ác liệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

ác liệt, ghê gớm

Từ điển trích dẫn

1. Xấu xa, ác độc. ◇ Mã Trí Viễn : "Thử nhân tuy thị tính tử ác liệt, đảo dã hữu ta khảng khái thô trực" , (Trần đoàn cao ngọa , Đệ nhất chiệp).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu và kém.

Từ điển trích dẫn

1. Doi đất, mũi đất nhô ra biển.
2. Hình dung nơi rất xa xôi. ◇ Trương Vũ : "Chiếu thư khoan đại đáo hải giác, Hà bắc cơ manh tranh đảo qua" , (Đáp Dương Liêm Phu ).
3. Cái tù và (ống để thổi ra tiếng) làm bằng vỏ ốc biển. ◇ Tây du bổ 西: "Ngoại diện hựu lôi cổ nhất thông, xuy khởi hải giác, kích động vân bản" , , (Đệ bát hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mũi đất nhô ra biển — Góc biển, chỉ nơi cực xa xôi. Cũng nói là Hải giác thiên nhai ( chân trời góc bể ).
thai, đài
tāi ㄊㄞ, tái ㄊㄞˊ, yí ㄧˊ

thai

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái đài, lầu

đài

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái đài, lầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đài, kiến trúc cao có thể nhìn ra bốn phía. ◎ Như: "đình đài lâu các" đình đài lầu gác, "lâu đài" nhà cao lớn, nhiều tầng.
2. (Danh) Chỉ chung chỗ cao rộng để biểu diễn, hoạt động. ◎ Như: "giảng đài" tòa giảng, "vũ đài" sân khấu.
3. (Danh) Bệ, bục (để đặt đồ vật lên trên). ◎ Như: "nghiễn đài" giá nghiên mực, "oa đài" bệ đặt nồi, "chúc đài" đế đèn.
4. (Danh) Tên sở quan ngày xưa, cũng chỉ quan chức trông coi nơi đó. ◎ Như: "trung đài" (sở) quan thượng thư, "tỉnh đài" (sở) quan nội các. § Nhà Hán có "ngự sử đài" nên đời sau gọi quan ngự sử là "đài quan" hay "gián đài" .
5. (Danh) Tên gọi cơ cấu, cơ sở. ◎ Như: "khí tượng đài" đài khí tượng, "thiên văn đài" đài thiên văn, "điện thị đài" đài truyền hình.
6. (Danh) Chữ dùng để tôn xưng. ◎ Như: "hiến đài" quan dưới gọi quan trên, "huynh đài" anh (bè bạn gọi nhau).
7. (Danh) Tên gọi tắt của "Đài Loan" .
8. (Danh) Lượng từ: vở (kịch), cỗ máy, v.v. ◎ Như: "nhất đài cơ khí" một dàn máy, "lưỡng đài điện thị" hai máy truyền hình.
9. (Danh) Họ "Đài".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đài. Xây nhà cho cao để ngắm bốn bên gọi là đài. Phàm chiếm một chỗ hơi cao để cho người dễ nhận biết cũng gọi là đài. Như giảng đài tòa giảng, vũ đài sân khấu, v.v.
② Tên sở quan. Ngày xưa gọi quan thượng thư là trung đài , các quan nội các là đài tỉnh hay đài các , nhà Hán có ngự sử đài . Vì thế nên đời sau gọi quan ngự sử là đài quan hay gián đài .
③ Chữ dùng để tôn xưng bực trên. Như các quan dưới gọi quan trên là hiến đài , bè bạn gọi nhau là huynh đài , v.v.
④ Việc hèn hạ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đài, đàn: Vũ đài, sân khấu; Diễn đàn; Đài chủ tịch;
② Bệ, bục, nền: Bệ cửa sổ; Nền bia;
③ Bàn: Bàn viết;
④ (văn) Tiếng dùng để tôn xưng người trên: Hiến đài (tiếng quan dưới gọi quan trên); Huynh đài (tiếng bạn bè gọi nhau);
⑤ (vân) Tên sở quan: Quan thượng thư; (hay ) Quan nội các; (hay ) Quan ngự sử;
⑥ (văn) Việc hèn hạ;
⑦ [Tái] (Tên gọi tắt) đảo Đài Loan, Trung Quốc;
⑧ [Tái] (Họ) Đài. Xem [Tai].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nhà cao, có thể nhìn bốn phía xa — Dinh quan — Tiếng cấp dưới tôn xưng quan trên — Tiếng tôn xưng người khác. Chẳng hạn gọi người bạn quý của mình là Huynh đài.

