trượng
zhàng ㄓㄤˋ

trượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đơn vị đo (bằng 10 thước)
2. già cả
3. dượng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị chiều dài, mười thước ta là một "trượng". ◇ Liêu trai chí dị : "Nãi khải tứ, xuất thằng nhất đoàn, ước sổ thập trượng" , , (Thâu đào ) Bèn mở sọt, lấy ra một cuộn dây thừng, dài chừng mấy chục trượng.
2. (Danh) (1) Tiếng tôn xưng người đàn ông lớn tuổi. ◎ Như: "lão trượng" cụ già, "trượng nhân" ông già. (2) Tiếng tôn xưng người thân lớn tuổi. ◎ Như: "cô trượng" bà cô, "di trượng" bà dì.
3. (Động) Đo, đạc. ◎ Như: "trượng địa trưng thuế" đo đất thu thuế.

Từ điển Thiều Chửu

① Trượng, mười thước ta là một trượng.
② Ðo, như thanh trượng nghĩa là đo xong số ruộng đất nào rồi.
③ Già cả, như lão trượng trượng nhân (người già cả). bố vợ gọi là nhạc trượng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trượng (10 thước Trung Quốc): Cao một trượng, cao 10 thước; Đê cao ngàn trượng, chỉ vì ổ kiến nhỏ mà tan vỡ (Hàn Phi tử);
② Đo, đạc: Đo đất, đạc điền; Đi qua lại xem xét để đo thành (Tả truyện);
③ Cụ (thời xưa dùng để tôn xưng người đàn ông lớn tuổi): Cụ già; Cụ Triệu; Cụ của tôi bấy giờ là một người kiệt xuất (Đỗ Phủ); Gặp một cụ già vác cái cào cỏ bằng gậy (Luận ngữ);
④ Chồng: Chồng cô, dượng; Chồng chị, anh rể.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 10 thước ta. Truyện Nhị độ mai : » Bể sâu mấy trượng trời cao mấy trùng « — Tiếng kính trọng, dùng để gọi người lớn hơn mình — Đo lường.

Từ ghép 13

đổ
dǔ ㄉㄨˇ

đổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tường ngăn
2. ngăn ngừa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa, tường một trượng gọi là "bản" , tường cao năm bản gọi là "đổ" .
2. (Danh) Phiếm chỉ tường, vách. ◇ Tô Thức : "Hoàn đổ tiêu nhiên" (Phương Sơn Tử truyện ) Tường vách tiêu điều.
3. (Danh) Mười sáu cái chuông hoặc khánh treo thành hàng gọi là "đổ" .
4. (Danh) Lượng từ: bức, vách, tường. ◎ Như: "nhất đổ yên trần" một tường khói bụi, "nhất đổ tường" một bức tường.
5. (Danh) Họ "Đổ".
6. (Động) Ở. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Pháp Chính bái phục. Tự thử quân dân an đổ" . (Đệ lục thập ngũ hồi) Pháp Chính chịu lẽ ấy là phải. Từ đó, quân dân an cư lạc nghiệp.
7. (Động) Ngăn trở, làm nghẽn. ◎ Như: "phòng đổ" ngăn ngừa.
8. (Động) Nói chẹn họng (dùng lời nói ngăn chặn, đè ép, lấn át người khác). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lão da thính liễu, tựu sanh liễu khí, thuyết nhị da nã thoại đổ lão da" , , (Đệ tứ thập bát hồi) Ông tôi nghe thế, nổi giận, bảo là cậu Hai đem lời chẹn họng ông tôi.
9. (Tính) Buồn bực, bực dọc. ◇ Lão Xá : "Ngã yếu bất cân Triệu Đại da thuyết thuyết, tâm lí đổ đắc hoảng" , (Long tu câu , Đệ nhị mạc).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái tường ngăn, tường một trượng gọi là bản, năm bản gọi là đổ.
② Yên đổ yên vững.
③ Phòng đổ ngăn ngừa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấp kín, chắn, chặn, đóng lại, cúp, khóa: 窿 Lấp kín cái lỗ; ? Anh chắn ngang cửa người ta làm sao qua được? Xả thân lấp lỗ châu mai; Ngăn ngừa;
② Tức thở, khó thở: Tức ngực cảm thấy khó chịu;
③ Tường ngăn;
④ Tường một trượng là bản, tường năm bản là đổ;
⑤ Bức: Một bức tường;
⑥ [Dư] (Họ) Đổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bức tường thấp — Ngăn trở.

