ngại
ài ㄚㄧˋ

ngại

phồn thể

Từ điển phổ thông

trở ngại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngăn trở. ◎ Như: "quan ngại" ngăn trở.
2. (Động) Hạn chế. ◇ Dương Hùng : "Thánh nhân chi trị thiên hạ dã, ngại chư dĩ lễ nhạc" , (Pháp ngôn , Vấn đạo ) Thánh nhân cai trị thiên hạ, hạn chế ở chỗ dùng lễ nhạc.
3. (Động) Làm hại, phương hại. ◎ Như: "hữu ngại quan chiêm" vướng mắt, không đẹp mắt.
4. (Động) Che lấp. ◇ Phương Can : "Lâm la ngại nhật hạ đa hàn" (Đề Báo Ân tự thượng phương ) Dây leo rừng che lấp mặt trời, mùa hè lạnh nhiều.
5. (Động) Vướng mắc. ◎ Như: " ngại thủ ngại cước" vướng chân vướng tay. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Na thì ngã thân nhập không môn, nhất thân vô ngại, vạn duyên câu tịch" , , (Đệ nhị thập nhị hồi) Khi đó ta đã vào cửa không, một thân không vướng mắc, muôn cơ duyên đều tĩnh lặng.

Từ điển Thiều Chửu

① Trở ngại.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cản trở, trở ngại, vướng vít, vướng: Vướng chân vướng tay.

Từ ghép 6

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chín học phái lớn thời Xuân Thu ở Trung Hoa, sau khi Khổng Tử qua đời, gồm Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia, Pháp gia, Danh gia, Mặc gia, Tung hoành gia, Tạp gia và Nông gia.

Từ điển trích dẫn

1. Đạo lí mà người đời công nhận. ◇ Văn minh tiểu sử : "Hôn nhân khả dĩ tự do, nãi thị thế giới thượng đích công lí" , (Đệ nhị thập hồi) Hôn nhân phải là được tự do, đó là lẽ đương nhiên mọi người công nhận trên đời. ☆ Tương tự: "chánh lí" , "chánh nghĩa" . ★ Tương phản: "cường quyền" .
2. Trong khoa học, chỉ chân lí căn bản, không cần chứng minh. ◎ Như: "kỉ hà công lí" công lí môn hình học.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Công đạo — Còn chỉ pháp luật.
dụ
yù ㄩˋ

dụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhiều đồ đạc, giàu có
2. thong thả

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giàu có, thừa thãi. ◎ Như: "phong dụ" giàu có dư giả.
2. (Động) Sung mãn. ◇ Dương Hùng : "Thiên địa dụ ư vạn vật hồ! vạn vật dụ hồ thiên địa hồ!" ! ! (Pháp ngôn , Hiếu chí ).
3. (Động) Đối xử rộng lượng, khoan dung. ◇ Tô Thức : "Thái Tông nhân thánh khoan hậu, khắc kỉ dụ nhân" , (Đại Trương Phương Bình gián dụng binh thư ) Thái Tông có nhân đức sáng suốt khoan hậu, nghiêm khắc với mình rộng lượng với người.
4. (Động) Làm cho rộng lớn, khoách đại. ◇ Quốc ngữ : "Thúc phụ nhược năng quang dụ đại đức" (Chu ngữ trung ).
5. (Động) Làm cho giàu có. ◇ Thượng Thư : "Cáo quân nãi du dụ" (Quân thích ) Ông nên ở lại mưu toan làm cho (dân) giàu có.
6. (Động) Dẫn đường. ◇ Thư Kinh : "Nhữ diệc võng bất khắc kính điển, nãi do dụ dân" , (Đường cáo ) Ngươi cũng không phải là không biết tôn trọng pháp độ quy tắc, để mà lấy đạo dẫn đường dân.
7. (Danh) Đạo lí. ◇ Thư Kinh : "Viễn nãi du dụ, nãi dĩ dân ninh, bất nhữ hà điễn" , , (Khang cáo ).

Từ điển Thiều Chửu

① Lắm áo nhiều đồ. Vì thế nên giàu có thừa thãi gọi là dụ.
② Rộng rãi, không đến nỗi kiệt quệ.
③ Ðủ.
④ Thong thả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầy đủ, giàu có: Giàu có; Sung túc;
② (văn) Làm cho giàu có;
③ (văn) Thong thả;
④ [Yù] (Họ) Dụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

No đủ. Đầy đủ cơm áo — Rộng rãi. Khoan dung.

