dụng
yòng ㄧㄨㄥˋ

dụng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dùng, sử dụng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Công hiệu, hiệu quả. ◎ Như: "công dụng" công hiệu, hiệu năng, "tác dụng" hiệu quả, ảnh hưởng. ◇ Luận Ngữ : "Lễ chi dụng, hòa vi quý" , (Học nhi ) Công dụng của lễ nghi, "hòa" là quý.
2. (Danh) Tiền tài, của cải. ◎ Như: "quốc dụng" tài chánh của nhà nước.
3. (Danh) Đồ dùng. ◎ Như: "khí dụng" vật dụng, "nông dụng" đồ dùng của nhà nông.
4. (Danh) Họ "Dụng".
5. (Động) Dùng, sai khiến. ◎ Như: "nhâm dụng" dùng, giao nhiệm vụ. ◇ Luận Ngữ : "Như hữu dụng ngã giả, ngô kì vi Đông Chu hồ" , (Dương Hóa ) Nếu dùng ta, thì ta sẽ chấn hưng đạo nhà Đông Chu.
6. (Động) Làm, thi hành. ◎ Như: "vận dụng" cố làm cho được, "ứng dụng" đem dùng thực sự.
7. (Động) Ăn, uống. ◎ Như: "dụng xan" dùng cơm, "dụng trà" dùng trà.
8. (Phó) Cần. ◎ Như: "bất dụng cấp" không cần phải vội. ◇ Lí Bạch : "Sanh bất dụng phong vạn hộ hầu, Đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu" , (Dữ Hàn Kinh Châu thư ) Không cần được phong vạn hộ hầu, Chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu.
9. (Liên) Đem, lấy. Cũng như "dĩ" . ◎ Như: "dụng thủ mông trụ nhãn tình" lấy tay bịt mắt.
10. (Giới) Vì, do, nhờ. Tương đương với: "nhân" , "nhân vi" . ◎ Như: "dụng tâm" , "dụng lực" . ◇ Sử Kí : "Dụng tài tự vệ, bất kiến xâm phạm" , (Hóa thực liệt truyện ) Nhờ tài sản mà bảo vệ mình, không bị xâm phạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Công dùng, đối lại với chữ thể . Về phần bản năng của sự vật gọi là thể , đem thi hành ra sự nghiệp gọi là dụng . Như công dụng công dụng, tác dụng làm dùng.
② Dùng, sai khiến. Như dụng nhân hành chánh dùng người làm chánh.
③ Của dùng, tài chánh của nhà nước gọi là quốc dụng .
④ Ðồ dùng.
⑤ Nhờ vào cái gì để động tác làm lụng gọi là dụng, như dụng tâm , dụng lực , động dụng , v.v.
⑥ Dùng làm trợ từ, nghĩa là lấy, là bèn, là chưng ấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dùng, dụng: Dụng cụ, đồ dùng; Dùng máy móc để sản xuất. 【】dụng lai [yònglái] Dùng để: Cái chậu này dùng để trồng thủy tiên rất hợp; 【】dụng dĩ [yòngyê] Dùng để:《 Hai chữ có thể dùng để chỉ người, cũng có thể dùng để chỉ vật;
② Dùng, ăn, uống: Mời uống trà; Dùng (ăn) cơm;
③ (văn) Dùng (người), bổ dụng, bổ nhiệm;
④ (văn) Của cải: Làm cho gốc mạnh và tiết kiệm của cải (Tuân tử); Điều thứ nhất là của cải của nhà vua đầy đủ (Triều Thác: Luận quý mễ sớ);
⑤ Chi tiêu, tiêu, chi phí: Tiền tiêu vặt;
⑥ (Công) dụng, ích: Công dụng rất lớn; Vô dụng, vô ích;
⑦ Cần: Không cần nói nhiều;
⑧ (văn) Vì, do, nhờ: Vì vậy, do đó; Vì sao; Trong ruộng không được trồng cây, vì làm cho ngũ cốc không mọc được (Hán thư: Thực hóa chí thượng); Lí Quảng nhờ cỡi ngựa giỏi bắn giết được nhiều quân giặc, được làm quan ở Hán Trung (Sử kí); ? Nếu không đố kị không tham cầu thì vì sao mà không tốt? (Thi Kinh: Bội phong, Hùng trĩ); Nhờ tài sản mà bảo vệ được thân mình, không bị xâm phạm (Sử kí: Hóa thực liệt truyện);
⑨ (văn) Đem, lấy (dùng như , bộ ): Đem chị mình gả cho ông ta (Sử kí);
⑩ (gt) (văn) Cho (dùng như hoặc để chỉ đối tượng của động tác, hành vi): Xem xét vấn đề chính xác, có lợi cho người xử phạt (Chu Dịch: Quẻ Mông);
⑪ (gt) (văn) Do (để nêu ra người chủ động một động tác hoặc hành vi): Các thợ đúc, thợ mộc, thợ đá của mỗi 25 nhà đều do ngũ trưởng (người đứng đầu 5 người trong quân đội thời xưa) và quân lính đảm nhiệm (Hồng Tú Toàn: Thiên triều điền mẫu chế độ);
⑫ (gt) (văn) Vào lúc (chỉ thời gian): Phép xưa hái cây thuốc phần nhiều vào tháng hai, tháng tám (Mộng khê bút đàm);
⑬ (lt) (văn) Vì vậy, nên (biểu thị kết quả): …使… Vì thế khiến cho lớn nhỏ không đều .... (Sử thông: Ngoại thiên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem ra mà dùng — Đem ra mà làm — Sai khiến — Dùng để — Đồ dùng — Sự tiêu dùng — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa — Tên người, tức Trương Quốc Dụng ( 1797-1864 ), tự Dĩ Hành, người xã Phong Phú huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh, đậu tiến sĩ năm Minh Mệnh thứ 10 ( 1829 ), trải thờ hai triều Minh Mệnh, Tự Đức. Làm quan tới chức Hình Bộ Thượng Thư. Sau được cử làm Hiệp Thống, đánh giặc Tạ Văn Phụng ở Quảng Yên, chết trận. Tác phẩm có cuốn Thoái thực kí văn.