Từ ghép 4

tông, tổng
zōng ㄗㄨㄥ, zǒng ㄗㄨㄥˇ

tông

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lụa dệt bằng tơ — Một âm là Tổng. Xem Tổng.

tổng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tổng quát, thâu tóm
2. chung, toàn bộ
3. buộc túm lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Góp lại, họp lại. ◎ Như: "tổng binh" họp quân. ◇ Hoài Nam Tử : "Phù thiên địa vận nhi tương thông, vạn vật tổng nhi vi nhất" :, (Tinh thần ) Trời đất vận chuyển tương thông, vạn vật họp lại làm một.
2. (Động) Buộc, bó, túm lại. ◎ Như: "tổng giác" tết trái đào (§ Ghi chú: lúc còn bé kết tóc làm trái đào, nên lúc bé gọi là "tổng giác"). ◇ Khuất Nguyên : Ẩm dư mã ư Hàm Trì hề, tổng dư bí hồ Phù Tang , (Li Tao ) Cho ngựa ta uống nước ở Hàm Trì hề, buộc dây cương ở đất Phù Tang.
3. (Tính) Đứng đầu, cầm đầu, nắm toàn bộ. ◎ Như: "tổng cương" cương lĩnh chung, "tổng điếm" tiệm chính (kết hợp nhiều tiệm), "tổng tư lệnh" tư lệnh cầm đầu tất cả.
4. (Danh) Đơn vị hành chánh, nhiều làng họp lại làm một "tổng".
5. (Danh) Bó rạ, bó lúa. ◇ Thượng Thư : "Bách lí phú nạp tổng" Thuế từ một trăm dặm, nộp bó lúa.
6. (Danh) Đồ trang sức xe ngựa.
7. (Phó) Đều, tất cả đều. ◇ Chu Hi : "Vạn tử thiên hồng tổng thị xuân" (Xuân nhật ) Muôn tía nghìn hồng đều là xuân cả.
8. (Phó) Cứ, mãi, luôn luôn. ◎ Như: "vi thập ma tổng thị trì đáo?" tại sao cứ đến muộn?
9. (Phó) Thế nào cũng. ◎ Như: "tổng hữu nhất thiên" thế nào cũng có ngày.
10. (Phó) Toàn diện, toàn bộ. ◎ Như: "tổng động viên" động viên toàn bộ.

Từ điển Thiều Chửu

① Góp, họp, tóm. Như tổng luận bàn tóm lại.
② Tết, như tổng giác tết trái đào, lúc còn bé kết tóc làm trái đào, nên lúc bé gọi là tổng giác.
③ Ðứng đầu, cầm đầu. Như tổng thống chức tổng thống cầm đầu cả việc nước.
④ Tổng, họp mấy làng lại làm một tổng.
⑤ Bó dạ.
⑥ Hết đều.
⑦ Cái trang sức xe, ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dồn lại, gộp lại, cộng lại: Tính dồn lại (gộp tất cả lại). 【】tổng nhi ngôn chi [zôngér yánzhi] Nói chung, nói tóm lại: To có nhỏ có, vuông có tròn có, nói chung, mọi hình dạng đều có cả; 【】tổng cộng [zônggòng] Cả thảy, tất cả, tổng cộng: Tất cả (cả thảy) có 220 nhà máy; Tổng cộng độ 5.000 người; 【 】tổng quy [zônggui] Chung quy, rốt cuộc: Sự thực chung quy vẫn là sự thực; 【】tổng toán [zôngsuàn] Nói chung thì cũng...: Nói chung thì cũng có thành tích; 【】tổng chi [zôngzhi] Nói chung, tóm lại;
② Chung: Nhiệm vụ chung; Đường lối chung;
③ Luôn luôn, cứ, mãi: Luôn luôn đứng đầu; Tại sao cứ đến muộn?; Trời mãi không nắng;
④ Thế nào cũng: Thế nào cũng có ngày; Thế nào mai anh ấy cũng về;
⑤ (văn) Tết lại: Tết trái đào, (Ngr) lúc ấu thơ;
⑥ (văn) Bó dạ;
⑦ (văn) Vật trang sức xe ngựa;
⑧ Tổng (đơn vị hành chánh gồm nhiều làng thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bao gồm cả — Người đứng đầu, bao gồm các công việc — Gom lại. Bó lại — Lụa dệt bằng tơ — Khu vực hành chánh thời trước, ở dưới phủ, huyện, bao gồm nhiều xã. Tục ngữ: » Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng «.

