nha
yā ㄧㄚ, yǎ ㄧㄚˇ

nha

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. con quạ khoang
2. màu đen

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con quạ khoang. § Giống quạ lông đen tuyền gọi là "ô" , lông cánh màu xám tro gọi là "nha" . ◇ Nguyễn Du : "Thụ thụ hữu đề nha" (Từ Châu dạ ) Cây nào cũng nghe tiếng quạ kêu.
2. (Tính) Đen. ◎ Như: "nha hoàn" búi tóc đen nhẫy. ◇ Nguyễn Trãi : "Vạn hộc nha thanh đỏa thúy hoàn" (Vân Đồn ) Muôn hộc (núi) đen xanh tựa mái tóc màu tím lam rủ xuống.

Từ điển Thiều Chửu

① Con quạ khoang. Giống quạ đen biết mớm trả mẹ gọi là ô , không biết mớm trả gọi là nha .
② Sắc đen cũng gọi là nha. Như nha hoàn búi tóc đen nhẫy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Con) quạ, ác;
② (văn) Màu đen: Búi tóc đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con quạ — Đen. Màu đen ( vì lông quạ màu đen ) — Chiếc nha điểm sầu: Con quạ có sắc đen như một chấm mực nó điểm vào nơi phong cảnh buổi chiều, khi bóng tà dương đã khuất núi, thêm một điểm buồn rầu. » Ngàn non ngậm kín bóng tà, lá cây xào xạc, chiếc nha điểm sầu « ( Hoa Tiên ).

Từ ghép 7

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ba cỗ xe, tiếng nhà Phật, chỉ ba phương cách tu đạo, gồm Bồ tát thặng, Bích chi thặng và Thanh văn thặng.

Từ điển trích dẫn

1. Ba cỗ xe đưa đến Niết-bàn, đó là "Thanh văn thừa" , "Ðộc giác thừa" và "Bồ Tát thừa" . Ðại thừa gọi Thanh văn thừa là Tiểu thừa với sự đắc quả A-la-hán là mục đích, Ðộc giác thừa là Trung thừa với quả Ðộc giác Phật. Bồ Tát thừa được xem là Ðại thừa vì nó có thể cứu độ tất cả chúng sinh và hành giả trên xe này cũng có thể đắc quả cao nhất, quả Vô thượng chính đẳng chính giác. Trong kinh Diệu pháp liên hoa, đức Phật nói rằng ba cỗ xe nói trên cũng chỉ là thành phần của một cỗ xe (Nhất thừa) và được chỉ dạy tùy theo khả năng tiếp thu của các đệ tử. Ba thành phần này được so sánh với ba cỗ xe được kéo bằng con dê, hươu và bò.
cân
jīn ㄐㄧㄣ

cân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái khăn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khăn. ◎ Như: "mao cân" khăn lông, "dục cân" khăn tắm.
2. (Danh) Mũ bịt đầu. § Học trò nhà Minh hay dùng thứ mũ ấy, nên kẻ nào học thức hủ bại gọi là "đầu cân khí" . Cũng nói là "phương cân khí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái khăn.
② Mũ bịt đầu, học trò nhà Minh hay dùng thứ mũ ấy, nên kẻ nào học thức hủ bại gọi là đầu cân khí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khăn: Khăn tay;
② (cũ) Mũ bịt đầu, khăn quấn đầu: Đầu đội khăn Phương Sơn (loại khăn của nho sinh thời xưa đội) (Lí Bạch: Trào lỗ nho); Kẻ học thức hủ bại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khăn lau mặt lau tay — Khăn đội đầu — Khăn phủ đồ vật — Tên một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 18

