phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Chỗ cao xa nhất, chỗ tận cùng. ◇ Thi Kinh 詩經: "Du du thương thiên, Hạt kì hữu cực?" 悠悠蒼天, 曷其有極 (Đường phong 唐風, Bảo vũ 鴇羽) Trời xanh cao xa kia ơi, Bao giờ đến được chỗ tận cùng?
3. (Danh) Ngôi vua. ◎ Như: "đăng cực" 登極 lên ngôi vua.
4. (Danh) Chỗ chính giữa làm chuẩn tắc, khuôn mẫu. ◇ Thi Kinh 詩經: "Thương ấp dực dực, Tứ phương chi cực" 商邑翼翼, 四方之極 (Thương tụng 商頌, Ân vũ 殷武) Kinh đô nhà Thương rất tề chỉnh, Làm khuôn mẫu cho các nước ở bốn phương.
5. (Danh) Chỉ sao Bắc cực.
6. (Danh) Khí cụ (như quả cân) để xác định trọng lượng (nặng nhẹ). ◇ Dật Chu thư 逸周書: "Độ tiểu đại dĩ chánh, quyền khinh trọng dĩ cực" 度小大以正, 權輕重以極 (Độ huấn 度訓) Đo lớn nhỏ thì dùng cái "chánh", cân nặng nhẹ dùng cái "cực".
7. (Danh) Đầu trục trái đất. ◎ Như: "nam cực" 南極 cực nam địa cầu, "bắc cực" 北極 cực bắc địa cầu.
8. (Danh) Biên tế, biên giới. ◇ Tuân Tử 荀子: "Vũ trung lục chỉ vị chi cực" 宇中六指謂之極 (Nho hiệu 儒效) Chỗ tận cùng của "lục chỉ" (trên, dưới và bốn phương hướng) gọi là "cực" 極, tức là biên tế.
9. (Danh) Số mục: triệu lần một triệu. § Các thuyết không thống nhất. ◇ Thái bình ngự lãm 太平御覽: "Thập thập vị chi bách, thập bách vị chi thiên, thập thiên vị chi vạn, thập vạn vị chi ức, thập ức vị chi triệu, thập triệu vị chi kinh, thập kinh vị chi cai, thập cai vị chi bổ, thập bổ vị chi tuyển, thập tuyển vị chi tái, thập tái vị chi cực" 十十謂之百, 十百謂之千, 十千謂之萬, 十萬謂之億, 十億謂之兆, 十兆謂之經, 十經謂之垓, 十垓謂之補, 十補謂之選, 十選謂之載, 十載謂之極 (Quyển thất ngũ dẫn Hán Ưng Thiệu 卷七五引漢應劭, Phong tục thông 風俗通).
10. (Danh) Đầu điện. ◎ Như: "âm cực" 陰極 cực điện âm, "dương cực" 陽極 cực điện dương.
11. (Động) Tìm hiểu sâu xa, cùng cứu. ◇ Vương Sung 王充: "Thánh nhân chi ngôn, (...), bất năng tận giải, nghi nan dĩ cực chi" 聖人之言, (...), 不能盡解, 宜難以極之 (Luận hành 論衡, Vấn Khổng 問孔).
12. (Động) Khốn quẫn; làm cho khốn quẫn, nhọc nhằn. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Kim vương điền liệp ư thử, bách tính văn vương xa mã chi âm, kiến vũ mao chi mĩ, cử tật thủ túc át nhi tương cáo viết: "Ngô vương chi hiếu điền liệp, phù hà sử ngã chí ư thử cực dã, phụ tử bất tương kiến, huynh đệ thê tử li tán." Thử vô tha, bất dữ dân đồng lạc dã" 今王田獵於此, 百姓聞王車馬之音, 見羽旄之美, 舉疾首蹙頞而相告曰: "吾王之好田獵, 夫何使我至於此極也, 父子不相見, 兄弟妻子離散." 此無他, 不與民同樂也 (Lương Huệ Vương hạ 梁惠王下) Nay nhà vua bày ra cuộc săn bắn ở đây, trăm họ nghe tiếng xe tiếng ngựa của vua, thấy nghi trượng vũ mao đẹp đẽ, đau đầu nhăn mũi (tỏ vẻ thống hận chán ghét) nói với nhau rằng: "Vua ta thích săn bắn, sao mà làm cho ta khốn quẫn nhọc nhằn đến thế, cha con không gặp mặt nhau, anh em vợ con li tán." Không có lí do nào khác, vua với dân không thể cùng vui thú như nhau được.
13. (Động) Tới, đến. ◇ Khang Hữu Vi 康有為: "Hành giả bất tri sở tòng, cư giả bất tri sở vãng; phóng hồ trung lưu, nhi mạc tri sở hưu; chỉ hồ nam bắc, nhi mạc tri sở cực" 行者不知所從, 居者不知所往; 放乎中流, 而莫知所休; 指乎南北, 而莫知所極 (Thượng Thanh đế đệ lục thư 上清帝第六書).
14. (Động) Tới cùng, lên tới điểm cao nhất. ◇ Thi Kinh 詩經: "Tuấn cực vu thiên" 駿極于天 (Đại nhã 大雅, Tung cao 崧高) Cao vút tới tận trời.
15. (Tính) Xa. ◇ Từ Hạo 徐浩: "Địa cực lâm thương hải, Thiên diêu quá đẩu ngưu" 地極臨滄海, 天遙過斗牛 (Yết Vũ miếu 謁禹廟).
