biếu, tặng, cho, đưa: Tặng cho cuốn sách. Xem [yí].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh rơi, mất, rơi mất: Đánh rơi một cây bút máy;
② Sót: Bổ sung chỗ (phần) sót; Nhặt nhạnh những cái bỏ sót; 尿 Đái sót, đái vãi;
③ Của đánh rơi: Không nhặt của đánh rơi;
④ Chừa lại: Không tiếc sức;
⑤ Di, để lại: Di chúc. Xem [wèi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất đi. Thất lạc — Thừa ra — Để lại. Sót lại — Tặng biếu. Cho — Trong Bạch thoại có nghĩa là tiểu tiện — Một âm là Dị. Xem âm này.

Từ ghép 52

dị

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất, đánh rơi. ◇ Hàn Phi Tử : "Tề Hoàn Công ẩm tửu túy, di kì quan, sỉ chi, tam nhật bất triều" , , , (Nan nhị ) Tề Hoàn Công uống rượu say, làm mất mũ của mình, xấu hổ, ba ngày không vào triều.
2. (Động) Bỏ sót. ◇ Hàn Phi Tử : "Hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di thất phu" , (Hữu độ ) Phạt lỗi không kiêng nể đại thần, khen thưởng không bỏ sót người thường.
3. (Động) Để lại. ◎ Như: "di xú vạn niên" để lại tiếng xấu muôn đời. ◇ Nguyễn Trãi : "Anh hùng di hận kỉ thiên niên" (Quan hải ) Anh hùng để lại mối hận đến mấy nghìn năm.
4. (Động) Vứt bỏ.
5. (Động) Bỏ đi, xa lìa. ◇ Trang Tử : "Hướng giả tiên sanh hình thể quật nhược cảo mộc, tự di vật li nhân nhi lập ư độc dã" , (Điền Tử Phương ) Ban nãy tiên sinh hình thể trơ như gỗ khô, tựa như từ bỏ vật, xa lìa người mà đứng một mình.
6. (Động) Quên. ◇ Hiếu Kinh : "Tích giả minh vương chi dĩ hiếu trị thiên hạ dã, bất cảm di tiểu quốc chi thần" (Hiếu trị chương ) Xưa bậc vua sáng suốt lấy hiếu cai trị thiên hạ, không dám quên bề tôi những nước nhỏ.
7. (Động) Bài tiết. ◎ Như: "di niệu" 尿 đi tiểu, "di xí" đi đại tiện. ◇ Sử Kí : "Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ" , , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
8. (Động) Thặng dư, thừa ra. ◎ Như: "nhất lãm vô di" nhìn bao quát thấy rõ khắp cả. § Cũng nói là "nhất lãm vô dư" .
9. (Danh) Vật rơi, vật bỏ mất. ◎ Như: "thập di" nhặt nhạnh vật bỏ sót, "bổ di" bù chỗ thiếu sót. ◇ Tư Mã Thiên : "Thứ chi hựu bất năng thập di bộ khuyết, chiêu hiền tiến năng, hiển nham huyệt chi sĩ" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lại không biết nhặt cái bỏ sót bù chỗ thiếu, chiêu vời kẻ hiền tiến cử người tài, làm hiển lộ kẻ sĩ ở ẩn nơi hang núi.
10. (Tính) Còn lại ◎ Như: "di ngôn" lời để lại (của người đã mất), "di sản" của cải để lại.
11. Một âm là "dị". (Động) Tặng, cấp cho. ◇ Sử Kí : "Hán Vương diệc nhân lệnh Lương hậu dị Hạng Bá, sử thỉnh Hán Trung địa" , 使 (Lưu Hầu thế gia ) Hán vương cũng nhân đó sai Lương đem tặng hậu hĩ cho Hạng Bá, nhờ Hạng Bá xin đất Hán Trung cho mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ sót, mất. Vô ý bỏ mất đi gọi là di. Như thập di nhặt nhạnh các cái bỏ sót, bổ di bù các cái bỏ sót.
② Rớt lại. Sự gì đã qua mà chưa tiêu tan mất hẳn gọi là di. Như di hận còn ân hận lại.
③ Để lại. Như di chúc dặn lại, di truyền truyền lại, v.v.
④ Đái vãi, ỉa vãi. Như di niệu 尿 vãi đái, dí xí vãi cứt, v.v.
⑤ Một âm là dị. Ðưa làm quà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho, biếu, tặng. Ta quen đọc là Di — Một âm khác là Di.
hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: Vì sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); ? Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): ! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: ? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: ? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , ? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: Lí do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

