cưu, cửu
jiǔ ㄐㄧㄡˇ

cưu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Số chín.
2. (Danh) Họ "Cửu".
3. (Tính) Rất nhiều, muôn vàn. ◎ Như: "cửu tiêu vân ngoại" ngoài chín tầng mây (nơi rất cao trong bầu trời), "cửu tuyền chi hạ" dưới tận nơi chín suối, "cửu ngưu nhất mao" chín bò một sợi lông, ý nói phần cực nhỏ ở trong số lượng cực lớn thì không đáng kể hay có ảnh hưởng gì cả.
4. (Phó) Nhiều lần, đa số. ◎ Như: "cửu tử nhất sanh" chết chín phần sống một phần (ở trong hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm, gian truân). ◇ Khuất Nguyên : "Tuy cửu tử kì do vị hối" (Li tao ) Dù có bao nhiêu gian nan nguy hiểm vẫn không hối hận.
5. Một âm là "cưu". (Động) Họp. § Thông "cưu" , "củ" . ◇ Luận Ngữ : "Hoàn Công cửu hợp chư hầu, bất dĩ binh xa, Quản Trọng chi lực dã" , , (Hiến vấn ) Hoàn Công chín lần họp chư hầu mà không phải dùng võ lực, đó là tài sức của Quản Trọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chín, tên số đếm.
② Một âm là cưu họp, như Hoàn Công cưu hợp chư hầu vua Hoàn Công tụ họp các chư hầu, cùng nghĩa với chữ củ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Hợp (dùng như , bộ , bộ ): Vua Tề Hoàn công tụ họp các chư hầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gom lại. Tụ lại — Một âm khác là Cửu.

cửu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chín, 9

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Số chín.
2. (Danh) Họ "Cửu".
3. (Tính) Rất nhiều, muôn vàn. ◎ Như: "cửu tiêu vân ngoại" ngoài chín tầng mây (nơi rất cao trong bầu trời), "cửu tuyền chi hạ" dưới tận nơi chín suối, "cửu ngưu nhất mao" chín bò một sợi lông, ý nói phần cực nhỏ ở trong số lượng cực lớn thì không đáng kể hay có ảnh hưởng gì cả.
4. (Phó) Nhiều lần, đa số. ◎ Như: "cửu tử nhất sanh" chết chín phần sống một phần (ở trong hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm, gian truân). ◇ Khuất Nguyên : "Tuy cửu tử kì do vị hối" (Li tao ) Dù có bao nhiêu gian nan nguy hiểm vẫn không hối hận.
5. Một âm là "cưu". (Động) Họp. § Thông "cưu" , "củ" . ◇ Luận Ngữ : "Hoàn Công cửu hợp chư hầu, bất dĩ binh xa, Quản Trọng chi lực dã" , , (Hiến vấn ) Hoàn Công chín lần họp chư hầu mà không phải dùng võ lực, đó là tài sức của Quản Trọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chín, tên số đếm.
② Một âm là cưu họp, như Hoàn Công cưu hợp chư hầu vua Hoàn Công tụ họp các chư hầu, cùng nghĩa với chữ củ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chín: Bảy cộng với hai là chín;
② Nhiều lần hoặc số nhiều: Chín tầng mây; Chín suối; Cho dù có chết đi nhiều lần vẫn không hối hận (Khuất Nguyên: Li tao).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số 9 — Chỉ số nhiều.

Từ ghép 41

khí, khất
qǐ ㄑㄧˇ, qì ㄑㄧˋ

khí

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xin. ◎ Như: "khất thực" xin ăn. ◇ Sử Kí : "Hành khất ư thị, kì thê bất thức dã" , (Thứ khách truyện , Dự Nhượng truyện ) Ăn xin ở chợ mà vợ ông không hay biết.
2. (Động) Vay, mượn. ◇ Liêu trai chí dị : "Thích nữ tử lai khất mễ, vân bất cử hỏa giả kinh nhật hĩ" , (Hiệp nữ ) Vừa rồi cô ấy sang vay gạo, nói đã suốt một ngày chưa thổi nấu.
3. (Động) Hi vọng, mong cầu.
4. (Tính) Nghèo khó, bần cùng. ◇ Tống Thư : "Ngoại xá gia hàn khất, kim cộng vi tiếu lạc, hà độc bất thị?" , , (Hậu phi truyện ) Gia đình bên ngoại (của hoàng hậu) nghèo khó, nay cùng cười vui, sao một mình không ra mà nhìn.
5. (Danh) Người ăn xin.
6. (Danh) Họ "Khất".
7. Một âm là "khí". (Động) Cho, cấp cho.
8. (Trợ) Bị. § Dùng như "bị" . ◇ Thủy hử truyện : "Lí Quỳ khí Tống Giang bức trụ liễu, chỉ đắc phiết liễu song phủ, bái liễu Chu Đồng lưỡng bái" , , (Đệ ngũ nhị hồi) Lí Quỳ bị Tống Giang ép đành hạ đôi búa lạy Chu Đồng hai lạy.
9. (Phó) Cuối cùng, kết cục. ◇ Liêu trai chí dị : "Trướng trướng lương cửu, bi dĩ nhi hận, diện bích khiếu hào, khí vô ứng giả" , , , (Thanh Nga ) Ngậm ngùi hồi lâu, hết đau tới hận, nhìn vào vách đá kêu gào, rốt cuộc không nghe ai lên tiếng đáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Xin, như khất thực xin ăn.
② Một âm là khí. Cho, lấy đồ của mình cho người gọi là khí (chữ này ít dùng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cho, ban cho: Yên tốt ngựa tốt ban cho người (Lí Bạch: Thiếu niên hành); Nhờ có Tô Tư Nghiệp, thường cho rượu và tiền (Đỗ Phủ);
② Dùng như (bộ ): Không cần phải giật mình (Thủy hử truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho. Đem cho — Một âm là Khất.