Từ ghép 80

bao dụng 包用bất dụng 不用bất trúng dụng 不中用bính dụng 柄用bổ dụng 補用bội dụng 佩用cát kê yên dụng ngưu đao 割雞焉用牛刀cầu dụng 求用chấp lưỡng dụng trung 執兩用中chi dụng 支用chuyên dụng 专用chuyên dụng 專用cố dụng 僱用công dụng 公用công dụng 功用cung dụng 供用dẫn dụng 引用dân dụng 民用diệu dụng 妙用dụng binh 用兵dụng công 用功dụng cụ 用具dụng độ 用度dụng mệnh 用賢dụng nhân 用人dụng phẩm 用品dụng sự 用事dụng tâm 用心dụng tử 用子dụng vũ 用武đại dụng 大用đắc dụng 得用gia dụng 家用giao hỗ tác dụng 交互作用hiệu dụng 效用hưởng dụng 享用hữu dụng 有用ích dụng 益用lạm dụng 濫用lợi dụng 利用na dụng 挪用nhậm dụng 任用nhật dụng 日用nhật dụng thường đàm 日用常談nhiệm dụng 任用nhu dụng 需用phí dụng 費用phi đối xứng thức số cứ dụng hộ tuyến 非对称式数据用户线phi đối xứng thức số cứ dụng hộ tuyến 非對稱式數據用戶線phục dụng 服用quân dụng 軍用quốc dụng 國用sính dụng 聘用sở dụng 所用sử dụng 使用tác dụng 作用tạm dụng 暫用thái dụng 採用thái dụng 采用thật dụng 實用thích dụng 適用thiết dụng 切用thông dụng 通用thu dụng 收用thường dụng 常用tiết dụng 節用tiêu dụng 消用tín dụng 信用trọng dụng 重用trúng dụng 中用trưng dụng 徵用túc dụng 足用tự dụng 自用ứng dụng 应用ứng dụng 應用vận dụng 運用vật dụng 物用viễn dụng 遠用vọng dụng 妄用vô dụng 無用
tiên, tiến
xiān ㄒㄧㄢ

tiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tổ tiên. ◇ Tư Mã Thiên : "Hành mạc xú ư nhục tiên, cấu mạc đại ư cung hình" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Việc làm không gì xấu xa bằng nhục tổ tiên, nhục không gì nặng bằng cung hình (bị thiến).
2. (Danh) Sự việc quan trọng nhất. ◇ Lễ Kí : "Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên" , (Học kí ) (Trong việc) xây dựng dân nước, giáo dục là quan trọng hàng đầu.
3. (Danh) Thời gian trước, lúc trước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá lưỡng nhật bỉ tiên hựu thiêm liễu ta bệnh" (Đệ thất thập nhị hồi) Hai hôm nay so với lúc trước cũng yếu bệnh hơn một chút.
4. (Danh) Nói tắt của "tiên sanh" .
5. (Danh) Họ "Tiên".
6. (Tính) Tiếng tôn xưng người đã khuất. ◎ Như: "tiên đế" vua đời trước, "tiên nghiêm" cha xưa.
7. (Phó) Trước (nói về thời gian hoặc thứ tự). ◎ Như: "tiên phát chế nhân" áp đảo trước, đánh phủ đầu. ◇ Luận Ngữ : "Công dục thiện kì sự, tất tiên lợi kì khí" , (Vệ Linh Công ) Người thợ muốn làm việc cho khéo, thì trước hết phải làm khí cụ của mình cho sắc bén.
8. (Phó) Tạm thời. ◎ Như: "nhĩ tiên bất yếu hoảng, ngã môn mạn mạn tưởng bạn pháp lai giải quyết" , anh tạm thời không phải hoảng sợ, chúng ta từ từ tìm cách giải quyết.
9. (Động) Khởi xướng, làm trước. ◇ Luận Ngữ : "Vệ quân đãi tử nhi vi chánh, tử tương hề tiên?" , (Tử Lộ ) Nếu vua Vệ giữ thầy làm chính sự, thì thầy làm việc gì trước?
10. (Động) Lĩnh đạo, cầm đầu, cai quản. ◇ Lễ Kí : "Thiên tiên hồ địa, quân tiên hồ thần" , (Giao đặc sinh ) Trời thì cai quản đất, vua thì cầm đầu bề tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Trước.
② Người đã chết gọi là tiên, như tiên đế vua đời trước, tiên nghiêm cha xưa.
③ Một âm là tiến. Làm trước, như tiến ngã trước tiên liệu thế làm trước ta.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trước: Trước khó sau dễ; Tôi đã có hẹn từ trước. 【】 tiên hậu [xianhuò] a. Trước sau: Trước sau mâu thuẫn với nhau; Những sự việc xảy ra trước và sau; b. Tuần tự, lần lượt: Lần lượt triển lãm;【】tiên hành [xianxíng] a. Đi trước, đi đầu; b. Tiến hành trước, làm trước: Những sản phẩm mới này sẽ cung cấp trước cho tỉnh nhà;
② Tổ tiên, ông cha.【】tiên nhân [xianrén] a. Tổ tiên; b. Người cha đã qua đời;
③ (Tôn xưng) những người đời trước đã khuất: Người cha đã khuất; Các vị tiên liệt; Vua đời trước;
④ Trước kia: Kĩ thuật của anh ta giỏi hơn trước kia rất nhiều;
⑤ [Xian] (Họ) Tiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trước. Phía trước. Lúc trước ( trái với sau ) — Ông tổ đời trước. Td: Tổ tiên — Ngưi đã chết.