nha
yá ㄧㄚˊ, yà ㄧㄚˋ

nha

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái răng
2. ngà voi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Răng. ◎ Như: "môn nha" răng cửa, "tước giác thử nha" đặt điều gây sự kiện tụng.
2. (Danh) Ngà voi, gọi tắt là "nha". ◎ Như: "tượng nha" ngà voi, "nha bài" cái thẻ ngà.
3. (Danh) Người giới thiệu làm trung gian buôn bán. ◎ Như: "nha nhân" người môi giới, "nha quái" người mối lái.
4. (Danh) Sở quan, nơi làm việc của quan chức. ◎ Như: "nha môn" nha sở.
5. (Tính) Phó, phụ. ◎ Như: "nha tướng" phó tướng, tướng nhỏ.
6. (Động) Cắn, cắn xé. ◇ Chiến quốc sách : "Đầu chi nhất cốt, khinh khởi tương nha giả. Hà tắc? Hữu tranh ý dã" , . ? (Tần sách tam, Thiên hạ chi sĩ hợp tung ) Ném cho một khúc xương thì (bầy chó của vua Tần) vùng dậy cắn xé nhau. Tại sao vậy? Tại tranh ăn.

Từ điển Thiều Chửu

① Răng to.
② Thử nha tước giác đặt điều gây sự kiện tụng.
③ Ngà, ngà voi dùng làm đồ được, gọi tắt là nha. Như nha bài cái thẻ ngà.
④ Các tướng nhỏ (ti tướng) gọi là nha tướng .
⑤ Người giới thiệu sự buôn bán gọi là nha quái (lái).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răng: Răng cửa; Răng sâu;
② Ngà (voi): Ngà, ngà voi;
③ Mép răng cưa (chỉ những vật hình răng): Bánh răng, răng khía;
④ Người mối lái.【】nha hàng [yáháng] (cũ) Người (kẻ) buôn nước bọt, người mách mối hàng, người mối lái;
⑤ [Yá] (Họ) Nha.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Răng hàm — Ngà voi — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nha.

Từ ghép 24

sâm
shēn ㄕㄣ

sâm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cỏ sâm (thứ cỏ quý, lá như bàn tay, hoa trắng, dùng làm thuốc)
2. sao Sâm (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ sâm, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ mà trắng, dùng làm thuốc. § Cũng viết là hoặc . Hình nó như hình người, nên gọi là "nhân sâm" (Panax spp). Ở những nơi như Thịnh Kinh, Cát Lâm, Cao Li đều có cả. Thứ nào mọc ở đồng áng lại càng tốt, nên gọi là "dã sơn sâm" . Thứ mọc ở Thượng Đảng gọi là "đảng sâm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ sâm, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ mà trắng, dùng làm thuốc. Cũng viết là hoặc . Hình nó như hình người, nên gọi là nhân sâm . Ở những nơi như Thịnh Kinh, Cát Lâm, Cao Li đều có cả. Thứ nào mọc ở đồng áng lại càng tốt, nên gọi là dã sơn sâm . Thứ mọc ở Thượng Ðảng gọi là đảng sâm .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (4) (bộ ) và .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Sâm ( tên vị thuốc ).
diểu, liểu, yểu
yǎo ㄧㄠˇ

diểu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mờ mịt, lặng bặt
2. sâu thẳm

Từ ghép 1

liểu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mờ mịt, lặng bặt
2. sâu thẳm

yểu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mờ mịt, lặng bặt
2. sâu thẳm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn ra xa, viễn vọng.
2. (Tính) Sâu xa, sâu thẳm.
3. (Tính) "Yểu nhiên" : (1) Trướng nhiên, bâng khuâng, buồn bã. ◇ Trang Tử : "Yểu nhiên táng kì thiên hạ yên" (Tiêu dao du ) (Vua Nghiêu) bâng khuâng quên mất thiên hạ của mình. (2) Sâu xa.
4. (Phó) U tĩnh, trầm tịch. ◇ Lí Bạch : "Đào hoa lưu thủy yểu nhiên khứ, Biệt hữu thiên địa phi nhân gian" , (San trung vấn đáp ) Hoa đào theo dòng nước âm thầm lặng lẽ trôi đi mất, Chẳng còn trời đất với nhân gian.

Từ điển Thiều Chửu

① Sâu thẳm.
② Yểu nhiên trướng nhiên, bâng khuâng, buồn bã. Trang Tử : Yểu nhiên táng kì thiên hạ yên (Tiêu dao du ) (vua Nghiêu) bâng khuâng quên mất thiên hạ của mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sâu xa, bí ẩn;
② Buồn bã, buồn rầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mắt sâu vào — Chỉ sự buồn rầu thất vọng — Sâu xa.

