gě ㄍㄜˇ, gè ㄍㄜˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái, quả, con

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ: cái, tấm, quả, người, v.v. ◎ Như: "nhị cá man đầu" hai cái bánh bột, "tam cá bình quả" ba quả táo. § Lượng từ "cá" nhiều khi không cần trong tiếng Việt. ◎ Như: "tam cá nguyệt" ba tháng.
2. (Danh) Lượng từ: Dùng trước một con số ước chừng. ◎ Như: "tha nhất thiên bào cá bách nhi bát thập lí dã bất giác đắc lụy" anh ấy một ngày đi chừng tám chục trăm dặm đường mà vẫn không thấy mệt.
3. (Danh) Lượng từ: Dùng giữa động từ và bổ ngữ, làm cho bổ ngữ mang tính chất của tân ngữ. ◇ Thủy hử truyện : "Cao Liêm quân mã thần binh, bị Tống Giang, Lâm Xung sát cá tận tuyệt" , , (Đệ ngũ thập tứ hồi) Quân mã và thần binh của Cao Liêm bị Tống Giang, Lâm Xung giết sạch hết cả.
4. (Tính) Đơn, lẻ, riêng. ◎ Như: "cá nhân" một người riêng biệt, "cá tính" tính riêng của mỗi một người.
5. (Đại) Cái này, cái đó. ◎ Như: "cá trung tư vị" trong mùi vị đó.
6. (Trợ) Đặt giữ động từ và bổ từ, để tăng cường ngữ khí. ◎ Như: "kiến cá diện" gặp mặt (một chút), "khốc cá bất đình" khóc không thôi.
7. (Trợ) Dùng sau định ngữ. Tương đương với "đích" : của. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Kim niên thị nhĩ sư mẫu cá chánh thọ" (Đệ tứ thập hồi).
8. (Trợ) Dùng sau "ta" , biểu thị số lượng không xác định: những. ◎ Như: "na ta cá hoa nhi" những bông hoa ấy, "giá ma ta cá thư na khán đắc hoàn" những bấy nhiêu sách thì xem sao hết được.
9. (Trợ) Dùng sau từ chỉ thời gian, biểu thị vào thời gian đó. ◇ Vô danh thị : "Ý huyền huyền phán bất đáo lai nhật cá" (Tạ Kim Ngô , Đệ nhị chiệp ) Lòng canh cánh không yên chẳng biết rồi ngày mai ra sao.
10. § Tục dùng như "cá" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ cá .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (loại) a. Cái, quả, câu... (đặt trước danh từ): Ba quả táo; Một câu chuyện; Hai tuần lễ. b. Đứng trước con số ước chừng: Công việc này chừng hai ba ngày sẽ làm xong; Anh ấy một ngày đi độ trăm dặm đường cũng không thấy mệt; c. Đứng sau động từ có tân ngữ: Anh ấy tắm một cái là mất nửa tiếng. d. Đứng giữa động từ và bổ ngữ: Mưa không ngớt; Đập tan tành; Ăn cho no; Chạy mất hết;
② Riêng lẻ: Cá biệt; Cá thể;
③ (văn) Xem (2) (bộ );
④ (văn) Xem (3). Xem [gâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Tự mình. Xem [gè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một cái. Một chiếc. Tiếng dùng để đếm vật — Xem cá nhân — Cái. Chiếc. Chẳng hạn — Giá cái ( cái này ).

