dự
yù ㄩˋ

dự

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sẵn, có trước, làm trước
2. tham gia, dự

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Sẵn, trước. § Cùng nghĩa với "dự" . ◎ Như: "dự bị" sắp sẵn, "dự ước" hẹn trước. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiếp diệc tri kì hữu số, bất đắc bất dự cáo nhĩ" , (Thư si ) Em cũng biết việc nào có số cả, nhưng không thể không báo trước đấy thôi.
2. (Động) Cùng với, tham gia. § Thông "dự" . ◎ Như: "can dự" can thiệp, có liên quan đến, "tham dự" xen dự vào. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cộng dự triều chánh" (Đệ nhị hồi) Cùng tham dự việc triều chính.

Từ điển Thiều Chửu

① Sẵn, cùng nghĩa với chữ dự . Như dự bị phòng bị sẵn.
② Dự vào. Như can dự cũng dự vào, can thiệp vào, tham dự xen dự vào, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trước, sẵn (như , bộ ): Đoán trước; Chúc thành công; Ta biết trước sự việc hẳn sẽ như thế (Tam quốc chí).【】 dự tiên [yùxian] Trước, sẵn: Bố trí sẵn; Thông báo trước;
② Chuẩn bị, dự bị;
③ Dự vào: )Tham dự.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui vẻ — Tham gia vào — Trước khi việc xẩy ra — Như chữ Dự .

Từ ghép 18

huyết, khuyết, quyết
jué ㄐㄩㄝˊ

huyết

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng mau lẹ, vội vàng — Các âm khác là Khuyết, Quyết.

khuyết

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Khuyết

quyết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khơi, tháo
2. vỡ đê
3. quyết tâm, nhất định

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khơi, tháo. ◇ Mạnh Tử : "Quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ" , , , (Đằng Văn Công thượng ) Khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ.
2. (Động) Vỡ đê. ◎ Như: "quyết đê" vỡ đê.
3. (Động) Xử tử. ◎ Như: "xử quyết" xử tử.
4. (Động) Xét đoán, xác định. ◎ Như: "phán quyết" xác định, "do dự bất quyết" chần chừ không định chắc.
5. (Động) Nhất định. ◎ Như: "quyết ý" , "quyết tâm" .
6. (Động) Cạnh tranh thắng bại. ◎ Như: "quyết nhất tử chiến" đánh nhau hơn thua một trận sống chết.
7. (Động) Cắn, cắn đứt. ◎ Như: "xỉ quyết" dùng răng cắn đứt.
8. (Động) Mở ra, bày ra. ◇ Dương Hùng : "Thiên khổn quyết hề địa ngân khai" (Cam tuyền phú ) Cửa trời bày ra hề bờ cõi rộng mở.
9. (Động) Li biệt, chia li. § Thông "quyết" . ◇ Sử Kí : "Dữ ngã quyết ư truyến xá trung" (Ngoại thích thế gia ) Cùng tôi chia tay ở nhà trạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Khơi, tháo.
② Vỡ đê.
③ Xử chém (trảm quyết).
④ Quyết đoán.
⑤ Nhất quyết, như quyết ý , quyết tâm , v.v.
⑥ Cắn.
⑦ Dứt, quyết liệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vỡ: Vỡ đê;
② (văn) Khoi, tháo;
③ Kiên quyết, quả quyết, quyết đoán, quyết: Quyết tâm; Chần chừ không quyết;
④ Quyết không..., không đời nào..., không bao giờ..., nhất định không...: Tôi quyết không phản đối; Anh ấy không đời nào nói như vậy; Năm nay nhất định không kém năm ngoái;
⑤ Xử chém, xử tử: Xử bắn; Xử tử;
⑥ (văn) Cắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khơi ra cho nước chảy thông — Nước xói lở đê — Giết kẻ tử tội. Td: Hành quyết — Xét đoán — Lòng dạ nhất định không thay đổi, Đoạn trường tân thanh có câu: » Hạt mưa sá nghĩ phận hèn, liệu đem tất cỏ quyết đền ba xuân «.