Từ ghép 28

quy
guī ㄍㄨㄟ, guì ㄍㄨㄟˋ, kuī ㄎㄨㄟ, xù ㄒㄩˋ

quy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quy tắc, quy chế
2. khuyến khích, khích lệ
3. cái compa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khuôn tròn, dụng cụ để vẽ đường tròn.
2. (Danh) Khuôn phép, phép tắc, pháp độ. ◎ Như: "quy tắc" khuôn phép.
3. (Danh) Lệ, thói. ◎ Như: "cách trừ lậu quy" trừ bỏ các lề thòi hủ lậu.
4. (Danh) Họ "Quy".
5. (Động) Sửa chữa, khuyên răn. ◎ Như: "quy gián" khuyên can.
6. (Động) Mưu toan, trù liệu. ◎ Như: "quy hoạch" trù liệu.
7. (Động) Bắt chước, mô phỏng. ◇ Trương Hành : "Quy tuân vương độ" (Đông Kinh phú ) Bắt chước noi theo vương độ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái khuôn tròn.
② Khuôn phép. Như quy tắc khuôn phép.
③ Khuôn xử, lấy phép khuôn xử cho người khỏi sai lạc gọi là quy. Như quy gián khuyên can.
④ Mưu toan. Như quy hoạch vẽ mưu vạch kế.
⑤ Cái lệ đã thành rồi. Như lậu quy cái lệ hủ lậu.
⑥ Chia vạch bờ cõi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khuôn tròn, com pa: Com pa đo răng;
② Luật lệ, lề thói, quy tắc, quy chế, quy định: Lề thói hủ lậu; Khư khư ôm lấy lề thói cũ rích;
③ Khuyên răn, khuyến khích, khích lệ: Khuyên nhau làm điều phải; Không nghe lời khuyên can tàn hại người trung (Tuân tử);
④ Đặt, định, trù liệu, trù tính, quy hoạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

cái thước tròn của người thợ mộc thời xưa — chỉ phép tắc phải theo. Td: Nội quy — Bàn tính — Ấn định — Vật hình tròn.