16. (Tính) Tận cùng, nhiều nhất, cao nhất. ◎ Như: "cực điểm" 極點 điểm cao nhất, "cực phong" 極峰 ngọn núi cao nhất, chỉ người thủ lãnh cao nhất.
17. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "cực vi cao hứng" 極為高興 rất vui mừng, "mĩ cực liễu" 美極了 đẹp quá.
18. § Thông "cức" 亟.
Từ điển Thiều Chửu
② Trước khi trời đất chưa chia rành rẽ gọi là thái cực 太極, ngôi vua gọi là hoàng cực 皇極, vua lên ngôi gọi là đăng cực 登極 đều là ý nói rất cao không ai hơn nữa.
③ Phần cực hai đầu quả đất gọi là cực. Phần về phía nam gọi là nam cực 南極, phần về phía bắc gọi là bắc cực 北極.
④ Cùng cực, như ơn cha mẹ gọi là võng cực chi ân 罔極之恩 nghĩa là cái ơn không cùng, như cực ngôn kì lợi 極言其利 nói cho hết cái lợi, v.v.
⑤ Mỏi mệt, như tiểu cực 小極 hơi mệt.
⑥ Sự xấu nhất, khổ nhất.
⑦ Trọn, hết, mười năm gọi là một cực.
⑧ Ðến.
⑨ Cùng nghĩa với chữ cực 亟.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Chỗ cùng tột, chỗ tối cao, cực: 北極 Bắc cực; 陽極 Cực dương;
③ Tột bực, hết mức: 物極必反 Mọi sự vật khi đạt đến chỗ cùng cực thì quay trở lại; 窮凶極惡 Cực kì hung ác;
④ (pht) Rất, lắm, quá, vô cùng, rất mực, hết sức, tột bực...: 極大的憤慨 Vô cùng căm phẫn; 極爲高興 Rất vui mừng; 好吃極了 Ngon quá, ngon ghê; 好看極了 Hay quá, hay ghê; 熱極了 Nóng quá, nóng chết người; 及聞梁王薨,竇太後哭極哀Đến khi nghe Lương vương qua đời, Đậu thái hậu khóc rất bi ai (Sử kí: Lương Hiếu vương thế gia);
⑤ (văn) Mỏi mệt, mệt nhọc: 小極 Hơi mệt nhọc;
⑥ (văn) Sự xấu nhất khổ nhất, cùng cực;
⑦ (văn) Trọn, hết;
⑧ (văn) Đến;
⑨ (văn) Tiêu chuẩn: 建極 Lập nên tiêu chuẩn;
⑩ (văn) Như 亟 (bộ 二). Xem 极 [jí].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 44
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. cầu, hình cầu
3. tròn (trăng)
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Đầy đủ, hoàn chỉnh, trọn vẹn. ◎ Như: "viên mãn" 圓滿 hoàn hảo, trọn vẹn, "viên túc" 圓足 tròn đầy.
3. (Tính) Trơn nhẵn, tròn trĩnh. ◎ Như: "viên hoạt" 圓活 trơn tru.
4. (Tính) Uyển chuyển. ◇ Thang Hiển Tổ 湯顯祖: "Lịch lịch oanh ca lựu đích viên" 嚦嚦鶯歌溜的圓 (Mẫu đan đình 牡丹亭) Trong trẻo oanh ca, uyển chuyển véo von.
5. (Tính) Không trở ngại (thuật ngữ Phật giáo). "Thiên Thai tông" 天台宗 chia Phật giáo làm 4 bực, bực "viên giáo" 圓敎 là bực cao nhất, vì chứng đến bực ấy thì công hành viên mãn, tự tại viên dung, không có gì trở ngại nữa.
6. (Danh) Hình tròn. ◇ Mặc Tử 墨子:"Bách công vi phương dĩ củ, vi viên dĩ quy" 百工為方以矩, 為圓以規 (Pháp nghi 法儀) Trăm thợ lấy hình vuông làm khuôn mẫu, lấy hình tròn làm quy tắc.
7. (Danh) Đồng tiền. ◎ Như: "kim viên" 金圓 đồng tiền vàng, "ngân viên" 銀圓 đồng tiền bạc.
8. (Danh) Lượng từ: một "viên" 圓 bằng mười "giác" 角 hào.
9. (Động) Hoàn thành, làm cho hoàn chỉnh. ◎ Như: "tự viên kì thuyết" 自圓其說 làm cho hoàn chỉnh lập luận, lí thuyết của mình. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Tạm thả trụ trước, đẳng mãn liễu phục tái viên phòng" 暫且住著, 等滿了服再圓房 (Đệ lục thập bát hồi) Hãy tạm ở đây, chờ khi hết tang sẽ làm lễ thành hôn.
Từ điển Thiều Chửu
② Trộn, phàm cái gì không lộ cạnh góc ra đều gọi là viên. Như viên thông 圓通, viên hoạt 圓活, v.v.
③ Ðầy đủ, như viên mãn 圓滿, viên túc 圓足, v.v.
④ Ðồng bạc.
⑤ Tự bênh vực cái thuyết của mình.