Từ ghép 40

giải quyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giải quyết

Từ điển trích dẫn

1. Làm cho rõ ràng, đưa ra quyết đoán. ◇ Vương Sung : "Thục dữ phẫu phá hồn độn, giải quyết loạn ti" , (Luận hành , Án thư ). § "Loạn ti" chỉ sự vật rối ren.
2. Giải thích, thông suốt. ◇ Đỗ Mục : "Niên tam thập, tận minh "Lục kinh" thư, giải quyết vi ẩn" , , (Lí Phủ Quân mộ chí minh ).
3. Thu xếp, đem lại giải pháp (cho một vấn đề). ◇ Lão Xá : "Lưỡng đốn phạn, nhất cá trụ xứ, giải quyết liễu thiên đại đích vấn đề" , , (Nguyệt nha nhi , Thập tam).
4. Tiêu diệt. ◎ Như: "bả địch nhân hoàn toàn giải quyết liễu" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gỡ rối công việc.
doãn, duẫn
yǔn ㄩㄣˇ

doãn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đồng ý, chấp thuận, cho phép. ◎ Như: "ứng duẫn" chấp thuận. ◇ Tây sương kí 西: "Bần tăng nhất thì ứng duẫn liễu, khủng phu nhân kiến trách" , (Đệ nhất bổn , Đệ tứ chiết) Bần tăng đã trót nhận lời, sợ bà lớn trách cập.
2. (Phó) Thật là. ◇ Thi Kinh : "Độ kì tịch dương, Bân cư duẫn hoang" , (Đại nhã , Công lưu ) Phân định ruộng đất ở phía tịch dương, Đất nước Bân thật là rộng rãi.
3. (Tính) Thích hợp, thỏa đáng. ◎ Như: "bình duẫn" (xử đoán) công bằng.
4. (Danh) Họ "Duẫn".
5. § Ghi chú: Cũng đọc là "doãn".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật lòng tin tưởng — Kẻ nịnh — Bằng lòng, cho phép — Thỏa đáng.

Từ ghép 7

duẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thành thực
2. xứng đáng, phải chăng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đồng ý, chấp thuận, cho phép. ◎ Như: "ứng duẫn" chấp thuận. ◇ Tây sương kí 西: "Bần tăng nhất thì ứng duẫn liễu, khủng phu nhân kiến trách" , (Đệ nhất bổn , Đệ tứ chiết) Bần tăng đã trót nhận lời, sợ bà lớn trách cập.
2. (Phó) Thật là. ◇ Thi Kinh : "Độ kì tịch dương, Bân cư duẫn hoang" , (Đại nhã , Công lưu ) Phân định ruộng đất ở phía tịch dương, Đất nước Bân thật là rộng rãi.
3. (Tính) Thích hợp, thỏa đáng. ◎ Như: "bình duẫn" (xử đoán) công bằng.
4. (Danh) Họ "Duẫn".
5. § Ghi chú: Cũng đọc là "doãn".

Từ điển Thiều Chửu

① Thành thực.
② Ðáng, như bình duẫn xử đoán phải chăng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cho phép, ưng cho: Không được xét cho phép, liền thẹn bỏ về (Hàn Dũ: Thượng Trịnh Thượng thư tướng công khải);
② Công bằng, phải chăng: Xử án công bằng (phải chăng) (Hậu Hán thư); Công bằng;
③ (văn) Thực, thành thực, chân thực, đích xác, xác thực: Đêm ngày ban bố mệnh lệnh của ta, đều phải thành thực (Thượng thư: Thuấn điển); ! Thành thực thay người quân tử! (Thi Kinh: Tiểu nhã, Xa công); Nơi đất Bân này thật là to lớn (Thi Kinh: Đại nhã, Công lưu).