Từ ghép 47

tiến

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Trước.
② Người đã chết gọi là tiên, như tiên đế vua đời trước, tiên nghiêm cha xưa.
③ Một âm là tiến. Làm trước, như tiến ngã trước tiên liệu thế làm trước ta.

Từ ghép 1

biên
biān ㄅㄧㄢ, bian

biên

giản thể

Từ điển phổ thông

1. bên, phía
2. bờ, rịa, ven, mép, vệ, viền, cạnh
3. biên giới
4. giới hạn, chừng mực
5. ở gần, bên cạnh

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bờ, ven bờ, rìa, vệ, mép, lề: Lề giấy; Mép bàn; Vệ đường, bên đường; Bờ sông; Rìa núi;
② Biên giới, địa giới, địa phận, bờ cõi: Thành phố ở biên giới; Làng bản ở biên giới;
③ Đường viền;
④ Giới hạn;
⑤ (toán) Đường, giác: Đường đáy; Đa giác;
⑥ Vừa... vừa...: Vừa nghe vừa ghi chép; Vừa làm vừa học;
⑦ Bên, phía: Đứng nép vào một bên, bị gạt ra rìa; Ngả hẳn về một phía; Đi về phía này;
⑧ Gần, gần bên;
⑨ Ở (bên)..., đằng... (thường đặt sau những chữ "","", "", "", "", "", "", "" v.v...): Ở trên; Ở dưới; Đằng trước; Đằng sau;
⑩ [Bian] (Họ) Biên.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 10

ngân, ngôn
yán ㄧㄢˊ, yàn ㄧㄢˋ, yín ㄧㄣˊ

ngân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, tự mình nói ra gọi là "ngôn" . Đáp hay thuật ra gọi là "ngữ" . ◎ Như: "ngôn bất tận ý" nói không hết ý.
2. (Động) Bàn bạc, đàm luận. ◇ Luận Ngữ : "Tứ dã, thủy khả dữ ngôn thi dĩ hĩ" , (Thuật nhi ) Như anh Tứ vậy, mới có thề cùng đàm luận về kinh Thi.
3. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trụ" , (Tì bà hành ) Kể rằng tôi vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lịch Sanh sân mục án kiếm sất sứ giả viết: Tẩu! Phục nhập ngôn Bái Công" 使: (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lịch Sinh trợn mắt, cầm chặt gươm mắng sứ giả: Cút đi! Rồi trở vào báo cho Bái Công biết.
5. (Động) Tra hỏi.
6. (Danh) Câu văn, lời. ◎ Như: "nhất ngôn" một câu. ◇ Luận Ngữ : "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết "tư vô tà"" , , (Vi chánh ) Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là "tư tưởng thuần chính".
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "ngũ ngôn thi" thơ năm chữ, "thất ngôn thi" thơ bảy chữ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống vấn viết: Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kì thứ hồ! Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" : ? : ! , (Vệ Linh Công ) Ông Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ "thứ" chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
8. (Danh) Học thuyết. ◇ Mạnh Tử : "Dương Chu, Mặc Địch chi ngôn doanh thiên hạ" , (Đằng Văn Công hạ ) Học thuyết của Dương Chu, Mặc Địch tràn khắp thiên hạ.
9. (Trợ) Tôi, dùng làm tiếng phát lời. ◎ Như: "ngôn cáo sư thị" (tôi) bảo với thầy. § Ghi chú: Chữ "ngôn" đặt ở đầu câu trong Thi Kinh rất nhiều, sách Nhĩ Nhã giải thích với nghĩa "ngã" "tôi", nhưng Vương Dẫn Chi cho rằng ý nghĩa nhiều chỗ không ổn, nên không theo.
10. Một âm là "ngân". (Tính) "Ngân ngân" cung kính hòa nhã. ◇ Lễ Kí : "Quân tử chi ẩm tửu dã, thụ nhất tước nhi sắc tiển như dã, nhị tước nhi ngôn ngôn tư!" , , (Ngọc tảo ) Bậc quân tử uống rượu, nhận chén một chén mà nghiêm trang như thế, hai chén mà hòa nhã cung kính thay! § Ghi chú: Cũng như "ngân ngân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn . Ðáp hay thuật ra gọi là ngữ .
② Một câu văn cũng gọi là nhất ngôn . Như nhất ngôn dĩ tế chi viết tư vô tà một câu tóm tắt hết nghĩa là không nghĩ xằng.
③ Một chữ cũng gọi là ngôn. Như ngũ ngôn thi thơ năm chữ, thất ngôn thi thơ bảy chữ, v.v.
④ Mệnh lệnh.
⑤ Bàn bạc.
⑥ Tôi, dùng làm tiếng phát thanh. Như ngôn cáo sư thị tôi bảo với thầy.
⑦ Một âm là ngân. Ngân ngân cao ngất, đồ sộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Ngân — Một âm là Ngôn.

ngôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nói
2. lời nói

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, tự mình nói ra gọi là "ngôn" . Đáp hay thuật ra gọi là "ngữ" . ◎ Như: "ngôn bất tận ý" nói không hết ý.
2. (Động) Bàn bạc, đàm luận. ◇ Luận Ngữ : "Tứ dã, thủy khả dữ ngôn thi dĩ hĩ" , (Thuật nhi ) Như anh Tứ vậy, mới có thề cùng đàm luận về kinh Thi.
3. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trụ" , (Tì bà hành ) Kể rằng tôi vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lịch Sanh sân mục án kiếm sất sứ giả viết: Tẩu! Phục nhập ngôn Bái Công" 使: (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lịch Sinh trợn mắt, cầm chặt gươm mắng sứ giả: Cút đi! Rồi trở vào báo cho Bái Công biết.
5. (Động) Tra hỏi.
6. (Danh) Câu văn, lời. ◎ Như: "nhất ngôn" một câu. ◇ Luận Ngữ : "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết "tư vô tà"" , , (Vi chánh ) Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là "tư tưởng thuần chính".
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "ngũ ngôn thi" thơ năm chữ, "thất ngôn thi" thơ bảy chữ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống vấn viết: Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kì thứ hồ! Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" : ? : ! , (Vệ Linh Công ) Ông Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ "thứ" chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
8. (Danh) Học thuyết. ◇ Mạnh Tử : "Dương Chu, Mặc Địch chi ngôn doanh thiên hạ" , (Đằng Văn Công hạ ) Học thuyết của Dương Chu, Mặc Địch tràn khắp thiên hạ.
9. (Trợ) Tôi, dùng làm tiếng phát lời. ◎ Như: "ngôn cáo sư thị" (tôi) bảo với thầy. § Ghi chú: Chữ "ngôn" đặt ở đầu câu trong Thi Kinh rất nhiều, sách Nhĩ Nhã giải thích với nghĩa "ngã" "tôi", nhưng Vương Dẫn Chi cho rằng ý nghĩa nhiều chỗ không ổn, nên không theo.
10. Một âm là "ngân". (Tính) "Ngân ngân" cung kính hòa nhã. ◇ Lễ Kí : "Quân tử chi ẩm tửu dã, thụ nhất tước nhi sắc tiển như dã, nhị tước nhi ngôn ngôn tư!" , , (Ngọc tảo ) Bậc quân tử uống rượu, nhận chén một chén mà nghiêm trang như thế, hai chén mà hòa nhã cung kính thay! § Ghi chú: Cũng như "ngân ngân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn . Ðáp hay thuật ra gọi là ngữ .
② Một câu văn cũng gọi là nhất ngôn . Như nhất ngôn dĩ tế chi viết tư vô tà một câu tóm tắt hết nghĩa là không nghĩ xằng.
③ Một chữ cũng gọi là ngôn. Như ngũ ngôn thi thơ năm chữ, thất ngôn thi thơ bảy chữ, v.v.
④ Mệnh lệnh.
⑤ Bàn bạc.
⑥ Tôi, dùng làm tiếng phát thanh. Như ngôn cáo sư thị tôi bảo với thầy.
⑦ Một âm là ngân. Ngân ngân cao ngất, đồ sộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lời, ngôn (ngữ): Phát ngôn; Cô ấy biết nói ba ngôn ngữ; Lời dẫn;
② Nói: Biết gì nói hết;
③ Ngôn, chữ: Thơ ngũ ngôn, thơ năm chữ; Toàn sách có độ năm trăm ngàn chữ;
④ (văn) Bàn bạc;
⑤ (văn) Trợ từ đầu câu (phát ngữ từ, không dịch): Thưa với bà thầy (Thi Kinh);
⑥ [Yán] (Họ) Ngôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời nói — Nói — Một âu văn — Một chữ. Td: Thất ngôn ( bảy chữ ) — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Ngôn.

Từ ghép 111

ác ngôn 惡言bỉ ngôn 鄙言biện ngôn 弁言cách ngôn 格言cam ngôn 甘言cầm ngôn 禽言cẩu ngôn 苟言chánh ngôn 正言châm ngôn 箴言châm ngôn 針言chân ngôn 真言chân ngôn tông 真言宗chất ngôn 質言chí ngôn 至言chuế ngôn 贅言cổ ngôn 瞽言cuồng ngôn 狂言danh ngôn 名言dao ngôn 謠言dẫn ngôn 引言di ngôn 遺言du ngôn 游言dung ngôn 庸言dự ngôn 豫言dương ngôn 揚言đa ngôn 多言đại ngôn 大言đản ngôn 誕言đạt ngôn 達言đoạn ngôn 断言đoạn ngôn 斷言hí ngôn 戲言hoa ngôn 花言hoa ngôn 華言hư ngôn 虛言khổ ngôn 苦言không ngôn 空言kim ngôn 金言lập ngôn 立言lệ ngôn 例言loạn ngôn 亂言luận ngôn 論言lư ngôn 臚言lưu ngôn 流言mạn ngôn 漫言minh ngôn 明言ngạn ngôn 諺言ngoa ngôn 訛言ngôn ẩn thi tập 言隱詩集ngôn hành 言行ngôn luận 言論ngôn ngữ 言語ngôn từ 言詞ngũ ngôn 五言ngụ ngôn 寓言ngụy ngôn 偽言nhã ngôn 雅言nhất ngôn 一言nhĩ ngôn 邇言oán ngôn 怨言phao ngôn 拋言pháp ngôn 法言phát ngôn 發言phát ngôn nhân 發言人phẫn ngôn 憤言phỉ ngôn 誹言phóng ngôn 放言phù ngôn 浮言phương ngôn 方言quả ngôn 寡言quái ngôn 怪言quát ngôn 括言quần ngôn 羣言sàm ngôn 儳言sàm ngôn 讒言sảng ngôn 爽言sát ngôn 察言sấm ngôn 讖言sô ngôn 芻言sức ngôn 飾言tạo dao ngôn 造謠言tạo ngôn 造言tận ngôn 盡言thác ngôn 託言thận ngôn 慎言thất ngôn 七言thỉ ngôn 矢言thông ngôn 通言tiền ngôn 前言trách ngôn 責言trình thức ngữ ngôn 程式語言trình thức ngữ ngôn 程式语言trung ngôn 忠言trực ngôn 直言tuyên ngôn 宣言tự ngôn 序言tự ngôn 緖言ước ngôn 約言vạn ngôn thư 萬言書vệ ngôn 躗言vi ngôn 微言vi ngôn 違言võng ngôn 誷言vu ngôn 誣言xảo ngôn 巧言xúc ngôn 觸言xương ngôn 昌言ý tại ngôn ngoại 意在言外yêu ngôn 妖言yếu ngôn 要言yêu ngôn 訞言
tinh
xīng ㄒㄧㄥ

tinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngôi sao
2. sao Tinh (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sao. ◎ Như: "hằng tinh" sao đứng, "hành tinh" sao đi, "tuệ tinh" sao chổi. ◇ Tào Tháo : "Minh nguyệt tinh hi, Ô thước nam phi" , (Đoản ca hành ) Trăng sáng sao thưa, Quạ bay về nam.
2. (Danh) Tỉ dụ vật gì nhỏ lấm tấm hoặc lấp lánh. ◎ Như: "du tinh thủy điểm" lấm tấm vấy bẩn trên quần áo, "nhãn mạo kim tinh" mắt đổ đom đóm.
3. (Danh) Tỉ dụ sự gì hoặc nhân vật được chú ý, say mê, sùng bái. ◎ Như: "ca tinh" thần tượng ca nhạc, "minh tinh" ngôi sao sáng (màn bạc, ...), "cứu tinh" vị cứu tinh.
4. (Danh) Hoa cân, tức là những điểm nhỏ trắng ghi trọng lượng trên cán cân. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Xạ Nguyệt tiện nã liễu nhất khối ngân tử, đề khởi đẳng tử lai vấn Bảo Ngọc: Na thị nhất lượng đích tinh nhi?" 便, : ? (Đệ ngũ thập nhất hồi) Xạ Nguyệt liền lấy một cục bạc, cầm cái cân tiểu li lại hỏi Bảo Ngọc: Cái hoa một lạng ở chỗ nào?
5. (Danh) Tên một thứ âm nhạc.
6. (Danh) Sao "Tinh", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
7. (Danh) Họ "Tinh".
8. (Tính) Nhỏ, vụn vặt. ◎ Như: "linh tinh" vụn vặt, "tinh hỏa liệu nguyên" đốm lửa nhỏ có thể cháy lan cả cánh đồng (ý nói thiếu thận trọng trong những việc nhỏ có thể biến thành tai họa).
9. (Tính) Bạc, trắng. ◎ Như: "tinh tinh bạch phát" tóc trắng phau phau.
10. (Tính) Liên hệ về sao trời. ◎ Như: "tinh gia" người coi các sao để nghiệm tốt xấu, "tinh sĩ" thầy số, xem ngày tháng sinh đẻ rồi lấy các ngôi sao ra mà tính số vận.
11. (Phó) Nhiều và rải khắp. ◎ Như: "tinh la kì bố" chi chít, lúc nhúc.
12. (Phó) Cấp tốc, vội vàng. ◇ Phan Nhạc : "Vũ hịch tinh trì" (Thế tổ vũ đế hoàng đế lụy ) Hịch lệnh chạy tới tấp vội vàng.

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, như hằng tinh sao đứng, hành tinh sao đi, vệ tinh sao hộ vệ, tuệ tinh sao chổi, v.v.
② Sao đêm mọc nhiều, sáng lặn dần, cho nên vật gì thưa ít gọi là liêu lạc thần tinh vắng vẻ như sao ban sáng.
③ Sao nhỏ mà nhiều, cho nên số gì nhỏ mọn gọi là linh tinh , từng giọt, từng cái, như tinh tinh bạch phát tóc bạc từng sợi.
④ Nghề tinh tường, người coi về các việc xem sao để nghiệm tốt xấu gọi là tinh gia , xem ngày tháng sinh đẻ rồi lấy các ngôi sao ra mà tính số vận người gọi là tinh sĩ thầy số.
⑤ Sao tinh, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑥ Hoa cân, trong cán cân dùng hoa trắng ghi số cân lạng, v.v. gọi là tinh.
⑦ Tên một thứ âm nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao: Trăng tỏ sao thưa; Sao chổi; Lại ngặt vì tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu (Bình Ngô đại cáo);
② Đốm nhỏ, lấm tấm, chút đỉnh: Một chút đỉnh; Đốm lửa nhỏ;
③ Những chấm ghi làm chuẩn trên cán cân;
④ Ngôi sao điện ảnh;
⑤ Về đêm, (thuộc về) ban đêm;
⑥ Một nhạc khí thời cổ;
⑦ Sao Tinh;
⑧ [Xíng] (Họ) Tinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi sao trên trời.

Từ ghép 47

qua
gē ㄍㄜ

qua

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái qua, cái mác (binh khí)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái mác, một thứ vũ khí ngày xưa.
2. (Danh) Chiến tranh. ◎ Như: "nhật tầm can qua" ngày gây sự đánh nhau.
3. (Danh) Âm tiếng Mãn Thanh. ◎ Như: "qua-thập-cáp" kẻ hầu cận, kẻ hộ vệ.
4. (Danh) Họ "Qua".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái mác, một thứ đồ binh ngày xưa.
② Ðánh nhau, nhật tầm can qua ngày gây sự đánh nhau. Người trong đảng quay lại phản đảng gọi là đảo qua tương hướng , cùng trong một đảng mà đánh lẫn nhau gọi là đồng thất thao qua .
③ Qua thập cáp tiếng Mãn Thanh, nghĩa là kẻ hầu gần, kẻ hộ vệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giáo, thương, mâu, mác, lao: Trở giáo;
② Đánh nhau: Cùng nhà đánh nhau;
③ 【】qua thập cáp [geshíha] Kẻ hầu cận, kẻ hậu vệ;
④ [Ge] (Họ) Qua.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ binh khí thời xưa, giống như cây kích. Td: Can qua ( giáo mác, chỉ việc chiến tranh ) — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Qua.