⑥ Không trở ngại, tôn Thiên-thai chia Phật-giáo làm 4 bực, bực Viên-giáo là bực cao nhất, vì chứng đến bực ấy thì công-hành viên-mãn, tự-tại viên-dung, không có gì trở ngại nữa.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Hoàn mĩ, chu đáo, đầy đủ, viên mãn, trọn vẹn: 這人做事很圓 Anh này làm việc rất chu đáo; 這話說得不圓 Nói như vậy không trọn vẹn (tròn trịa, xuôi); 圓滿 Tròn đầy, viên mãn;
③ Đồng (đơn vị tiền tệ): 人民幣三百圓 Ba trăm đồng nhân dân tệ. Cv. 元;
④ Tiền đúc (hình tròn): 銀圓 Tiền bạc; 銅圓 Tiền đồng. Cv. 元;
⑤ Tìm cách bênh vực ý kiến hoặc chủ trương của mình: 自圓其說 Tự biện hộ cho lí thuyết của mình;
⑥ [Yuán] (Họ) Viên.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 32
Từ điển trích dẫn
2. Tỉ dụ sự tình nặng hay nhẹ, chậm hay gấp. ◇ Nguyên Chẩn 元稹: "Thiếu học độc kinh sử tử, chí cổ kim thành bại chi ngôn, vưu sở cùng cứu, toại quán xuyên ư thần xu quỷ tàng chi gian, nhi tận đắc cầm túng thỉ trương chi thuật hĩ" 少學讀經史子, 至古今成敗之言, 尤所窮究, 遂貫穿於神樞鬼藏之間, 而盡得擒縱弛張之術矣 (Đường Cố Nam Dương quận vương tặng mỗ quan bi văn minh 唐故南陽郡王贈某官碑文銘) Thời trẻ học tập kinh sử, cho tới lời thành công thất bại xưa nay, càng nghiên cứu sâu xa thì càng thông suốt cái chỗ thần kì áo diệu của binh thư, mà đạt được hết cái thuật phải nắm hay buông, khi căng lúc chùng vậy.
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Kiểu mẫu, nguyên tắc. ◎ Như: "văn pháp" 文法 nguyên tắc làm văn, "ngữ pháp" 語法 quy tắc về ngôn ngữ, "thư pháp" 書法 phép viết chữ.
3. (Danh) Cách thức, đường lối. ◎ Như: "phương pháp" 方法 cách làm, "biện pháp" 辦法 đường lối, cách thức.
4. (Danh) Thuật, kĩ xảo. ◎ Như: "đạo sĩ tác pháp" 道士作法 đạo sĩ làm phép thuật, "ma pháp" 魔法 thuật ma quái.
5. (Danh) Đạo lí Phật giáo ("pháp" 法 là dịch nghĩa tiếng Phạn "dharma", dịch theo âm là "đạt-ma"). ◎ Như: "Phật pháp" 佛法 lời dạy, giáo lí của đức Phật, "thuyết pháp" 說法 giảng đạo. ◇ Ngũ đăng hội nguyên 五燈會元: "Pháp thượng ứng xả, hà huống phi pháp" 法尚應捨, 何況非法 (Cốc san tàng thiền sư 谷山藏禪師) Phật pháp còn buông xả, huống chi không phải Phật pháp.
6. (Danh) Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra, gọi là "pháp". Tức là nội dung tâm thức, đối tượng của mọi quán chiếu, tư tưởng, sự phản ánh của sự vật lên tâm thức con người. ◎ Như: "pháp trần" 法塵 cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động.
7. (Danh) Nước Pháp gọi tắt. Nói đủ là "Pháp-lan-tây" 法蘭西 France.
8. (Danh) Họ "Pháp".
9. (Động) Bắt chước. ◎ Như: "sư pháp" 師法 bắt chước làm theo, "hiệu pháp" 效法 phỏng theo, bắt chước.
10. (Động) Giữ đúng phép, tuân theo luật pháp. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Tịch thụ nhi bất pháp, triêu xích chi hĩ" 夕受而不法, 朝斥之矣 (Phong kiến luận 封建論) Chiều nay các quan được bổ nhiệm nếu không giữ đúng phép tắc, (thì) sáng hôm sau sẽ bị đuổi không dùng nữa (cách chức).
11. (Tính) Dùng làm khuôn mẫu. ◎ Như: "pháp thiếp" 法帖 thiếp làm mẫu để tập viết.
12. (Tính) Thuộc về nhà Phật. ◎ Như: "pháp y" 法衣 áo cà-sa, "pháp hiệu" 法號 tên mà vị thầy đặt cho đệ tử của mình lúc người này xuất gia thụ giới.
Từ điển Thiều Chửu
② Lễ phép, như phi thánh vô pháp 非聖無法 chê thánh là vô phép.
③ Hình pháp, như chính pháp 正法 đem xử tử.
④ Phép, như văn pháp 文法 phép làm văn, thư pháp 書法 phép viết, v.v.
⑤ Bắt chước, như sư pháp 師法 bắt chước làm theo.
⑥ Nhà Phật gọi đạo là pháp, cho nên giảng đạo gọi là thuyết pháp 說法, tôn xưng các sư giảng đạo là pháp sư 法師, v.v.
⑦ Giỏi một môn gì có thể để cho người trông mình mà bắt chước được đều gọi là pháp. Như pháp thiếp 法帖 cái thiếp để cho người tập.
⑧ Nước Pháp-lan-tây 法蘭西 France gọi tắt là nước Pháp.