Từ ghép 4

ngu
yú ㄩˊ

ngu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngu đần

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dốt nát, ngu muội, không thông minh. ◎ Như: "ngu si" dốt nát mê muội. ◇ Luận Ngữ : "Ngô dữ Hồi ngôn chung nhật, bất vi, như ngu" , , (Vi chánh ) Ta với Nhan Hồi nói chuyện suốt ngày, không thấy anh ấy vặn hỏi gì cả, tưởng như ngu đần vậy.
2. (Tính) Đôn hậu, thật thà.
3. (Tính) Dùng làm lời nói khiêm (về ý kiến, điều lo nghĩ... của mình). ◎ Như: "ngu ý" như ý ngu dốt này. ◇ Hán Thư : "Cảm bất lược trần ngu nhi trữ tình tố" (Vương Bao truyện ).
4. (Danh) Người ngu dốt. ◇ Luận Ngữ : "Cổ chi ngu dã trực, kim chi ngu dã trá nhi dĩ hĩ" , (Dương Hóa ) Đời xưa người ngu thì ngay thẳng, nay người ngu thì chỉ dối trá thôi.
5. (Danh) Tiếng tự xưng (khiêm từ). ◇ Tam Quốc : "Ngu dĩ vi cung trung chi sự, sự vô đại tiểu, tất dĩ tư chi, nhiên hậu thi hành, tất năng bì bổ khuyết lậu, hữu sở quảng ích" , , , , , (Gia Cát Lượng , Tiền xuất sư biểu ) Tôi trộm nghĩ những việc trong cung, bất kì lớn nhỏ, đều nên hỏi ý các ông ấy (Quách Du Chi, Phí Y, v.v.) rồi sau mới thi hành thì có thể bồi bổ được chỗ thiếu sót mà thu được ích lợi lớn.
6. (Động) Lừa dối. ◎ Như: "ngu lộng" lừa gạt người. ◇ Tôn Tử : "Năng ngu sĩ tốt chi nhĩ mục, sử chi vô tri" , 使 (Cửu địa ) Phải biết đánh lừa tai mắt quân lính, làm cho họ không biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngu dốt.
② Lừa dối. Như ngu lộng lừa gạt người.
③ Lời nói khiêm. Như ngu án kẻ ngu si này xét, ngu ý như ý kẻ ngu dốt này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngu dốt, ngu muội: Người ngu dốt;
② Lừa bịp: Bị người ta lừa bịp;
③ (khiêm) Kẻ ngu này, tôi: Theo thiển ý (thiển kiến) của tôi; Theo sự xét đoán của kẻ ngu này (của tôi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu óc tối tăm, đần độn. Ca dao Việt Nam có câu: » Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình « — Tiếng khiêm nhường khi nói về mình. Td: Ngu huynh ( người anh đần độn này ).

Từ ghép 14

nghiệm
yàn ㄧㄢˋ

nghiệm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chứng nghiệm, kiểm nghiệm
2. hiệu nghiệm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chứng cớ, bằng chứng. ◇ Sử Kí : "Hà dĩ vi nghiệm" (Ngoại thích thế gia ) Lấy gì làm chứng cớ.
2. (Danh) Hiệu quả, kết quả đúng như dự đoán. ◇ Liêu trai chí dị : "Thỉnh tác lưỡng chế chi pháp, tất hữu nghiệm" , (Tôn Sinh ) Xin làm phép (yểm) cho cả hai (người), tất nhiên có hiệu nghiệm.
3. (Danh) Triệu chứng, chứng trạng của bệnh. ◇ Liệt Tử : "Nhị nhân viết: Nguyện tiên văn kì nghiệm" : (Thang vấn ) Hai người nói: Xin được nghe trước chứng trạng bệnh ấy.
4. (Động) Khảo sát, xem xét. ◎ Như: "nghiệm huyết" thử máu (để khảo xét bệnh), "nghiệm thi" kiểm tra thi thể.
5. (Động) Thẩm hạch, chứng thật.
6. (Động) Tương hợp với dự đoán. ◎ Như: "ứng nghiệm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chứng nghiệm.
② Nghiệm xem. Như thí nghiệm thử nghiệm.
③ Hiệu nghiệm. Phàm sự gì kết quả tốt không ra ngoài chỗ ý mình đoán đều gọi là nghiệm. Sự gì có thành hiệu cũng gọi là nghiệm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiệm, kiểm nghiệm, xét nghiệm, chứng nghiệm, khám nghiệm: Thí nghiệm; Kiểm nghiệm hàng hóa;
② Hiệu nghiệm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bằng chứng có thể tin được — Xem xét tìm tòi cho đúng — Đúng như sự thật — Có hiệu quả. Td: Hiệu nghiệm.

