phù
fú ㄈㄨˊ

phù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nổi. ◎ Như: "phiêu phù" trôi nổi. ◇ Nguyễn Trãi : "Liên hoa phù thủy thượng" (Dục Thúy sơn ) Hoa sen nổi trên nước.
2. (Động) Hiện rõ. ◎ Như: "kiểm thượng phù trước vi tiếu" trên mặt hiện ra nụ cười.
3. (Động) Hơn, vượt quá. ◎ Như: "nhân phù ư sự" người nhiều hơn việc.
4. (Động) Bơi, lội (tiếng địa phương).
5. (Động) Phạt uống rượu. ◇ Vương Thao : "Đương phù nhất đại bạch, vị khánh quân đắc thiên cổ chi mĩ nhân" , (Yểu nương tái thế ) Xin mời uống cạn một chén lớn, để mừng huynh đã được người đẹp muôn đời.
6. (Động) Thuận dòng xuôi đi.
7. (Tính) Ở trên mặt nước hoặc trong không trung. ◎ Như: "phú quý ư ngã như phù vân" giàu sang đối với tôi như mây nổi.
8. (Tính) Ở bên ngoài, ở bề mặt. ◎ Như: "phù thổ" lớp bụi đất ngoài, "phù diện" mặt ngoài.
9. (Tính) Không có căn cứ, không thật. ◎ Như: "phù ngôn" lời nói không có căn cứ.
10. (Tính) Hư, hão, không thiết thực. ◎ Như: "phù danh" danh hão, "phù văn" văn chương không thiết thực. ◇ Đỗ Phủ : "Hà dụng phù danh bán thử thân" (Khúc Giang ) Ích gì để cho cái danh hão trói buộc tấm thân.
11. (Tính) Mạch phù, sẽ để tay vào đã thấy mạch chạy gọi là "mạch phù" .
12. (Tính) Nông nổi, bộp chộp. ◎ Như: "tâm phù khí táo" tính khí bộp chộp nóng nảy.
13. (Danh) § Xem "phù đồ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nổi, vật gì ở trên mặt nước không có căn cứ gọi là phù, lời nói không có căn cứ gọi là phù ngôn .
② Hão, như phù mộ hâm mộ hão.
③ Quá, như nhân phù ư sự người quá nhiều việc.
④ Mạch phù, sẽ để tay vào đã thấy mạch chạy gọi là mạch phù .
⑤ Thuận dòng xuôi đi.
⑥ Phạt uống rượu.
⑦ Phù đồ , do tiếng Phật đà dịch âm trạnh ra. Phật giáo là của Phật đà sáng tạo ra, vì thế nên gọi Phật giáo đồ là phù đồ, đời sau gọi tháp của Phật là phù đồ, cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nổi, trôi nổi: Dầu nổi trên mặt nước; Thân thế như con cò biển trôi nổi trên mặt nước (Chu Minh: Lãng đào sa từ). 【】phù tài [fúcái] Của nổi;
② Lớp ở ngoài mặt: Lớp da ngoài. 【】 phù thổ [fútư] Lớp bụi ngoài;
③ (đph) Bơi, bơi lội: Anh ấy bơi một mạch sang bên kia sông;
④ Nông nổi, xốc nổi, bộp chộp: Tính anh ấy nông nổi quá, làm việc gì cũng không cẩn thận;
⑤ Không thực tế, không thiết thực, không có căn cứ, hão: Hư danh; Khoe khoang; Hâm mộ hão;
⑥ Nhiều, quá, thừa, dư: Người nhiều hơn việc; Số thừa;
⑦ (y) Mạch phù;
⑧ (văn) Thuận dòng xuôi đi;
⑨ (văn) Phạt uống rượu;
⑩ 【】phù đồ [fútú] Phật, chùa chiền: Ngôi tháp chùa bảy tầng. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nổi trên mặt nước — Quá độ — Không hợp với sự thật.