Từ ghép 16

loạn
luàn ㄌㄨㄢˋ

loạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lẫn lộn
2. rối
3. phá hoại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mất trật tự, lộn xộn. ◎ Như: "loạn binh" quân lính vô trật tự, "hỗn loạn" lộn xộn, hỗn độn.
2. (Tính) Bối rối, tối tăm, không yên. ◎ Như: "tâm tự phiền loạn" nỗi lòng rối bời, "tinh thần mậu loạn" tinh thần tối tăm mê mẩn.
3. (Tính) Có chiến tranh, có giặc giã, không an ổn. ◎ Như: "loạn bang" nước có giặc giã, nước không thái bình.
4. (Tính) Có khả năng trị yên, đem lại trật tự. ◇ Tả truyện : "Võ vương hữu loạn thần thập nhân" (Tương Công nhị thập hữu bát niên ) Võ vương có mười người bầy tôi giỏi trị yên.
5. (Động) Lẫn lộn. ◎ Như: "dĩ giả loạn chân" làm giả như thật. ◇ Hậu Hán Thư : "Khủng kì chúng dữ Mãng binh loạn, nãi giai chu kì mi dĩ tương thức biệt" , (Lưu Bồn Tử truyện ) Sợ dân chúng lẫn lộn với quân Mãng, bèn đều bôi đỏ lông mày để nhận mặt nhau.
6. (Động) Phá hoại. ◎ Như: "hoại pháp loạn kỉ" phá hoại pháp luật.
7. (Động) Cải biến, thay đổi. ◇ Hàn Dũ : "Tuần tựu lục thì, nhan sắc bất loạn, dương dương như thường" , , (Trương Trung Thừa truyện hậu tự ) Tới khi bị đem ra giết, mặt không biến sắc, hiên ngang như thường.
8. (Động) Dâm tà. ◎ Như: "dâm loạn" dâm tà. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương tâm bất năng tự trì, hựu loạn chi" , (Đổng Sinh ) Vương trong lòng không giữ gìn được, lại dâm dục.
9. (Danh) Tình trạng bất an, sự gây rối. ◇ Sử Kí : "Ư thị Sở thú tốt Trần Thắng, Ngô Quảng đẳng nãi tác loạn" , (Lí Tư truyện ) Do đó, bọn lính thú nước Sở là Trần Thắng, Ngô Quảng làm loạn.
10. (Danh) Chương cuối trong khúc nhạc ngày xưa. ◇ Luận Ngữ : "Sư Chí chi thủy, Quan Thư chi loạn, dương dương hồ doanh nhĩ tai" , , (Thái Bá ) Nhạc sư Chí (điều khiển), khúc đầu và đoạn kết bài Quan Thư, đều hay đẹp và vui tai thay!
11. (Phó) Càn, bừa, lung tung. ◎ Như: "loạn bào" chạy lung tung, "loạn thuyết thoại" nói năng bừa bãi.
12. Tục thường viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Loạn, bối rối không yên gọi là loạn, như loạn thế .
② Giặc giã, quân lính đánh giết bừa bãi gọi là loạn.
③ Rối rít, như loạn ti tơ rối.
④ Tối tăm, như tinh thần mậu loạn tinh thần tối tăm mê mẩn.
⑤ Phá hoại, như hoại pháp loạn kỉ phá hoại phép luật.
⑥ Dâm tà, như trong họ chim chuột lẫn nhau gọi là loạn dâm .
⑦ Trị yên, như Võ-vương hữu loạn thần thập nhân vua Võ-vương có mười người bầy tôi trị loạn.
⑧ Chữ dùng cho dứt câu ca nhạc, như quan thư chi loạn cuối thơ quan thư. Tục thường viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mất trật tự, lộn xộn, rối, rối rít, ồn ào, xôn xao: Ở đây ồn ào quá; Tiếng người tiếng ngựa rối inh cả lên; 稿 Bài văn chữa lộn xộn quá, phải chép lại mới được;
② Chiến tranh, loạn, loạn lạc: Biến loạn: Phiến loạn;
③ Gây rắc rối, làm lộn xộn: Quấy rối; Gây rối loạn; Đánh tráo;
④ Rối bời, bối rối, rối trí: Tâm tư rối bời;
⑤ Bậy, bừa, ẩu, càn, lung tung: Ăn bậy; Chạy bừa; Chủ trương lung tung; Nói bậy làm càn;
⑥ Loạn (dâm): Loạn dâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lộn xộn, mất trật tự — Chỉ tính tình không yên, rối reng — Chỉ chiến tranh.