Từ ghép 8

duệ
yì ㄧˋ

duệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con cháu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vệ gấu áo.
2. (Danh) Ven, bờ. ◇ Hoài Nam Tử : "Du ư giang tầm hải duệ" (Nguyên đạo ) Đi chơi ở bến sông bờ biển.
3. (Danh) Dòng dõi, con cháu đời sau. ◎ Như: "hậu duệ" con cháu đời sau. ◇ Nguyễn Du : "Bách man khê động lưu miêu duệ" 谿 (Độ Hoài hữu cảm Hoài Văn Hầu ) Trong các khe động đất Man còn để lại con cháu (của Hàn Tín ).
4. (Danh) Đất xa xôi ngoài biên thùy. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Trích quan khứ nam duệ" (Tự Hành Dương ) Bị biếm quan đi miền biên thùy phía nam.
5. (Danh) Chỉ chung các dân tộc miền biên cương.
6. (Danh) Họ "Duệ".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðất ngoài biên thùy.
② Dòng dõi. Như hậu duệ con cháu lâu đời, con cháu xa. Nguyễn Du : Bách man khê động lưu miêu duệ 谿 trong các khe động đất Man còn để lại con cháu (của Hàn Tín).
Vệ gấu áo.
④ Tên gọi chung các giống mọi rợ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Con cháu, dòng dõi gốc: Con cháu đời sau; Người Mĩ gốc Hoa;
② (văn) Đất ngoài biên thùy;
③ (văn) Bề, bờ: Bốn bề; Bờ biển;
④ (văn) Vệ gấu áo;
⑤ (văn) Tên gọi chung các dân tộc thiểu số bán khai của Trung Quốc;
⑥ [Yì] (Họ] Duệ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tà áo — Cái vạt áo — Cái bờ. Cái mép. Chẳng hạn Hải duệ ( bờ biển ) — Cuối. Ở sau — Chỉ con cháu các đời xa.

Từ ghép 10

uy, y, ả, ỷ
ē , ě , jì ㄐㄧˋ, wēi ㄨㄟ, yī ㄧ, yǐ ㄧˇ

uy

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

】 uy di [weiyí] (văn) Ép dạ làm theo (nghe theo).

y

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khen ngợi, ca ngợi
2. xanh tốt
3. dài
4. vậy, thế
5. nương, dựa vào

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đẹp, lớn, thịnh đại. ◇ Thi Kinh : "Chiêm bỉ kì úc, Lục trúc y y" , (Vệ phong , Kì úc ) Trông kìa khúc quanh sông Kì, Tre xanh tốt đẹp um tùm.
2. (Trợ) Đặt cuối câu. ◇ Thi Kinh : "Khảm khảm phạt đàn hề, Trí chi hà chi can hề, Hà thủy thanh thả liên y" , , (Ngụy phong , Phạt đàn ) Chan chát tiếng chặt cây đàn hề, Đặt cây ở bờ sông hề, Nước sông trong và gợn sóng lăn tăn.
3. (Thán) Biểu thị khen ngợi: ôi, ái chà. § Tương đương "a" . ◇ Thi Kinh : "Y ta xương hề, Kì nhi trường hề" , (Tề phong , Y ta ) Ôi khỏe mạnh hề, Thân mình cao lớn hề.
4. (Danh) Họ "Y".
5. Một âm là "ỷ". (Động) Thêm vào.
6. (Động) Nương dựa. § Thông "ỷ" . ◇ Thi Kinh : "Tứ hoàng kí giá, Lưỡng tham bất ỷ" , (Tiểu nhã , Xa công ) Bống ngựa vàng đã thắng vào xe, Hai ngựa hai bên không dựa vào đó.
7. Lại một âm là "ả". (Tính) § Xem "ả na" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lời khen nức nỏm, như y dư tốt đẹp thay!
② Xanh tốt um tùm, như lục trúc y y (Thi Kinh ) trúc xanh rờn rờn.
③ Dài.
④ Vậy, cùng nghĩa với chữ hề .
⑤ Một âm là ỷ. Nương.
⑥ Gia thêm.
⑦ Lại một âm là ả. Thướt tha, cành cây mềm lả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thán từ biểu thị sự khen ngợi nức nở: ! Tốt đẹp thay!; Ôi khỏe mạnh hề, thân mình cao lớn dài hề (Thi Kinh: Tề phong, Y ta);
② Xanh tốt, um tùm: Trúc xanh rờn rờn (Thi Kinh);
③ Dài;
④ Trợ từ cuối câu (dùng như , bộ ): ! Nước sông Hoàng Hà trong trẻo sóng gợn lăn tăn! (Thi Kinh); Ngươi đã trở về với chỗ gốc của mình, mà ta vẫn còn là người! (Trang tử: Đại tông sư). Xem [liányi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán thán từ, tỏ ý khen ngợi — Dùng làm trợ ngữ từ. Như chữ Hề . — Dài. Lớn — Các âm khác là Ỷ, Ả. Xem các âm này.