từ
cí ㄘˊ

từ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nói ra thành văn
2. từ biệt
3. từ chối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lời biện tụng. § Cũng như "từ" . ◇ Chu Lễ : "Thính kì ngục tụng, sát kì từ" , (Thu quan , Hương sĩ ) Nghe án kiện, xét lời biện tụng.
2. (Danh) Lời nói, văn. ◎ Như: "ngôn từ" lời nói, "thố từ" đặt câu, dùng chữ. ◇ Dịch Kinh : "Táo nhân chi từ đa" (Hệ từ hạ ) Người giảo hoạt thì nhiều lời.
3. (Danh) Tên thể văn, có từ thời Chiến Quốc, ở nước Sở. Khuất Nguyên là một tác gia tiêu biểu. Về sau gọi là "từ phú" hay "từ" .
4. (Danh) Họ "Từ".
5. (Động) Báo cho biết, cáo tri. ◇ Chu Lễ : "Vương bất thị triều, tắc từ ư tam công cập cô khanh" , (Hạ quan , Thái bộc ) Vua không thị triều, thì báo cho quan tam công và quan cô.
6. (Động) Biện giải, giải thuyết.
7. (Động) Cáo biệt, từ giã, chia tay. ◎ Như: "từ hành" từ giã ra đi, "cáo từ" từ biệt.
8. (Động) Sai khiến.
9. (Động) Không nhận, thoái thác. ◎ Như: "suy từ" từ chối không nhận, "từ nhượng" nhường lại không nhận.
10. (Động) Trách móc, khiển trách, quở. ◇ Tả truyện : "Sử Chiêm Hoàn Bá từ ư Tấn" 使 (Chiêu Công cửu niên ) Khiến cho Chiêm Hoàn Bá khiển trách nước Tấn.
11. (Động) Thỉnh, thỉnh cầu.
12. (Động) Cho thôi việc, bãi bỏ. ◎ Như: "từ thối" 退 cho người thôi việc làm, trừ bỏ chức vụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Nói ra thành văn gọi là từ. Như từ chương . Cũng có khi dùng chữ từ .
② Lời cung của kẻ bị kiện cung ra. Những lời của dân trình bày cáo tố với quan cũng gọi là từ. Như trình từ lời trình, tố từ lời cáo tố.
③ Từ giã. Như từ hành từ giã ra đi.
④ Từ. Khước đi không nhận. Như suy từ từ chối không nhận, từ nhượng từ nhường. Nguyên viết là , nay hai chữ đều thông dụng cả.
⑤ Thỉnh, xin.
⑥ Trách, móc.
⑦ Sai đi, khiến đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Từ (một thể tài trong văn học cổ điển Trung Quốc): 《》 Sở từ;
② Từ (một thể thơ cổ Trung Quốc): 《》 Mộc Lan từ;
③ Lời, văn, ngôn từ: Tu từ (sửa sang câu văn cho hay, cho đẹp); Lời trình; Lời tố cáo;
④ (văn) Lời khai, khẩu cung;
⑤ (văn) Minh oan, biện giải;
⑥ (văn) Tố cáo: Xin tố cáo trong quân (Liễu Tôn Nguyên: Đoàn Thái úy dật sự trạng);
⑦ (văn) Quở, khiển trách;
⑧ (văn) Sai đi;
⑨ Không nhận, từ chối, từ khước, thoái thác: Đúng lẽ không thể thoái thác được;
⑩ Bãi bỏ, không thuê nữa, không mướn nữa: Con của chị ấy đã vào vườn trẻ, không nuôi vú nữa;
⑪ Lời lẽ.【】từ lịnh [cílìng] Lời lẽ, nói năng: Lời lẽ ngoại giao; Nói năng khéo léo. Cv. ;
⑫ Từ biệt, từ giã: Cáo từ; Ở lại mấy ngày, rồi từ biệt ra đi (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời. Lời nói. Lời văn. Lời thơ — Nhiều tiếng đi chung thành một nghĩa — Như chữ Từ — Chia tay. Td: Tạ từ — Chối. Không nhận — Nhường nhịn.