Từ ghép 20

thẩm
shěn ㄕㄣˇ

thẩm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tỉ mỉ
2. thẩm tra, xét hỏi kỹ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xét rõ, xét kĩ, nghiên cứu. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố thẩm đường hạ chi âm, nhi tri nhật nguyệt chi hành, âm dương chi biến" , , (Thận đại lãm , Sát kim ) Cho nên tìm hiểu cái bóng nhà chiếu xuống, thì biết đường đi của mặt trời mặt trăng và sự biến hóa của âm dương.
2. (Động) Xét đoán, xét hỏi. ◎ Như: "thẩm phán" xét xử, "thẩm tấn" xét hỏi.
3. (Động) Biết rõ. § Thông "thẩm" , "thẩm" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thần khốn Đặng Ngải ư Kì san, bệ hạ liên giáng tam chiếu, triệu thần hồi triều, vị thẩm thánh ý vi hà?" , , , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Thần vây Đặng Ngải ở núi Kì, bệ hạ liên tiếp giáng xuống ba đạo chiếu đòi thần về triều, chưa biết ý bệ hạ ra sao?
4. (Động) Cẩn thận, thận trọng.
5. (Trợ) Quả là, đúng. ◎ Như: "thẩm như thị dã" quả đúng như thế.
6. (Phó) Kĩ lưỡng, kĩ càng. ◇ Liêu trai chí dị : "Thẩm cố chi, tứ chi giai như nhân, đãn vĩ thùy hậu bộ" , , (Cổ nhi ) Nhìn kĩ, bốn chân tay đều như người, chỉ khác có cái đuôi thòng xuống ở đằng sau.
7. (Danh) Họ "Thẩm".

Từ điển Thiều Chửu

① Xét rõ, xét kĩ.
② Xét đoán, xét hỏi. Nay nha tư pháp có một tòa gọi là thẩm phán sảnh là chỗ xét hỏi hình ngục kiện tụng vậy.
③ Dùng làm tiếng giúp lời, có cái ý quyết định hẳn, như thẩm như thị dã xét quả đúng như thế vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xét kĩ, chặt chẽ, tỉ mỉ, (một cách) thận trọng: Xét kĩ; Chọn kĩ những kẻ tả hữu (Án tử Xuân thu);
② Xử, xét hỏi, tra hỏi: Xử công khai; Xử án;
③ (văn) Hiểu được: ? Không hiểu tình hình dạo này ra sao?. Như [shân], [shân];
④ (văn) Quả là, đúng: Đúng như lời... đã nói; Quả đúng như thế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết rất rõ — Xét kĩ. Xét xử.

Từ ghép 22

phiên, phiến, phản
fān ㄈㄢ, fǎn ㄈㄢˇ, fàn ㄈㄢˋ

phiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngược
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trái, ngược. § Đối lại với "chính" . ◎ Như: "phản diện" mặt trái.
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" . ◇ Chiến quốc sách : "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" , , : , (Vệ sách nhị ) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" trở tay, "dị như phản thủ" dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" mưu chống ngược lại, "phản đối" phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" lật án lại, đòi xét lại vụ án.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, đối lại với chữ chính . Bên kia mặt phải gọi là mặt trái.
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản (Luận ngữ ) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản mưu trái lại, phản đối trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị bệnh dạ dầy lật lên, phiên án lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lật lại: Lật lại vụ án;
② Phiên thiết (một trong những phương pháp chú âm chữ Hán). Xem (2) nghĩa ⑥ (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lại. Xét lại — Một âm là Phản. Xem Phản.

phiến

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mua bán (dùng như , bộ ): Tích trữ hàng bán mà trở thành thương nhân (Tuân tử: Nho hiệu).