Từ ghép 2

quỹ
guǐ ㄍㄨㄟˇ

quỹ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cỡ bánh xe
2. vết bánh xe
3. đường sắt, đường ray

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khoảng cách giữa hai bánh xe. ◇ Lễ Kí : "Kim thiên hạ xa đồng quỹ, thư đồng văn" , (Trung Dung ) Nay xe trong thiên hạ có khoảng cách giữa hai bánh xe như nhau, viết cùng một văn tự.
2. (Danh) Vết xe đi. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Chu đạo kí hoại, binh xa chi quỹ giao ư thiên hạ, nhi hãn tri xâm phạt chi đoan yên" , , (Biện xâm phạt luận ).
3. (Danh) Mượn chỉ xe.
4. (Danh) Đường đi của xe lửa hoặc đường vận hành của các sao. ◇ Hoài Nam Tử : "Ngũ tinh tuần quỹ nhi bất thất kì hành" (Bổn kinh ) Năm sao noi theo quỹ đạo mà không sai đường đi của chúng.
5. (Danh) Đường đi, đạo lộ.
6. (Danh) Phép tắc, pháp độ, quy củ.
7. (Danh) Một loại biên chế hộ khẩu thời xưa.
8. (Danh) Họ "quỹ".
9. (Động) Tuân theo, y theo. ◎ Như: "bất quỹ" không tuân theo phép tắc.
10. (Động) Tính toán, thống kê. ◎ Như: "quỹ sổ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vết bánh xe chỗ trục hai bánh xe cách nhau. Ðường sắt xe hỏa, xe điện chạy gọi là thiết quỹ hay quỹ đạo .
② Con đường, các sao hành tinh đi xung quanh mặt trời gọi là quỹ đạo .
③ Phép tắc. Không tuân theo phép tắc gọi là bất quỹ . Kẻ mưu làm loạn gọi là mưu vi bất quỹ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vết xe;
② Đường xe: Đường ray, đường rầy; Trật đường rầy, trật bánh;
③ Nề nếp, mẫu mực, phép tắc, khuôn phép, khuôn khổ: Không theo phép tắc; Đi vào nề nếp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vết bánh xe đi — Đầu trục bánh xe — Đường đi của các hành tinh. Tức quỹ đạo – Phép tắc — Noi theo. Tuân giữ.

Từ ghép 7

phản bác

phồn thể

Từ điển phổ thông

phản bác, vặn lại

Từ điển trích dẫn

1. Mâu thuẫn, đối lập. ◇ Hậu Hán Thư : "Y Ngũ Đế chi bất đồng lễ, Tam Vương diệc hựu bất đồng nhạc, số cực tự nhiên biến hóa, phi thị cố tương phản bác" , , , (Văn Uyển truyện ) Kìa Ngũ Đế không đồng lễ, Tam Vương cũng không đồng nhạc, số tới cùng thì tự nhiên biến hóa, không phải vì mâu thuẫn nhau.
2. Đưa ra lí do để phủ nhận ý kiến hoặc lí luận của người khác.
3. Bác bỏ, bác hồi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khởi tri phủ lí tường thượng khứ, đạo lí phản bác hạ lai liễu" . (Đệ cửu thập nhất hồi) Không ngờ khi phủ đưa lên cấp trên thì đạo lại bác đi.
4. Một phương pháp trong luận lí học (logique) để bác bỏ luận chứng của người khác. § Có ba phương thức: "phản bác luận đề" , "phản bác luận cứ" , và "phản bác luận chứng" .

Từ điển trích dẫn

1. Ông tổ đầu tiên.
2. Người khai sáng tông phái. ◇ Vĩnh Gia chứng đạo ca : "Pháp đông lưu, nhập thử thổ, Bồ-đề Đạt-ma vi sơ tổ" , , Phảp chảy về đông, vào đất này, Bồ-đề Đạt-ma là tổ sáng lập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông tổ đầu tiên của dòng họ — Ông tổ năm đời, tức Ông Sơ.

cộng hòa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cộng hòa

Từ điển trích dẫn

1. Hai ông "Chu Định Công" và "Triệu Mục Công" cùng giúp vua "Lệ Vương" nhà Chu Hư trị nước, gọi là "cộng hòa" , nghĩa là các quan cùng hòa với nhau mà làm việc.
2. Chính thể trong đó người dân bầu cử những người ra lãnh đạo quốc gia theo luật định trong hiến pháp. ★ Tương phản: "chuyên chế" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thể chế chính trị, trong đó chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân.
đạo
dǎo ㄉㄠˇ, dào ㄉㄠˋ

đạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giẫm, xéo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giẫm, xéo, đạp lên. ◎ Như: "bạch nhận khả đạo dã" có thể đạp lên gươm đao, "trùng đạo phúc triệt" lại giẫm lên vết cũ (lập lại sai lầm trước).
2. (Động) Giậm chân, nhảy múa. ◎ Như: "thủ vũ túc đạo" hoa chân múa tay.
3. (Động) Xông pha, lao vào. ◇ Sử Kí : "Đạo đông hải nhi tử nhĩ, ngô bất nhẫn vi chi dân dã" , (Lỗ Trọng Liên truyện ) Nhảy xuống biển đông mà chết, chứ ta không đành chịu làm dân (của nhà Tần vô đạo).
4. (Động) Làm theo, thực hành. ◎ Như "tuần quy đạo củ" tuân thủ lễ pháp, không vượt ra ngoài quy tắc.
5. (Danh) Hành xử (của con người). ◎ Như: "cao đạo" hành xử thanh cao (ẩn dật).

Từ điển Thiều Chửu

① Giẫm, xéo. Như bạch nhận khả đạo mũi nhọn có thể xéo lên được.
② Nói về sự hành chỉ của người ở ẩn gọi là cao đạo (vết cao).
③ Giậm chân.
④ Thực hành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giẫm, xéo, đạp, xông pha, lao vào: Có thể xéo lên mũi nhọn được; Giẫm đuôi hổ; Xông pha nơi nước sôi lửa bỏng;
Đạo, giậm chân, hoa múa: đạo, nhảy múa; Hoa chân múa tay;
③ Theo, theo đuổi;
④ (văn) Thực hành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đạp xuống đất. Dẫm lên — Bước đi — Noi theo. Bước theo. Chẳng hạn Đạo thường tập cố ( noi theo cái thường, tập theo cái cũ ) — Trong Bạch thoại có nghĩa là Nói.

Từ ghép 3

hình
xíng ㄒㄧㄥˊ

hình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hình phạt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hình phạt. § Luật ngày xưa định năm hình là: "tử, lưu, đồ, trượng, si" .
2. (Danh) Phép thường, điển phạm, pháp luật. § Thông "hình" . ◇ Thi Kinh : "Võng phu cầu tiên vương, Khắc cộng minh hình" , (Đại nhã , Ức ) Suy cầu rộng khắp (theo đạo) vua trước, (Để có thể) nắm giữ được pháp luật sáng suốt.
3. (Động) Giết hại. ◇ Sử Kí : "Kim nãi dĩ thiếp thượng tại chi cố, trọng tự hình dĩ tuyệt tung" , (Thích khách liệt truyện ) Nay chỉ vì thiếp vẫn còn sống cho nên (Nhiếp Chánh) mới cố tự hủy hoại thân thể để làm mất tung tích (để tránh cho thiếp tôi khỏi liên lụy).
4. (Động) Làm theo, mô phỏng. ◇ Lễ Kí : "Hình nhân giảng nhượng, thị dân hữu thường" , (Lễ vận ) Theo đức nhân giảng dạy, chỉ bảo cho dân biết đạo thường.
5. (Động) Làm cho ngay chính. § Thông "hình" . ◇ Thi Kinh : "Hình vu quả thê, Chí vu huynh đệ, Dĩ nhạ vu gia bang" , , (Đại nhã , Tư trai ) Làm cho ngay chính vợ mình, Cho tới anh em, Để đón rước cả nước nhà (theo về).

Từ điển Thiều Chửu

① Hình phạt. Luật ngày xưa định xử tử lưu đồ trượng di là năm hình. Luật bây giờ chia ra hai thứ: về việc tiền của công nợ là dân sự phạm , về việc trộm cướp đánh giết gọi là hình sự phạm .
② Phép thường. Nay thông dụng dùng chữ hình .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hình phạt: Tử hình;
② Tra tấn: Bị tra tấn;
③ (văn) Phép thường (như , bộ );
④ [Xíng] (Họ) Hình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dao mà chém. Giết bằng dao — Sự trừng phạt kẻ có tội — Phép tắc.

Từ ghép 37

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.