chi, chỉ
zhǐ ㄓˇ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dừng lại, ngưng, nghỉ, thôi. ◎ Như: "chỉ bộ" dừng bước. ◇ Luận Ngữ : "Thí như vi sơn, vị thành nhất quỹ, chỉ ngô chỉ dã" , , (Tử Hãn ) Ví như đắp núi, chỉ còn một sọt nữa là xong, mà ngừng, đó là tại ta muốn bỏ dở vậy. § Ghi chú: Ý khuyên trong việc học tập, đừng nên bỏ nửa chừng.
2. (Động) Ngăn cấm, cản trở. ◎ Như: "cấm chỉ" cấm cản. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tĩnh Quách Quân bất năng chỉ" (Quý thu kỉ , Tri sĩ ) Tĩnh Quách Quân không thể cấm được.
3. (Động) Ở. ◇ Thi Kinh : "Bang kì thiên lí, Duy dân sở chỉ" , (Thương tụng , Huyền điểu ) Cương vực nước (Thương) rộng nghìn dặm, Là nơi của dân chúng ở.
4. (Động) Đạt đến, an trụ. ◇ Lễ Kí : "Tại chỉ ư chí thiện" (Đại Học ) Yên ổn ở chỗ rất phải.
5. (Danh) Dáng dấp, dung nghi. ◎ Như: "cử chỉ" cử động, đi đứng. ◇ Thi Kinh : "Tướng thử hữu xỉ, Nhân nhi vô chỉ, Nhân nhi vô chỉ, Bất tử hà sĩ" :, , , (Dung phong , Tướng thử ) Xem chuột (còn) có răng, Người mà không có dung nghi, Người mà không có dung nghi, Sao chẳng chết đi, còn đợi gì nữa?
6. (Danh) Chân. § Dùng như chữ . ◎ Như: "trảm tả chỉ" chặt chân trái (hình phạt thời xưa).
7. (Tính) Yên lặng, bất động. ◇ Trang Tử : "Nhân mạc giám ư lưu thủy nhi giám ư chỉ thủy" (Đức sung phù ) Người ta không soi ở dòng nước chảy mà soi ở dòng nước lắng yên.
8. (Phó) Chỉ, chỉ thế, chỉ có. § Nay thông dụng chữ "chỉ" . ◎ Như: "chỉ hữu thử số" chỉ có số ấy. ◇ Đỗ Phủ : "Nội cố vô sở huề, Cận hành chỉ nhất thân" , (Vô gia biệt ) Nhìn vào trong nhà không có gì mang theo, Đi gần chỉ có một mình.
9. (Trợ) Dùng cuối câu, để nhấn mạnh ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Bách thất doanh chỉ, Phụ tử ninh chỉ" , (Chu tụng , Lương tỉ ) Trăm nhà đều đầy (lúa) vậy, (Thì) đàn bà trẻ con sống yên ổn vậy.
10. § Đời xưa dùng như "chỉ" và "chỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dừng lại, như chỉ bộ dừng bước.
② Thôi, như cấm chỉ cấm thôi.
③ Ở, ở vào chỗ nào gọi là chỉ, như tại chỉ ư chí thiện (Ðại học ) đặt mình vào chỗ rất phải, hành chỉ vị định đi hay ở chưa định, v.v.
④ Dáng dấp, như cử chỉ cử động, đi đứng. Nói toàn thể cả người.
⑤ Tiếng giúp lời, như kí viết quy chỉ, hạt hựu hoài chỉ đã nói rằng về rồi sao lại nhờ vậy.
⑥ Chỉ thế, như chỉ hữu thử số chỉ có số ấy, nay thông dụng chữ chỉ . Ðời xưa dùng như chữ chỉ và chữ chỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngừng, dừng, thôi: Máu chảy không ngừng; Biết lúc cần phải dừng;
② Ngăn trở, cấm chỉ, cầm lại: Ngăn trở không cho người khác nói; Cầm máu;
③ (Đến)... là hết, ... là cùng, ... là hạn: Đến đây là hết;
④ Chỉ (như , bộ ): Chỉ mở cửa có ba ngày;
⑤ Dáng dấp, cử chỉ;
⑥ (văn) Chân (như , bộ );
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu: Đã nói về rồi, sao còn nhớ vậy (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi, ngừng lại — Làm ngưng lại — Tới, đến — Ở. Lưu lại — Cấm đốn. Chẳng hạn Cấm chỉ — Dáng điệu — Chẳng hạn Cử chỉ — Một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 24

