Từ điển trích dẫn

1. Đóng kín, phong tỏa. ◇ Sử Kí : "Phong bế cung thất, hoàn quân Bá Thượng, dĩ đãi đại vương lai" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ).
2. Cục hạn. ◎ Như: "tư tưởng phong bế" .
3. Che lấp, cách tuyệt. ◇ Cao Phàn Long : "Nhân bị vật dục phong bế, khước toàn cách ngại liễu, cố tu cường thứ" , , (Giảng nghĩa , Vạn vật giai bị chương ).

Từ điển trích dẫn

1. Chữ viết. § Cũng như "tự tích" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trình Dục trám đắc Từ mẫu bút tích, nãi phỏng kì tự thể, trá tu gia thư nhất phong" , , (Đệ tam thập lục hồi) Trình Dục lừa biết được chữ viết của mẹ Từ Thứ , liền bắt chước theo dạng chữ viết của bà, giả viết một lá thư về nhà (Từ Thứ).
2. Chỉ tác phẩm thư họa. ◇ Tân Đường Thư : "Trẫm thường ư Phật miếu kiến khanh bút tích, tư chi cửu hĩ" , (Liễu Công Quyền truyện ) Trẫm thường xem thư họa của khanh ở miếu Phật, nghĩ đến đã lâu rồi.
3. Chỉ kĩ thuật bút pháp về thư họa. ◇ Tống Linh Ô : "Tính đốc học, vưu hảo văn tảo, thiện bút tích" , , (Nguyên trạm mộ chí ) Tính chăm học, rất có tài văn chương, giỏi bút pháp thư họa.

Từ điển trích dẫn

1. Cây chêm. § Thường làm bằng gỗ hoặc tre, một đầu bằng, một đầu nhọn, dùng để chêm hoặc chận một chỗ hổng cho chặt lại. ◇ Thủy hử truyện : "Thủy để hạ tảo toản khởi tam tứ bách thủy quân, tận bả thuyền vĩ tiết tử bạt liễu, thủy đô cổn nhập thuyền lí lai" , , (Đệ ngũ ngũ hồi) Bỗng có ba bốn trăm thủy quân từ dưới nước nhô lên, rút hết những nút chêm ở đàng sau lái thuyền, nước chảy ùa vào thuyền.
2. Tỉ dụ người hoặc sự vật dùng để chêm, đệm. ◇ Bình Chú : "(Ngã quân) bả đệ nhất cá tiết tử tắc tiến liễu địch nhân phòng thủ đích nam ngạn" () (Chuyển chiến Giang Hoài Hà Hán ).
3. Đoạn văn dẫn nhập cho từng chương, hồi... (trong tuồng hoặc tiểu thuyết). ◇ Nho lâm ngoại sử : "Cứu cánh Vương Miện hà tằng tố quá nhất nhật quan? Sở dĩ biểu bạch nhất phiên. Giá bất quá thị cá tiết tử, hạ diện hoàn hữu chánh văn" ? . , (Đệ nhất hồi).

Từ điển trích dẫn

1. Lồng chim, cũi. ◇ Cát Hồng : "Hồng côn bất năng chấn sí ư lung tráo chi trung" (Bão phác tử , Bị khuyết ).
2. Bao trùm, che phủ. ◇ Cát Hồng : "Kì cao tắc quan cái hồ cửu tiêu, kì khoáng tắc lung tráo hồ bát ngung" , (Bão phác tử , Sướng huyền ).
3. Vượt hơn, siêu việt. ◇ Trần Thư : "Từ Hiếu Mục đĩnh ngũ hành chi tú, bẩm thiên địa chi linh, thông minh đặc đạt, lung tráo kim cổ" , , , (Từ Lăng truyện luận ).
4. Khái quát, thống lĩnh. ◇ Chương Học Thành : "Cái "Văn Tâm" lung tráo quần ngôn, nhi "Thi phẩm" thâm tòng lục nghệ" , (Văn sử thông nghĩa , Thi thoại ).
5. Khống chế, lung lạc. ◇ Minh sử : "Việt tư biểu kì vĩ (...) tưởng bạt sĩ loại, lung tráo hào tuấn, dụng tài nhược lưu thủy, dĩ cố nhân lạc vi dụng" 姿(...), , , (Vương Việt truyện ).
6. Bắt giữ, tróc nã.

Từ điển trích dẫn

1. Không hiểu rõ. ◇ Hán Thư : "Thả tục nho bất đạt thì nghi" (Nguyên đế kỉ ) Vả lại những nhà nho tầm thường không hiểu thời nghi.
2. Không thành đạt, bất đắc chí. ◇ Sử Kí : "Thương Dung bất đạt, thân kì nhục yên" , (Nhạc Nghị truyện ) Thương Dung không thành đạt, thân mình bị nhục.
3. Không thư thái, không thông sướng. ◇ Khuất Nguyên : "Tình trầm ức nhi bất đạt hề, hựu tế nhi mạc chi bạch" , (Cửu chương , Tích tụng ) Chí nguyện bị đè nén không thư thái hề, bị che lấp mà không bày tỏ ra được.