phản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngược
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trái, ngược. § Đối lại với "chính" . ◎ Như: "phản diện" mặt trái.
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" . ◇ Chiến quốc sách : "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" , , : , (Vệ sách nhị ) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" trở tay, "dị như phản thủ" dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" mưu chống ngược lại, "phản đối" phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" lật án lại, đòi xét lại vụ án.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, đối lại với chữ chính . Bên kia mặt phải gọi là mặt trái.
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản (Luận ngữ ) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản mưu trái lại, phản đối trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị bệnh dạ dầy lật lên, phiên án lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuyển biến, lật lại, lật qua: Chuyển bại thành thắng; Dễ như lật bàn tay; Trở tay;
② Đảo ngược: Mũ đội ngược rồi; Để ngược rồi;
③ Trái lại: Anh ấy chẳng những không giận, mà trái lại còn cười vang; Đó là lí do khiến cho kẻ mạnh trái lại thành yếu (Tuân tử). 【】phản nhi [făn'ér] Lại, trái lại: Từ sai lầm rút ra bài học kinh nghiệm thì việc xấu lại trở thành việc tốt; 【】 phản chi [fănzhi] Trái lại;
④ Trả, trở lại: Phản kích, đánh trả; Phản công; Ăn năn, hối lỗi. 【】phản phục [fănfù] a. Nhiều lần nhiều lượt: Nghĩ đi nghĩ lại; Giải thích nhiều lần; b. Nuốt lời: Tôi nói sao làm vậy, quyết không nuốt lời. Cv. ;
⑤ Bội phản: Phản bội; Làm phản; Quan bức dân phản;
⑥ Chống lại, phản đối: Chống gián điệp;
⑦ (văn) Đi trở lại, trở về (dùng như , bộ );
⑧ (văn) Nghĩ lại, xét lại: Tự xét lại mình;
⑨ 【】 phản chính [fănzheng] Dù sao, dù thế nào: Bất kể trời tạnh hay mưa, dù sao nó cũng nhất định phải đi; Dù anh có nói gì đi nữa, anh ấy cũng không đồng ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lại — Trở về, quay về — Tự xét mình. Td: Phản tỉnh — Làm ngược lại. Td: Phản bội — Mặt trái, bề trái — Một âm là Phiên. Xem Phiên.

Từ ghép 58

luân, luận
lún ㄌㄨㄣˊ, lùn ㄌㄨㄣˋ

luân

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bàn bạc, xem xét, phân tích. ◎ Như: "đàm luận" , "nghị luận" , "thảo luận" .
2. (Động) Xét định, suy đoán. ◎ Như: "luận tội" định tội, "dĩ tiểu luận đại" lấy cái nhỏ suy ra cái lớn. ◇ Sử Kí : "Tống Nghĩa luận Vũ Tín Quân chi quân tất bại, cư sổ nhật, quân quả bại" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tống Nghĩa suy đoán quân của Vũ Tín Quân nhất định thua, vài ngày sau, quả nhiên quân ấy bị bại.
3. (Động) Đối xử. ◎ Như: "nhất khái nhi luận" vơ đũa cả nắm, "tương đề tịnh luận" coi ngang hàng nhau.
4. (Động) Dựa theo, tính theo. ◎ Như: "luận lí" theo lẽ, "luận thiên phó tiền" tính ngày trả tiền. ◇ Sử Kí : "Luận công hành phong" (Tiêu tướng quốc thế gia ) Theo công lao mà phong thưởng.
5. (Động) Kể tới, để ý. ◎ Như: "bất luận thị phi" không kể phải trái, "vô luận như hà" dù sao đi nữa, dù thế nào chăng nữa.
6. (Danh) Chủ trương, học thuyết. ◎ Như: "tiến hóa luận" , "tương đối luận" .
7. (Danh) Tên một thể văn nghị luận về người hay sự việc.
8. (Danh) Tên gọi tắt của sách "Luận Ngữ" . ◎ Như: "Luận Mạnh" sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử.
9. (Danh) Họ "Luận".