⑨ Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả cả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra cả, nên gọi là pháp, là cái cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động, nên gọi là pháp trần 法塵.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Biện pháp, phương pháp, cách thức, phép tắc, phép: 辦法 Biện pháp; 用法 Cách dùng; 加法 Phép cộng; 用兵之法 Phép dùng binh;
③ Gương mẫu để noi theo, tiêu chuẩn, khuôn phép: 法帖 Thiếp mẫu (để tập viết chữ); 效法 Bắt chước, noi theo; 使内外異法也 Làm cho tiêu chuẩn trong cung và ngoài phủ khác nhau (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
④ Giáo lí đạo Phật: 現身說法 Lấy kinh nghiệm bản thân để giảng giải;
⑤ Phép: 法術 Phù chú của thầy phù thủy;
⑥ (văn) Bắt chước, làm theo: 師法 Bắt chước làm theo; 上胡不法先王之法 Nhà vua sao không bắt chước theo phép tắc của các tiên vương? (Lã thị Xuân thu); 不必法古 Không cần phải bắt chước theo lối cổ (Thương Quân thư: Canh pháp);
⑦ (văn) Giữ đúng phép tắc, tuân thủ luật pháp, thủ pháp: 夕受而不法,朝斥矣 Chiều nay nếu các quan viên được bổ nhiệm mà không giữ đúng phép tắc thì sáng hôm sau sẽ cách chức họ (Liễu Tôn Nguyên: Phong kiến luận);
⑧ [Fă] Nước Pháp;
⑨ [Fă] (Họ) Pháp.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 169
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Sửa sang, chỉnh trị, làm cho chỉnh tề ngay ngắn. ◎ Như: "chỉnh lí" 整理 sắp đặt cho ngay ngắn, "tu lí" 修理 sửa sang, "quản lí" 管理 coi sóc. ◇ Lưu Cơ 劉基: "Pháp đố nhi bất tri lí" 法斁而不知理 (Mại cam giả ngôn 賣柑者言) Pháp luật hủy hoại mà không biết sửa.
3. (Động) Làm việc, lo liệu. ◎ Như: "lí sự" 理事 làm việc.
4. (Động) Tấu nhạc, cử nhạc. ◇ Nguyễn Trãi 阮廌: "Ẩn kỉ phần hương lí ngọc cầm" 隱几焚香理玉琴 (Tức hứng 即興) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
5. (Động) Ôn tập, luyện tập. ◇ Vô danh thị 無名氏: "Tằng lí binh thư tập lục thao" 曾理兵書習六韜 (Nháo đồng đài 鬧銅臺) Đã từng luyện tập binh thư lục thao.
6. (Động) Phản ứng, đáp ứng (đối với lời nói hoặc hành vi của người khác). ◎ Như: "bất lí" 不理 không quan tâm, "lí hội" 理會 thông hiểu.
7. (Danh) Thớ, đường vân. ◎ Như: "thấu lí" 腠理 thớ da thịt, "mộc lí" 木理 vân gỗ.
8. (Danh) Thứ tự, mạch lạc. ◎ Như: "hữu điều hữu lí" 有條有理 có thứ tự mạch lạc.
9. (Danh) Quy luật, ý chỉ của sự vật. ◎ Như: "thiên lí" 天理, "công lí" 公理, "chân lí" 真理, "nghĩa lí" 義理, "định lí" 定理.
10. (Danh) Đời xưa gọi quan án là "lí", cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là "đại lí viện" 大理院.
11. (Danh) Môn vật lí học hoặc khoa tự nhiên học. ◎ Như: "lí hóa" 理化 môn vật lí và môn hóa học.
12. (Danh) Họ "Lí".
Từ ghép 74
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. lý lẽ
3. sửa sang
Từ điển Thiều Chửu
② Sửa sang, trị. Như lí sự 理事 làm việc, chỉnh lí 整理 sắp đặt, tu lí 修理 sửa sang, v.v.
③ Ðiều lí 條理, phàm cái gì có trước có sau có gốc có ngọn không loạn thứ tự đều gọi là điều lí. Ðiều 條 là nói cái lớn, lí 理 là nói cái nhỏ, như sự lí 事理, văn lí 文理 đều một nghĩa ấy cả.
④ Ðạo lí 道理, nói về sự nên làm gọi là đạo 道, nói về cái lẽ sao mà phải làm gọi là lí 理. Lí tức là cái đạo tự nhiên vậy.
⑤ Thớ, như thấu lí 腠理 mang thớ da dẻ. Xem chữ thấu 腠.
⑥ Ðời xưa gọi quan án là lí, cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là đại lí viện 大理院.
⑦ Ôn tập, đem cái nghe biết trước mà dung nạp với cái mới hiểu cho chỉnh tề gọi là lí.
⑧ Cùng ứng đáp không trả lời lại, tục gọi là bất lí 不理, nghe tiếng lọt vào lòng thông hiểu được gọi là lí hội 理會.
⑨ Lí học, nghiên cứu về môn học thân tâm tinh mệnh gọi là lí học 理學 hay đạo học 道學. Môn triết học 哲學 bây giờ cũng gọi là lí học 理學.
⑩ Lí khoa 理科 một khoa học nghiên cứu về tính vật như vật lí học 物理學, hóa học 化學, v.v.