Từ ghép 40

Từ điển trích dẫn

1. Lữ quán, quán trọ. ◇ Quốc ngữ : "Ti lí bất thụ quán, quốc vô kí ngụ" , , , (Chu ngữ trung ).
2. Ở tạm thời. § Cũng nói là "kí cư" . ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Thiếp bổn Trường An nhân, phụ mẫu bần, huề thiếp kí ngụ Bình, thủ nghệ doanh sanh" , , (Quyển tứ).
3. Nơi ở tạm.
4. Gởi gắm (tình ý, tâm sự, hoài bão... qua tác phẩm văn chương, nghệ thuật). ◇ Tân Văn Phòng : "Từ đa kí ngụ tỉ hứng chi tác, vô bất tri danh" , (Đường tài tử truyện , Vương Cốc ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Kí cư .
phủ
fǔ ㄈㄨˇ

phủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

áo lễ phục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lễ phục ngày xưa thêu hoa nửa đen nửa trắng như hình cái búa. ◇ Trần Nguyên Đán : "Phủ miện hoàn khuê tâm dĩ hôi" (Tặng Chu Tiều Ẩn ) (Đối với) áo gấm mũ thêu và ngọc hoàn khuê (chỉ quan tước công danh), lòng ông (Chu Văn An) đã lạnh như tro.
2. (Danh) "Phủ phất" : (1) Y phục thêu hoa văn. (2) Tỉ dụ văn chương.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái áo lễ phục ngày xưa thêu hoa nửa đen nửa trắng như hình cái búa.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Một loại) áo lễ có thêu hoa nửa đen nửa trắng như hình cây búa (thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Văn đen và trắng xen kẽ.

Từ điển trích dẫn

1. Múa men gian trá, ngoạn lộng pháp luật. ◇ Sử Kí : "Lại sĩ vũ văn lộng pháp, khắc chương ngụy thư" , (Hóa thực truyện ) Quan quân múa văn loạn pháp, khắc chương mạo sách.
2. Làm trò phép thuật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Coi luật lệ quốc gia như trò chơi.

bác nhã

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

có học thức, thông thái, uyên bác

Từ điển trích dẫn

1. Học thức uyên bác, phẩm hạnh đoan chính. ◇ Minh sử : "Mặc bác nhã hữu tài biện" (Lí Mặc truyện ) Lí Mặc học thức uyên bác, phẩm hạnh đoan chính, có tài biện luận.
2. Văn chương nội dung phong phú, văn từ ưu mĩ.
3. Tên sách, tên khác của sách "Quảng nhã" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có học và đức tính cao đẹp.
nục
nǜ , nù ㄋㄨˋ

nục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngày mùng 1 mà có mặt trăng mọc đằng Đông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày mồng một mà có mặt trăng mọc ở phương đông.
2. (Tính) Thiếu, chữ dùng trong phép tính cửu chương .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngày mồng một mà có mặt trăng mọc ở phương đông.
② Thiếu, chữ dùng trong phép tính cửu chương.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngày mồng một có trăng mọc ở hướng đông;
② Thiếu (từ dùng trong phép tính cửu chương).
dao
yáo ㄧㄠˊ

dao

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngọc dao

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọc dao, một thứ ngọc đẹp. ◇ Thi Kinh : "Hà dĩ chu chi, Duy ngọc cập dao" , (Đại nhã , Công lưu ) Lấy gì mà đeo, Chỉ lấy ngọc và ngọc dao.
2. (Tính) Làm bằng ngọc, dát ngọc. ◇ Nguyễn Trãi : "Độc bão dao cầm đối nguyệt đàn" (Đề Bá Nha cổ cầm đồ ) Một mình ôm đàn ngọc gảy trước vừng trăng.
3. (Tính) Quý báu, tốt đẹp. ◎ Như: "dao chương" văn từ trân quý (mĩ xưng dùng chỉ thư từ nhận được của người khác). ◇ Từ Hoằng Tổ : "Kì thượng tứ thì giai xuân, dao hoa tiên quả, bất tuyệt ư thụ" , , (Từ hà khách du kí ) Ở trên đó bốn mùa đều là xuân, hoa quý quả tiên, không bao giờ hết trên cây.
4. (Tính) Sáng sủa, tinh sạch.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọc dao. Một thứ ngọc đẹp, cũng dùng để tỉ dụ các vật quý báu, như khen văn tự người rằng hay rằng tốt thì gọi là dao chương .
② Sáng sủa tinh sạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ngọc dao (một thứ ngọc đẹp): Đàn khảm ngọc;
② Sáng sủa, tinh khiết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngọc đẹp — Tên một thứ ngọc đẹp. Đoạn trường tân thanh có câu: » Một vùng như thể cây quỳnh cây dao «. — Đẹp đẽ.