Từ ghép 3

lai, lãi
lái ㄌㄞˊ, lài ㄌㄞˋ

lai

phồn thể

Từ điển phổ thông

đến nơi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến. § Đối lại với "khứ" , "vãng" . ◎ Như: "xa lai liễu" xe đến rồi. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
2. (Động) Tới nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai, hồng nhan đa bạc mệnh" , từ xưa đến nay, những kẻ má hồng thường bạc mệnh. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc tri đa thiểu" , (Xuân hiểu ) Từ hồi đêm đến giờ (nghe) tiếng mưa gió, Hoa rụng không biết nhiều hay ít?
3. (Động) Xảy ra, đã đến. ◎ Như: "vấn đề lai liễu" xảy ra vấn đề rồi đấy.
4. (Động) Làm (dùng thay cho một số động từ để nói vắn tắt). ◎ Như: "lai nhất bàn kì" chơi một ván cờ, "giá giản đan, nhượng ngã lai" , cái đó dễ mà, để tôi làm cho.
5. (Tính) Sẽ đến, về sau. ◎ Như: "lai niên" sang năm, "lai nhật" ngày sau, "lai sanh" đời sau.
6. (Tính) Khoảng chừng (dùng với số lượng). ◎ Như: "tam thập lai tuế" khoảng ba mươi tuổi, "nhị thập lai cân" chừng hai chục cân.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ hoặc động từ, biểu thị: từ đó ... về sau. ◇ Đỗ Phủ : "Tiểu lai tập tính lãn" (Tống Lí Hiệu Thư ) Từ nhỏ, tính vốn lười. ◇ Bạch Cư Dị : "Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn" , (Tì bà hành ) Từ khi (người đó) đi đến nay, tôi ở cửa sông giữ con thuyền không, Quanh thuyền trăng sáng trải trên dòng sông lạnh.
8. (Trợ) Đặt trước động từ, biểu thị ý nguyện. ◎ Như: "nhĩ lai khán điếm" anh coi tiệm, "đại gia lai tưởng tưởng biện pháp" mọi người sẽ nghĩ cách.
9. (Trợ) Đặt sau động từ: đến, để. ◎ Như: "tha hồi gia khán gia nương lai liễu" anh ấy về nhà để thăm cha mẹ.
10. (Trợ) Đi liền với "đắc" , "bất" , biểu thị "có thể" hay "không thể". ◎ Như: "giá sự ngã tố đắc lai" việc này tôi làm được, "Anh ngữ ngã thuyết bất lai" tôi không biết nói tiếng Anh.
11. (Trợ) Dùng sau số từ, dùng để liệt kê: một là ..., hai là ..., v.v. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm nhất lai đỗ lí vô thực, nhị lai tẩu liễu hứa đa trình đồ, tam giả đương bất đắc tha lưỡng cá sanh lực, chỉ đắc mại cá phá trán, tha liễu thiền trượng tiện tẩu" , , , , 便 (Đệ lục hồi) Lỗ Trí Thâm một là bụng đói, hai là đi đường xa, ba là không đương nổi hai người sung sức, nên đành chờ một miếng hở, gạt thiền trượng rồi chạy.
12. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị thúc giục, khuyến nhủ. ◇ Đào Uyên Minh : "Quy khứ lai hề, điền viên tương vu, hồ bất quy" ,, (Quy khứ lai từ ) Về đi thôi hề, ruộng vườn sắp hoang vu, sao không về.
13. (Trợ) Dùng làm chữ đệm trong câu. ◎ Như: "chánh nguyệt lí lai, đào hoa khai" , tháng giêng, hoa đào nở, "bất sầu cật lai, bất sầu xuyên" , 穿 không lo ăn, chẳng lo mặc.