Từ ghép 31

phân
fēn ㄈㄣ

phân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khí, hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa chỉ khí mây điềm triệu cát hung (tốt hay xấu). Thường chỉ hung khí. ◎ Như: "tường phân" khí tốt lành, "yêu phân" yêu khí, khí chẳng lành.
2. (Danh) Phiếm chỉ hơi sương mù, hơi mây. ◇ Tạ Huệ Liên : "Phù phân hối nhai nghiễn" (Tây lăng ngộ phong hiến khang nhạc 西) Sương mù bồng bềnh trên đỉnh núi u ám.
3. (Danh) Chỉ khí trần tục. ◇ Giả Đảo : "Mao ốc viễn hiêu phân" (Quá Dương đạo sĩ cư ) Nhà cỏ xa trần tục bụi bặm ồn ào.
4. (Danh) Hơi độc, khí ô trọc. ◇ Hàn Dũ : "Trướng hải liên thiên, độc vụ chướng phân, nhật tịch phát tác" , , (Triều Châu thứ sử tạ thượng biểu ) Biển dâng cao liền trời, sương mù độc hơi chướng, ngày đêm phát sinh.
5. (Danh) Tỉ dụ giặc giã, cướp bóc. ◇ Ngụy Nguyên : "Khả thiết tam phủ nhất trấn, vĩnh tĩnh biên phân" , (Thánh vũ kí , Quyển cửu) Có thể đặt ba phủ một trấn, mãi mãi dẹp yên giặc cướp vùng biên giới.
6. (Danh) Cảnh tượng, khí tượng. ◎ Như: "chiến phân sí liệt" cảnh tượng trận chiến dữ dội.

Từ điển Thiều Chửu

① Khí.
② Hung khí (khí tượng xấu).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Không khí, cảnh tượng: Bầu không khí;
② Khí tượng xấu, hung khí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hơi bốc lên — Vẻ chẳng lành.