Từ ghép 48

lịch
lì ㄌㄧˋ

lịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

lịch pháp, lịch chí

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phương pháp tính năm tháng, thời tiết. § Theo vòng quay của mặt trời, mặt trăng mà tính rồi định ra năm tháng thời tiết gọi là "lịch pháp" . Lịch tính theo vòng mặt trăng quay quanh quả đất gọi là "âm lịch" . Lịch tính theo vòng quả đất quay quanh mặt trời gọi là "dương lịch" . Vì kiêng tên vua Cao Tôn nhà Thanh là "Lịch" nên sau viết là . ◇ Hoài Nam Tử : "Tinh nguyệt chi hành, khả dĩ lịch thôi đắc dã" , (Bổn kinh ) Vận hành của các sao và mặt trăng, có thể dùng lịch pháp để suy tính được.
2. (Danh) Quyển sách ghi năm, tháng, ngày, mùa, thời tiết. ◇ Cựu Đường Thư : "Lệnh tạo tân lịch" (Lịch chí nhất ) (Vua Huyền Tông) ra lệnh làm lịch mới.
3. (Danh) Niên đại. ◇ Hán Thư : "Chu quá kì lịch, Tần bất cập kì" , (Chư hầu vương biểu ) Nhà Chu thì quá niên đại, mà nhà Tần thì chưa đến hạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vòng của mặt trời, mặt trăng quay đi, người ta cứ theo sức quay của nó mà tính rồi định ra năm tháng thì tiết gọi là lịch pháp . Lịch Tàu tính theo vòng mặt trăng quay quanh quả đất mà định tháng, định năm gọi là âm lịch . Lịch Tây tính theo vòng quả đất quay chung quanh mặt trời mà định năm tháng gọi là dương lịch . Vì kiêng tên vua Cao Tôn nhà Thanh là Lịch nên sau cứ viết là .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phép tính năm tháng ngày giờ — Niên đại của một triều vua — Cuốn nhật kí, ghi chép sự việc theo năm tháng ngày giờ.

Từ ghép 12

tất
bì ㄅㄧˋ

tất

phồn thể

Từ điển phổ thông

xong, hết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, thống quát. ◇ Dịch Kinh : "Dẫn nhi thân chi, xúc loại nhi trưởng chi, thiên hạ chi năng sự tất hĩ" , , (Hệ từ thượng ) Cứ như vậy mà mở rộng ra, tiếp xúc với từng loại mà khai triển ra thì gồm tóm được mọi việc trong thiên hạ.
2. (Động) Làm xong, hoàn thành. ◎ Như: "tất nghiệp" học xong. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tu du trà tất, tảo dĩ thiết hạ bôi bàn, na mĩ tửu giai hào" , , (Đệ nhất hồi) Chốc lát uống trà xong, đã bày ra mâm chén, rượu ngon, thức nhắm tốt.
3. (Động) Dùng lưới để bắt chim, thỏ, v.v. ◇ Thi Kinh : "Uyên ương vu phi, Tất chi la chi" , (Tiểu nhã , Uyên ương ) Chim uyên ương bay, Lấy lưới bắt đi.
4. (Phó) Đủ cả, hoàn toàn, toàn bộ. ◎ Như: "quần hiền tất chí" mọi người hiền đều họp đủ cả, "nguyên hình tất lộ" lộ trọn chân tướng.
5. (Phó) Dùng hết, kiệt tận. ◇ Trương Cư Chánh : "Cao Hoàng Đế tất trí kiệt lự, dĩ định nhất đại chi chế" , (Tân Mùi hội thí trình sách nhị ).
6. (Tính) Kín.
7. (Tính) Nhanh nhẹn. ◇ Hoài Nam Tử : "Tâm di khí hòa, thể tiện khinh tất" , 便 (Lãm minh ) Lòng vui khí hòa, thân thể nhẹ nhàng nhanh nhẹn.
8. (Danh) Lưới hình ba góc để bắt chim, thỏ.
9. (Danh) Sao "Tất", một sao trong nhị thập bát tú.
10. (Danh) Thầy cầu mưa ("vũ sư" ).
11. (Danh) Thẻ gỗ dùng để viết chữ thời xưa. ◎ Như: "thủ tất" tờ tay viết.
12. (Danh) Cái gỗ để xâu muông sinh khi tế lễ ngày xưa. ◇ Nghi lễ : "Tông nhân chấp tất tiên nhập" (Đặc sinh quỹ thực lễ ).
13. (Danh) Cái để che đầu gối (triều phục ngày xưa).
14. (Danh) Họ "Tất".