14. (Danh) Họ "Lai".
15. Một âm là "lại". (Động) Yên ủi, vỗ về. § Thông .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại.
② Về sau, như tương lai về sau này.
③ Một âm là lãi. Yên ủi, vỗ về yên ủi kẻ đến với mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lại, đến: Đem cái cuốc lại đây; Nhờ người đưa đến một bức thư;
② Đặt sau động từ để chỉ kết quả của động tác: Nói ra dài dòng; Người này xem ra tuổi không nhỏ; Tết năm nay chắc các anh vui lắm thì phải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến: Tôi đến Bắc Kinh đã 3 năm rồi; ! Anh đã đến đấy à!;
② Xảy ra (sự việc, vấn đề), đã đến: Xảy ra vấn đề rồi đấy; , Sang xuân mùa màng bận rộn đã đến;
③ Làm, chơi, mở... hoặc dùng để thay thế cho một động từ cụ thể: Làm bậy, làm bừa; Chơi một ván cờ; Mở một cuộc thi đua; , Anh nghỉ một tí, để tôi làm; , ? Chúng tôi chơi bóng, anh có tham gia (chơi) không?;
④ Đặt sau từ "" hoặc "" để biểu thị ý có thể hoặc không: Hai người này nói chuyện rất tâm đắc (ăn ý với nhau); Bài này tôi không biết hát;
⑤ Đặt trước động từ để đề nghị sẽ làm một việc gì: Mời anh đọc một lần; Ai nấy đều nghĩ xem;
⑥ Đến... để...: Chúng tôi đến để chúc mừng; Anh ấy về nhà để thăm cha mẹ;
⑦ Để (mà)...: ? Anh lấy lí lẽ gì để thuyết phục hắn?;
⑧ Đấy, đâu (đặt sau câu để tỏ sự việc đã xảy ra): ? Tôi có bao giờ nói thế đâu?
⑨ Tương lai, sau này (hoặc các thời gian về sau): Sang năm; Đời sau;
⑩ Từ trước đến nay: Lâu nay; Hai nghìn năm nay; Từ mùa xuân đến giờ; Hơn hai mươi năm nay anh ấy đều làm việc ở nông thôn. Xem ;
⑪ Trên, hơn, ngoài, trên dưới, khoảng chừng: Hơn mười ngày; Ngoài năm mươi tuổi; Trên ba trăm người; Hơn hai dặm đường;
⑫ Đặt sau số từ "" v.v.. để liệt kê các lí do mục đích: , , , Lần này anh ấy vào phố, một là để báo cáo công tác, hai là để sửa chữa máy móc, ba là để mua sách vở; , , Một là bận việc, hai là kẹt xe, nên tôi vẫn không đến thăm anh được;
⑬ [Lái] (Họ) Lai;
⑭ Dùng làm từ đệm trong thơ ca, tục ngữ hoặc lời rao hàng: Tháng giêng đón xuân sang; 穿 Chẳng lo chuyện no cơm ấm áo; ! Mài dao mài kéo đây!;
⑮ (văn) Trợ từ, dùng để nêu tân ngữ ra trước động từ (thường dùng trong Hán ngữ thượng cổ): , Chàng không nghĩ đến tình xưa mà giận ta (Thi Kinh: Bội phong, Cốc phong);
⑯ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự cầu khiến, thúc giục (đôi khi dùng kèm với , ): ! Sao chẳng về đi! (Mạnh tử: Li Lâu thượng); , ? Về đi thôi hề! Ruộng vườn sắp hoang vu, sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai hề).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đến. Lại. Tới — Mời gọi lại — Sắp tới. Về sau này.