Từ điển Thiều Chửu

① Bàn bạc, xem xét sự vật, rồi nói cho rõ phải trái gọi là luận. Như công luận lời bàn chung của số đông người bàn, dư luận 輿 lời bàn của xã hội công chúng.
② Lối văn luận, đem một vấn đề ra mà thảo luận cho rõ lợi hại nên chăng gọi là bài luận.
③ Xử án.
④ Nghĩ.
⑤ Kén chọn.
⑥ So sánh. Cũng đọc là chữ luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【】Luận ngữ [Lúnyư] Sách Luận ngữ (một sách căn bản trong bộ Tứ thư của Nho giáo);
② (văn) Điều lí, thứ tự (như , bộ ): Có điều lí mà hợp với pháp độ (Tuân tử: Tính ác). Xem [lùn].

luận

phồn thể

Từ điển phổ thông

bàn bạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bàn bạc, xem xét, phân tích. ◎ Như: "đàm luận" , "nghị luận" , "thảo luận" .
2. (Động) Xét định, suy đoán. ◎ Như: "luận tội" định tội, "dĩ tiểu luận đại" lấy cái nhỏ suy ra cái lớn. ◇ Sử Kí : "Tống Nghĩa luận Vũ Tín Quân chi quân tất bại, cư sổ nhật, quân quả bại" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tống Nghĩa suy đoán quân của Vũ Tín Quân nhất định thua, vài ngày sau, quả nhiên quân ấy bị bại.
3. (Động) Đối xử. ◎ Như: "nhất khái nhi luận" vơ đũa cả nắm, "tương đề tịnh luận" coi ngang hàng nhau.
4. (Động) Dựa theo, tính theo. ◎ Như: "luận lí" theo lẽ, "luận thiên phó tiền" tính ngày trả tiền. ◇ Sử Kí : "Luận công hành phong" (Tiêu tướng quốc thế gia ) Theo công lao mà phong thưởng.
5. (Động) Kể tới, để ý. ◎ Như: "bất luận thị phi" không kể phải trái, "vô luận như hà" dù sao đi nữa, dù thế nào chăng nữa.
6. (Danh) Chủ trương, học thuyết. ◎ Như: "tiến hóa luận" , "tương đối luận" .
7. (Danh) Tên một thể văn nghị luận về người hay sự việc.
8. (Danh) Tên gọi tắt của sách "Luận Ngữ" . ◎ Như: "Luận Mạnh" sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử.
9. (Danh) Họ "Luận".

Từ điển Thiều Chửu

① Bàn bạc, xem xét sự vật, rồi nói cho rõ phải trái gọi là luận. Như công luận lời bàn chung của số đông người bàn, dư luận 輿 lời bàn của xã hội công chúng.
② Lối văn luận, đem một vấn đề ra mà thảo luận cho rõ lợi hại nên chăng gọi là bài luận.
③ Xử án.
④ Nghĩ.
⑤ Kén chọn.
⑥ So sánh. Cũng đọc là chữ luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【】Luận ngữ [Lúnyư] Sách Luận ngữ (một sách căn bản trong bộ Tứ thư của Nho giáo);
② (văn) Điều lí, thứ tự (như , bộ ): Có điều lí mà hợp với pháp độ (Tuân tử: Tính ác). Xem [lùn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bàn bạc — Phê bình — Thể văn trong đó người làm văn bàn cãi về một vấn đề gì.