Từ ghép 32

zī ㄗ, zì ㄗˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. của cải, vốn
2. giúp đỡ, cung cấp
3. tư chất, tư cách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Của cải, vốn liếng. ◎ Như: "tư bản" của vốn, "gia tư" vốn liếng nhà.
2. (Danh) Tiền lương. ◎ Như: "công tư" tiền công.
3. (Danh) Tiền của tiêu dùng. ◎ Như: "quân tư" của tiêu về việc quân, "tư phủ" của dùng hằng ngày, cũng như ta nói "củi nước" vậy. ◇ Liêu trai chí dị : "Đồ trung ngộ khấu, tư phủ tận táng" , (Ngưu Thành Chương ) Trên đường gặp cướp, tiền bạc mất sạch.
4. (Danh) Bẩm phú, tính chất của trời phú cho. ◎ Như: "thiên đĩnh chi tư" tư chất trời sinh trội hơn cả các bực thường.
5. (Danh) Chỗ dựa, chỗ nương nhờ. ◇ Sử Kí : "Phù vi thiên hạ trừ tàn tặc, nghi cảo tố vi tư" , (Lưu Hầu thế gia ) Đã vì thiên hạ diệt trừ tàn bạo, thì ta nên lấy sự thanh bạch làm chỗ nương dựa (cho người ta trông vào). § Ghi chú: Đây là lời Trương Lương can gián Bái Công không nên bắt chước vua Tần mà ham thích vui thú xa xỉ thái quá.
6. (Danh) Cái nhờ kinh nghiệm từng trải mà tích lũy cao dần lên mãi. ◎ Như: "tư cách" nhân cách cao quý nhờ công tu học.
7. (Danh) Tài liệu. ◎ Như: "tư liệu" .
8. (Danh) Họ "Tư".
9. (Động) Cung cấp, giúp đỡ. ◇ Chiến quốc sách : "Vương tư thần vạn kim nhi du" (Tần sách tứ, Tần vương dục kiến Đốn Nhược ) Xin đại vương cấp cho thần vạn nén vàng để đi du thuyết.
10. (Động) Tích trữ. ◇ Quốc ngữ : "Thần văn chi cổ nhân, hạ tắc tư bì, đông tắc tư hi, hạn tắc tư chu, thủy tắc tư xa, dĩ đãi phạp dã" , , , , , (Việt ngữ thượng ) Thần nghe nói nhà buôn, mùa hè thì tích trữ da, mùa đông trữ vải mịn, mùa nắng hạn trữ thuyền, mùa nước trữ xe, để đợi khi không có vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Của cải, vốn liếng, như tư bản của vốn, gia tư vốn liếng nhà. Của tiêu dùng cũng gọi là tư, như quân tư của tiêu về việc quân, của dùng hàng ngày gọi là tư phủ cũng như ta gọi củi nước vậy.
② Nhờ, như thâm tư tí trợ nhờ tay ngài giúp nhiều lắm.
③ Tư cấp.
④ Tư bẩm, tư chất, cái tính chất của trời bẩm cho đều gọi là tư.
⑤ Chỗ nương nhờ, nghĩa là cái địa vị nhờ tích lũy dần mà cao dần mãi lên, như tư cách (nhờ có công tu học mà nhân cách cao quý).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung của cải — Của cải bỏ ra để kinh doanh. Vốn bỏ ra. Td: Đầu tư ( bỏ vốn vào để sinh lời ) — Giúp đỡ — Nhờ giúp đỡ — Cát trời cho. Đoạn trường tân thanh : » Thông minh vốn sẵn tư trời «.

Từ ghép 16

phạp
fá ㄈㄚˊ

phạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thiếu, không đủ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thiếu, không đủ. ◇ Sử Kí : "Hán Vương thực phạp, khủng, thỉnh hòa" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hán Vương thiếu lương thực, lo sợ, phải xin hòa.
2. (Động) Không có. ◎ Như: "hồi sinh phạp thuật" không có thuật làm sống lại (không có chút hi vọng nào cả).
3. (Tính) Mỏi mệt. ◎ Như: "đạo phạp" mệt lắm, xin thứ cho (chủ từ khách không tiếp). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã đẳng kim đốn phạp, ư thử dục thối hoàn" , 退 (Hóa thành dụ phẩm đệ thất ) Chúng tôi nay mệt mỏi, nơi đây muốn trở về.
4. (Tính) Nghèo khốn. ◎ Như: "bần phạp" bần cùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếu, không có đủ.
② Mỏi mệt, chủ từ khách không tiếp gọi là đạo phạp mệt lắm xin thứ cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Không có, thiếu: Thiếu gì hạng người đó;
② Mệt nhọc: Người và ngựa đều mệt nhoài; Thừa lúc ông ta mỏi mệt mà truy đuổi theo (Tân Ngũ đại sử); Mệt lắm xin thứ cho;
③ Yếu đuối, vu vơ: Con người yếu đuối; Lời nói vu vơ; Thuốc cao đã nhã rồi;
④ (văn) Xao lãng: Quang không dám vì thế mà xao lãng việc nước (Chiến quốc sách).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thiếu. Td: Khuyết phạp ( thiếu thốn, không đầy đủ ) — Nghèo túng. Td: Bần phạp ( nghèo nàn túng thiếu ) — Không. Không còn gì. Xem Phạp nguyệt — Mệt nhọc. Td: Bì phạp ( mỏi mệt nhọc nhằn ).