Từ ghép 58

lãi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến. § Đối lại với "khứ" , "vãng" . ◎ Như: "xa lai liễu" xe đến rồi. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
2. (Động) Tới nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai, hồng nhan đa bạc mệnh" , từ xưa đến nay, những kẻ má hồng thường bạc mệnh. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc tri đa thiểu" , (Xuân hiểu ) Từ hồi đêm đến giờ (nghe) tiếng mưa gió, Hoa rụng không biết nhiều hay ít?
3. (Động) Xảy ra, đã đến. ◎ Như: "vấn đề lai liễu" xảy ra vấn đề rồi đấy.
4. (Động) Làm (dùng thay cho một số động từ để nói vắn tắt). ◎ Như: "lai nhất bàn kì" chơi một ván cờ, "giá giản đan, nhượng ngã lai" , cái đó dễ mà, để tôi làm cho.
5. (Tính) Sẽ đến, về sau. ◎ Như: "lai niên" sang năm, "lai nhật" ngày sau, "lai sanh" đời sau.
6. (Tính) Khoảng chừng (dùng với số lượng). ◎ Như: "tam thập lai tuế" khoảng ba mươi tuổi, "nhị thập lai cân" chừng hai chục cân.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ hoặc động từ, biểu thị: từ đó ... về sau. ◇ Đỗ Phủ : "Tiểu lai tập tính lãn" (Tống Lí Hiệu Thư ) Từ nhỏ, tính vốn lười. ◇ Bạch Cư Dị : "Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn" , (Tì bà hành ) Từ khi (người đó) đi đến nay, tôi ở cửa sông giữ con thuyền không, Quanh thuyền trăng sáng trải trên dòng sông lạnh.
8. (Trợ) Đặt trước động từ, biểu thị ý nguyện. ◎ Như: "nhĩ lai khán điếm" anh coi tiệm, "đại gia lai tưởng tưởng biện pháp" mọi người sẽ nghĩ cách.
9. (Trợ) Đặt sau động từ: đến, để. ◎ Như: "tha hồi gia khán gia nương lai liễu" anh ấy về nhà để thăm cha mẹ.
10. (Trợ) Đi liền với "đắc" , "bất" , biểu thị "có thể" hay "không thể". ◎ Như: "giá sự ngã tố đắc lai" việc này tôi làm được, "Anh ngữ ngã thuyết bất lai" tôi không biết nói tiếng Anh.
11. (Trợ) Dùng sau số từ, dùng để liệt kê: một là ..., hai là ..., v.v. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm nhất lai đỗ lí vô thực, nhị lai tẩu liễu hứa đa trình đồ, tam giả đương bất đắc tha lưỡng cá sanh lực, chỉ đắc mại cá phá trán, tha liễu thiền trượng tiện tẩu" , , , , 便 (Đệ lục hồi) Lỗ Trí Thâm một là bụng đói, hai là đi đường xa, ba là không đương nổi hai người sung sức, nên đành chờ một miếng hở, gạt thiền trượng rồi chạy.
12. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị thúc giục, khuyến nhủ. ◇ Đào Uyên Minh : "Quy khứ lai hề, điền viên tương vu, hồ bất quy" ,, (Quy khứ lai từ ) Về đi thôi hề, ruộng vườn sắp hoang vu, sao không về.
13. (Trợ) Dùng làm chữ đệm trong câu. ◎ Như: "chánh nguyệt lí lai, đào hoa khai" , tháng giêng, hoa đào nở, "bất sầu cật lai, bất sầu xuyên" , 穿 không lo ăn, chẳng lo mặc.
14. (Danh) Họ "Lai".
15. Một âm là "lại". (Động) Yên ủi, vỗ về. § Thông .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại.
② Về sau, như tương lai về sau này.
③ Một âm là lãi. Yên ủi, vỗ về yên ủi kẻ đến với mình.
bạc, phác, phốc
pū ㄆㄨ

bạc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, đập. ◇ Hoài Nam Tử : "Vi lôi điện sở phác" (Thuyết lâm ) Bị sét đánh.
2. (Động) Phẩy qua, phớt qua, chạm nhẹ, lướt qua. ◇ Sầm Tham : "Hoa phác ngọc cang xuân tửu hương" (Vi viên ngoại gia hoa thụ ca ) Hoa phẩy bình ngọc rượu xuân thơm.
3. (Động) Vỗ cánh. ◎ Như: "tinh đình tại song hộ thượng phác trước sí bàng" chuồn chuồn trên cửa sổ vỗ cánh.
4. (Động) Phủi. ◎ Như: "bả thân thượng tuyết phác liễu" phủi tuyết trên mình.
5. (Động) Xông tới, xông vào, sà vào. ◎ Như: "phi nga phác hỏa" thiêu thân xông vào lửa, "tha hoài trung phác khứ" ngã sà vào lòng y.
6. (Động) Bắt. ◇ Đỗ Mục : "Khinh la tiểu phiến phác lưu huỳnh" (Thu tịch ) Mặc áo là nhẹ, cầm quạt nhỏ bắt đom đóm.
7. (Động) Bôi, thoa, xoa. ◎ Như: "phác phấn" thoa phấn (trang điểm).
8. (Động) Ném tiền đánh bạc (trò chơi ngày xưa).
9. (Động) Cùng đánh nhau, đấu sức.
10. (Danh) Hình phạt đánh trượng.
11. (Danh) Đồ dùng để đánh, đập. ◎ Như: "cầu phác" cái vợt đánh bóng, "phấn phác" đồ đánh phấn.
12. § Cũng đọc là "phốc", "bạc".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh, dập tắt.
② Ðánh trượng.
③ Phẩy qua.
④ Cái để đánh đập, như cầu phác cái raquette, cái vợt đánh bóng.
⑤ Một âm là bạc. Cùng đánh nhau, đấu sức.
⑥ Ðổ ngã.

