loại
lèi ㄌㄟˋ, lì ㄌㄧˋ

loại

phồn thể

Từ điển phổ thông

chủng loại, loài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Loài, giống. ◎ Như: "nhân loại" loài người, "phân môn biệt loại" phân biệt từng môn từng loài.
2. (Danh) Sự lí. ◇ Mạnh Tử : "Tâm bất nhược nhân, tắc bất tri ác, thử chi vị bất tri loại dã" , , (Cáo tử thượng ) Lòng không như người, thì không biết xấu ác, đấy gọi là không biết sự lí.
3. (Danh) Phép tắc. ◇ Lễ Kí : "Hạ chi sự thượng dã, thân bất chánh, ngôn bất tín, tắc nghĩa bất nhất, hành vô loại dã" , , , , (Truy y ) Bậc dưới thờ người trên, thân không ngay thẳng, lời không đủ tin, thì nghĩa không chuyên nhất, làm không có phép tắc.
4. (Danh) Lượng từ, đơn vị chỉ sự loại. ◎ Như: "lưỡng loại tình huống" hai tình cảnh, "tam loại hóa vật" ba thứ hóa vật.
5. (Danh) Tế "loại" (lễ tế trời không phải thời).
6. (Danh) Một loài rùa.
7. (Danh) Họ "Loại".
8. (Động) Giống, tương tự. ◎ Như: "họa hổ loại khuyển" vẽ cọp giống như chó. ◇ Liêu trai chí dị : "Tự thử bất phục ngôn , thì tọa thì lập, trạng loại si" , , (Tịch Phương Bình ) Từ bấy giờ không nói năng gì nữa, lúc ngồi lúc đứng, dáng hệt như người ngây.
9. (Phó) Đại khái, đại để. ◎ Như: "đại loại" đại để, "loại giai như thử" đại khái đều như vậy.
10. (Giới) Tùy theo. ◇ Tả truyện : "Tấn quân loại năng nhi sử chi" 使 (Tương cửu niên ) Vua Tấn tùy theo khả năng mà sai khiến.
11. (Tính) Lành, tốt. ◇ Thi Kinh : "Khắc minh khắc loại" (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Xem xét được phải trái và phân biệt được lành dữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Loài giống. Như phân môn biệt loại chia từng môn, rẽ từng loài.
② Giống. Không được giống gọi là bất loại .
③ Dùng làm trợ ngữ từ. Như đại loại cũng như ta nói đại loại, đại khái vậy.
④ Lành, tốt.
⑤ Tùy theo.
⑥ Tế loại, lễ tế trời không phải thời.
⑦ Một loài rùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Loài, loại, giống, thứ: Loài người, nhân loại; Phân loại;
② Giống: Giống như thần thoại; Vẽ hổ ra chó; Hình dạng của nó không giống như người sống (Vương Sung: Luận hoành);
③ (văn) Đại loại, đại khái: Đại khái không phải là việc mà quan lại tầm thường có thể làm được (Hán thư: Giả Nghị truyện);
④ (văn) Lành, tốt;
⑤ (văn) Tùy theo;
⑥ (văn) Tế Loại (lễ tế trời không phải thời);
⑦ (văn) Điều lệ: Vì vậy luật pháp không thể độc lập, điều lệ không thể tự thi hành ra được (Tuân tử: Quân đạo);
⑧ (văn) Một loài rùa;
⑨ [Lèi] (Họ) Loại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống nòi. Loài. Td: Nhân loại ( loài người ) — Nói chung. Tổng quát. Td: Đại loại ( cũng như đại khái ) — Giống nhau. Cùng loài với nhau.

Từ ghép 35

tiết, tế, tệ
bì ㄅㄧˋ

tiết

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắt đứt.