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Máy dệt, khung cửi. ◇ Lí Bạch : "Bách lí kê khuyển tĩnh, Thiên lư ki trữ minh" , (Tặng Phạm Kim Khanh ).
2. Chỉ tiếng khung cửi chạy phát ra. ◇ Ngụy Khánh Chi : "Cách lâm phảng phất văn cơ trữ, Tri hữu nhân gia trụ thúy vi" 彿, (Thi nhân ngọc tiết , Thi pháp , Triệu Chương Tuyền đề phẩm tam liên ).
3. Đánh dệt, làm việc dệt vải đánh sợi. ◇ La Diệp : "Quảng Châu Diêu Tam Lang, gia dĩ cơ trữ vi nghiệp" , (Túy ông đàm lục , Nhân huynh tỉ đắc thành phu phụ ).
4. Cơ quan, bộ phận máy móc. ◇ Nam sử : "Chỉ Nam xa, hữu ngoại hình nhi vô cơ trữ, mỗi hành, sử nhân ư nội chuyển chi" , , , 使 (Văn học truyện , Tổ Xung Chi ) Xe (tên là) Chỉ Nam, có hình bề ngoài nhưng không có bộ phận máy móc, mỗi khi đi, phải sai người vận chuyển từ bên trong.
5. Đầu mối, quan kiện của sự tình. ◇ Lưu Hiến Đình : "Kim thiên hạ chi cơ trữ tại vương, vương nhược xuất binh dĩ lâm trung nguyên, thiên hạ hưởng ứng, thử thiên cổ nhất thì dã" , , , (Quảng Dương tạp kí , Quyển tứ).
6. Kết cấu, bố cục, cấu tứ (trong việc sáng tác thơ văn). ◇ Ngụy thư : "Văn chương tu tự xuất cơ trữ, thành nhất gia phong cốt, hà năng cộng nhân đồng sanh hoạt dã" , , (Tổ Oánh truyện ).
7. Lòng dạ, hung ức. ◇ Lương Khải Siêu : "Cái tự trung thế dĩ lai, học giả ỷ bạng tiền nhân, mạc năng xuất tự cơ trữ" , , (Cận thế văn minh sơ tổ nhị đại gia chi học thuyết ).
bạn, phán
bàn ㄅㄢˋ, pàn ㄆㄢˋ

bạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bạn bè
2. người đồng sự

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người cùng làm một việc, có thể giúp đỡ lẫn nhau. ◎ Như: "bạn lữ" bạn bè, "hỏa bạn" bạn bè, bầu bạn, "lão bạn" bạn già.
2. (Động) Tiếp, theo cùng, làm bạn. ◎ Như: "bạn thực" ngồi tiếp ăn uống.
3. (Động) Ca hát họa theo. ◎ Như: "nhĩ ca ngã bạn" anh hát tôi họa theo.
4. (Phó) Cùng, phụ vào. ◎ Như: "bạn du" đi chơi cùng, "bạn độc" cùng học.
5. (Phó) Cùng hát theo, đệm nhạc theo. ◎ Như: "bạn tấu" tấu nhạc đệm, "bạn xướng" hát đệm.

Từ điển Thiều Chửu

① Bạn, như đồng bạn người cùng ăn với mình.
② Tiếp, như bạn thực ngồi tiếp ăn uống.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bạn: Bạn bè, bầu bạn: Bạn già;
② Cùng làm, cùng đi, tiếp: Cùng đi chơi; Ngồi tiếp ăn uống (cùng ngồi ăn uống).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người giao thiệp với mình, chơi với mình. Ta cũng gọi là Bạn.