⑪ Lí chướng 理障 chữ nhà Phật, không rõ lẽ đúng thực, bị ý thức nó chướng ngại.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Lí lẽ: 合理 Hợp lí; 理屈詞窮 Lời cùng lí đuối, đuối lí; 理當如 此 Lẽ ra là thế, đúng phải như vậy;
③ (Vật) lí: 理科 Ngành khoa học tự nhiên; 數理化 Toán lí hóa;
④ Xử sự, quản lí: 處理 Xử lí; 理財 Quản lí tài chánh;
⑤ Chỉnh lí, sắp xếp: 理一理書籍 Sắp xếp lại sách vở;
⑥ Thèm quan tâm đến, đếm xỉa (chỉ thái độ và ý kiến đối với người khác, thường dùng với ý phủ định): 路上碰見了,誰也沒理誰 Gặp nhau giữa đường, chẳng ai thèm hỏi ai; 跟他說了半天,他理也不理 Nói với anh ta cả buổi mà anh ta vẫn dửng dưng chẳng thèm quan tâm; 置之不理 Bỏ mặc không đếm xỉa;
⑦ (văn) Luyện tập, ôn tập: 十年一理,猶不遺忘 Mười năm ôn lại một lần, vẫn không quên mất (Nhan thị gia huấn);
⑧ (văn) Tấu lên, cử nhạc lên: 理正聲,奏妙曲 Cử chính thanh (tiếng nhạc đoan chính), tấu diệu khúc (Kê Khang: Cầm phú); 試理一曲消遣 Đàn chơi một bản để tiêu khiển;
⑨ Lí học (một ngành của triết học Trung Quốc);
⑩ (văn) Sửa ngọc, làm ngọc;
⑪ [Lê] (Họ) Lí.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 26
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. vẻ vang
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Làm cho vẻ vang, vinh diệu. ◎ Như: "hiển dương" 顯揚 làm cho rực rỡ, vẻ vang. ◇ Hiếu Kinh 孝經: "Lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, dĩ hiển phụ mẫu" 立身行道, 揚名於後世, 以顯父母 (Khai tông minh nghĩa chương 開宗明義章) Lập thân hành đạo, rạng danh ở đời sau, làm vẻ vang cha mẹ.
3. (Tính) Rõ rệt, sáng tỏ. ◎ Như: "hiển nhi dị kiến" 顯而易見 rõ ràng dễ thấy.
4. (Tính) Vẻ vang, có danh vọng, có địa vị. ◎ Như: "hiển quý" 顯貴 sang trọng, "hiển đạt" 顯達 thành tựu, có danh vọng vẻ vang, "hiển giả" 顯者 kẻ phú quý. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Vấn kì dữ ẩm thực giả, tận phú quý dã, nhi vị thường hữu hiển giả lai" 問其與飲食者, 盡富貴也, 而未嘗有顯者來 (Li Lâu hạ 離婁下) Hỏi (chồng) cùng với những người nào ăn uống, (thì nói rằng) hết thảy là những người phú quý, mà chưa từng có người danh vọng nào lại nhà.
5. (Tính) Tiếng tôn xưng tổ tiên. ◎ Như: "hiển khảo" 顯考 cha đã chết, "hiển tỉ" 顯妣 mẹ đã chết.
6. (Danh) Họ "Hiển".
Từ điển Thiều Chửu
② Vẻ vang. Như hiển quý 顯貴, hiển đạt 顯達 đều nghĩa là sang trọng vẻ vang cả. Vì thế nên kẻ phú quý cũng gọi là hiển giả 顯者.
③ Con cháu gọi tổ tiên cũng xưng là hiển. Như bố đã chết gọi là hiển khảo 顯考, mẹ đã chết gọi là hiển tỉ 顯妣.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Hiển hách, hiển đạt, vẻ vang, có danh vọng.【顯赫】hiển hách [xiănhè] Hiển hách, vinh quang lừng lẫy: 戰功顯赫 Chiến công hiển hách; 顯赫一時 Vang dội một thời;
③ Từ đặt trước một danh xưng để chỉ tổ tiên: 顯考 Cha đã qua đời; 顯妣 Mẹ đã qua đời.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 16
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. tục, thói quen
3. bệnh phong
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Cảnh tượng. ◎ Như: "phong quang" 風光 cảnh tượng trước mắt, "phong cảnh" 風景 cảnh tượng tự nhiên, cảnh vật.
3. (Danh) Tập tục, thói. ◎ Như: "thế phong" 世風 thói đời, "di phong dịch tục" 移風易俗 đổi thay tập tục, "thương phong bại tục" 傷風敗俗 làm tổn thương hư hỏng phong tục.
4. (Danh) Thần thái, lề lối, dáng vẻ. ◎ Như: "tác phong" 作風 cách làm việc, lối cư xử, "phong độ" 風度 dáng dấp, nghi thái, độ lượng, "phong cách" 風格 cách điệu, phẩm cách, lề lối.
5. (Danh) Tin tức. ◎ Như: "thông phong báo tín" 通風報信 truyền báo tin tức, "văn phong nhi lai" 聞風而來 nghe tin mà lại. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Cố đại tẩu đạo: Bá bá, nhĩ đích Nhạc a cữu thấu phong dữ ngã môn liễu" 顧大嫂道: 伯伯, 你的樂阿舅透風與我們了 (Đệ tứ thập cửu hồi) Cố đại tẩu nói: Thưa bác, cậu Nhạc (Hòa) đã thông tin cho chúng em rồi.
6. (Danh) Biến cố. ◎ Như: "phong ba" 風波 sóng gió (biến cố, khốn ách).
7. (Danh) Vinh nhục, hơn thua. ◎ Như: "tranh phong cật thố" 爭風吃醋 tranh giành ghen ghét lẫn nhau.