Từ điển trích dẫn

1. Đi và về. ◎ Như: "tòng Bắc Kinh đáo Thiên Tân, nhất thiên khả dĩ  đả lưỡng cá lai hồi" , từ Bắc Kinh đến Thiên Tân, một ngày có thể đi về hai lượt.
2. Đi đi lại lại, đi lại nhiều lượt. ◎ Như: "nhai thượng lai hồi tuần du" trên đường đi đi lại lại tuần xét.
3. Làm đi làm lại (một động tác). ◇ Tây du kí 西: "(Tam Tạng) khước tọa ư lộ bàng, tụng tập na Định Ât chân ngôn. Lai hồi niệm liễu ki biến, niệm đắc lạn thục" (), . , (Đệ thập tứ hồi) (Tam Tạng) ngồi bên đường, tụng tập bài chân ngôn Định Ât, niệm đi niệm lại mấy lần, đọc thuộc lòng.
4. Trên dưới, xấp xỉ, khoảng chừng (số lần). ◇ Liễu Thanh : "Nghênh diện quá lai nhất cá ngũ thập lai hồi đích lão hán" (Đồng tường thiết bích , Đệ thập cửu chương) Đối mặt với cả trên dưới xấp xỉ năm chục lão hán.

Từ điển trích dẫn

1. Hình dung khí tượng chiến tranh. ◇ Tiêu Can : "Chiến vân dĩ kinh tại Âu Châu thượng không di mạn" (Vị đái địa đồ đích lữ nhân ).
2. Chỉ chiến tranh. ◇ Khang Hữu Vi : "Ấn Độ tự thượng cổ Nhật Vương, Nguyệt Vương tương tranh thiên tải, chiến vân dĩ thảm" , , (Đại đồng thư , Ất bộ đệ nhất chương ).

Từ điển trích dẫn

1. Nhọc nhằn, lóc cóc. ◎ Như: "phong trần bộc bộc" nhọc nhằn gió bụi. ◇ Phạm Thành Đại : "Phú quý công danh giai do mệnh, Hà tất khu khu bộc bộc" , (Lỗi giang nguyệt , Nghiêm Tử lăng điếu đài , Từ ).
2. Phiền toái, tạp nhạp. ◇ Mạnh Tử : "Tử Tư dĩ vi đỉnh nhục, sử dĩ bộc bộc nhĩ cức bái dã, phi dưỡng quân tử chi đạo dã" , 使, (Vạn Chương hạ ) Ông Tử Tư cho rằng (vua cứ sai người) đem tặng thịt nấu chín, làm cho ông phải lạy tạ mãi, như vậy phiền nhiễu quá. Đó chẳng phải là cách cấp dưỡng bậc quân tử vậy.

Từ điển trích dẫn

1. Dong mạo có từ trước. ◇ Bạch Cư Dị : "Nghiên xi hắc bạch thất bổn thái" (Thì thế trang ) Đẹp xấu đen trắng (cũng đều) mất hết dong mạo trước của mình.
2. Thái độ thật. ◇ Lỗ Tấn : "Nhân vi tha môn sanh ư loạn thế, bất đắc dĩ, tài hữu giá dạng đích hành vi, tịnh phi tha môn đích bổn thái" , , , (Nhi dĩ tập , Ngụy Tấn phong độ cập văn chương dữ dược cập tửu chi quan hệ ) Bởi vì họ sinh vào thời loạn, bất đắc dĩ mới có hành vi như vậy, chứ hoàn toàn không phải là thái độ thật sự của họ.

Từ điển trích dẫn

1. Đưa đi, đả phát. ◇ Thủy hử truyện : "Kim nhật chúng hào kiệt đặc lai tương tụ, hựu yếu phát phó tha hạ san khứ" , (Đệ thập cửu hồi) Hôm nay các hào kiệt đến đây tụ hội, mày cũng tìm cách đẩy xuống núi.
2. Đối phó, xử trí. ◇ Thang Hiển Tổ : "Dạ bán vô cố nhi ngộ minh nguyệt chi châu, chẩm sanh phát phó" , (Mẫu đan đình , U cấu ).
3. Phát ra, cấp cho tiền vật... ◇ Bích Dã : "Địa chủ gia khước tưởng súc đoản thì nhật bả đạo cốc thu ngải hoàn, tỉnh đắc đa phát phó giá tam cá đoản công đích thực lương hòa công tiền" , (Một hữu hoa đích xuân thiên , Đệ nhất chương).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.