Từ ghép 18

phán

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phán hoán : Chỉ ý tưởng lớn mà đẹp, hoặc lời văn phóng túng mà có văn chương — Một âm là Bạn. Xem Bạn.
trạng
zhuàng ㄓㄨㄤˋ

trạng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hình dáng
2. trạng (người đỗ đầu kỳ thi)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hình dạng, dáng. ◎ Như: "kì hình quái trạng" hình dạng quái gở.
2. (Danh) Vẻ mặt, dong mạo. ◇ Liệt nữ truyện : "Kì trạng mĩ hảo vô thất" (Trần nữ Hạ Cơ ).
3. (Danh) Tình hình, tình huống. ◎ Như: "bệnh trạng" tình hình của bệnh, "tội trạng" tình hình tội.
4. (Danh) Công trạng, công tích. ◇ Hán Thư : "Nghị tự thương vi phó vô trạng, thường khốc khấp" , (Giả Nghị truyện ).
5. (Danh) Lễ mạo, sự tôn trọng. ◇ Sử Kí : "Chư hầu lại tốt dị thì cố dao sử truân thú quá Tần Trung, Tần Trung lại tốt ngộ chi đa vô trạng" 使, (Hạng Vũ bổn kỉ ) Đám sĩ tốt của chư hầu trước kia đi thú lao dịch qua đất Tần Trung, nay quân sĩ ở Tần Trung phần nhiều đều ngược đãi họ (đối đãi không đủ lễ mạo).
6. (Danh) Bài văn giải bày sự thực để kêu với thần thánh, vua quan. ◇ Thủy hử truyện : "Bán nguyệt chi tiền, dĩ hữu bệnh trạng tại quan, hoạn bệnh vị thuyên" , , (Đệ nhị hồi) Nửa tháng trước, đã có đơn trình quan là bị bệnh, (hiện nay) bệnh tật chưa khỏi.
7. (Danh) Văn chương tự thuật.
8. (Danh) Chỉ văn kiện khen thưởng, ủy nhiệm, v.v.
9. (Danh) Tiếng đặt cuối thư, sớ, hành trạng... (ngày xưa). ◎ Như: "... cẩn trạng" ....
10. (Danh) Chỉ thư từ.
11. (Danh) Đơn kiện. ◎ Như: "tố trạng" đơn tố cáo. ◇ Lỗ Tấn : "Tạo phản thị sát đầu đích tội danh a, ngã tổng yếu cáo nhất trạng" , (A Q chánh truyện Q) Làm phản là tội chém đầu đó a, tao sẽ đưa một tờ đơn tố cáo.
12. (Động) Kể lại, trần thuật. ◇ Nguyên Chẩn : "Sa môn Thích Huệ Kiểu tự trạng kì sự" (Vĩnh Phúc tự thạch bích , Pháp Hoa kinh , Kí ).
13. (Động) Miêu tả, hình dung. ◎ Như: "văn tự bất túc trạng kì sự" không bút nào tả xiết việc này.
14. (Tính) Giống, tựa như. ◇ Ti Không Thự : "Thanh thảo trạng hàn vu, Hoàng hoa tự thu cúc" , (Tảo xuân du vọng ).

Từ điển Thiều Chửu

① Hình trạng (dáng). Tình hình, nhṅư công trạng , tội trạng (tình hình tội), v.v.
② Hình dong ra, như trạng từ lời nói hình dong tỏ rõ một sự gì.
③ Bài trạng, bài văn giải bày sự thực để kêu với thần thánh vua quan gọi là trạng. Cái đơn kiện cũng gọi là trạng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hình, hình dáng, hình dạng: Hình dạng quái gở;
② Tình hình, tình trạng: Bệnh tình; Tình trạng;
③ Tả, kể: Không bút nào tả xiết việc này;
④ Bằng, giấy, thư: Bằng khen, giấy khen; Giấy ủy nhiệm; Thư tín dụng;
⑤ (cũ) Bài trạng (để giãi bày sự thực về một việc gì với thần thánh vua quan);
⑥ (cũ) Đơn kiện: Đơn tố cáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vẻ, cái hình dáng hiện ra bên ngoài. Td: Hình trạng — Kể ra. Td: Cáo trạng — Tờ giấy viết ra điều muốn xin, muốn nói — Trùm lên. Xem Trạng nguyên.

Từ ghép 28

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.