Từ ghép 1

lữ

lữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quán trọ
2. lang thang, du lịch
3. lữ (gồm 500 lính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị tổ chức trong quân, năm trăm quân kết làm một toán gọi là "lữ". ◇ Chu Lễ : "Nãi hội vạn dân chi tốt ngũ nhi dụng chi. Ngũ nhân vi ngũ, ngũ ngũ vi lượng, tứ lượng vi tốt, ngũ tốt vi lữ" . , , , (Địa quan , Tiểu tư đồ ).
2. (Danh) Phiếm chỉ quân đội. ◎ Như: "quân lữ chi sự" việc quân.
3. (Danh) Tên chức quan.
4. (Danh) Thứ tự. ◇ Nghi lễ : "Tân dĩ lữ thù ư tây giai thượng" 西 (Yến lễ ). § Theo thứ tự mời quan khanh đại phu uống rượu.
5. (Danh) Tế "lữ", chỉ có vua mới có quyền tế "lữ". ◇ Luận Ngữ : "Quý Thị lữ ư Thái San" (Bát dật ) Họ Quý tế lữ ở núi Thái Sơn. § Khổng Tử cho rằng Quý Thị đã tiếm lễ.
6. (Danh) Quán trọ, nhà trọ. ◇ Cao Bá Quát : "Du du nghịch lữ trung" (Đạo phùng ngạ phu ) Đời người như quán trọ.
7. (Danh) Khách ở xa nhà, lữ khách. ◇ Hàn Dũ : "Công thủy dĩ tiến sĩ, cô thân lữ Trường An" , (Hồ Lương Công mộ thần đạo bi ).
8. (Danh) Khách buôn. ◎ Như: "thương lữ" khách buôn.
9. (Danh) Đường đi, đạo lộ.
10. (Danh) Áo giáp.
11. (Danh) Họ "Lữ".
12. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày.
13. (Động) Bày ra, xếp thành hàng. ◇ Thi Kinh : "Biên đậu hữu sở, Hào hạch duy lữ" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Những thố những đĩa đều dọn ra, Món dưa món trái cây cũng bày thành hàng.
14. (Động) Phụng dưỡng. ◇ Hán Thư : "Cố lữ kì lão, phục hiếu kính" , (Vũ đế kỉ ).
15. (Động) Ở trọ, ở tạm. ◎ Như: "lữ cư" ở trọ. ◇ Thẩm Ước : "Tuế thứ tinh kỉ, nguyệt lữ hoàng chung" , (Quang trạch tự sát hạ minh ).
16. (Phó) Đồng, đều. ◎ Như: "lữ tiến lữ thoái" 退 cùng tiến cùng lui. ◇ Lễ Kí : "Kim phù cổ nhạc, tiến lữ thối lữ, hòa chánh dĩ quảng" , 退, (Nhạc kí ).
17. (Tính) Không trồng mà mọc lên. ◇ Nam sử : "Đích mẫu Lưu Thị (...) mộ tại Tân Lâm, hốt sanh lữ tùng bách hứa chu, chi diệp uất mậu, hữu dị thường tùng" (...), , , (Hiếu nghĩa truyện thượng , Dữu sa di ).
18. (Tính) Đông, nhiều.
19. (Tính) Thuộc về tình cảnh của người xa nhà. ◎ Như: "lữ tình" tình cảm khách xa nhà, "lữ dạ" đêm ở chốn xa nhà.
20. (Tính) Để cho khách ở trọ. ◎ Như: "lữ điếm" quán trọ, "lữ xá" khách sạn. ◇ Cao Bá Quát : "Lữ mộng kinh tiêu vũ" (Châu Long tự ức biệt ) Mưa trên tàu lá chuối làm kinh động giấc mộng của khách trọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lữ, năm trăm quân kết làm một toán gọi là lữ.
② Khách trọ, thương lữ khách buôn trú ngụ, v.v.
③ Ở trọ, đi ra ngoài phải ở trọ gọi là lữ thứ .
④ Ðồng, đều, như lữ tiến lữ thoái 退 đều tiến đều lui.
⑤ Thứ tự.
⑥ Tế lữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi nơi xa, du lịch;
② (văn) Ở trọ: Đi xa ra ngoài ở trọ;
③ (văn) Khách trọ: Khách buôn trú ngụ;
④ (văn) Quán trọ: Trời đất là quán trọ của muôn vật (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
⑤ (văn) Thứ tự;
⑥ (văn) Tế Lữ;
⑦ (quân) Lữ, lữ đoàn: Lữ đoàn trưởng;
⑧ Quân đội nói chung: Bộ đội hùng mạnh; Công việc nhà binh;
⑨ Cùng theo, cùng nhau, đều: 退 Cùng tiến cùng thoái; Các nước chư hầu cùng nhau đến triều kiến thiên tử (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên quẻ bói trong kinh Dịch, dưới quẻ Cấn trên quẻ Li, chỉ về sự sống nơi xa — Chỉ sự đi xa. Đường xa — Quán trọ. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ, có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày « — Đông đảo — Tên một đơn vị quân đội trong binh chế thời xưa.

Từ ghép 21

Từ điển trích dẫn

1. Người có hành vi phóng đãng, không câu nệ tiểu tiết. ◇ Hậu Hán Thư : "Hốt hữu túy tửu cuồng phu, phân tranh đạo lộ, kí vô tôn nghiêm chi nghi, khởi thức thượng hạ chi biệt" , , , (Độc hành truyện , Tiếu Huyền ).
2. Người cuồng vọng, không biết gì cả. ◇ Kinh bổn thông tục tiểu thuyết : "Hà vật cuồng phu, cảm hủy báng triều chánh như thử?" , ? (Ảo tướng công ẩm hận bán san đường ).
3. Chỉ người ngang ngược làm xằng. ◇ Mặc Tử : "Vũ Vương nãi công cuồng phu, phản Thương chi Chu" , (Phi công hạ ).
4. Người có tinh thần bệnh hoạn bất thường. ◇ Thôi Báo : "Hữu nhất bạch thủ cuồng phu, bị phát đề hồ, loạn lưu nhi độ, kì thê tùy hô chỉ chi, bất cập, toại đọa hà thủy tử" , , , , , (Cổ kim chú , Quyển trung , Âm nhạc ).
5. Dùng làm khiêm từ. ◇ Hậu Hán Thư : "(Lí) Cố cuồng phu hạ ngu, bất đạt đại thể, thiết cảm cổ nhân nhất phạn chi báo, huống thụ cố ngộ nhi dong bất tận hồ!" , , , (Lí Cố truyện ).
6. Thời xưa, tiếng khiêm nhường của người vợ nói về chồng mình. ◇ Lí Bạch : "Ngọc thủ khai giam trường thán tức, Cuồng phu do thú giao Hà Bắc" , (Đảo y thiên ).
7. Thời cổ chỉ người trừ tà ma.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kẻ phóng túng, không biết giữ gìn — Kẻ xấu xa. Cũng là tiếng khiêm nhường khi người vợ nói về chồng mình.
hu, vu, ư
xū ㄒㄩ, yú ㄩˊ