phác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đánh, dập tắt
2. đánh trượng
3. phẩy qua
4. đổ ngã

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, đập. ◇ Hoài Nam Tử : "Vi lôi điện sở phác" (Thuyết lâm ) Bị sét đánh.
2. (Động) Phẩy qua, phớt qua, chạm nhẹ, lướt qua. ◇ Sầm Tham : "Hoa phác ngọc cang xuân tửu hương" (Vi viên ngoại gia hoa thụ ca ) Hoa phẩy bình ngọc rượu xuân thơm.
3. (Động) Vỗ cánh. ◎ Như: "tinh đình tại song hộ thượng phác trước sí bàng" chuồn chuồn trên cửa sổ vỗ cánh.
4. (Động) Phủi. ◎ Như: "bả thân thượng tuyết phác liễu" phủi tuyết trên mình.
5. (Động) Xông tới, xông vào, sà vào. ◎ Như: "phi nga phác hỏa" thiêu thân xông vào lửa, "tha hoài trung phác khứ" ngã sà vào lòng y.
6. (Động) Bắt. ◇ Đỗ Mục : "Khinh la tiểu phiến phác lưu huỳnh" (Thu tịch ) Mặc áo là nhẹ, cầm quạt nhỏ bắt đom đóm.
7. (Động) Bôi, thoa, xoa. ◎ Như: "phác phấn" thoa phấn (trang điểm).
8. (Động) Ném tiền đánh bạc (trò chơi ngày xưa).
9. (Động) Cùng đánh nhau, đấu sức.
10. (Danh) Hình phạt đánh trượng.
11. (Danh) Đồ dùng để đánh, đập. ◎ Như: "cầu phác" cái vợt đánh bóng, "phấn phác" đồ đánh phấn.
12. § Cũng đọc là "phốc", "bạc".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh, dập tắt.
② Ðánh trượng.
③ Phẩy qua.
④ Cái để đánh đập, như cầu phác cái raquette, cái vợt đánh bóng.
⑤ Một âm là bạc. Cùng đánh nhau, đấu sức.
⑥ Ðổ ngã.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lao vào, xông vào, xô vào, hắt vào, xộc tới, nhảy bổ vào, xông tới: Con chó vừa sủa vừa nhảy bổ tới; Con thiêu thân lao vào lửa; Hơi nóng hắt vào mặt;
② Đập, bắt, thoa, xoa, đánh thốc, phủi: Bắt bướm; Đập ruồi; Đánh thốc vào vị trí quân địch; Đập (vỗ) cánh; Thoa lớp phấn trên mặt; Phủi bụi trên áo;
③ (văn) Đánh: Bị sét đánh (Hoài Nam tử);
④ (văn) Phấp phới, đu đưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lau. Chùi — Phủi đi.