mưu
móu ㄇㄡˊ

mưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

lo liệu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Toan tính, trù hoạch, bàn thảo. ◎ Như: "mưu hoạch" tính toán, "đồ mưu" trù tính, "bất mưu nhi hợp" không tính mà thành.
2. (Động) Lo liệu, mong cầu, cố gắng đạt được. ◎ Như: "mưu sanh" tìm kế sinh nhai, "mưu chức" xoay xở cho nắm được chức vụ. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử mưu đạo bất mưu thực" (Vệ Linh Công ) Người quân tử mong cầu đạt đạo, chứ không phải tìm cách hưởng bổng lộc.
3. (Động) Tìm cách hại ngầm, hãm hại. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã hựu bất dữ nhĩ hữu sát phụ chi thù, nhĩ như hà định yếu mưu ngã?" , (Đệ tứ thập nhất hồi) Ta với ngươi cũng không có thù giết cha, cớ sao ngươi cứ cố tình hãm hại ta?
4. (Danh) Kế sách, sách lược. ◎ Như: "âm mưu" kế hoạch ngầm, mưu kế kín đáo, "kế mưu" sách lược, "hữu dũng vô mưu" có sức mạnh nhưng không có mưu kế, "túc trí đa mưu" lắm mưu nhiều kế. ◇ Luận Ngữ : "Xảo ngôn loạn đức, tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu" , (Vệ Linh Công ) Lời nói khôn khéo làm bại hoại đạo đức, việc nhỏ không nhịn được thì làm hỏng kế hoạch lớn.
5. (Tính) Có sách lược. ◎ Như: "mưu sĩ" người giúp đỡ tìm kế hoạch, "mưu thần" bề tôi có mưu kế.

Từ điển Thiều Chửu

① Toan tính, toan tính trước rồi mới làm gọi là mưu. Như tham mưu cùng dự vào việc mưu toan ấy, mưu sinh toan mưu sự sinh nhai, nay gọi sự gặp mặt nhau là mưu diện nghĩa là mưu toan cho được gặp mặt nhau một lần vậy.
② Mưu kế.
③ Mưu cầu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tính toán, toan tính, mưu kế, mưu mô: Hữu dũng vô mưu Nhiều mưu mẹo;
② Mưu tính, mưu cầu: Tìm kế sinh nhai; Mưu cầu hạnh phúc cho loài người;
③ Bàn bạc, trao đổi ý kiến: Không bàn mà nên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính toán sắp đặt công việc từ trước để cứ theo đó mà làm — Sự sắp đặt tính toán. Truyện Trê Cóc có câu: » Đàn bà nông nổi khác nào, biết đâu những chuyện mưu cao mà bàn «.

Từ ghép 30

đãi
dāi ㄉㄞ, dài ㄉㄞˋ

đãi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đối xử, tiếp đãi
2. đợi, chờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đợi, chờ. ◇ Nguyễn Du : "Sơn nguyệt giang phong như hữu đãi" (Ngẫu đề công quán bích ) Trăng núi gió sông như có (lòng) chờ đợi.
2. (Động) Tiếp đãi, đối xử. ◎ Như: "đãi ngộ" tiếp đãi. ◇ Tây du kí 西: "Dưỡng mã giả, nãi hậu sanh tiểu bối, hạ tiện chi dịch, khởi thị đãi ngã đích?" , , , ? (Đệ tứ hồi) Nuôi ngựa là việc của bọn trẻ con, là việc hèn mọn, sao lại đối xử với ta như thế?
3. (Động) Phòng bị, chống cự. ◇ Sử Kí : "Liêm Pha kiên bích dĩ đãi Tần, Tần sổ khiêu chiến, Triệu binh bất xuất" , , (Bạch Khởi Vương Tiễn truyện ) Liêm Pha làm lũy vững chắc để chống cự lại Tần, quân Tần mấy lần khiêu chiến, quân Triệu không ra.
4. (Động) Dựa vào, nương tựa. ◇ Thương quân thư : "Quốc đãi nông chiến nhi an" (Nông chiến ) Nước nhờ vào chính sách nông chiến mà được yên.
5. (Động) Muốn, định. ◎ Như: "chánh đãi xuất ngoại, khước hạ khởi đại vũ lai liễu" , đúng lúc muốn ra ngoài, thì trời mưa lớn.
6. (Động) Ở lại, lưu lại. ◎ Như: "nhĩ đãi nhất hội nhi tái tẩu" anh ở chơi một chút rồi hãy về.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðợi.
② Tiếp đãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đối đãi, đối xử, cư xử: Anh ấy đối xử với tôi tốt lắm; Đối đãi khoan hồng; Ta đối đãi nước Thục không bạc bẽo (Tam quốc chí);
② Thết, đãi, khoản đãi, chiêu đãi: Thết khách, đãi khách, mời khách;
③ Chờ đợi: Còn đang chờ giải quyết; Cần gấp lắm không thể chờ đợi được nữa. (Ngr) Đợi mỏi mắt;
④ Cần, cần phải: Tất nhiên không cần phải nói;
⑤ Muốn, định: Định nói lại thôi; Vừa muốn ra đi, lại có người đến;
⑥ (văn) Phòng bị: Nay thành quách không kiên cố, vũ khí không hoàn bị, thì không thể phòng bị những việc xảy ra bất ngờ (Hàn Phi tử);
⑦ (văn) Dựa vào: Nước nhờ vào chính sách nông chiến mà được an toàn (Thương Quân thư). Xem [dai].