Từ ghép 39

khôi, lí, lý
huī ㄏㄨㄟ, kuī ㄎㄨㄟ, lǐ ㄌㄧˇ

khôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. (tên người)
2. cười nhạo, cười chê

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trào tiếu. ◇ Trương Hành : "Do dư dĩ Tây Nhung cô thần, nhi khôi Mục Công ư cung thất" 西, (Đông Kinh phú ).
2. (Danh) Chữ dùng đặt tên người.

Từ điển Thiều Chửu

① Tên người.
② Một âm là lí. Lo, buồn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Sự giễu cợt, sự bông đùa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Riễu cợt. Đùa giỡn — Một âm là Lí.

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trào tiếu. ◇ Trương Hành : "Do dư dĩ Tây Nhung cô thần, nhi khôi Mục Công ư cung thất" 西, (Đông Kinh phú ).
2. (Danh) Chữ dùng đặt tên người.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lo buồn

Từ điển Thiều Chửu

① Tên người.
② Một âm là lí. Lo, buồn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lo, buồn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lo buồn. Buồn thương — Một âm là Khôi. Xem khôi.
võng
wáng ㄨㄤˊ, wǎng ㄨㄤˇ

võng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái lưới
2. vu khống, lừa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lưới bắt chim, đánh cá. § Ghi chú: Ngày xưa viết là , bây giờ hay viết là . ◇ Dịch Kinh : "Tác kết thằng nhi vi võng cổ, dĩ điền, dĩ ngư" , , (Hệ từ hạ ) Thắt dây làm ra cái lưới, cái rớ, để săn thú, đánh cá.
2. (Danh) Tai họa, oan khuất. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kí đồn u trầm ư bất tận, phục hàm võng khuất ư vô cùng" , (Đệ thất thập bát hồi) Đã buồn khổ âm thầm chìm đắm mãi, Lại chịu ngậm oan khuất không thôi.
3. (Động) Vu khống, hãm hại.
4. (Động) Lừa dối. ◇ Nguyễn Trãi : "Khi thiên võng thượng" (Hạ tiệp ) Dối trời lừa vua.
5. (Động) Không có. § Thông "vô" . ◎ Như: "dược thạch võng hiệu" thuốc dùng kim đá (mà chữa bệnh) cũng không có hiệu quả (bệnh nặng lắm rồi). ◇ Liêu trai chí dị : "Quan giả thiên nhân, võng bất thán tiện" , (Vương Thành ) Người xem hàng nghìn, không ai là không khen ngợi.
6. (Tính) Buồn bã, thất ý. § Thông "võng" . ◇ Tống Ngọc : "Võng hề bất lạc" (Thần nữ phú , Tự ) Buồn bã không vui.
7. (Tính) Mê muội, mê hoặc. § Thông "võng" . ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học mà không suy nghĩ thì mờ tối, suy nghĩ mà không học thì nguy hại.
8. (Phó) Không được, chớ (biểu thị cấm chỉ). § Thông "vô" . ◎ Như: "võng hoang vu du" chớ có chơi bời hoang đãng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lưới đánh chim đánh cá. Ngày xưa viết là , bây giờ hay viết là.
② Giáng võng giáng tội, mắc vào lưới tội.
③ Vu khống, lừa.
④ Không, dùng làm trợ từ, như võng hoang vu du chớ có chơi bời hoang đãng.
⑤ Không thẳng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lừa dối, lừa đảo: Đánh lừa;
② Không, chớ (dùng như , bộ ): Coi như không nghe thấy, nhắm mắt làm ngơ, dửng dưng; Chớ chơi bời hoang đãng; Thánh nhân mà không chịu suy nghĩ thì sẽ cuồng trí (Thượng thư);
③ Không gì, không ai, không đâu (đại từ biểu thị sự vô chỉ): Không có nước nào là không thần phục (Sử kí); Chỗ uy phong đi đến thì không đâu là không tan lở (và quy phục) (Sử kí);
④ Lưới đánh chim hoặc đánh cá (dùng như );
⑤ Lưới tội lỗi: Mắc vào lưới tội, giáng tội;
⑥ Không thẳng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lưới. Như hai chữ Võng , — Không. Chẳng — Nói điều không có. Nói vu.