Từ ghép 56

khoa
kē ㄎㄜ, kè ㄎㄜˋ

khoa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khoa, bộ môn
2. xử tội, kết án
3. khoa cử, khoa thi
4. để đầu trần
5. phần trong một vở tuồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ bực, đẳng cấp. ◇ Luận Ngữ : "Xạ bất chủ bì, vị lực bất đồng khoa, cổ chi đạo dã" , , (Bát dật ) Bắn (cốt trúng), không phải là cho lủng da, vì sức người không cùng bực (nghĩa là không phải đọ sức), đạo xưa như vậy.
2. (Danh) Ngành, môn, hạng mục, loại biệt. ◎ Như: "văn khoa" khoa học văn chương, "lí khoa" khoa học triết lí.
3. (Danh) Đơn vị, ban, cục (nói về tổ chức nội bộ của một cơ quan). ◎ Như: "văn thư khoa" cục văn thư, "nhân sự khoa" ban trách nhiệm về nhân sự.
4. (Danh) Phân loại trong sinh vật học. ◎ Như: "miêu khoa" họ mèo, "tang khoa" họ dâu, "hòa bổn khoa" họ hòa bổn.
5. (Danh) Pháp luật, điều mục. ◎ Như: "tác gian phạm khoa" điều mục luật pháp về tội phạm gian.
6. (Danh) Lượng từ: đơn vị thực vật. § Thông "khỏa" . ◇ Trần Dữ Nghĩa : "Thái phố dĩ thiêm tam vạn khoa" (Thu vũ ) Vườn rau đã thêm ba vạn gốc.
7. (Danh) Cái hố. ◇ Mạnh Tử : "Doanh khoa nhi hậu tiến" (Li Lâu hạ ) Đầy cái hố rồi sau chảy đi.
8. (Danh) Thi cử đời xưa chia ra từng "khoa" mà tuyển chọn, ai được trúng cách gọi là "đăng khoa" (đỗ). Có khi cùng một khoa mục mà chia ra thứ bực khác nhau nữa. ◎ Như: đỗ tiến sĩ gọi là "giáp khoa" , đỗ cử nhân gọi là "ất khoa" .
9. (Danh) Kì thi, khoa thi.
10. (Danh) Trong các bản tuồng chia ra từng tấn gọi là "khoa bạch" , "khoa" là chỉ về phần cử động, "bạch" là chỉ về phần nói năng. ◇ Tây sương kí 西: "[Hồng thượng vân] Tả tả, ngã quá khứ, nhĩ tại giá lí. [Hồng xao môn khoa]" [], , . [] (Đệ tứ bổn , Đệ nhất chiết) [Con Hồng nói] Thưa cô, con vào trước, cô hãy đứng đây. [Con Hồng gõ cửa (khoa )].
11. (Động) Xử đoán, xử phạt, buộc tội. ◎ Như: "khoa tội" buộc tội, theo luật định tội.
12. (Động) Cất mũ để đầu trần gọi là "khoa đầu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trình độ, phẩm cách, trong tràng học chia các khoa như văn khoa khoa học văn chương, lí khoa khoa học triết lí, v.v.
② Thứ bực, như xạ bất chủ bì, vị lực bất đồng khoa, cổ chi đạo dã (Luận ngữ ) bắn, chủ đích không phải là cho lủng da, vì sức người chẳng cùng bực, phép xưa là như vậy.
③ Hố, như doanh khoa nhi hậu tiến đầy hố mà sau chảy đi.
④ Ðoán, buộc. Như khoa tội sử đoán vào tội, buộc tội, theo luật định tội.
⑤ Khoa học, phàm một học thuật nào có dòng phái có thể thống mà khả dĩ đứng một mình được đều gọi là khoa học .
⑥ Khoa đệ đời xưa chia ra từng khoa mà kén người, ai được trúng cách gọi là đăng khoa (đỗ). Có khi cùng một khoa mục mà chia ra thứ bực khác nhau nữa, như đỗ tiến sĩ gọi là giáp khoa , đỗ cử nhân gọi là ất khoa . Lại một nghĩa nữa là khoa thi, như khoa giáp tí, khoa bính ngọ, v.v.
⑦ Cây cỏ có một thân cũng gọi là nhất khoa .
⑧ Cất mũ để đầu trần gọi là khoa đầu .
⑨ Trong các bản tuồng chia ra từng tấn gọi là khoa bạch , khoa là chỉ về phần cử động, bạch là chỉ về phần nói năng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khoa, họ, giống, phòng (trong cơ quan): Khoa văn; Khoa mắt; Phòng tài vụ; Họ cá chép; Họ hòa bản;
② (văn) Xử tội, kết án, buộc: Kết án tù; Buộc tội;
③ (văn) Khoa cử, khoa thi;
④ (văn) Để đầu trần: Để đầu trần;
⑤ (văn) Phần trong bản tuồng: Phần cử động và nói năng trong bản tuồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Môn, nghành. Td: Văn khoa, Luật khoa — Kì thi để chọn người tài. Td: Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy ( thơ Trần Tế Xương ) — Gốc cây rỗng ruột — Để trống. Xem Khoa đầu — Cử chỉ điệu bộ của đào kép khi diễn tuồng.

Từ ghép 53

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.