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Ở, ở lại, ở chơi: Anh ở chơi tí nữa hãy về; 西 Anh ấy ở lại Sài Gòn năm hôm. Cv. . Xem [dài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chờ đợi — Đối xử.

Từ ghép 22

khế, yết
jiē ㄐㄧㄝ, qì ㄑㄧˋ

khế

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vén áo lội qua sông: Nước sâu thì bận cả áo lội qua, nước cạn thì vén áo lội qua (Thi Kinh: Bội phong, Bào hữu khổ diệp).

yết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bóc, mở
2. vạch trần, phơi bày

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giơ cao, dựng lên. ◎ Như: "yết can khởi sự" 竿 dựng cờ nổi lên, "cao yết nghĩa kì" giơ cao cờ nghĩa. ◇ Chiến quốc sách : "Ư thị thừa kì xa, yết kì kiếm, ngộ kì hữu viết: Mạnh Thường Quân khách ngã" , , : (Tề sách tứ ) Vậy là (Phùng Huyên ) ngồi xe, giơ cao thanh gươm, gặp bạn bè bảo rằng: Ông Mạnh Thường Quân đãi ta vào bậc khách.
2. (Động) Tỏ lộ, phơi ra, vạch ra. ◎ Như: "yết lộ" vạch rõ, "yết đoản" vạch ra khuyết điểm, "yết để" lật tẩy, "yết hiểu" công bố, "yết thị" thông báo.
3. (Động) Mở, kéo, lôi. ◎ Như: "yết mạc" vén màn (khánh thành), mở màn, "yết oa cái" mở vung nồi.
4. (Động) Bóc, cất, lấy đi. ◎ Như: "yết cao dược" bóc thuốc cao, "yết hạ bích báo" bóc báo tường xuống.
5. (Động) Gánh, vác. ◇ Trang Tử : "Nhiên nhi cự đạo chí, tắc phụ quỹ yết khiếp đam nang nhi xu" , (Khư khiếp ) Thế nhưng bọn trộm lớn đến, thì đội hòm gánh tráp khoác đẫy mà chạy.
6. (Danh) Tiêu biểu, mẫu mực. ◇ Quách Phác : "Nga Mi vi Tuyền Dương chi yết" (Giang phú ) Núi Nga Mi là tiêu biểu của Tuyên Dương.
7. (Danh) Họ "Yết".
8. Một âm là "khế". (Động) Xăn áo, vén áo. ◇ Thi Kinh : "Thâm tắc lệ, Thiển tắc khế" , (Bội phong , Bào hữu khổ diệp ) Nước sâu thì mặc cả áo lội qua, Nước cạn thì vén áo lội qua.

Từ điển Thiều Chửu

① Giơ cao, dựng lên. Như yết can khởi sự 竿 dựng cờ nổi lên.
② Bảo cho rõ, như yết thị .
③ Tỏ lộ, phơi ra.
④ Gánh, vác.
⑤ Tiêu chuẩn (làm mẫu mực).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy... đi, cất... đi, dẹp... đi, bỏ, bóc...: Cất (lấy) bức tranh trên tường đi; Bóc biểu ngữ này đi;
② Mở: Mở vung nồi;
③ Vạch, lật tẩy, phơi bày ra, bảo cho rõ: Vạch khuyết điểm của người ta;
④ (văn) Giơ cao, dựng lên: 竿 Dựng gậy làm cờ, dân chúng khắp nơi tụ đến (Bình Ngô đại cáo);
⑤ (văn) Cầm: 使 Cầm phù tiết đi sứ (Hán thư);
⑥ (văn) Vác, khiêng;
⑦ (văn) Cột mốc;
⑧ [Jie] (Họ) Yết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giơ cao lên. Đưa cao lên — Bày tỏ ra — Nắm giữ — Gánh vác — Rễ cây lộ ra khỏi mặt đất.