Từ ghép 1

dũng
yǒng ㄧㄨㄥˇ

dũng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dũng mãnh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mạnh, có đảm lượng. ◎ Như: "dũng sĩ" người có sức mạnh, người gan dạ, "dũng khí" sức mạnh, can đảm. ◇ Luận Ngữ : "Trí giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất cụ" , , (Tử Hãn ) Người trí không mê hoặc, người nhân không lo, người dũng không sợ.
2. (Tính) Mạnh dạn, bạo dạn. ◎ Như: "dũng ư phụ trách" mạnh dạn đảm đương trách nhiệm, "dũng ư cải quá" mạnh dạn sửa đổi lỗi lầm.
3. (Danh) Binh lính (chiêu mộ ngoài doanh, theo quân chế nhà Thanh). ◎ Như: "hương dũng" lính làng, lính dõng.

Từ điển Thiều Chửu

① Mạnh, như dũng sĩ , dũng phu .
② Gan tợn hơn người cũng gọi là dũng, như dũng cảm gan góc mạnh tợn, việc nguy hiểm cũng không chùn.
③ Binh lính, như hương dũng lính làng (lính dõng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dũng cảm, gan dạ: Càng đánh càng anh dũng;
② Mạnh dạn, mạnh bạo, bạo dạn: Mạnh dạn thừa nhận sai lầm;
③ Binh lính: Lính làng;
④ [Yông] (Họ) Dũng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tinh thần mạnh mẽ, không biết sợ hãi — Tiến tới mạnh mẽ — Binh lính.

Từ ghép 18

cao, cữu
gāo ㄍㄠ, jiù ㄐㄧㄡˋ

cao

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai họa. ◎ Như: "hưu cữu" phúc lành và tai họa, "cữu do tự thủ" họa do tự mình chuốc lấy, mình làm mình chịu.
2. (Danh) Lỗi, tội. ◎ Như: "quy cữu ư nhân" đổ tội cho người khác.
3. (Động) Trách móc, trách cứ. ◇ Luận Ngữ : "Thành sự bất thuyết, toại sự bất gián, kí vãng bất cữu" , , (Bát dật ) Việc đã thành thì không nên nói nữa, việc đã xong thì không nên sửa đổi nữa, việc đã qua thì không nên trách nữa.
4. (Động) Ghét.
5. Một âm là "cao". (Danh) Trống lớn. § Thông "cao" .
6. (Danh) Họ "Cao".

Từ điển Thiều Chửu

① Xấu, hưu cữu tốt xấu.
② Lỗi, như cữu vô khả từ lỗi không khá từ.
③ Một âm là cao, cũng như chữ cao .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người — Một âm khác là Cữu. Xem vần Cữu.

Từ ghép 1

cữu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xấu, lỗi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai họa. ◎ Như: "hưu cữu" phúc lành và tai họa, "cữu do tự thủ" họa do tự mình chuốc lấy, mình làm mình chịu.
2. (Danh) Lỗi, tội. ◎ Như: "quy cữu ư nhân" đổ tội cho người khác.
3. (Động) Trách móc, trách cứ. ◇ Luận Ngữ : "Thành sự bất thuyết, toại sự bất gián, kí vãng bất cữu" , , (Bát dật ) Việc đã thành thì không nên nói nữa, việc đã xong thì không nên sửa đổi nữa, việc đã qua thì không nên trách nữa.
4. (Động) Ghét.
5. Một âm là "cao". (Danh) Trống lớn. § Thông "cao" .
6. (Danh) Họ "Cao".