Từ điển Thiều Chửu

① Xong, hết. Học hết hạn học gọi là tất nghiệp .
② Ðủ hết, như quần hiền tất tập mọi người hiền đều họp đủ hết.
③ Cái lưới hình ba góc để bắt chim.
④ Sao Tất, một sao trong nhị thập bát tú.
⑤ Cái tờ, cái thư. Như thủ tất cái tờ tay viết.
⑥ Cái gỗ để xâu muông sinh đem lên tế.
⑦ Kín.
⑧ Nhanh nhẹn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết, xong, dứt: Nói chưa dứt lời; Mọi việc đã xong xuôi. 【】tất cánh [bìjìng] Xét đến cùng, chung quy, cuối cùng: Xét đến cùng anh ấy nói cũng đúng đấy; Đời người ta sống được bao lâu, cuối cùng cũng về cõi vô hình (Vương Hữu Thừa tập: Thán Ân Dao);
② Hoàn toàn, hết: Lộ hết chân tướng; Tập họp đủ cả;
③ (văn) Lưới ba góc để bắt chim;
④ (văn) Tờ, thư, giấy: Giấy viết tay;
⑤ (văn) Cái gỗ để xâu muông sinh đem lên tế;
⑥ (văn) Kín;
⑦ (văn) Nhanh nhẹn;
⑧ [Bì] Sao Tất (một ngôi sao trong nhị thập bát tú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một vì sao trong Nhị thập bát tú — Làm ra, viết ra. Td: Thủ tất ( chính tay mình viết ) — Hết. Xong. Td: Hoàn tất — Đều, cùng.

Từ ghép 9

ung, ủng
yōng ㄧㄨㄥ, yǒng ㄧㄨㄥˇ

ung

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ôm, cầm.
② Giữ, như ủng hộ xúm theo hộ vệ.
③ Một âm là ung. Bưng che.

Từ ghép 1

ủng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ủng hộ, giúp đỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ôm. ◎ Như: "tả ủng hữu bão" bên trái ôm bên phải ấp (ý nói có nhiều hầu thiếp). ◇ Lạc Tân Vương : "Phục chẩm ưu tư thâm, Ủng tất độc trường ngâm" , (Hạ nhật dạ ức Trương Nhị ) Nằm gối ưu tư sâu xa, Ôm đầu gối một mình ngâm nga mãi.
2. (Động) Cầm. ◇ Vương An Thạch : "Dư dữ tứ nhân ủng hỏa dĩ nhập" (Du Bao Thiền Sơn kí ) Tôi cùng bốn người cầm đuốc đi vô (hang núi).
3. (Động) Bao quanh, vây quanh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã dĩ kinh đả phát nhân lung địa kháng khứ liễu, cha môn đại gia ủng lô tác thi" , (Đệ tứ thập cửu hồi) Tôi đã sai người đặt lò sưởi ngầm rồi, chúng ta đến bao quanh lò làm thơ.
4. (Động) Tụ tập, tập họp. ◇ Tam quốc chí : "Kim Tháo dĩ ủng bách vạn chi chúng" (Gia Cát Lượng truyện ) Nay Tào Tháo đã tập họp được trăm vạn quân.
5. (Động) Hộ vệ, giúp đỡ. ◎ Như: "ủng hộ" xúm theo hộ vệ.
6. (Động) Chiếm hữu, chiếm cứ. ◇ Giả Nghị : "Ủng Ung Châu chi địa" (Quá Tần luận ) Chiếm cứ đất Ung Châu.
7. (Động) Ngăn trở, che lấp. § Thông "ủng" . ◇ Hàn Dũ : "Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại, Tuyết ủng Lam Quan mã bất tiền" , (Tả thiên chí Lam Quan ) Mây bao phủ núi Tần Lĩnh nhà ở đâu, Tuyết che lấp ải Lam Quan ngựa không tiến lên.
8. (Động) Lấy đất hoặc chất màu mỡ vun bón rễ cây. ◇ Tô Thức : "Thanh thì dưỡng tài kiệt, Kỉ tử phương bồi ủng" , (Tống Chu Chánh Nhụ tri Đông Xuyên ).
9. (Động) Ứ đọng, đình trệ. ◇ Lí Cao : "Kì vi hộ tào, quyết đoán tinh tốc, tào bất ủng sự" , , (Cố Hà Nam phủ ti lục tham quân Lô Quân mộ chí minh ).
10. (Động) Không làm được gì cả, vô dụng. ◇ Tần Quan : "Bộc dã nhân dã. ủng thũng thị sư, giải đãi thị tập, ngưỡng bất tri nhã ngôn chi khả ái" . , , (Nghịch lữ tập , Tự ).
11. § Cũng như "ủng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ôm, cầm.
② Giữ, như ủng hộ xúm theo hộ vệ.
③ Một âm là ung. Bưng che.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ôm, ẵm;
② Quây, vây, vây quanh: Các em vây quanh thầy giáo cùng đi ra;
③ Giữ, ủng hộ: Nhân dân ủng hộ bộ đội;
④ Chen: Mọi người đều chen lấn đằng trước;
⑤ (văn) Bưng che.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ôm đỡ. Nâng đỡ. Td: Ủng hộ — Tụ họp lại đông đảo — Che lấp.