Từ ghép 16

di, dị
yì ㄧˋ

di

giản thể

Từ điển phổ thông

thôi, lui

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi, lui. Tục mượn dùng như chữ dị .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhấc lên. Nâng lên — Khác nhau. Cũng đọc Dị.

dị

giản thể

Từ điển phổ thông

khác nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thôi, lui.
2. § Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như (bộ );
② (văn) Thôi, lui.

Từ điển Trần Văn Chánh

①Khác: Không có ý kiến khác; Bọn cường đạo chỉ yêu nhà mình, không yêu những nhà khác (Mặc tử).【】dị thường [yìcháng] a. Khác thường, phi thường, đặc biệt: Nét mặt khác thường; b. Hết sức, rất: Rất rõ ràng;
② (văn) Cái khác, việc khác, người khác (dùng như đại từ biểu thị sự phiếm chỉ): Ta tưởng ngươi hỏi về những người khác (Luận ngữ);
③ (văn) Dị, chia lìa, tách, bỏ: Li dị, vợ chồng bỏ nhau;
④ Lạ, khác lạ, dị thường, kì cục: Rất lấy làm lạ; Người lạ thường;
⑤ (văn) Cho là lạ, lấy làm lạ: Ông chài rất lấy làm lạ về cảnh tượng này (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑥ (văn) Chuyện lạ, việc lạ, tính cách lạ, bản lãnh đặc biệt: Thành kể lại những chuyện lạ về nó (về con dế) (Liêu trai chí dị: Xúc chức); Ghi chép về những việc lạ; Không có chuyện đặc biệt (lạ) nào khác (Hậu Hán thư).

Từ ghép 1

chuyết
zhuō ㄓㄨㄛ, zhuó ㄓㄨㄛˊ

chuyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vụng về

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vụng về, đần độn. ◇ Đạo Đức Kinh : "Đại xảo nhược chuyết" (Chương 45) Thật khéo léo tựa như vụng về.
2. (Tính) Lời nói tự nhún mình. ◎ Như: "chuyết tác" tác phẩm vụng về này, "chuyết kiến" ý kiến thô thiển của tôi.
3. (Tính) Chất phác, mộc mạc. ◎ Như: "phác chuyết" thật thà, chất phác.

Từ điển Thiều Chửu

① Vụng về.
② Lời nói tự nhún mình, như chuyết tác bài làm của kẻ vụng về này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngốc nghếch, đần độn, vụng về: Tay chân vụng về; Nói năng vụng về (đần độn);
② (khiêm) Kém cỏi, vụng về: Tác phẩm kém cỏi của tôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vụng về. Không khéo léo giỏi giang.

Từ ghép 16

thuận
shùn ㄕㄨㄣˋ

thuận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. suôn sẻ
2. thuận theo, hàng phục
3. thuận, xuôi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo. ◎ Như: "thuận tự" theo thứ tự.
2. (Động) Noi theo, nương theo. ◇ Dịch Kinh : "Tích giả thánh nhân chi tác dịch dã, tương dĩ thuận tính mệnh chi lí" , (Thuyết quái truyện ) Ngày xưa thánh nhân làm ra (kinh) Dịch là nương theo lẽ của tính mệnh.
3. (Động) Men theo, xuôi theo (cùng một phương hướng). ◎ Như: "thuận phong" theo chiều gió, "thuận thủy" xuôi theo dòng nước, "thuận lưu" xuôi chảy theo dòng.
4. (Động) Quy phục. ◇ Thi Kinh : "Tứ quốc thuận chi" (Đại nhã , Ức ) Bốn phương các nước đều quy phục.
5. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "thuận tâm" hợp ý, vừa lòng, "thuận nhãn" hợp mắt.
6. (Động) Sửa sang. ◎ Như: "bả đầu phát thuận nhất thuận" sửa tóc lại.
7. (Động) Tiện thể, nhân tiện. ◎ Như: "thuận tiện" 便 tiện thể.
8. (Tính) Điều hòa. ◎ Như: "phong điều vũ thuận" 調 gió mưa điều hòa.
9. (Tính) Trôi chảy, xuông xẻ, thông sướng. ◎ Như: "thông thuận" thuận lợi, thông sướng.
10. (Phó) Theo thứ tự. ◇ Tả truyện : "Đông thập nguyệt, thuận tự tiên công nhi kì yên" , (Định Công bát niên ) Mùa đông tháng mười, theo thứ tự tổ phụ mà cúng bái.