hu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi, về. ◎ Như: "vu quy" con gái về nhà chồng.
2. (Động) Lấy. ◇ Thi Kinh : "Trú nhĩ vu mao" (Bân phong , Thất nguyệt ) Sớm ngươi đi lấy cỏ tranh.
3. (Giới) Tại, ở. § Cũng như "ư" . ◇ Nghi lễ : "Tế lập vu môn ngoại" 婿 (Sĩ hôn lễ ) Chú rể đứng ở ngoài cửa.
4. (Giới) Với, đối với. ◇ Sử Kí : "Tam công thành hữu công vu dân" (Hạ bổn kỉ ) Cả ba người đều có công với dân.
5. (Giới) Tới, đến. ◇ Hoài Nam Tử : "Dĩ điềm dưỡng tính, dĩ mạc xử thần, tắc nhập vu thiên môn" , , (Nguyên đạo ) Lấy an nhiên nuôi dưỡng tính, lấy tĩnh lặng giữ ở tinh thần, thì sẽ vào tới cửa thiền.
6. (Giới) Y theo. ◇ Thư Kinh : "Lịch cáo nhĩ bách tính vu trẫm chí" (Bàn Canh hạ ) Báo cho khắp trăm họ biết y theo ý của trẫm.
7. (Liên) Và, với. ◇ Thượng Thư : "Bất khắc kính vu hòa, tắc vô ngã oán" , (Đa phương ) (Nếu) không kính cẩn và thuận hòa, thì đừng trách ta.
8. (Trợ) Dùng ở giữa câu, để thư hoãn ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Hoàng điểu vu phi, Tập vu quán mộc, Kì minh dê dê" , (Chu nam , Cát đàm ) Hoàng điểu bay đến, Đậu trên bụi cây, Tiếng hót véo von.
9. (Trợ) Dùng ở cuối câu, biểu thị nghi vấn. § Cũng như "hồ" . ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhiên tắc tiên sanh thánh vu?" (Thẩm ứng lãm , Thẩm ứng) Thế thì tiên sinh có thánh minh không?
10. (Tính) Lờ mờ. ◎ Như: "kì giác dã vu vu" cái biết đó lờ mờ.
11. Một âm là "hu". (Thán) Ôi, chao ơi, v.v. ◇ Thi Kinh : "Hu ta lân hề" (Chu nam , Lân chi chỉ ) Chao ơi, con lân kia!
12. § Cổ văn dùng như "ư" .
13. § Giản thể của "ư" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ði, như vu quy con gái đi lấy chồng.
② Ði lấy, như trú nhĩ vu mao sớm đi lấy cỏ tranh.
③ Chưng, dùng làm lời trợ ngữ, như chí vu kì hạ đến chưng dưới núi Kì.
④ So, như vu Thang hữu quang so với vua Thang có ý sáng sủa hơn.
⑤ Nhởn nhơ, lờ mờ, như kì giác dã vu vu thửa biết vậy lờ mờ.
⑥ Một âm là hu, tiếng tán thán, như hu ta lân hề chao ơi con lân kia!