8. (Danh) Nghĩa thứ nhất trong sáu nghĩa của kinh Thi: "phong, phú, tỉ, hứng, nhã, tụng" 風, 賦, 比, 興, 雅, 頌.
9. (Danh) Phiếm chỉ ca dao, dân dao. § Thi Kinh 詩經 có "quốc phong" 國風 nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là "phong", cùng với thơ "tiểu nhã" 小雅, thơ "đại nhã" 大雅 đều gọi là "phong" cả.
10. (Danh) Bệnh phong. ◎ Như: "phong thấp" 風溼 bệnh nhức mỏi (đau khớp xương khi khí trời ẩm thấp), "phong hàn" 風寒 bệnh cảm lạnh, cảm mạo.
11. (Danh) Họ "Phong".
12. (Động) Thổi.
13. (Động) Giáo hóa, dạy dỗ. ◎ Như: "xuân phong phong nhân" 春風風人 gió xuân ấm áp thổi đến cho người, dạy dỗ người như làm ra ân huệ mà cảm hóa.
14. (Động) Hóng gió, hóng mát. ◇ Luận Ngữ 論語: "Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy" 冠者五六人, 童子六七人, 浴乎沂, 風乎舞雩, 詠而歸 Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hóng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
15. (Động) Quạt, hong. ◎ Như: "phong can" 風乾 hong cho khô, "phong kê" 風雞 gà khô, "phong ngư" 風魚 cá khô.
16. (Động) Giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau. ◎ Như: "phong mã ngưu bất tương cập" 風馬牛不相及 không có tương can gì với nhau cả. ◇ Tả truyện 左傳: "Quân xử Bắc Hải, quả nhân xử Nam Hải, duy thị phong mã ngưu bất tương cập dã" 君處北海, 寡人處南海, 唯是風馬牛不相及也 (Hi Công tứ niên 僖公四年) Ông ở Bắc Hải, ta ở Nam Hải, cũng như giống đực giống cái của ngựa của bò, không thể dẫn dụ nhau được.
17. (Tính) Không có căn cứ (tin đồn đãi). ◎ Như: "phong ngôn phong ngữ" 風言風語 lời đồn đãi không căn cứ.
18. Một âm là "phúng". (Động) Châm biếm. § Thông "phúng" 諷.
Từ điển Thiều Chửu
② Cái mà tục đang chuộng. Như thế phong 世風 thói đời, quốc phong 國風 thói nước, gia phong 家風 thói nhà, v.v. ý nói sự gì kẻ kia xướng lên người này nối theo dần dần thành tục quen. Như vật theo gió, vẫn cảm theo đó mà không tự biết vậy.
③ Ngợi hát. Như Kinh Thi 詩經 có quốc phong nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là phong, cùng với thơ tiểu nhã 小雅, thơ đại nhã 大雅 đều gọi là phong cả. Nói rộng ra người nào có vẻ thi thư cũng gọi là phong nhã 風雅.
④ Thói, cái thói quen của một người mà được mọi người cùng hâm mộ bắt chước cũng gọi là phong. Như sách Mạnh Tử 孟子 nói văn Bá Di chi phong giả 聞伯夷之風者 nghe cái thói quen của ông Bá Di ấy. Lại như nói về đạo đức thì gọi là phong tiết 風節, phong nghĩa 風義, nói về quy mô khí tượng thì gọi là phong tiêu 風標, phong cách 風格, nói về dáng dấp thì thì gọi là phong tư 風姿, phong thái 風采, nói về cái ý thú của lời nói thì gọi là phong vị 風味, phong thú 風趣, v.v.
⑤ Phàm sự gì nổi lên hay tiêu diệt đi không có manh mối gì để xét, biến hóa không thể lường được cũng gọi là phong. Như phong vân 風雲, phong trào 風潮, v.v. nói nó biến hiện bất thường như gió mây như nước thủy triều vậy.
⑥ Bệnh phong. Chứng cảm gió gọi là trúng phong 中風. Phàm các bệnh mà ta gọi là phong, thầy thuốc tây gọi là bệnh thần kinh hết.
⑦ Thổi, quạt.
⑧ Cảnh tượng.
⑨ Phóng túng, giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau.
⑩ Cùng nghĩa với chữ phúng 諷.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Hong khô, thổi, quạt (sạch): 風乾 Hong khô; 曬乾風淨 Phơi khô quạt sạch; 風雞 Gà khô; 風肉 Thịt khô; 風魚 Cá khô;
③ Cảnh tượng, quang cảnh, phong cảnh: 風光 Quang cảnh, phong cảnh;
④ Thái độ, phong cách, phong thái: 作風 Tác phong; 風度 Phong độ;
⑤ Phong tục, thói: 世風 Thói đời; 家風 Thói nhà; 伯夷之風 Thói quen của Bá Di (Mạnh tử);
⑥ Tiếng tăm;
⑦ Bệnh do gió và sự nhiễm nước gây ra: 中風 Trúng gió, bệnh cảm gió;
⑧ Tin tức: 聞風而至 Nghe tin ùa đến; 千萬別漏風 Đừng để tin lọt ra ngoài;
⑨ Tiếng đồn: 聞風 Nghe đồn; 風言風語 Tiếng đồn bậy bạ;
⑩ Trai gái phóng túng, lẳng lơ;
⑪ [Feng] (Họ) Phong.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 163
phồn thể
phồn thể
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Cảnh tượng. ◎ Như: "phong quang" 風光 cảnh tượng trước mắt, "phong cảnh" 風景 cảnh tượng tự nhiên, cảnh vật.