Từ điển Thiều Chửu

① Theo. Bé nghe lớn chỉ bảo không dám trái một tí gì gọi là thuận.
② Thuận, noi theo lẽ phải gọi là thuận. Như vua nghĩa tôi trung, cha lành con hiếu, anh yêu em kính gọi là lục thuận .
③ Yên vui. Như sách Trung Dung nói phụ mẫu kì thuận hĩ hồ cha mẹ được yên vui lắm thay.
④ Hàng phục. Như Kinh Thi nói tứ quốc thuận chi các nước bốn phương đều hàng phục cả.
⑤ Đợi, phàm sự gì được thông đồng tiện lợi đều gọi là thuận. Như thuận lợi , thuận tiện 便, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xuôi, thuận: Xuôi dòng; Êm tai; Vừa lòng, hài lòng; Thuận lợi;
② Men theo, dọc theo: Đi men theo bờ sông. 【】thuận trước [shùnzhe] a. Men theo, dọc theo: Men theo đường lớn về phía đông; b. Theo, chiếu theo: Tôi nhìn theo hướng anh ta chỉ;
③ Tiện thể, nhân tiện, thuận: Tiện tay đóng cửa; Thuận miệng nói ra.【便】thuận tiện [shùnbiàn] Nhân tiện, tiện thể: 便 Nhân tiện nói một câu;
④ Sửa sang lại: Sửa lại tóc; Bài viết rườm quá, cần phải sửa lại;
⑤ Phục tùng, nghe theo, noi theo, hàng phục, quy phục, tuân theo: Nghe theo; Các nước bốn phương đều quy phục;
⑥ Trôi chảy, thuận lợi: Công việc tiến hành rất thuận lợi;
⑦ (văn) Yên vui: ! Cha mẹ được yên vui lắm thay! (Trung dung).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo. Nghe theo. Đi theo. Truyện Hoa Tiên : » Lại xem thuận lối dần dà « — Xuôi theo, không trái nghịch. Thành ngữ: » Thuận bườm xuôi gió «.

Từ ghép 18

hư, khư
xū ㄒㄩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. không có thực
2. trống rỗng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trống trải, trống rỗng, hư không, khoảng không: Vượt lên khoảng không;
② Giả, dối trá, không có thật, hư hão: Tình hão;
③ (văn) Chừa trống, để trống (để đợi có người đến giúp): Vì vậy nên cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm chừa về phía tả (Bình Ngô đại cáo);
④ (văn) Vơi, thiếu: Đầy vơi;
⑤ Nhút nhát, rụt rè: Nơm nớp, ngại ngùng;
⑥ Yếu ớt: Chị ấy người rất yếu;
⑦ (văn) Hốc, lỗ hổng;
⑧ [Xu] Sao Hư (một ngôi sao trong nhị thập bát tú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống không — Không có — Không sát với sự thật — Thiếu, không đủ. Td: Huyết hư ( thiếu máu ) — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú — Một âm là Khư.

Từ ghép 29

khư

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cái gò lớn (như , bộ );
Thành cũ, chốn hoang tàn;
③ Chợ;
④ Chỗ ở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gò đất lớn — Một âm là Hư.
nghịch, nghịnh
nì ㄋㄧˋ

nghịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trái ngược

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đón, nghênh tiếp. ◎ Như: "nghịch lữ" quán trọ (nơi đón khách). ◇ Thư Kinh : "Nghịch Tử Chiêu ư nam môn chi ngoại" (Cố mệnh ) Đón Tử Chiêu ở ngoài cổng thành phía nam. ◇ Lí Bạch : "Phù thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ" , (Xuân dạ yến đào lí viên tự ) Trời đất là quán trọ của vạn vật.
2. (Động) Làm trái lại, không thuận theo. § Đối lại với "thuận" . ◎ Như: "ngỗ nghịch" ngang trái, ngỗ ngược, "trung ngôn nghịch nhĩ" lời thẳng chói tai. ◇ Mạnh Tử : "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong" , (Li Lâu thượng ) Thuận với trời thì tồn tại, trái với trời thì tiêu vong.
3. (Động) Tiếp thụ, nhận. ◎ Như: "nghịch mệnh" chịu nhận mệnh lệnh.
4. (Động) Chống đối, đề kháng, kháng cự. ◇ Chiến quốc sách : "Khủng Tần kiêm thiên hạ nhi thần kì quân, cố chuyên binh nhất chí ư nghịch Tần" , (Tề sách tam ) Sợ Tần thôn tính thiên hạ mà bắt vua mình thần phục, nên một lòng nhất chí đem quân chống lại Tần.
5. (Tính) Không thuận lợi. ◎ Như: "nghịch cảnh" cảnh ngang trái, không thuận lợi.
6. (Tính) Ngược. ◇ Chiến quốc sách : "Dục phê kì nghịch lân tai!" (Yên sách tam ) Định muốn đụng chạm đến cái vảy ngược của họ làm gì!
7. (Phó) Tính toán trước, dự bị. ◎ Như: "nghịch liệu" liệu trước.
8. (Danh) Kẻ làm phản, loạn quân. ◎ Như: "thảo nghịch" dẹp loạn. ◇ Lưu Côn : "Đắc chủ tắc vi nghĩa binh, phụ nghịch tắc vi tặc chúng" , (Dữ Thạch Lặc thư ) Gặp được chúa thì làm nghĩa quân, theo phản loạn thì làm quân giặc.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái. Trái lại với chữ thuận . Phàm cái gì không thuận đều gọi là nghịch cả.
② Can phạm, kẻ dưới mà phản đối người trên cũng gọi là nghịch. Như ngỗ nghịch ngang trái. bạn nghịch bội bạn.
③ Rối loạn.
④ Đón. Bên kia lại mà bên này nhận lấy gọi là nghịch. Như nghịch lữ khách trọ.
⑤ Toan lường, tính trước lúc việc chưa xảy ra. Như nghịch liệu liệu trước.
⑥ Tờ tâu vua. Từ nghĩa 4 trở xuống ta quen đọc là chữ nghịnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngược, trái, nghịch: Đi ngược lại trào lưu thời đại; Trái tai;
② (văn) Đón, tiếp rước: Nơi đón nhận quán trọ;
③ (văn) Chống lại, làm phản, bội phản, phản nghịch: Phản nghịch;
④ (văn) (Tính) trước: Lo lường trước, tính trước;
⑤ (văn) Rối loạn;
⑥ (văn) Tờ tâu vua.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái ngược. Như chữ Nghịch — Làm phản. Gây rối loạn — Tính toán, sắp đặt trước — Đón tiếp.

Từ ghép 29

nghịnh

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Trái. Trái lại với chữ thuận . Phàm cái gì không thuận đều gọi là nghịch cả.
② Can phạm, kẻ dưới mà phản đối người trên cũng gọi là nghịch. Như ngỗ nghịch ngang trái. bạn nghịch bội bạn.
③ Rối loạn.
④ Đón. Bên kia lại mà bên này nhận lấy gọi là nghịch. Như nghịch lữ khách trọ.
⑤ Toan lường, tính trước lúc việc chưa xảy ra. Như nghịch liệu liệu trước.
⑥ Tờ tâu vua. Từ nghĩa 4 trở xuống ta quen đọc là chữ nghịnh.
lâu
lóu ㄌㄡˊ, lú ㄌㄨˊ

lâu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái lầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà lầu (hai tầng trở lên). ◎ Như: "cao lâu đại hạ" nhà lầu cao lớn. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kì hỉ dương dương giả hĩ" , , , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Lên lầu này, thì trong lòng khoan khoái, tinh thần vui vẻ, sủng nhục đều quên hết, cầm chén rượu hứng gió, thích thú biết bao.
2. (Danh) Tầng (của nhà lầu). ◎ Như: "địa hạ lâu" tầng dưới mặt đất, "đệ ngũ lâu" tầng thứ năm.
3. (Danh) Phòng làm việc trong nhà lầu. ◎ Như: "luật sư lâu" phòng luật sư.
4. (Danh) Họ "Lâu".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhà lầu, phàm vật gì có từng trên đều gọi là lâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà lầu, nhà gác: Một tòa lầu; Lầu giảng dạy; Lúc ấy mà lên lầu này thì tấm lòng rộng mở tinh thần yên vui, quên hết niềm yêu nỗi nhục (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí);
② Gác, tầng: Tầng một; Tầng hai; Lầu thượng.
③ [Lóu] (Họ) Lâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà nhiều tầng. Nhà lầu.

Từ ghép 22

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.