Từ ghép 7

thể
tī ㄊㄧ, tǐ ㄊㄧˇ

thể

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thân, mình
2. hình thể
3. dạng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Toàn thân. ◎ Như: "thân thể" thân mình, "nhục thể" thân xác, "nhân thể" thân người.
2. (Danh) Bộ phận của thân mình. ◎ Như: "chi thể" tay chân mình mẩy, "tứ thể" hai tay hai chân. ◇ Sử Kí : "Nãi tự vẫn nhi tử. Vương Ế thủ kì đầu, (...) Tối kì hậu, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng, Dương Vũ các đắc kì nhất thể" . , (...) , , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng Vương) bèn tự đâm cổ chết. Vương Ế lấy cái đầu, (...) Cuối cùng, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng và Dương Vũ mỗi người chiếm được một phần thân thể (của Hạng Vương).
3. (Danh) Hình trạng, bản chất của sự vật. ◎ Như: "cố thể" chất dắn, "dịch thể" chất lỏng, "chủ thể" bộ phận chủ yếu, "vật thể" cái do vật chất cấu thành.
4. (Danh) Lối, loại, cách thức, quy chế. ◎ Như: "biền thể" lối văn biền ngẫu, "phú thể" thể phú, "quốc thể" hình thức cơ cấu của một nước (thí dụ: "quân chủ quốc" nước theo chế độ quân chủ, "cộng hòa quốc" nước cộng hòa).
5. (Danh) Kiểu chữ viết (hình thức văn tự). ◎ Như: "thảo thể" chữ thảo, "khải thể" chữ chân.
6. (Danh) Hình trạng vật khối (trong hình học). ◎ Như: "chánh phương thể" hình khối vuông.
7. (Danh) Triết học gọi bổn chất của sự vật là "thể" . § Đối lại với công năng của sự vật, gọi là "dụng" . ◎ Như: nói về lễ, thì sự kính là "thể", mà sự hòa là "dụng" vậy.
8. (Động) Làm, thực hành. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân dĩ thân thể chi" (Phiếm luận ) Cho nên thánh nhân đem thân mà làm.
9. (Động) Đặt mình vào đấy. ◎ Như: "thể lượng" đem thân mình để xét mà tha thứ, "thể tuất dân tình" đặt mình vào hoàn cảnh mà xót thương dân.
10. (Tính) Riêng. ◎ Như: "thể kỉ" riêng cho mình.
11. (Phó) Chính bản thân. ◎ Như: "thể nghiệm" tự thân mình kiểm nghiệm, "thể hội" thân mình tận hiểu, "thể nhận" chính mình chân nhận.

Từ điển Thiều Chửu

① Thân thể. Nói tất cả một bộ phận gọi là toàn thể . Nói riêng về một bộ phận gọi là nhất thể . Bốn chân tay gọi là tứ thể .
② Hình thể. vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
③ Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể thể văn, tự thể thể chữ, chính thể , quốc thể , v.v. Lại nói như thể chế cách thức văn từ, thể tài thể cách văn từ, đều do nghĩa ấy cả.
④ Ðặt mình vào đấy. Như thể sát đặt mình vào đấy mà xét, thể tuất đặt mình vào đấy mà xót thương, v.v.
⑤ Cùng một bực. Như nhất khái, nhất thể suốt lượt thế cả.
⑥ Một tiếng trái lại với chữ dụng dùng. Còn cái nguyên lí nó bao hàm ở trong thì gọi là thể . Như nói về lễ, thì sự kính là thể, mà sự hòa là dụng vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân thể: Thân thể;
② Thể, hình thể, chất: Vật thể; Toàn thể; Chất lỏng; Cá thể;
③ Thể, lối: Thể chữ, lối chữ; Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: Thể nghiệm, nghiệm thấy; Đặt mình vào đấy để xét; Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng ), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem [ti].