Từ ghép 2

phốc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, đập. ◇ Hoài Nam Tử : "Vi lôi điện sở phác" (Thuyết lâm ) Bị sét đánh.
2. (Động) Phẩy qua, phớt qua, chạm nhẹ, lướt qua. ◇ Sầm Tham : "Hoa phác ngọc cang xuân tửu hương" (Vi viên ngoại gia hoa thụ ca ) Hoa phẩy bình ngọc rượu xuân thơm.
3. (Động) Vỗ cánh. ◎ Như: "tinh đình tại song hộ thượng phác trước sí bàng" chuồn chuồn trên cửa sổ vỗ cánh.
4. (Động) Phủi. ◎ Như: "bả thân thượng tuyết phác liễu" phủi tuyết trên mình.
5. (Động) Xông tới, xông vào, sà vào. ◎ Như: "phi nga phác hỏa" thiêu thân xông vào lửa, "tha hoài trung phác khứ" ngã sà vào lòng y.
6. (Động) Bắt. ◇ Đỗ Mục : "Khinh la tiểu phiến phác lưu huỳnh" (Thu tịch ) Mặc áo là nhẹ, cầm quạt nhỏ bắt đom đóm.
7. (Động) Bôi, thoa, xoa. ◎ Như: "phác phấn" thoa phấn (trang điểm).
8. (Động) Ném tiền đánh bạc (trò chơi ngày xưa).
9. (Động) Cùng đánh nhau, đấu sức.
10. (Danh) Hình phạt đánh trượng.
11. (Danh) Đồ dùng để đánh, đập. ◎ Như: "cầu phác" cái vợt đánh bóng, "phấn phác" đồ đánh phấn.
12. § Cũng đọc là "phốc", "bạc".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đập, đánh sẽ (như );
② Cái phốc (dùng để đánh người).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Phốc .

Từ ghép 1

diếp, diệp
shè ㄕㄜˋ, xié ㄒㄧㄝˊ, yè ㄜˋ

diếp

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lá (cây, cỏ...). ◎ Như: "trúc diệp" lá tre.
2. (Danh) Cánh hoa. ◎ Như: "thiên diệp liên" hoa sen nghìn cánh.
3. (Danh) Vật có hình giống như lá. ◎ Như: "phế diệp" lá phổi.
4. (Danh) Viền áo.
5. (Danh) Đời. ◎ Như: "mạt diệp" đời cuối, "dịch diệp" nối đời.
6. (Danh) Tờ (sách, vở...). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Toàn quyển dĩ bị thiêu hủy, chỉ thặng đắc nhất lưỡng diệp" , (Đệ thất thập bát hồi) Cả quyển bị thiêu rụi, chỉ còn thừa lại hai tờ.
7. (Danh) Tỉ dụ vật nhỏ nhẹ bồng bềnh như chiếc lá. ◇ Tô Thức : "Giá nhất diệp chi thiên chu, cử bào tôn dĩ tương chúc" , (Tiền Xích Bích phú ) Bơi một chiếc thuyền con, nâng chén rượu để mời nhau.
8. (Danh) Ngành họ. ◎ Như: họ nhà vua gọi là "kim chi ngọc diệp" cành vàng lá ngọc.
9. (Danh) Tên đất.
10. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị thuyền nhỏ. ◎ Như: "nhất diệp thiên chu" một chiếc thuyền nhỏ. (2) Tờ. § Cũng như "hiệt" . ◎ Như: "tam diệp thư" ba tờ sách.
11. (Danh) Họ "Diệp".
12. Còn có âm là "diếp". (Danh) § Xem "ca diếp" .