Từ điển Thiều Chửu

① Xấu, hưu cữu tốt xấu.
② Lỗi, như cữu vô khả từ lỗi không khá từ.
③ Một âm là cao, cũng như chữ cao .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tội, lỗi: Đổ tội cho người khác;
② Trách móc, xử phạt, kể tội: Không kể tội những việc đã qua;
③ (văn) Xấu: Tốt xấu;
④ (văn) Tai họa: Chư hầu ắt làm phản, vua ắt có tai họa (Tả truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tai họa — Tội lỗi — Ghét bỏ — Một âm khác là Cao.

Từ ghép 10

đồi
tuí ㄊㄨㄟˊ

đồi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sụt, lở
2. suy đồi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sụt lở, vỡ lở. ◇ Lễ Kí : "Thái Sơn kì đồi hồ?" (Đàn cung thượng ) Núi Thái Sơn sụt lở mất ư? § Nguyên là câu nói về đức Khổng Tử lúc ngài sắp mất. Núi Thái Sơn là chỗ người ta đều trông ngóng hâm mộ, nói núi Thái Sơn lở là nói ví lúc hiền nhân quân tử sắp mất vậy.
2. (Động) Rơi, rụng, lạc. ◇ Phan Nhạc : "Tuế vân mộ hề nhật tây đồi" 西 (Quả phụ phú ) Năm đã muộn hề mặt trời lặn phía tây.
3. (Động) Suy bại, bại hoại. ◇ Văn tuyển : "Thân tiểu nhân, viễn hiền sĩ, thử Hậu Hán sở dĩ khuynh đồi dã" , , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Thân gần với tiểu nhân, xa cách bậc hiền tài, nhà Hậu Hán này vì thế mà suy bại vậy.
4. (Tính) Đổ nát. ◎ Như: "đồi viên đoạn bích" tường vách đổ nát.
5. (Tính) Suy tàn, sa sút, không phấn chấn. ◎ Như: "đồi táng" suy tàn, sa sút.
6. (Phó) Thuận theo, cung thuận.

Từ điển Thiều Chửu

① Sụt lở. Kinh Lễ kí có câu: Thái Sơn kì đồi hồ núi Thái Sơn sụt lở mất ư? Nguyên là câu nói lúc đức Khổng Tử sắp mất. Núi Thái Sơn là chỗ người ta đều trông ngóng hâm mộ, nói núi Thái Sơn lở là nói ví như lúc hiền nhân quân tử sắp mất vậy.
② Suy đồi, tả cái dáng lúc già yếu không được thích ý. Như đồi đường , đồi táng đều chỉ về phần tinh thần nó suy tàn không phấn chấn lên được nữa.
③ Gió dữ.
④ Thuận.
⑤ Nước chảy dốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sụp đổ, đổ sập, đổ nát, té ngã: Nhà cửa đổ nát; 便 Căn nhà đơn sơ đã sập (Tạ Huệ Liên: Tế cổ trủng văn); Dù uống rượu say vẫn chưa bao giờ té ngã (Âu Dương Tu); Thân với kẻ tiểu nhân, xa lánh các bề tôi hiền đức, đó là lí do khiến nhà Hậu Hán sụp đổ (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
② Suy đồi, đồi bại, suy bại, ủy mị, uể oải, sa sút: Đồi phong bại tục; Suy đồi, suy yếu, suy tàn; Lòng nhũn đi như ông già (Vương An Thạch: Tế Chu Kỉ đạo văn);
③ (văn) (Nước) chảy xuống: Nước mắt như nước chảy xuống (Tào Thực: Vương Trọng Tuyên lụy);
④ (văn) Già yếu: Gặp nhau rồi li biệt đã mười bảy năm trời, kẻ già yếu và người tóc bạc thăm hỏi lẫn nhau (Âu Dương Tu: Tống Trương sinh);
⑤ (văn) Xấu: Hôm nay trời xấu (Tây sương kí);
⑥ (văn) Gió dữ: Gió hang núi thổi, đó là gió lớn thổi tới (Thi Kinh);
⑦ (văn) Thuận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu hói, sói, ít tóc — Rơi xuống, chảy xuống — Đổ nát. Hư hỏng — Già cả suy yếu.