tế

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điều xấu, khuyết điểm, điều có hại. ◎ Như: "hữu lợi vô tệ" có lợi không có hại, "hưng lợi trừ tệ" làm tăng thêm điều lợi bỏ điều hại.
2. (Danh) Sự gian trá, lừa dối. ◎ Như: "tác tệ" làm sự gian dối. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như giá ta vô đầu tự, hoang loạn, thôi thác, thâu nhàn, thiết thủ đẳng tệ, thứ nhật nhất khái đô quyên" , , , , , (Đệ thập tứ hồi) Như những chuyện không đầu đuôi, lôi thôi, lần lữa, trộm cắp, những thói gian dối như thế, từ giờ đều trừ bỏ hết sạch.
3. (Tính) Xấu, nát, rách. ◎ Như: "tệ bố" giẻ rách. ◇ Chiến quốc sách : "Hắc điêu chi cừu tệ, hoàng kim bách cân tận, tư dụng phạp tuyệt, khứ Tần nhi quy" , , , (Tần sách nhị , Tô Tần ) Áo cừu đen đã rách, trăm cân vàng tiêu đã hết, thiếu tiền chi dụng, phải bỏ nước Tần về quê nhà.
4. (Tính) Khốn khó, khốn đốn. ◇ Chiến quốc sách : "Binh tệ ư Chu" (Quyển nhị) Quân khốn đốn ở nước Chu.
5. (Động) Suy bại. ◇ Tô Thức : "Tự Đông Hán dĩ lai, đạo táng văn tệ, dị đoan tịnh khởi" , , (Triều Châu Hàn Văn Công miếu bi văn ) Từ nhà Đông Hán đến nay, đạo mất văn suy bại, dị đoan đều nổi lên.
6. Một âm là "tế". (Động) Che lấp, che phủ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Dĩ tham ái tự tế, Manh minh vô sở kiến" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Để cho tham luyến che lấp mình, Mù lòa không thấy gì cả.
7. (Động) Xử đoán.

Từ điển Thiều Chửu

① Xấu, hại, rách. Như lợi tệ lợi hại, tệ bố giẻ rách, v.v.
② Làm gian dối.
③ Khốn khó.
④ Một âm là tế. Xử đoán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Điều) xấu, hủ bại, dối trá: Gian lận, lừa lọc, làm bậy; Làm bậy để kiếm chác;
② Tệ, tệ hại, điều hại: Lợi hại; Làm điều lợi, bỏ điều hại; Chỉ có lợi chứ không có hại;
③ Rách: Giẻ rách;
④ Khốn khó;
⑤ (văn) [đọc tế] Xử đoán.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ẩn giấu. Che giấu — Các âm khác là Tệ, Tiết. Xem các âm này.

tệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. giả mạo, dối trá
2. có hại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điều xấu, khuyết điểm, điều có hại. ◎ Như: "hữu lợi vô tệ" có lợi không có hại, "hưng lợi trừ tệ" làm tăng thêm điều lợi bỏ điều hại.
2. (Danh) Sự gian trá, lừa dối. ◎ Như: "tác tệ" làm sự gian dối. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như giá ta vô đầu tự, hoang loạn, thôi thác, thâu nhàn, thiết thủ đẳng tệ, thứ nhật nhất khái đô quyên" , , , , , (Đệ thập tứ hồi) Như những chuyện không đầu đuôi, lôi thôi, lần lữa, trộm cắp, những thói gian dối như thế, từ giờ đều trừ bỏ hết sạch.
3. (Tính) Xấu, nát, rách. ◎ Như: "tệ bố" giẻ rách. ◇ Chiến quốc sách : "Hắc điêu chi cừu tệ, hoàng kim bách cân tận, tư dụng phạp tuyệt, khứ Tần nhi quy" , , , (Tần sách nhị , Tô Tần ) Áo cừu đen đã rách, trăm cân vàng tiêu đã hết, thiếu tiền chi dụng, phải bỏ nước Tần về quê nhà.
4. (Tính) Khốn khó, khốn đốn. ◇ Chiến quốc sách : "Binh tệ ư Chu" (Quyển nhị) Quân khốn đốn ở nước Chu.
5. (Động) Suy bại. ◇ Tô Thức : "Tự Đông Hán dĩ lai, đạo táng văn tệ, dị đoan tịnh khởi" , , (Triều Châu Hàn Văn Công miếu bi văn ) Từ nhà Đông Hán đến nay, đạo mất văn suy bại, dị đoan đều nổi lên.
6. Một âm là "tế". (Động) Che lấp, che phủ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Dĩ tham ái tự tế, Manh minh vô sở kiến" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Để cho tham luyến che lấp mình, Mù lòa không thấy gì cả.
7. (Động) Xử đoán.