vu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi
2. chưng
3. so với
4. lờ mờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi, về. ◎ Như: "vu quy" con gái về nhà chồng.
2. (Động) Lấy. ◇ Thi Kinh : "Trú nhĩ vu mao" (Bân phong , Thất nguyệt ) Sớm ngươi đi lấy cỏ tranh.
3. (Giới) Tại, ở. § Cũng như "ư" . ◇ Nghi lễ : "Tế lập vu môn ngoại" 婿 (Sĩ hôn lễ ) Chú rể đứng ở ngoài cửa.
4. (Giới) Với, đối với. ◇ Sử Kí : "Tam công thành hữu công vu dân" (Hạ bổn kỉ ) Cả ba người đều có công với dân.
5. (Giới) Tới, đến. ◇ Hoài Nam Tử : "Dĩ điềm dưỡng tính, dĩ mạc xử thần, tắc nhập vu thiên môn" , , (Nguyên đạo ) Lấy an nhiên nuôi dưỡng tính, lấy tĩnh lặng giữ ở tinh thần, thì sẽ vào tới cửa thiền.
6. (Giới) Y theo. ◇ Thư Kinh : "Lịch cáo nhĩ bách tính vu trẫm chí" (Bàn Canh hạ ) Báo cho khắp trăm họ biết y theo ý của trẫm.
7. (Liên) Và, với. ◇ Thượng Thư : "Bất khắc kính vu hòa, tắc vô ngã oán" , (Đa phương ) (Nếu) không kính cẩn và thuận hòa, thì đừng trách ta.
8. (Trợ) Dùng ở giữa câu, để thư hoãn ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Hoàng điểu vu phi, Tập vu quán mộc, Kì minh dê dê" , (Chu nam , Cát đàm ) Hoàng điểu bay đến, Đậu trên bụi cây, Tiếng hót véo von.
9. (Trợ) Dùng ở cuối câu, biểu thị nghi vấn. § Cũng như "hồ" . ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhiên tắc tiên sanh thánh vu?" (Thẩm ứng lãm , Thẩm ứng) Thế thì tiên sinh có thánh minh không?
10. (Tính) Lờ mờ. ◎ Như: "kì giác dã vu vu" cái biết đó lờ mờ.
11. Một âm là "hu". (Thán) Ôi, chao ơi, v.v. ◇ Thi Kinh : "Hu ta lân hề" (Chu nam , Lân chi chỉ ) Chao ơi, con lân kia!
12. § Cổ văn dùng như "ư" .
13. § Giản thể của "ư" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ði, như vu quy con gái đi lấy chồng.
② Ði lấy, như trú nhĩ vu mao sớm đi lấy cỏ tranh.
③ Chưng, dùng làm lời trợ ngữ, như chí vu kì hạ đến chưng dưới núi Kì.
④ So, như vu Thang hữu quang so với vua Thang có ý sáng sủa hơn.
⑤ Nhởn nhơ, lờ mờ, như kì giác dã vu vu thửa biết vậy lờ mờ.
⑥ Một âm là hu, tiếng tán thán, như hu ta lân hề chao ơi con lân kia!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tại, ở, vào, từ, đến (chỉ về nơi chốn, thời gian): 1818 sinh (vào) năm 1818; Nổi tiếng (ở) khắp thế giới; Cá nhảy ở vực (Thi Kinh); Bàng Quyên chết ở dưới cây này (Sử kí); Vua Bàn Canh dời đô về đất Ân (Thượng thư); Vời Trang công từ nước Trịnh về mà lập lên ngôi (Tả truyện); Từ lúc ta không gặp, đến nay đã ba năm (Thi Kinh); Đời thứ hai, đời thứ ba, cho đến muôn đời (Sử kí);
② Nhờ ở, do ở (chỉ nguyên nhân, dùng như ): Sự nghiệp học vấn tinh thâm do ở sự cần mẫn, bị bỏ phế do ở chỗ ham vui (Hàn Dũ: Tiến học giải). 【】vu thị [yúshì] (lt) Do vậy, thế là. Cg. [yúshìhu];
③ Đối với, với, về: Có ích đối với xã hội; Cả ba người đều có công với dân (Sử kí); Có sở đắc về thiền học (Tục di quái chí); Cho nên không hiểu rõ về tình hình chính trị của kẻ địch thì không thể dụng binh được (Quản tử);
④ Cho, thuộc về: Đừng đổ lỗi cho kẻ khác; Vua Tề Cảnh công có một ái nữ, mong gả cho Án tử (Án tử Xuân thu);
⑤ (Với ý so sánh) hơn: Nặng hơn núi Thái Sơn; Cháy dữ hơn lửa mạnh (Thượng thư); Hình dạng hơi giống với loài thú (Sưu thần kí); Linh cốt của Trần Hi Di dài và lớn, khác với (khác hơn) người đời nay (Tục di quái chí);
⑥ Bởi, bị, được (Với ý bị động): Nước mạnh bị nước yếu đánh thua; Lúc đầu, nàng Vương Diêu được vua Trang công sủng ái (Tả truyện); Một thời gian sau, Án tử bị Cảnh công nghi ngờ (Án tử Xuân thu); Lòng lo nằng nặng, vì bị bọn tiểu nhân oán hận (Thi Kinh);
⑦ Trợ từ làm đầu ngữ cho động từ (thường dùng trong Thi Kinh, đặt giữa câu, không dịch): Chim hoàng điểu bay (Thi Kinh: Chu Nam, Cát đàm); Chàng đi hành dịch (Thi Kinh: Vương phong, Quân tử vu dịch). 【】vu quy [yúgui] (văn) (Con gái) về nhà chồng: Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh);
⑧ Trợ từ dùng ở giữa câu để đảo vị trí của tân ngữ ra phía trước (dùng như ): Nam Trọng hiển hách, đánh phạt Hiểm Doãn (Thi Kinh: Tiểu nhã, Xuất xa);
⑨ Trợ từ ở đầu hoặc giữa câu, để cho câu được hài hòa cân xứng (không dịch): Trị lí cương giới tu chỉnh đất đai, cho đến Nam Hải (Thi Kinh: Đại nhã, Giang Hán);
⑩ Trợ từ giữa câu, dùng để thư hoãn ngữ khí (không dịch): Mệnh trời không thể thường có (Tả truyện: Thành công thập lục niên);
⑪ Trợ từ đặt cuối câu hỏi: ? Thế thì tiên sinh có thánh minh không? (Lã thị Xuân thu: Thẩm ứng lãm, Trọng ngôn);
⑫ Và (liên từ, nối kết từ với nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, dùng như hoặc ): (Nếu dân của các ngươi lại) không kính cẩn và thuận hòa, thì đừng trách ta (Thượng thư: Đa phương); Bảo cho ngươi biết về đạo thực thi đức hóa và về cách dùng hình phạt (Thượng thư: Khang cáo);
⑬ Lấy (động từ): Ban ngày đi lấy tranh, ban đêm bện thành dây (Thi Kinh: Bân phong, Thất nguyệt);
⑭ [Yu] (Họ) Vu. Xem [Yu].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở. Ở tại — Đi qua. Đi tới nơi khác — Tiếng trợ ngữ.