3. (Danh) Tập tục, thói. ◎ Như: "thế phong" 世風 thói đời, "di phong dịch tục" 移風易俗 đổi thay tập tục, "thương phong bại tục" 傷風敗俗 làm tổn thương hư hỏng phong tục.
4. (Danh) Thần thái, lề lối, dáng vẻ. ◎ Như: "tác phong" 作風 cách làm việc, lối cư xử, "phong độ" 風度 dáng dấp, nghi thái, độ lượng, "phong cách" 風格 cách điệu, phẩm cách, lề lối.
5. (Danh) Tin tức. ◎ Như: "thông phong báo tín" 通風報信 truyền báo tin tức, "văn phong nhi lai" 聞風而來 nghe tin mà lại. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Cố đại tẩu đạo: Bá bá, nhĩ đích Nhạc a cữu thấu phong dữ ngã môn liễu" 顧大嫂道: 伯伯, 你的樂阿舅透風與我們了 (Đệ tứ thập cửu hồi) Cố đại tẩu nói: Thưa bác, cậu Nhạc (Hòa) đã thông tin cho chúng em rồi.
6. (Danh) Biến cố. ◎ Như: "phong ba" 風波 sóng gió (biến cố, khốn ách).
7. (Danh) Vinh nhục, hơn thua. ◎ Như: "tranh phong cật thố" 爭風吃醋 tranh giành ghen ghét lẫn nhau.
8. (Danh) Nghĩa thứ nhất trong sáu nghĩa của kinh Thi: "phong, phú, tỉ, hứng, nhã, tụng" 風, 賦, 比, 興, 雅, 頌.
9. (Danh) Phiếm chỉ ca dao, dân dao. § Thi Kinh 詩經 có "quốc phong" 國風 nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là "phong", cùng với thơ "tiểu nhã" 小雅, thơ "đại nhã" 大雅 đều gọi là "phong" cả.
10. (Danh) Bệnh phong. ◎ Như: "phong thấp" 風溼 bệnh nhức mỏi (đau khớp xương khi khí trời ẩm thấp), "phong hàn" 風寒 bệnh cảm lạnh, cảm mạo.
11. (Danh) Họ "Phong".
12. (Động) Thổi.
13. (Động) Giáo hóa, dạy dỗ. ◎ Như: "xuân phong phong nhân" 春風風人 gió xuân ấm áp thổi đến cho người, dạy dỗ người như làm ra ân huệ mà cảm hóa.
14. (Động) Hóng gió, hóng mát. ◇ Luận Ngữ 論語: "Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy" 冠者五六人, 童子六七人, 浴乎沂, 風乎舞雩, 詠而歸 Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hóng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
15. (Động) Quạt, hong. ◎ Như: "phong can" 風乾 hong cho khô, "phong kê" 風雞 gà khô, "phong ngư" 風魚 cá khô.
16. (Động) Giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau. ◎ Như: "phong mã ngưu bất tương cập" 風馬牛不相及 không có tương can gì với nhau cả. ◇ Tả truyện 左傳: "Quân xử Bắc Hải, quả nhân xử Nam Hải, duy thị phong mã ngưu bất tương cập dã" 君處北海, 寡人處南海, 唯是風馬牛不相及也 (Hi Công tứ niên 僖公四年) Ông ở Bắc Hải, ta ở Nam Hải, cũng như giống đực giống cái của ngựa của bò, không thể dẫn dụ nhau được.
17. (Tính) Không có căn cứ (tin đồn đãi). ◎ Như: "phong ngôn phong ngữ" 風言風語 lời đồn đãi không căn cứ.
18. Một âm là "phúng". (Động) Châm biếm. § Thông "phúng" 諷.
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. viết bằng bút
3. nét trong chữ Hán
4. cách viết, cách vẽ
5. món tiền
6. bức tranh
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Nét chữ Hán. ◎ Như: "bút thuận" 筆順 thứ tự các nét của một chữ Hán.
3. (Danh) Kĩ thuật, kĩ xảo viết văn chương, cách viết, ngòi bút, cách vẽ. ◎ Như: "phục bút" 伏筆 bút pháp có mai phục trong bài văn, "bại bút" 敗筆 bài văn, bức họa có tì vết, khuyết điểm.
4. (Danh) Ngày xưa gọi bài viết không vần là "bút".
5. (Danh) Lượng từ. (1) Bức họa, bài văn. ◎ Như: "nhất bút sơn thủy họa" 一筆山水畫 một bức tranh phong cảnh. (2) Món tiền, khoản tiền. ◎ Như: "nhất bút tiền" 一筆錢 một món tiền. (3) Nét. ◎ Như: "nhật tự hữu tứ bút" 日字有四筆 chữ "nhật" có bốn nét.
6. (Động) Viết, soạn, chép. ◎ Như: "bút chi ư thư" 筆之於書 chép vào trong sách. ◇ Sử Kí 史記: "Chí ư vi Xuân Thu, bút tắc bút, tước tắc tước" 至於為春秋, 筆則筆, 削則削 (Khổng Tử thế gia 孔子世家) Đến khi (Khổng Tử) soạn kinh Xuân Thu, thì viết cái gì phải viết, bỏ cái gì phải bỏ. § Đời xưa chưa có giấy, viết chữ vào thẻ tre, nhầm thì nạo đi. Vì thế nên chữa lại văn tự gọi là "bút tước" 筆削.