Từ ghép 6

thương
shāng ㄕㄤ

thương

phồn thể

Từ điển phổ thông

đau đớn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vết đau. ◎ Như: "khinh thương" vết thương nhẹ.
2. (Danh) Họ "Thương".
3. (Động) Hao tổn, tổn hại. ◎ Như: "thương thân" hại mình, "thương thần" hao tổn tinh thần, "thương não cân" đau đầu nhức óc.
4. (Động) Làm hại, trở ngại. ◇ Luận Ngữ : "Hà thương hồ, diệc các ngôn kì chí dã" , (Tiên tiến ) Hại gì, cũng là ai nấy nói ra chí của mình thôi.
5. (Động) Hủy báng. ◎ Như: "xuất khẩu thương nhân" mở miệng hủy báng người
6. (Động) Đau đớn, đau buồn. ◎ Như: "thương cảm" xúc cảm, thương xót, "thương đỗng" đau thương. ◇ Cao Bá Quát : "Khởi tri thương lộ cùng" (Di tống Thừa Thiên ngục ) Nào đã biết đau buồn cho nỗi cùng đường.

Từ điển Thiều Chửu

① Vết đau.
② Hại, như trúng thương bị kẻ làm hại.
③ Thương, như thương cảm cảm thương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vết thương: Vết thương nhẹ;
② Tổn thương: Nhức óc; Làm bị thương mười ngón tay không bằng làm cụt một ngón tay;
③ Mắc bệnh: Cảm, cảm gió; Thương hàn;
④ Ngấy: Ăn đường nhiều thấy ngấy quá;
⑤ Cản trở, trở ngại, gây hại: Có gì cản trở?;
⑥ Đau đớn: Đau đớn, đau buồn; Xúc cảm, buồn rầu, thương xót;
⑦ Tổn hại, làm hại, hại: Làm khổ dân là có tội; Mở miệng hại người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

làm hại. Làm hư hao. Td: Thụ thương ( thân thể bị tổn hại ) — Đau đớn xót xa. Gia huấn ca của Nguyễn Trãi: » Thương người như thể thương thân «.

Từ ghép 25

thế
shì ㄕˋ

thế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thế lực
2. tình hình, tình thế
3. hột dái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quyền lực. ◎ Như: "hữu tiền hữu thế" có tiền có thế, "trượng thế khi nhân" ỷ có quyền lực lấn ép người khác.
2. (Danh) Sức mạnh, uy lực. ◎ Như: "hỏa thế" sức mạnh của lửa, "thủy thế" sức của nước, "phong thế" sức của gió.
3. (Danh) Trạng thái của động tác. ◎ Như: "thủ thế" dáng cách dùng tay biểu đạt ý tứ, cũng chỉ thủ pháp đánh đàn, "tư thế" 姿 dáng điệu.
4. (Danh) Hình mạo. ◎ Như: "sơn thế tranh vanh" thế núi chót vót, "địa thế bình thản" thế đất bằng phẳng.
5. (Danh) Tình hình, trạng huống. ◎ Như: "thì thế" tình hình hiện tại, "cục thế" cục diện.
6. (Danh) Cơ hội. ◇ Mạnh Tử : "Tuy hữu trí tuệ, bất như thừa thế" , (Công Tôn Sửu thượng ) Tuy có trí tuệ, không bằng thừa cơ hội.
7. (Danh) Bộ sinh dục giống đực, hạt dái. ◎ Như: "cát thế" thiến (hình phạt thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Thế, chỉ về cái sức hành động, như hỏa thế thế lửa, thủy thế thế nước. Tả cái hình trạng sự hành động gì cũng gọi là thế, như trận thế thế trận, tư thế 姿 dáng bộ, v.v.
② Thế lực, như uy thế oai thế, thanh thế , trượng thế cậy thế, v.v.
③ Hình thế hơn cả, như sơn thế tranh vanh thế núi chót vót, địa thế bình thản thế đất bằng phẳng, v.v.
④ Cái hạt dái. Một thứ hình thiến, đời xưa con giai phải cắt hạt dái gọi là cát thế . Có khi viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thế, quyền, sức: Cậy thế nạt người; Có của có thế; Sức nước;
② Tình hình, hình dạng, thế: Địa thế; Thế núi chót vót; Hình thế, tình thế, tình hình; 姿 Tư thế; Thời thế;
③ Bộ sinh dục giống đực, hòn dái: Hình phạt thiến dái (thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái quyền lực mạnh mẽ. Td: Quyền thế — Hình dạng. Td: Địa thế — Hòn dái đàn ông — Cái cách bày ra ngoài. Td: Thế trận. Đoạn trường tân thanh : » Thế công Từ mới giở ra thế hàng «.