Từ ghép 7

ư

giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở, tại
2. vào lúc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi, về. ◎ Như: "vu quy" con gái về nhà chồng.
2. (Động) Lấy. ◇ Thi Kinh : "Trú nhĩ vu mao" (Bân phong , Thất nguyệt ) Sớm ngươi đi lấy cỏ tranh.
3. (Giới) Tại, ở. § Cũng như "ư" . ◇ Nghi lễ : "Tế lập vu môn ngoại" 婿 (Sĩ hôn lễ ) Chú rể đứng ở ngoài cửa.
4. (Giới) Với, đối với. ◇ Sử Kí : "Tam công thành hữu công vu dân" (Hạ bổn kỉ ) Cả ba người đều có công với dân.
5. (Giới) Tới, đến. ◇ Hoài Nam Tử : "Dĩ điềm dưỡng tính, dĩ mạc xử thần, tắc nhập vu thiên môn" , , (Nguyên đạo ) Lấy an nhiên nuôi dưỡng tính, lấy tĩnh lặng giữ ở tinh thần, thì sẽ vào tới cửa thiền.
6. (Giới) Y theo. ◇ Thư Kinh : "Lịch cáo nhĩ bách tính vu trẫm chí" (Bàn Canh hạ ) Báo cho khắp trăm họ biết y theo ý của trẫm.
7. (Liên) Và, với. ◇ Thượng Thư : "Bất khắc kính vu hòa, tắc vô ngã oán" , (Đa phương ) (Nếu) không kính cẩn và thuận hòa, thì đừng trách ta.
8. (Trợ) Dùng ở giữa câu, để thư hoãn ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Hoàng điểu vu phi, Tập vu quán mộc, Kì minh dê dê" , (Chu nam , Cát đàm ) Hoàng điểu bay đến, Đậu trên bụi cây, Tiếng hót véo von.
9. (Trợ) Dùng ở cuối câu, biểu thị nghi vấn. § Cũng như "hồ" . ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhiên tắc tiên sanh thánh vu?" (Thẩm ứng lãm , Thẩm ứng) Thế thì tiên sinh có thánh minh không?
10. (Tính) Lờ mờ. ◎ Như: "kì giác dã vu vu" cái biết đó lờ mờ.
11. Một âm là "hu". (Thán) Ôi, chao ơi, v.v. ◇ Thi Kinh : "Hu ta lân hề" (Chu nam , Lân chi chỉ ) Chao ơi, con lân kia!
12. § Cổ văn dùng như "ư" .
13. § Giản thể của "ư" .
vận, vựng
yūn ㄩㄣ, yùn ㄩㄣˋ

vận

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ta quen đọc Vựng. Xem Vựng.