Từ điển Trần Văn Chánh

】thể kỉ [tiji]
① Của riêng. Cg. [tiji];
② Thân cận: Người thân cận. Xem [tê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thân mình. Td: Thân thể — Hình trạng. Td: Thể khí — Cách thức. Td: Thể thơ — Hiểu rõ. Xét biết. Td: Thể tình .

Từ ghép 68

ám thể 暗體bài thể 俳體bản thể 本體bát thể 八體biển đào thể 扁桃體biển đào thể viêm 扁桃體炎biền thể 駢體biệt thể 別體cá thể 個體cầu thể 球體chính thể 政體chỉnh thể 整體chủ thể 主體cổ thể 古體cố thể 固體cổ thể thi 古體詩cơ thể 肌體cụ thể 具體cương thể 剛體dịch thể 液體đại thể 大體đoàn thể 團體giải thể 解體hình thể 形體hồn bất phụ thể 魂不附體khách thể 客體kháng thể 抗體khí thể 氣體lao công đoàn thể 勞工團體lập thể 立體lõa thể 裸體môi thể 媒體ngọc thể 玉體nhân thể 人體nhục thể 肉體quốc thể 國體suy thể 衰體sự thể 事體sử thể 史體tân thể 新體thánh thể 聖體thân thể 身體thật thể 實體thể cách 體格thể chế 體制thể diện 體面thể dục 體育thể hiện 體現thể lệ 體例thể lượng 體諒thể nghiệm 體驗thể phách 體魄thể tài 體裁thể thao 體操thể thiếp 體貼thể thống 體統thể thức 體式thể tích 體積thi thể 尸體thi thể 屍體thực thể 實體tinh thể 星體toàn thể 全體trọng thể 重體tứ thể 四體văn thể 文體vật thể 物體xích thể 赤體
bao
bāo ㄅㄠ

bao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bao, túi, gói
2. bao bọc
3. vây quanh, quây quanh
4. thầu, thuê
5. bảo đảm, cam đoan
6. bao cấp
7. cục, bướu, khối u
8. bánh bao

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bọc, gói. ◎ Như: "bao thư" gói sách, "bao trang" đóng gói.
2. (Động) Chứa, đựng. ◎ Như: "bao dong" chứa đựng, "bao hàm" hàm chứa.
3. (Động) Gồm lại, gộp lại. ◎ Như: "bao quát" tổng quát, "bao la vạn tượng" bao trùm mọi sự.
4. (Động) Che giấu, ẩn tàng. ◇ Hậu Hán Thư : "Tháo sài lang dã tâm, tiềm bao họa mưu" , (Viên Thiệu truyện ) (Tào) Tháo lòng lang dạ sói, ngầm giấu mưu hại.
5. (Động) Đảm đương, phụ trách. ◎ Như: "nhất thủ bao biện" .
6. (Động) Khoán, thầu. ◎ Như: "bao lãm" thầu hết, khoán trọn công việc.
7. (Động) Mua cả, thuê hết. ◎ Như: "bao xa" bao xe, thuê đặt cả xe riêng.◇ Chu Nhi Phục : "Giá cá luân thuyền thị Giang đại thư kinh thủ bao đích" (Thượng Hải đích tảo thần , Đệ tứ bộ tứ tứ ).
8. (Động) Quây, vây bọc. ◎ Như: "bao vi" bao vây, bao bọc chung quanh, "bao tiễu" bao vây tiêu diệt.
9. (Động) Bảo đảm, cam đoan. ◎ Như: "bao nhĩ mãn ý" 滿 cam đoan anh toại nguyện.
10. (Danh) Cặp, ví. ◎ Như: "thư bao" cặp sách, "bì bao" ví da, cặp da.
11. (Danh) Lều làm bằng da thú mái tròn. ◎ Như: "Mông Cổ bao" .
12. (Danh) Quả, trái. ◇ Mai Nghiêu Thần : "Phích bao dục trớ nha toàn động, Cử trản phùng suy tửu dị hàm" , (Lí Đình lão từ bộ kí cam tử ).
13. (Danh) Cục, bướu. ◎ Như: "nùng bao" bướu mủ.
14. (Danh) Bánh bao. ◎ Như: "ngưu nhục bao" bánh bao nhân thịt bò.
15. (Danh) Lượng từ: bao, gói. ◎ Như: "nhất bao đường quả" .
16. (Danh) Họ "Bao".