Từ ghép 2

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đẹp, lớn, thịnh đại. ◇ Thi Kinh : "Chiêm bỉ kì úc, Lục trúc y y" , (Vệ phong , Kì úc ) Trông kìa khúc quanh sông Kì, Tre xanh tốt đẹp um tùm.
2. (Trợ) Đặt cuối câu. ◇ Thi Kinh : "Khảm khảm phạt đàn hề, Trí chi hà chi can hề, Hà thủy thanh thả liên y" , , (Ngụy phong , Phạt đàn ) Chan chát tiếng chặt cây đàn hề, Đặt cây ở bờ sông hề, Nước sông trong và gợn sóng lăn tăn.
3. (Thán) Biểu thị khen ngợi: ôi, ái chà. § Tương đương "a" . ◇ Thi Kinh : "Y ta xương hề, Kì nhi trường hề" , (Tề phong , Y ta ) Ôi khỏe mạnh hề, Thân mình cao lớn hề.
4. (Danh) Họ "Y".
5. Một âm là "ỷ". (Động) Thêm vào.
6. (Động) Nương dựa. § Thông "ỷ" . ◇ Thi Kinh : "Tứ hoàng kí giá, Lưỡng tham bất ỷ" , (Tiểu nhã , Xa công ) Bống ngựa vàng đã thắng vào xe, Hai ngựa hai bên không dựa vào đó.
7. Lại một âm là "ả". (Tính) § Xem "ả na" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lời khen nức nỏm, như y dư tốt đẹp thay!
② Xanh tốt um tùm, như lục trúc y y (Thi Kinh ) trúc xanh rờn rờn.
③ Dài.
④ Vậy, cùng nghĩa với chữ hề .
⑤ Một âm là ỷ. Nương.
⑥ Gia thêm.
⑦ Lại một âm là ả. Thướt tha, cành cây mềm lả.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) (Cành cây) mềm lả, thướt tha.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Ả nan , các âm khác là Y, Ỷ.

Từ ghép 2

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đẹp, lớn, thịnh đại. ◇ Thi Kinh : "Chiêm bỉ kì úc, Lục trúc y y" , (Vệ phong , Kì úc ) Trông kìa khúc quanh sông Kì, Tre xanh tốt đẹp um tùm.
2. (Trợ) Đặt cuối câu. ◇ Thi Kinh : "Khảm khảm phạt đàn hề, Trí chi hà chi can hề, Hà thủy thanh thả liên y" , , (Ngụy phong , Phạt đàn ) Chan chát tiếng chặt cây đàn hề, Đặt cây ở bờ sông hề, Nước sông trong và gợn sóng lăn tăn.
3. (Thán) Biểu thị khen ngợi: ôi, ái chà. § Tương đương "a" . ◇ Thi Kinh : "Y ta xương hề, Kì nhi trường hề" , (Tề phong , Y ta ) Ôi khỏe mạnh hề, Thân mình cao lớn hề.
4. (Danh) Họ "Y".
5. Một âm là "ỷ". (Động) Thêm vào.
6. (Động) Nương dựa. § Thông "ỷ" . ◇ Thi Kinh : "Tứ hoàng kí giá, Lưỡng tham bất ỷ" , (Tiểu nhã , Xa công ) Bống ngựa vàng đã thắng vào xe, Hai ngựa hai bên không dựa vào đó.
7. Lại một âm là "ả". (Tính) § Xem "ả na" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lời khen nức nỏm, như y dư tốt đẹp thay!
② Xanh tốt um tùm, như lục trúc y y (Thi Kinh ) trúc xanh rờn rờn.
③ Dài.
④ Vậy, cùng nghĩa với chữ hề .
⑤ Một âm là ỷ. Nương.
⑥ Gia thêm.
⑦ Lại một âm là ả. Thướt tha, cành cây mềm lả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dựa vào, tựa vào (dùng như , bộ ): (Đứng) tựa vào xe hề (Thi Kinh);
② Thêm vào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem .

Từ ghép 1

ban
bān ㄅㄢ

ban

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lớp học
2. ca làm việc, buổi làm việc
3. toán, tốp, đoàn
4. gánh hát, ban nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngày xưa, chia ngọc làm hai phần, cho hai bên giữ làm tín vật. ◇ Thư Kinh : "Ban thụy vu quần hậu" (Thuấn điển ) Chia ấn ngọc (dùng làm tín vật) cho các vua chư hầu.
2. (Động) Bày, trải ra. ◎ Như: "ban kinh" trải chiếu kinh ra đất để ngồi. Sở Thanh Tử gặp Ngũ Cử trên đường, lấy cành cây kinh ra ngồi nói chuyện gọi là "ban kinh đạo cố" trải cành kinh nói chuyện cũ.
3. (Động) Ban phát, chia cho. ◇ Hậu Hán Thư : "(Viện) nãi tán tận (hóa thực tài sản) dĩ ban côn đệ, cố cựu, thân y dương cừu, bì khố" ()(), , , (Mã Viện truyện ) (Mã Viện) bèn đem chia hết (hóa thực tài sản) phát cho anh em, bạn thân cũ, áo da cừu, quần da.
4. (Động) Phân biệt. ◎ Như: "ban mã chi thanh" tiếng ngựa (lìa bầy) phân biệt nhau.
5. (Động) Ban bố. ◇ Hậu Hán Thư : "Cưỡng khởi ban xuân" (Thôi Nhân liệt truyện ) Miễn cưỡng ban bố lệnh mùa xuân.
6. (Động) Trở về. ◎ Như: "ban sư" đem quân về.
7. (Động) Ở khắp. ◇ Quốc ngữ : "Quân ban nội ngoại" (Tấn ngữ) Quân đội ở khắp trong ngoài.
8. (Động) Ngang nhau, bằng nhau. ◇ Mạnh Tử : "Bá Di, Y Doãn ư Khổng Tử, nhược thị ban hồ" , , (Công Tôn Sửu thượng ) Bá Di, Y Doãn và Khổng Tử chẳng phải là ngang bằng nhau ư?
9. (Động) Dùng dằng, luẩn quẩn không tiến lên được. ◇ Dịch Kinh : "Thừa mã ban như" (Truân quái ) Như cưỡi ngựa dùng dằng luẩn quẩn không tiến lên được.
10. (Danh) Ngôi, thứ, hàng. § Chỗ công chúng tụ hội, chia ra từng "ban" để phân biệt trên dưới. ◎ Như: "đồng ban" cùng hàng với nhau.
11. (Danh) Lớp học, nhóm công tác, đoàn thể nhỏ trong nghề nghiệp, đơn vị nhỏ trong quân đội. ◎ Như: "chuyên tu ban" lớp chuyên tu, "hí ban" đoàn diễn kịch, "cảnh vệ ban" tiểu đội cảnh vệ.
12. (Danh) Lượng từ: nhóm, tốp, chuyến, lớp. ◎ Như: "mỗi chu hữu tam ban phi cơ phi vãng Âu châu" mỗi tuần có ba chuyến máy bay sang Âu châu, "thập ngũ ban học sanh" mười lăm lớp học sinh, "tam ban công tác" ba nhóm công tác.
13. (Danh) Họ "Ban".
14. (Tính) Hoạt động theo định kì. ◎ Như: "ban xa" xe chạy theo định kì.
15. (Tính) Lang lổ. § Thông "ban" . ◇ Nguyễn Du : "Ngu Đế nam tuần cánh bất hoàn, Nhị phi sái lệ trúc thành ban" , (Thương Ngô tức sự ) Vua Ngu Đế đi tuần ở phương nam không về, Hai bà phi khóc rơi nước mắt làm trúc đốm hoa.