Từ ghép 1

diệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

lá cây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lá (cây, cỏ...). ◎ Như: "trúc diệp" lá tre.
2. (Danh) Cánh hoa. ◎ Như: "thiên diệp liên" hoa sen nghìn cánh.
3. (Danh) Vật có hình giống như lá. ◎ Như: "phế diệp" lá phổi.
4. (Danh) Viền áo.
5. (Danh) Đời. ◎ Như: "mạt diệp" đời cuối, "dịch diệp" nối đời.
6. (Danh) Tờ (sách, vở...). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Toàn quyển dĩ bị thiêu hủy, chỉ thặng đắc nhất lưỡng diệp" , (Đệ thất thập bát hồi) Cả quyển bị thiêu rụi, chỉ còn thừa lại hai tờ.
7. (Danh) Tỉ dụ vật nhỏ nhẹ bồng bềnh như chiếc lá. ◇ Tô Thức : "Giá nhất diệp chi thiên chu, cử bào tôn dĩ tương chúc" , (Tiền Xích Bích phú ) Bơi một chiếc thuyền con, nâng chén rượu để mời nhau.
8. (Danh) Ngành họ. ◎ Như: họ nhà vua gọi là "kim chi ngọc diệp" cành vàng lá ngọc.
9. (Danh) Tên đất.
10. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị thuyền nhỏ. ◎ Như: "nhất diệp thiên chu" một chiếc thuyền nhỏ. (2) Tờ. § Cũng như "hiệt" . ◎ Như: "tam diệp thư" ba tờ sách.
11. (Danh) Họ "Diệp".
12. Còn có âm là "diếp". (Danh) § Xem "ca diếp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lá, lá cây cỏ, cánh hoa. Như trúc diệp lá tre, thiên diệp liên hoa sen nghìn cánh.
② Tờ, thếp. Một tờ giấy gọi là nhất diệp , vàng nện mỏng ra từng mảnh gọi là diệp kim vàng thếp.
③ Ðời. Như mạt diệp đời cuối, đời đời nối dõi gọi là dịch diệp .
④ Ngành họ, họ nhà vua gọi là kim chi ngọc diệp cành vàng lá ngọc.
⑤ Tên đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tên huyện: Diệp huyện (ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lá: Lá tre;
② Thời kì, đời: Thời kì cuối thế kỉ 18; Cuối triều Lê;
③ Tờ (như [yè], bộ );
④ [Yè] (Họ) Diệp Xem [xié] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chiếc lá cây — Trang giấy, trang sách — Tiếng chỉ cái gì mỏng, nhẹ, nhỏ bé. Chẳng hạn Nhất diệp biển chu ( một lá thuyền con ) — Một đời. Thời đại — Họ người.

Từ ghép 19

shè ㄕㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thần đất
2. đền thờ thần đất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thần đất (thổ địa). ◎ Như: "xã tắc" , "xã" là thần đất, "tắc" là thần lúa.
2. (Danh) Nơi thờ cúng thần đất. ◎ Như: "xã tắc" nơi thờ cúng thần đất và thần lúa. § Do đó còn có nghĩa là đất nước.
3. (Danh) Ngày tế lễ thần đất. ◎ Như: Ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày gọi là ngày "xuân xã" , ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày gọi là ngày "thu xã" .
4. (Danh) Đơn vị hành chánh. § Ngày xưa cứ mỗi khu 25 nhà là một "xã".
5. (Danh) Đoàn thể, tổ chức sinh hoạt chung, cùng theo đuổi một mục tiêu. ◎ Như: "kết xã" lập hội, "thi xã" làng thơ, hội thơ, "văn xã" làng văn, hội văn, "thông tấn xã" cơ quan thông tin.
6. (Danh) Họ "Xã".
7. (Động) Cúng tế thần đất. ◇ Thư Kinh : "Nãi xã vu tân ấp" (Triệu cáo ) Bèn tế thần đất ở ấp mới.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðền thờ thổ địa.
② Xã hội, ngày xưa cứ mỗi khu 25 nhà là một xã, để cùng mưu tính các việc công ích gọi là xã hội . Kết hợp nhiều người là một đoàn thể mà cùng có quan hệ chung như nhau cũng gọi là xã hội, vì thế hễ ai rủ rê các người đồng chí làm một việc gì gọi là kết xã , như thi xã làng thơ, hội thơ, văn làng văn, hội văn. Phàm họp nhiều người làm một việc gì cũng gọi là xã. Như hội xã cũng như công ti.
③ Ngày xã, ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày gọi là ngày xuân xã , ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày gọi là ngày thu xã .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Xã, đền thờ thổ địa (nơi thờ thổ thần thời xưa): Sơn hà xã tắc; Tế xã;
② Xã (chỉ một hay nhiều tổ chức): Hợp tác xã; Công xã Pa-ri; Thông tấn xã, hãng tin;
③ (văn) Ngày xã (ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày là ngày xuân xã , ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày là ngày thu xã ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thần đất — Lễ tế cúng vị thần đất — Khu đất để cúng tế vị thần đất. Sau có nghĩa là vùng đất mà dân chúng tụ lại. Td: Xã hội — Theo chế độ Trung Hoa thời cổ, cứ vùng đất có 25 nhà gọi là một Xã. Sau thành một đơn vị hành chánh ở thôn quê. Td: Xã ấp — Một nhóm người cùng việc làm, cùng chủ trương họp lại với nhau để sinh hoạt. Td: Thị xã.

Từ ghép 22

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.