Từ điển Thiều Chửu

① Xấu, hại, rách. Như lợi tệ lợi hại, tệ bố giẻ rách, v.v.
② Làm gian dối.
③ Khốn khó.
④ Một âm là tế. Xử đoán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Điều) xấu, hủ bại, dối trá: Gian lận, lừa lọc, làm bậy; Làm bậy để kiếm chác;
② Tệ, tệ hại, điều hại: Lợi hại; Làm điều lợi, bỏ điều hại; Chỉ có lợi chứ không có hại;
③ Rách: Giẻ rách;
④ Khốn khó;
⑤ (văn) [đọc tế] Xử đoán.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hư hỏng — Xấu xa — Ăn ở xấu xa, gian trá. Đoạn trường tân thanh : » Đã cam tệ với tri âm bấy chầy «.

Từ ghép 18

kiêu
xiāo ㄒㄧㄠ

kiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chim kiêu
2. hình kiêu (chém đầu rồi bêu lên cây)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một giống chim dữ giống như loài cú vọ, ngày núp trong hang, đêm mò chim chuột ăn thịt. § Con "kiêu" ăn thịt mẹ, con "phá kính" (giòng muông) ăn thịt bố. Con "phá kinh" còn gọi là "kính" , vì thế gọi kẻ bất hiếu là "kiêu kính" .
2. (Danh) Người đứng đầu, đầu sỏ. ◇ Hoài Nam Tử : "Vi thiên hạ kiêu" (Nguyên đạo ) Là kẻ đứng đầu ngang tàng trong thiên hạ.
3. (Danh) Kẻ làm việc phạm pháp để thủ lợi. ◎ Như: "độc kiêu" kẻ buôn lậu ma túy, "diêm kiêu" người buôn lậu muối.
4. (Danh) Đỉnh núi. ◇ Quản Tử : "Kì san chi kiêu, đa kết phù du" , (Địa viên ) Trên đỉnh núi đó, mọc nhiều phù du.
5. (Động) Chém đầu rồi bêu lên cây (hình phạt thời xưa). ◎ Như: "kiêu thủ thị chúng" chặt đầu bêu lên cây để răn dân chúng.
6. (Động) Chém giết, tiêu diệt. ◇ Tam quốc chí : "Khấu tặc bất kiêu, quốc nạn vị dĩ" , (Tiên Chủ Bị truyện ) Giặc cướp không tiêu diệt thì hoạn nạn nước không hết.
7. (Tính) Mạnh mẽ, oai hùng. ◎ Như: "kiêu kiệt" người mạnh giỏi, "kiêu kị" quân kị mạnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Con chim kiêu, một giống chim dữ giống như loài cú vọ, ngày núp trong hang, đêm mò chim chuột ăn thịt, ăn thịt cả mẹ đẻ. Con kiêu ăn thịt mẹ, con phá kính (giòng muông) ăn thịt bố, con phá kinh người ta còn gọi là nó là con kính , vì thế nên gọi kẻ bất hiếu là kiêu kính .
② Hình kiêu, một thứ hình chém đầu rồi bêu lên trên cây.
③ Mạnh mẽ như kiêu kiệt người mạnh giỏi, kiêu kị quân kị mạnh, v.v. Tục gọi sự buôn muối lậu là diêm kiêu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (động) Cú vọ, chim cú. Cg. [xiuliú];
② (văn) Hung hăng tham lam;
③ Hình phạt chém đầu rồi bêu lên cây;
④ (văn) Mạnh khỏe: Quân ki å khỏe mạnh;
⑤ (cũ) Kẻ buôn lậu muối: Kẻ buôn lậu ma túy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim cú, tính dữ tợn — Mạnh mẽ. Td: Kiêu hùng — Dùng như chữ Kiêu .

lạt ma

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tổ sư Lạt Ma

Từ điển trích dẫn

1. Theo Phật giáo Tây Tạng, "Lạt-ma" (tiếng Tạng "blama") là hiện thân của giáo pháp. Danh từ Lạt-ma thượng sư, hiệu riêng của nhà sư ở Tây Tạng, cũng gần giống như guru, đạo sư của Ấn Ðộ. Trong Kim cương thừa, Lạt-ma không phải chỉ là người giảng dạy giáo pháp mà còn là người thực hành các nghi lễ. Những vị Lạt-ma uyên thâm, danh tiếng thường được mang danh hiệu Rinpoche (quý báu phi thường). Ngày nay, danh từ Lạt-ma hay được dùng để gọi các vị cao tăng Tây Tạng, không kể trình độ chứng đạo của các vị đó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi thầy tu ở Mông Cổ và Tây Tạng.

đạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bá đạo
2. ngang ngược, xấc láo

Từ điển trích dẫn

1. Đường lối thống trị dựa trên võ lực, hình pháp, quyền thế, v.v.
2. Cường hoành, ngang ngược.
3. Chỉ người ngang ngược, cường hoành.
4. Mãnh liệt, dữ dội. ◇ Lão tàn du kí : "Kim niên giá thủy, chân bá đạo! Nhất lai tựu nhất xích đa; nhất siếp tựu quá liễu nhị xích" , ! ; (Đệ thập tứ hồi) Năm nay con nước này thật là dữ dội! Vừa mới cao hơn một thước, loáng một cái đã vượt quá hai thước!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường lối cai trị dựa trên sức mạnh.
bộ
bù ㄅㄨˋ

bộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi chân
2. bước

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bước, đi. ◎ Như: "tản bộ" đi dạo bước. ◇ Trang Tử : "Nhan Uyên vấn ư Trọng Ni viết: Phu tử bộ diệc bộ, phu tử xu diệc xu, phu tử trì diệc trì, phu tử bôn dật tuyệt trần, nhi Hồi sanh nhược hồ hậu hĩ" : , , , , (Điền Tử Phương ) Nhan Uyên hỏi Trọng Ni: Thầy bước cũng bước, thầy rảo bước cũng rảo, thầy rong ruổi cũng rong ruổi, thầy chạy tít tuyệt trần mà Hồi chịu đờ mắt (trố mắt ra ngó) ở lại sau.
2. (Động) Theo, làm theo. ◎ Như: "bộ vận" theo vần, họa vần, "bộ kì hậu trần" theo gót. § Hậu Hán thư chép rằng: Thọ Lăng Dư Tử đi học ở Hàm Đan , chưa bắt chước được tí gì đã mất cả dáng dấp cũ, vì thế nên sau mới gọi những kẻ học không thành công là "Hàm Đan học bộ" .
3. (Động) Suy tính. ◎ Như: "thôi bộ" suy tính thiên văn.
4. (Danh) Trình độ, giai đoạn. ◎ Như: "sơ bộ" bước đầu, chặng đầu, "tiến bộ" mức độ tiến triển, "thoái bộ" 退 sụt xuống bậc kém.
5. (Danh) Lượng từ. (1) Đơn vị đo chiều dài thời xưa, không chính xác: hoặc sáu thước, hoặc sáu thước bốn tấc là một "bộ". (2) Chặng, bước đường. ◎ Như: "đệ nhất bộ" chặng thứ nhất. (3) Bước (khoảng cách giữa hai chân khi bước đi). ◎ Như: "hướng tiền tẩu ngũ bộ" đi tới phía trước năm bước.
6. (Danh) Cảnh huống, tình cảnh. ◎ Như: "thiếu thì bất nỗ lực, tài lạc đáo giá nhất địa bộ" , lúc trẻ tuổi không cố gắng, nay mới rơi vào tình cảnh thế này.
7. (Danh) Khí vận, thời vận. ◎ Như: "quốc bộ gian nan" vận nước gian nan.
8. (Danh) Lối. ◎ Như: "cải ngọc cải bộ" nghĩa là thiên tử, chư hầu đều có phép nhất định không thể thay đổi được. Vì thế các ngôi của thiên tử gọi là "ngọc bộ" .
9. (Danh) Bãi ven nước, bến nước. Thông "phụ" . ◎ Như: "ngư bộ" bãi cá, "quy bộ" bãi rùa.
10. (Danh) Họ "Bộ".