Từ điển Thiều Chửu

① Ban phát, chia cho.
② Bầy, giải, như ban kinh giải chiếu kinh ra đất để ngồi.
③ Ngôi, thứ, hàng. Chỗ công chúng tụ hội, chia ra từng ban để phân biệt trên dưới gọi là ban. Cùng hàng với nhau gọi là đồng ban .
④ Trở về, như ban sư đem quân về.
⑤ Khắp.
⑥ Ban mã tiếng ngựa biệt nhau.
⑦ Vướng vít không tiến lên được.
⑧ Lang lổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lớp (học): Lớp A; Lớp chuyên tu;
② Hàng ngũ: Xếp hàng;
③ Tiểu đội: Tiểu đội cảnh vệ;
④ Kíp, ca, ban: Mỗi ngày làm ba kíp (ca); Đổi kíp;
⑤ Chuyến, (chạy hoặc bay) theo chuyến: Tôi sẽ đi chuyến máy bay sau; Năm phút có một chuyến; Tàu chuyến;
⑥ Toán, tốp, lượt, đợt, đám, nhóm, tổ: Đám thanh niên ấy khỏe thật;
⑦ (văn) Vị thứ, ngôi thứ: Từ Miễn làm thượng thư bộ lại, định ra làm mười tám ngôi thứ (Tùy thư);
⑧ (quân) Điều, huy động: Huy động quân đội;
⑨ (cũ) Gánh (hát): Gánh hát;
⑩ (văn) Ban phát, chia cho;
⑪ (văn) Bày ra, trải ra: Bày cành kinh nói chuyện cũ;
⑫ (văn) Ban bố: Miễn cưỡng ban bố lệnh mùa xuân;
⑬ (văn) Trở về: Đem quân trở về;
⑭ (văn) Sắp đặt, xếp đặt: 祿? Khi nhà Chu xếp đặt các tước lộc, thì làm thế nào? (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑮ (văn) Khắp: Xe khắp trong ngoài (Quốc ngữ: Tấn ngữ);
⑯ (văn) Ngang bằng, ngang hàng: ? Bá Di, Y Doãn và Khổng Tử chẳng phải là ngang bằng nhau ư? (Mạnh tử: Công Tôn Sửu thượng);
⑰ (văn) Chần chừ không tiến lên được;
⑱ (văn) Lang lổ (như , bộ );
⑲ [Ban] (Họ) Ban.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia ra. Chia cho — Hàng lối — thứ bậc. Ngang nhau — Trở về. Quay về — Họ người — Dùng như chữ Ban . Xem Ban bạch, Ban bác.

Từ ghép 16

thị
shì ㄕˋ

thị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thân cận, gần gũi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trông nom, săn sóc, dưỡng. ◎ Như: "phục thị bệnh nhân yêu hữu nại tâm" săn sóc người bệnh cần phải có lòng nhẫn nại. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhân nhân chi đắc di, dĩ dưỡng tật thị lão dã" , (Dị dụng ).
2. (Động) Hầu hạ, phục dịch. ◎ Như: "thị tọa" ngồi hầu. ◇ Thủy hử truyện : "Thượng chí trụ trì Chân Nhân, hạ cập đạo đồng thị tòng" , (Đệ nhất hồi) Trên thì có Chân Nhân trụ trì, dưới thì có các đạo đồng theo hầu.
3. (Danh) Người hầu. ◎ Như: "nội thị" kẻ hầu trong, "nữ thị" người hầu gái.
4. (Danh) Nói tắt của "thị sanh" : (1) Tiếng nhún mình của kẻ dưới nói với bề trên. (2) Người vào viện Hàn Lâm sau người ba khoa tự xưng là "thị sanh".
5. (Danh) Họ "Thị".

Từ điển Thiều Chửu

① Hầu, như thị tọa ngồi hầu.
② Kẻ hầu, như nội thị kẻ hầu trong.
③ Lời nói nhún mình của kẻ dưới nói với bề trên, như thị sinh vào hàn lâm sau người ba khoa thì tự xưng là thị sinh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hầu hạ, săn sóc: Săn sóc người bệnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kẻ dưới theo hầu người trên — Hầu hạ.

Từ ghép 16

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.