Từ ghép 6

khanh
kēng ㄎㄥ

khanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái hố
2. đường hầm
3. hãm hại
4. chôn sống

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hố, vũng. ◎ Như: "nê khanh" vũng bùn, "đạn khanh" hố đạn, "sa khanh" hố cát.
2. (Danh) Hầm. ◎ Như: "quáng khanh" hầm mỏ, "khanh đạo" đường hầm. ◇ Nguyễn Trãi : "Hân thương sinh ư ngược diễm, hãm xích tử ư họa khanh" , (Bình Ngô đại cáo ) Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
3. (Danh) Tục gọi nhà xí là "khanh". ◎ Như: "phẩn khanh" hố cầu tiêu, "đăng khanh" đi cầu.
4. (Động) Chôn sống. ◎ Như: "khanh sát" chôn sống, "phần thư khanh nho" đốt sách và chôn sống nhà nho.
5. (Động) Hãm hại, lừa dối. ◎ Như: "khanh nhân" hãm hại người, "khanh hại" hãm hại.

Từ điển Thiều Chửu

① Hố.
② Chôn chết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hố, lỗ: Hố bom;
② Hầm: Hầm mỏ;
③ (cũ) Chôn sống: Chôn sống;
④ Hãm hại, gài bẫy, lừa dối, lừa bịp: Hãm hại người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hố sâu — Chôn xuống hố — Giết hại.

Từ ghép 7

triệu
zhào ㄓㄠˋ

triệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. điềm, triệu chứng
2. một triệu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vết nứt nẻ, vằn hiện ra trên mai rùa, xương thú sau khi đốt nóng, ngày xưa dùng để bói lành dữ, tốt xấu.
2. (Danh) Điềm. ◎ Như: "cát triệu" điềm tốt, "trẫm triệu" điềm triệu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Diệu tai! Ngô mỗi vị huynh tất phi cửu cư nhân hạ giả, kim sở ngâm chi cú, phi đằng chi triệu dĩ kiến, bất nhật khả tiếp lí ư vân nghê chi thượng hĩ. Khả hạ! Khả hạ!" ! , , , . ! ! (Đệ nhất hồi) Hay lắm! Tôi thường nói (tôn) huynh tất không chịu ở lâu dưới người (tầm thường), nay huynh ngâm câu này, điềm triệu được bay nhảy đã thấy, chẳng mấy ngày nữa sẽ "nhẹ bước thang mây". Đáng mừng! Đáng mừng!
3. (Danh) Một triệu là 1.000.000. Mười "ức" là một "triệu" , tức là một trăm "vạn" .
4. (Danh) Huyệt, mồ mả. ◎ Như: "bốc triệu" bói tìm huyệt chôn. ◇ Hàn Dũ : "Ngô lực năng cải táng, chung táng nhữ ư tiên nhân chi triệu" , (Tế thập nhị lang văn ) Chú mà đủ sức sẽ cải táng, sau cùng sẽ đem chôn cháu bên mồ mả tổ tiên.
5. (Danh) Họ "Triệu".
6. (Động) Báo trước. ◎ Như: "thụy tuyết triệu phong niên" tuyết lành báo trước năm được mùa.
7. (Hình) Nhiều, đông. ◇ Thư Kinh : "Nhất nhân hữu khánh, triệu dân lại chi" , (Lữ hình ) Một người có phúc đức, muôn dân được nhờ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðiềm, đời xưa dùng mai rùa bói, đốt mai rùa, rồi coi những đường nứt mà đoán tốt xấu gọi là triệu. Phàm dùng cái gì để xem tốt xấu đều gọi là triệu. Như cát triệu điềm tốt.
② Hình tượng, như trẫm triệu sự gì đã phát ra hình tướng mắt trông thấy được.
③ Triệu, mười ức là một triệu, tức là một trăm vạn.
④ Huyệt, như bốc triệu bói tìm huyệt chôn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điềm. Nhiều tuyết là điềm được mùa; Điềm tốt;
② (cũ) Triệu: Một triệu người;
③ (cũ) Ngàn tỉ: Một ngàn tỉ;
④ (văn) Huyệt: Bói tìm huyệt chôn;
⑤ [Zhào] (Họ) Triệu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái điều báo trước. Đoạn trường tân thanh : » Cứ trong mộng triệu mà suy « — Con số một triệu, tức trăm vạn.

Từ ghép 8

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.