Từ điển Thiều Chửu

① Bọc, dùng đồ bọc ngoài cái gì gọi là bao.
② Cái bao, để bọc đồ.
③ Bao dong.
④ Tính gộp lại. Tính gộp cái lớn không tính lặt vặt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gói, bọc, đùm: Bọc sách; Gói bánh trai (bánh cheo, bánh xếp);
② Buộc, băng bó: Băng vết thương lại;
③ (loại) Gói, bao, bọc: Một gói thuốc lá; Hai bao gạo;
④ Cặp, ví: Cặp sách; Ví da, ví tiền, cặp da;
⑤ Bánh bao: Bánh bao nhân thịt; Bánh bao nhân ngọt (nhân đường);
⑥ Cái u: Trên đầu nổi u to;
⑦ Bao gồm, bao quát, bao trùm, gộp cả lại: Bao trùm tất cả;
⑧ Thuê cả, mua cả, bao hết, khoán việc: Bao xe, xe đặt thuê riêng;
⑨ Đảm bảo, bảo đảm, cam đoan, chắc chắn: Làm giấy cam đoan; Chắc chắn anh ấy sẽ hoàn thành nhiệm vụ;
⑩ [Bao] (Họ) Bao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bọc lại. Gói lại — Chứa đựng. Gồm chứa — Họ người.

Từ ghép 49

âm, ấm
yīn ㄧㄣ, yìn ㄧㄣˋ

âm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

âm, tiếng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng, thanh. ◇ Trang Tử : "Tích giả Tề quốc lân ấp tương vọng, kê cẩu chi âm tương văn" , (Khư khiếp ) Xưa kia nước Tề các ấp (ở gần nhau có thể) trông thấy nhau, tiếng gà tiếng chó nghe lẫn nhau.
2. (Danh) Âm nhạc. ◇ Trang Tử : "Hoạch nhiên hướng nhiên, tấu đao hoạch nhiên, mạc bất trúng âm" , , (Dưỡng sinh chủ ) Tiếng kêu lát chát, dao đưa soàn soạt, không tiếng nào là không đúng cung bậc.
3. (Danh) Giọng. ◇ Hạ Tri Chương : "Thiếu tiểu li gia lão đại hồi, Hương âm vô cải mấn mao thôi" , (Hồi hương ngẫu thư ) Lúc nhỏ tuổi xa nhà, già cả trở về, Giọng quê không đổi, (nhưng) tóc mai thúc giục (tuổi già).
4. (Danh) Phiếm chỉ tin tức. ◎ Như: "giai âm" tin mừng, "âm tấn" tin tức. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiếp Lục thị, cư đông san Vọng thôn. Tam nhật nội, đương hậu ngọc âm" , . , (A Anh ) Thiếp họ Lục, ở thôn Vọng bên núi phía đông. Trong vòng ba ngày, xin đợi tin mừng.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng, tiếng phát lộ ra có điệu trong đục cao thấp gọi là âm. Tiếng phát ra thành văn cũng gọi là âm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Âm (thanh, tiếng, giọng): Âm nhạc; Tiếng ồn; Giọng nói của anh ấy rất nặng;
② Nốt nhạc;
③ Tin (tức): Tin mừng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng, giọng — Cách đọc.