7. (Tính) Thẳng. ◎ Như: "bút đĩnh" 筆挺 thẳng đứng, "bút trực" 筆直 thẳng tắp.
Từ điển Thiều Chửu
② Chép truyện, như bút chi ư thư 筆之書於 chép vào trong sách. Ðức Khổng Tử san kinh Xuân Thu chỗ nào đáng chép thì chép đáng bỏ thì bỏ gọi là bút tước 筆削. Nay nhờ người ta sửa lại văn bài cho cũng gọi là bút tước là vì cớ ấy.
③ Phàm các loài viết vẽ văn tự đều phải dùng đến bút cả, như bút pháp 筆法 phép viết, phép vẽ, thi bút 詩筆 phép thơ, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Viết, soạn: 代筆 Viết hộ;
③ Nét (chữ): "日"字有四筆 Chữ "日" (nhật) có 4 nét;
④ Ngay, thẳng: 筆挺 Ngay ngắn; 筆直 Thẳng tắp;
⑤ (loại) Món, số, khoản: 一筆錢 Một món tiền.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 66
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Phân biệt, không tương hợp. ◇ Nhan thị gia huấn 顏氏家訓: "Chí ư sĩ thứ quý tiện chi cách, tục dĩ vi thường" 至於士庶貴賤之隔, 俗以為常 (Hậu thú 後娶).
3. (Động) Xa, cách xa. ◎ Như: "khuê cách" 暌隔 cách biệt xa xôi, "cách lưỡng nhật hựu nhất thứ" 隔兩日又一次 cách hai ngày lại có một lần. ◇ Nguyễn Du 阮攸: "Hồi đầu dĩ cách vạn trùng nhai" 回頭已隔萬重崖 (Vọng quan âm miếu 望觀音廟) Quay đầu lại đã cách xa núi muôn trùng.
4. (Động) Biệt li. ◇ Tả Tư 左思: "Hội nhật hà đoản? Cách nhật hà trường? Ngưỡng chiêm diệu linh, Ái thử thốn quang" 會日何短? 隔日何長? 仰瞻曜靈, 愛此寸光 (Điệu li tặng muội 悼離贈妹).
5. (Động) Sửa đổi, đổi khác, biến dịch. ◇ Hậu Hán Thư 後漢書: "Xưng hiệu thiên cách, phong cát củ phân" 稱號遷隔, 封割糾紛 (Quận quốc chí tán 郡國志贊).
6. (Động) Giới hạn. ◇ Ngụy Huyền Đồng 魏玄同: "Bao biếm bất thậm minh, đắc thất vô đại cách" 褒貶不甚明, 得失無大隔 (Thỉnh Lại bộ các trạch liêu thuộc sớ 請吏部各擇寮屬疏).
Từ điển Thiều Chửu
② Xa lìa. Như khuê cách 暌隔 cách biệt xa xôi.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 16
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. bản thảo, bản nháp
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Văn tự, đồ họa (mới thảo, làm phác) hoặc văn chương, sáng tác (đã hoàn thành). ◎ Như: "thi cảo" 詩稿 bản thơ mới thảo, "họa cảo" 畫稿 bức phác họa, "định cảo" 定稿 bản văn (đã hoàn thành). ◇ Lỗ Tấn 魯迅: "Ngã đáo Thượng Hải dĩ hậu, nhật báo thị khán đích, khước tòng lai một hữu đầu quá cảo" 我到上海以後, 日報是看的, 卻從來沒有投過稿 (Ngụy tự do thư 偽自由書, Tiền kí 前記).
3. (Danh) Chỉ kế hoạch, liệu tính. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Nhược phạm xuất lai, tha tâm lí dĩ hữu cảo tử, tự hữu đầu tự, tựu oan khuất bất trước bình nhân liễu" 若犯出來, 他心裏已有稿子, 自有頭緒, 就冤屈不著平人了 (Đệ lục thập nhị hồi) Lỡ có gì xảy ra, chị ấy đã có cách, tự nhiên tìm được manh mối, không đến nỗi xử oan cho người.
4. (Danh) Hình dạng, dáng điệu. ◇ Thang Hiển Tổ 湯顯祖: "Hữu nhất cá tằng đồng tiếu, đãi tưởng tượng sanh miêu trước tái tiêu tường mạc (miêu) nhập kì trung diệu, tắc nữ hài gia phạ lậu tiết phong tình cảo" 有一箇曾同笑, 待想像生描著, 再消詳邈(描)入其中妙, 則女孩家怕漏泄風情稿 (Mẫu đan đình 牡丹亭, Tả chân 寫真).
5. (Động) Làm, tiến hành, khai mở. § Thông "cảo" 搞.
6. (Tính) Khô, héo. § Thông "cảo" 槁.
7. § Tục quen viết là 藁.
Từ điển Thiều Chửu
② Bản thảo, như thi cảo 詩稿 bản thơ mới thảo. Phàm các bản khắc đều gọi là cảo, nghĩa là cứ theo như nguyên bản thảo chưa san sửa lại. Tục quen viết là 藁.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Bản thảo, bản nháp (ráp), bức phác, bài vở: 初稿 Bản thảo đầu tiên; 手稿 Bản viết tay; 定稿 Bản thảo thông qua lần cuối cùng; 詩稿 Bảo thảo tập thơ.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 13
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.