vựng

phồn thể

Từ điển phổ thông

vầng sáng của mặt trời, mặt trăng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hôn mê, bất tỉnh. ◎ Như: "vựng đảo" hôn mê, "vựng quyết" ngất đi.
2. (Động) Cảm thấy choáng váng, chóng mặt, say sóng (khi đi xe, đi thuyền, ...). ◎ Như: "vựng cơ" cảm giác choáng váng khi đi máy bay, "vựng xa" say xe. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhân huyễn vựng bất năng lập, tọa địa thượng" , (Địa chấn ) Người choáng váng không đứng vững được, phải ngồi xuống đất.
3. (Tính) Choáng váng, xây xẩm. ◎ Như: "đầu vựng nhãn hoa" đầu váng mắt hoa.
4. (Danh) Quầng, vừng sáng của mặt trời mặt trăng. ◎ Như: "nguyệt vựng" quầng trăng.
5. (Danh) Vầng ánh sáng lù mù. ◇ Hàn Dũ : "Mộng giác đăng sanh vựng, Tiêu tàn vũ tống lương" , (Túc long cung than 宿) Mộng tỉnh đèn lù mù, Đềm tàn mưa tiễn lạnh.
6. (Danh) Vầng hồng trên mặt. ◎ Như: "tửu vựng" vầng mặt đỏ hồng vì uống rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Vừng sáng của mặt trời mặt trăng.
② Mê, quáng, như đầu vựng đầu váng, ngồi lên thấy cảnh vật đều quay tít, mục vựng mắt quáng. Ðang ngồi đứng dậy sầm tối mặt lại ngã ra cũng gọi là vựng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quầng (vừng sáng của mặt trời, mặt trăng): Quầng trăng;
② Choáng váng: Hoa mắt. Xem [yun].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Choáng, chóng mặt: Choáng đầu;
② Ngất, sốc. Xem [yùn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vầng sáng xung quanh mặt trời, mặt trăng — Vầng sáng xung quanh ngọn đèn — Quáng mắt. Lóa mắt — Mê man choáng váng. Td: Hôn vựng — Đáng lẽ đọc Vận. Ta quen đọc Vựng.

Từ ghép 3

trang
zhuāng ㄓㄨㄤ

trang

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quần áo, trang phục
2. giả làm, đóng giả, giả bộ
3. trang điểm, trang sức, hóa trang
4. đựng, để vào, cho vào
5. lắp, bắc
6. đóng sách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hành lí. ◎ Như: "hành trang" .
2. (Danh) Quần áo, các thứ mặc trên người. ◎ Như: "cổ trang" quần áo theo lối xưa, "đông trang" quần áo lạnh (mặc mùa đông).
3. (Danh) Bìa, bao, gói. ◎ Như: "tinh trang" bìa cứng (sách), "bình trang" bìa thường (sách).
4. (Động) Gói lại, bao lại. ◎ Như: "bao trang" bọc gói.
5. (Động) Giả cách. ◎ Như: "trang si" giả cách ngu si. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tam ngũ nhật hậu, đông thống tuy dũ, thương ngân vị bình, chỉ trang bệnh tại gia, quý kiến thân hữu" , , , , (Đệ tứ thập bát hồi) Mấy hôm sau, tuy bớt đau, nhưng thương tích chưa lành, đành phải giả bệnh ở nhà, xấu hổ (không dám) gặp mặt bạn bè.
6. (Động) Đựng chứa. ◎ Như: "chỉ hữu nhất cá khẩu đại trang bất hạ" chỉ có một cái túi đựng không hết.
7. (Động) Lắp, bắc, đặt, dựng lên, phối trí. ◎ Như: "trang cơ khí" lắp máy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lập pháo giá, trang vân thê, nhật dạ công đả bất tức" , , (Hồi 106) Dựng giá pháo, bắc thang mây, ngày đêm đánh phá không ngừng.
8. (Động) Tô điểm cho đẹp. ◎ Như: "trang hoàng" .
9. (Động) Trang sức, trang điểm. § Thông "trang" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trang thức, bộ dạng. Như cải trang đổi bộ dạng, thay quần áo khác.
② Bịa ra, giả cách. Như trang si giả cách ngu si, trang bệnh giả cách ốm, v.v.
③ Ðùm bọc. Như hành trang các đồ ăn đường, ỷ trang sắp đi, v.v.
④ Ðựng chứa. Như trang hóa đóng đồ hàng.
⑤ Trang sức, trang hoàng. Dùng các vật tô điểm cho đẹp thêm gọi là trang.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quần áo, trang phục: Quần áo mặc rét (mùa đông); Quân trang (phục);
② Trang điểm, trang sức, hóa trang: Anh ấy hóa trang làm cụ già;
③ Giả (làm): Giả dại; Giả làm người tốt (người lương thiện);
④ Lắp, bắc: Máy đã lắp xong; Bắc đèn điện;
⑤ Đựng, để vào, cho vào: Chỉ có một cái túi đựng không hết; Cái thùng này có thể đựng 25 lít xăng;
⑥ Đóng sách: (Đóng) bìa thường; (Đóng) bìa cứng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung các loại quần áo và các vật dụng mang trên người cho đẹp. Td: Trang phục — Kiểu cách ăn mặc. Td: Thời trang ( lối ăn mặc hiện đang được mọi người ưa chuộng ) — Chỉ chung quần áo đồ đạc đem theo khi đi xa. Td: hành trang — Ăn mặc để giả làm người khác, khiến không ai nhận ra. Td: Ngụy trang — Cất giấu.