Từ ghép 87

âm ba 音波âm cường 音強âm dong 音容âm điệu 音調âm điệu 音调âm giai 音階âm hao 音耗âm học 音學âm huấn 音訓âm hưởng 音響âm luật 音律âm nghĩa 音義âm nhạc 音乐âm nhạc 音樂âm nhạc gia 音樂家âm nhạc hội 音樂會âm phẩm 音品âm phù 音符âm sắc 音色âm thanh 音聲âm tiết 音節âm tiết 音节âm tiêu 音標âm tín 音信âm tố 音素âm trình 音程âm tức 音息âm vấn 音問âm vận 音韻âm vận học 音韻學âm xoa 音叉bá âm 播音bát âm 八音bính âm 拼音bộc thượng chi âm 濮上之音cát âm 吉音chú âm 注音dịch âm 譯音dư âm 餘音đa âm ngữ 多音語đa âm tự 多音字đê âm 低音đệ bát tài tử hoa tiên diễn âm 第八才子花箋演音độc âm 獨音đồng âm 同音đơn âm 單音đơn âm ngữ 單音語giai âm 佳音hài âm 諧音hấp âm 吸音hồi âm 回音hồng đức quốc âm thi tập 洪徳國音詩集hương âm 鄉音khẩu âm 口音khuếch âm 擴音kí âm 記音kim âm 今音mẫu âm 母音nam âm 南音ngũ âm 五音nguyên âm 元音nhị thập tứ hiếu diễn âm 二十四孝演音nhuận âm 閏音phát âm 發音phiên âm 翻音phúc âm 福音phúc âm 覆音quan âm bồ tát 觀音菩薩quan âm bồ tát 观音菩萨quan thế âm 觀世音quốc âm 國音sát âm 擦音sầu âm 愁音tà âm 邪音táo âm 噪音tâm âm 心音thanh âm 聲音thẩm âm 審音thổ âm 土音thu âm cơ 收音機tiệp âm 捷音tri âm 知音tử âm 子音vi âm 微音vi âm khí 微音器viên âm 圓音việt âm thi tập 越音詩集

ấm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bóng mát. Như chữ Ấm Một âm khác là Âm.
công
gōng ㄍㄨㄥ

công

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đánh, tấn công

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, kích. ◎ Như: "vi công" vây đánh, "mãnh công" đánh mạnh, "phản công" đánh trở lại.
2. (Động) Sửa sang. ◎ Như: "công kim" sửa vàng, "công ngọc" sửa ngọc.
3. (Động) Chỉ trích, chê trách. ◇ Luận Ngữ : "Phi ngô đồ dã, tiểu tử minh cổ nhi công chi khả dã" , (Tiên tiến ) Không phải là học trò của ta nữa, các trò hãy nổi trống mà chê trách nó đi.
4. (Động) Trị liệu, chữa trị. ◇ Chu Lễ : "Phàm liệu dương, dĩ ngũ độc công chi" , (Thiên quan , Dương y ) Phàm chữa bệnh sảy nhọt, lấy năm độc chữa trị.
5. (Động) Nghiên cứu. ◎ Như: "tha chuyên công ứng dụng số học" anh ấy chuyên nghiên cứu về ứng dụng của toán học.
6. (Danh) Họ "Công".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh, vây đánh một thành ấp nào gọi là công.
② Sửa, như công kim sửa vàng, công ngọc sửa ngọc, v.v.
③ Công kích, trách điều lỗi lầm của người gọi là công.
④ Làm.
⑤ bền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tấn công, đánh, công: Đánh vào trận địa địch;
② Công kích, chỉ trích, phản đối: Công kích cái sai của người, đánh vào chỗ yếu của người khác; Hùa nhau phản đối;
③ Nghiên cứu: Có sự nghiên cứu chuyên về học thuật nghề nghiệp (Hàn Dũ: Sư thuyết); Chuyên nghiên cứu y học;
④ (văn) Trị liệu: Nói chung trị bệnh loét phải dùng phương ngũ độc để trị (Chu lễ);
⑤ (văn) Khéo về, giỏi về (dùng như , bộ ): Như thế là giỏi về việc dùng binh (Chiến quốc sách);
⑥ (văn) Chế tạo, làm, gia công: Dân chúng đến làm (xây dựng Linh đài), chưa đầy ngày đã làm xong (Thi Kinh: Đại nhã, Linh đài);
⑦ (văn) Bền chắc: Xe ta đã sửa chắc (Thi Kinh: Tiểu nhã, Xa công);
⑧ (văn) Tinh xảo: Vật liệu tốt mà đồ dùng tinh xảo (Liễu Tôn Nguyên: Thuyết xa tặng Dương Hối Chi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem binh mà đánh — Chuyên chú làm việc — Chỉ trích lỗi lầm của người khác.

Từ ghép 16

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.