Từ ghép 36

một
méi ㄇㄟˊ, mò ㄇㄛˋ

một

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chìm mất
2. lặn (mặt trời)
3. không

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chìm dưới nước, lặn. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Hựu nhập thủy kích giao, giao hoặc phù hoặc một" , (Thế thuyết tân ngữ , Tự tân ) Lại xuống nước đánh thuồng luồng, thuồng luồng hoặc nổi hoặc lặn.
2. (Động) Chìm đắm, ngập. ◎ Như: "tích tuyết một hĩnh" tuyết tụ ngập chân. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Chúng sinh một tại khổ" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chúng sinh chìm đắm trong khổ não.
3. (Động) Chết. § Thông "một" 歿. ◇ Dịch Kinh : "Bao Hi thị một, Thần Nông thị tác" , (Hệ từ hạ ) Họ Bao Hi chết, họ Thần Nông dấy lên.
4. (Động) Hết, kết thúc. ◎ Như: "một thế" hết đời.
5. (Động) Không có. ◎ Như: "một tự bi" không có một chữ trong bụng, "một lương tâm" không có lương tâm. ◇ Vi Trang : "Trừ khước thiên biên nguyệt, một nhân tri" , (Nữ Quan Tử , Tứ nguyệt ) Ngoại trừ bóng trăng bên trời, không ai biết.
6. (Động) Không như, không bằng. ◎ Như: "ngã một nhĩ hữu tiền" tôi không có nhiều tiền bằng anh, "ngã một hữu tha cao" tôi không cao bằng nó.
7. (Động) Tiêu mất, mất tích, ẩn không thấy. ◎ Như: "mai một" vùi mất, "dẫn một" tan mất, "mẫn một" tiêu trừ, "xuất một" ẩn hiện.
8. (Động) Lấy, tịch thu. ◎ Như: "tịch một" tịch thu, "thôn một tài vật" tịch thu tiền của.
9. (Phó) Chưa. ◎ Như: "một lai" chưa đến, "một thuyết" chưa nói.

Từ điển Thiều Chửu

① Chìm đắm, bị nước tràn ngập gọi là một.
② Chết, mất rồi, có khi viết là 歿.
③ Hết, như một thế hết đời.
④ Không có, chế người không biết chữ gọi là một tự bi ý nói trong lòng không có một chữ nào.
⑤ Mất tích, như mai một vùi mất, dẫn một tan mất, v.v.
⑥ Lấy hết, tịch kí hết cơ nghiệp về nhà nước gọi là tịch một , nuốt sống hết của cải người ta gửi mình gọi là càn một , v.v.
⑦ Ẩn mất, núp mình, chợt thấy chợt mất.
⑧ Quá, hơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Không, không có. 【】 một hữu [méiyôu]
① Không có: Không có vé; Không có lí do; Trong nhà không có người;
② Chả ai, đều không: Chả ai đồng ý làm như thế; Không có ai nói như vậy;
③ Không bằng: Cậu không cao bằng anh ấy;
④ Không đầy: Mới đến không đầy ba hôm đã đi rồi;
⑤ Còn chưa: Anh ấy còn chưa về; Trời còn chưa tối. Xem [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chìm, lặn: Chìm xuống dưới nước; Khi mặt trời sắp lặn, mặt nước gợn lên màu đỏ rực; Ác lặn trăng tà, tiếp xe không dứt (Miên Thẩm: Thương Sơn thi tập);
② Ngập: Tuyết ngập đến gối; Cỏ ngập đến lưng; Nước sâu ngập quá đầu;
③ Ẩn, mất: Ẩn hiện;
④ Tịch thu: Tịch thu;
⑤ Chung thân, cả đời, suốt đời: Nhớ suốt đời;
⑥ Chết. Như 歿 [mò]. Xem [méi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìm xuống — Mất đi — Hết. Cuối cùng — Chết.