Từ ghép 29

huyền
xuán ㄒㄩㄢˊ

huyền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. còn lại, tồn lại
2. sai, cách biệt
3. treo lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Treo, treo lơ lửng. ◎ Như: "huyền hồ tế thế" treo trái bầu cứu đời (làm nghề chữa bệnh). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cống toại sát Đoàn Khuê, huyền đầu ư mã hạng hạ" , (Đệ tam hồi) (Mẫn) Cống bèn giết Đoàn Khuê, treo đầu dưới cổ ngựa.
2. (Động) Lo nghĩ canh cánh không yên. ◎ Như: "huyền niệm" lo nghĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "A thúc lạp cố đại cao, hạnh phục cường kiện, vô lao huyền cảnh" , , (Phiên Phiên ) Ông chú, cố nhiên tuổi tác đã cao, nhưng may vẫn còn mạnh khoẻ, (mình) không phải nhọc lòng lo lắng.
3. (Động) Công bố. ◎ Như: "huyền thưởng" treo giải thưởng.
4. (Tính) Cheo leo, lơ lửng trên cao. ◎ Như: "huyền nhai" sườn núi dốc đứng, "huyền bộc" thác nước cheo leo.
5. (Tính) Dở dang, không dính líu vào đâu, chưa quyết hẳn được. ◎ Như: "huyền án" vụ xét xử tạm đình lại, chưa kết thúc.
6. (Tính) Cách xa.
7. (Tính) Sai biệt, khác nhau rất nhiều. ◎ Như: "huyền thù" chênh lệch, khác nhau rất nhiều. ◇ Liêu trai chí dị : "Phong lự thế phận huyền thù, khủng tương bất toại" , (Mai nữ ) Phong lo gia thế quá chênh lệch, sợ (cầu hôn) sẽ không thành.
8. (Phó) Không thật, không có căn cứ. ◎ Như: "huyền tưởng" tưởng tượng vu vơ. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô tính ngãi trệ, đa sở vị thậm dụ, an cảm huyền đoán thị thả phi da" , , (Phục Đỗ Ôn Phu thư ) Tính tôi ngu dốt trì độn, nhiều điều còn chưa hiểu rõ, đâu dám đoán mò điều phải lẽ trái.

Từ điển Thiều Chửu

① Treo, treo thằng lẵng giữa khoảng không gọi là huyền.
② Sự gì không có dính líu vào đâu, chưa quyết hẳn được gọi là huyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Treo, treo lủng lẳng, bỏ lửng: Việc đó còn bỏ lửng ở đấy;
② Lơ lửng (không dính vào đâu);
③ Cách xa, chênh lệch: Cách biệt xa xôi; Chênh lệch rất xa;
④ Nhớ nhung;
⑤ (đph) Nguy hiểm: ! Ban đêm một mình đi đường rừng, nguy hiểm lắm!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Treo lên — Treo mắc, ràng buộc — Chơi vơi, không bám víu vào đâu.

Từ ghép 15

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.