Từ điển Thiều Chửu

① Ði bộ, hai lần cất chân đi gọi là bộ. Giữa khoảng hai chân cách nhau gọi là nhất bộ một bước. Hậu Hán thư chép rằng: Thọ Lăng dư tử học đi ở Hàn Ðan, chưa bắt chước được tí gì đã mất cả dáng dấp cũ, vì thế nên sau mới gọi những kẻ học không thành công là hàn đan học bộ .
② Trình độ, cõi, như tiến bộ tiến lên cõi hơn, thoái bộ 退 sụt xuống cõi kém.
③ Lối đi, như cải ngọc cải bộ nghĩa là thiên tử, chư hầu đều có phép nhất định không thể thay đổi được, vì thế các ngôi của thiên tử gọi là ngọc bộ .
④ Bộ, tiếng dùng trong phép đo. Cứ năm thước là một bộ.
⑤ Bãi ven nước, như qua châu cũng là qua bộ , thông dụng như chữ phụ .
⑥ Vận, như quốc bộ gian nan vận nước gian nan.
⑦ Suy tính, như thôi bộ suy tính thiên văn.
⑧ Theo, như bộ vận theo vần.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bước: Vững bước tiến lên;
② Giai đoạn, bước: Công tác này chia làm hai bước;
③ Đi bộ, đi theo, làm theo: Theo gót, bám gót; Theo vần;
④ Đo (bằng bước đi): Đo xem chỗ này xem dài được bao nhiêu sải chân;
⑤ Bộ (bằng năm thước, chỉ đơn vị chiều dài thời xưa);
⑥ Nước, chỗ, cảnh, vòng, nỗi, vận: Đến nỗi này; Vận nước (nỗi nước) gian nan;
⑦ (văn) Suy tính: Suy tính thiên văn;
⑧ Như [bù];
⑨ [Bù] (Họ) Bộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bước đi. Bước thẳng chân — Một bước — Bước tiến. Trình độ — Bờ nước. Trên bờ.

Từ ghép 52

Từ điển trích dẫn

1. Mở ra. ◇ Chiêu Liên : "Địa phương ngẫu hữu thiên tai, tức mệnh khai khải thương lẫm, quyên miễn tô thuế, lục thập niên như nhất nhật" , , , (Khiếu đình tạp lục , Thuần hoàng ái dân ).
2. Chỉ việc nhà sư bắt đầu nghi lễ đạo tràng, Phật sự. ◇ Tây sương kí 西: "Kim nhật nhị nguyệt thập ngũ nhật khai khải, chúng tăng động pháp khí giả. Thỉnh phu nhân tiểu thư niêm hương" , . (Đệ nhất bổn , Đệ tứ chiết).
3. Khai sáng.

Từ điển trích dẫn

1. Thông hiểu lĩnh hội vượt khỏi bậc tầm thường. ◇ Nguyên sử : "Nhân Tông thiên tính từ hiếu, thông minh cung kiệm, thông đạt Nho thuật, diệu ngộ Thích điển" , , , (Nhân Tông bổn kỉ tam ) Nhân Tông tính trời từ hiếu, thông minh cung kính tiết chế, hiểu rõ đạo Nho, lĩnh hội sâu xa kinh sách đạo Phật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thình lình hiểu rõ về lẽ cao siêu — Tiếng nhà Phật, chỉ sự giác ngộ Phật pháp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà phật, chỉ mọi thứ có hình dạng màu mè hiện ra làm trở ngại việc tu đạo.

Từ điển trích dẫn

1. Một thân hóa thành nhiều thân.
2. Ý nói tâm lực đồng thời phải lo toan nhiều việc. ☆ Tương tự: "kiêm cố" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bình túng nhiên trí dũng, chỉ khả đương nhất đầu, khởi khả phân thân lưỡng xứ? Tu tái đắc nhất tướng đồng khứ vi diệu" , , ? (Đệ cửu thập cửu hồi) (Vương) Bình tuy có trí dũng, chỉ đương được một đầu, chớ không kiêm đương cả hai chỗ được, phải có một tướng nữa đi cùng mới xong.
3. Xẻ xác. ◇ Minh thành hóa thuyết xướng từ thoại tùng khan : "Tróc trụ soán quốc tặc Vương Mãng, toàn đài quả cát toái phân thân" , (Hoa quan tác xuất thân truyện ) Bắt lấy tên giặc soán nước Vương Mãng, chặt đứt xương gáy róc thịt xẻ vụn xác.
4. Phật giáo thuật ngữ: Chư Phật vì muốn hóa đạo chúng sinh mười phương thế giới, dùng phương tiện lực, hiện thành Phật tướng ở các thế giới, gọi là "phân thân" . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã phân thân chư Phật, tại ư thập phương thế giới thuyết pháp" , (Kiến bảo tháp phẩm ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia thân mình ra, hóa ra thành hai người khác nhau.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.