Từ ghép 13

sương, tương
xiāng ㄒㄧㄤ

sương

phồn thể

Từ điển phổ thông

mái nhà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chái nhà, hai gian nhỏ ở hai bên nhà chính. ◇ Bạch Cư Dị : "Kim khuyết tây sương khấu ngọc quynh" 西 (Trường hận ca ) Gõ cánh ngọc nơi cửa vàng hiên tây. Tản Đà dịch thơ: Mái tây gõ cửa vàng then ngọc. ◇ Tây sương kí 西: "Nguyệt ám tây sương, phượng khứ Tần lâu, vân liễm Vu San" 西, , (Đệ tam bổn , Đệ nhị chiết) Mịt mờ trăng tối mái tây, Mây tan đỉnh Giáp, phượng bay lầu Tần (Nhượng Tống dịch).
2. (Danh) Vùng gần sát thành phố. ◎ Như: "thành sương" ven đô, "quan sương" phố ở ngoài cửa thành.
3. (Danh) Bên cạnh, phương diện (thường dùng trong tiểu thuyết, hí khúc cổ). ◎ Như: "lưỡng sương" hai bên. ◇ Tây du kí 西: "Nhất bích sương khiếu đồ tử tể bác tê ngưu chi bì, tiêu thục huân can, chế tạo khải giáp" , , (Đệ cửu thập nhị hồi) Một bên gọi đồ tể lột da tê ngưu, thuộc hun phơi khô, chế làm áo giáp.
4. (Danh) Khán đài giành riêng trong rạp hát, hí viện. ◎ Như: "bao sương" đặt chỗ khán đài riêng (tiếng Pháp: loge).
5. (Danh) Toa, hòm. § Thông "sương" . ◎ Như: "xa sương" toa xe.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái trái nhà, hai gian nhỏ ở hai đầu nhà gọi là sương.
② Phường sương một tên riêng để chia rành từng khu đất, ở trong thành gọi là phường sương, ở trong làng gọi là hương đồ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà ngang, phòng cạnh, chái nhà, mái (ở hai bên nhà chính): Một nhà chính hai nhà ngang; 西 Mái tây;
② Chỗ được ngăn ra như căn phòng: Toa xe; Hạng lô (trong rạp hát);
③ Vùng tiếp giáp với thành phố: Vùng lân cận ngoài cửa ô;
④ Bên cạnh: Hai bên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chái nhà nhỏ, có mái không tường, ở giáp liền nhà chính — Hành lang bên ngoài nhà, trên có mái che — Tục gọi nơi đông đúc sầm uất là Thành sương ( cũng như thành thị ).

Từ ghép 2

tương

phồn thể

Từ điển phổ thông

mái nhà
miếu
miào ㄇㄧㄠˋ

miếu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái miếu thờ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ốc xá để tế lễ tổ tiên. ◎ Như: "thái miếu" , "tổ miếu" , "gia miếu" .
2. (Danh) Đền thờ thần, Phật. ◎ Như: "văn miếu" đền thờ đức Khổng Tử , "thổ địa miếu" miếu thờ thần đất.
3. (Danh) Điện trước cung vua.
4. (Tính) Thuộc về vua, liên quan tới vua. ◎ Như: "miếu toán" mưu tính của nhà vua. ◇ Nguyễn Trãi : "Miếu toán tiên tri đại sự thành" (Hạ quy Lam Sơn ) Sự suy tính nơi triều đình đã biết trước việc lớn sẽ thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái miếu (để thờ cúng quỷ thần).
② Cái điện trước cung vua, vì thế nên mọi sự cử động của vua đều gọi là miếu. Như miếu toán mưu tính của nhà vua.
③ Chỗ làm việc ở trong nhà cũng gọi là miếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Miếu, đền thờ: Miếu thổ địa; Miếu long vương; Văn miếu, Khổng miếu; Trên đỉnh núi có một cái miếu rất to;
② Phiên chợ đình chùa;
③ Điện trước cung vua. (Ngb) (Thuộc về) nhà vua: Toan tính của nhà vua;
④ Chỗ làm việc trong nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà thờ tổ tiên của vua — Ngôi nhà phía trước của vua — Chỉ triều đình — Ngôi nhà để thờ cúng. Thơ Lê Thánh Tông có câu: » Nghi ngút đầu ghềnh tỏ khói hương, miếu ai như miếu vợ chàng Trương «.

Từ ghép 21

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.