khất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kẻ ăn mày, người ăn xin

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xin. ◎ Như: "khất thực" xin ăn. ◇ Sử Kí : "Hành khất ư thị, kì thê bất thức dã" , (Thứ khách truyện , Dự Nhượng truyện ) Ăn xin ở chợ mà vợ ông không hay biết.
2. (Động) Vay, mượn. ◇ Liêu trai chí dị : "Thích nữ tử lai khất mễ, vân bất cử hỏa giả kinh nhật hĩ" , (Hiệp nữ ) Vừa rồi cô ấy sang vay gạo, nói đã suốt một ngày chưa thổi nấu.
3. (Động) Hi vọng, mong cầu.
4. (Tính) Nghèo khó, bần cùng. ◇ Tống Thư : "Ngoại xá gia hàn khất, kim cộng vi tiếu lạc, hà độc bất thị?" , , (Hậu phi truyện ) Gia đình bên ngoại (của hoàng hậu) nghèo khó, nay cùng cười vui, sao một mình không ra mà nhìn.
5. (Danh) Người ăn xin.
6. (Danh) Họ "Khất".
7. Một âm là "khí". (Động) Cho, cấp cho.
8. (Trợ) Bị. § Dùng như "bị" . ◇ Thủy hử truyện : "Lí Quỳ khí Tống Giang bức trụ liễu, chỉ đắc phiết liễu song phủ, bái liễu Chu Đồng lưỡng bái" , , (Đệ ngũ nhị hồi) Lí Quỳ bị Tống Giang ép đành hạ đôi búa lạy Chu Đồng hai lạy.
9. (Phó) Cuối cùng, kết cục. ◇ Liêu trai chí dị : "Trướng trướng lương cửu, bi dĩ nhi hận, diện bích khiếu hào, khí vô ứng giả" , , , (Thanh Nga ) Ngậm ngùi hồi lâu, hết đau tới hận, nhìn vào vách đá kêu gào, rốt cuộc không nghe ai lên tiếng đáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Xin, như khất thực xin ăn.
② Một âm là khí. Cho, lấy đồ của mình cho người gọi là khí (chữ này ít dùng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xin: Xin, xin tha; Xin ăn trên chợ ở nước Ngô (Chiến quốc sách); Nếu như cúi đầu cúp tai, vẫy đuôi để cầu xin sự thương xót, thì đó không phải là chí của ta (Hàn Dũ);
② Xin ăn: Đi xin ăn ở chợ (Sử kí: Dự Nhượng truyện);
③ [Qê] (Họ) Khất. Xem [qì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xin. Cầu xin — Ăn xin — Kẻ ăn mày.

Từ ghép 11

tráng, trượng
zhàng ㄓㄤˋ

tráng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gậy chống. ◎ Như: "thủ trượng" gậy chống. ◇ Luận Ngữ : "Thực kì trượng nhi vân" (Vi tử ) Chống gậy xuống đất rồi cào cỏ.
2. (Danh) Chỉ chung gậy, gộc, vật gì hình giống cây gậy. ◎ Như: "cán miến trượng" trục lăn bột.
3. (Danh) Hình phạt thời xưa, dùng côn, bổng, gậy đánh người phạm tội. § Xem "hình" .
4. (Động) Cầm, giữ. ◇ Lễ Kí : "Lục thập trượng ư hương, thất thập trượng ư quốc" , (Vương chế ) Sáu mươi chấp giữ việc làng, bảy mươi chấp giữ việc nước.
5. (Động) Tựa, dựa vào, trông cậy. ◇ Hán Thư : "Cận thần dĩ bất túc trượng hĩ" (Lí Tầm truyện ) Cận thần không đủ trông cậy.
6. (Động) Đánh khảo. ◇ Đường ngữ lâm : "Sảo bất như ý, tắc trượng chi" , (Bổ di ) Có chút gì không vừa ý, liền đánh đòn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gậy chống.
② Kẻ chống gậy gọi là trượng.
③ Cái trượng dùng để đánh người. Trong năm hình, trượng hình là một.
④ Một âm là tráng. Cầm, tựa.

trượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái gậy chống
2. gậy, que
3. người chống gậy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gậy chống. ◎ Như: "thủ trượng" gậy chống. ◇ Luận Ngữ : "Thực kì trượng nhi vân" (Vi tử ) Chống gậy xuống đất rồi cào cỏ.
2. (Danh) Chỉ chung gậy, gộc, vật gì hình giống cây gậy. ◎ Như: "cán miến trượng" trục lăn bột.
3. (Danh) Hình phạt thời xưa, dùng côn, bổng, gậy đánh người phạm tội. § Xem "hình" .
4. (Động) Cầm, giữ. ◇ Lễ Kí : "Lục thập trượng ư hương, thất thập trượng ư quốc" , (Vương chế ) Sáu mươi chấp giữ việc làng, bảy mươi chấp giữ việc nước.
5. (Động) Tựa, dựa vào, trông cậy. ◇ Hán Thư : "Cận thần dĩ bất túc trượng hĩ" (Lí Tầm truyện ) Cận thần không đủ trông cậy.
6. (Động) Đánh khảo. ◇ Đường ngữ lâm : "Sảo bất như ý, tắc trượng chi" , (Bổ di ) Có chút gì không vừa ý, liền đánh đòn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gậy chống.
② Kẻ chống gậy gọi là trượng.
③ Cái trượng dùng để đánh người. Trong năm hình, trượng hình là một.
④ Một âm là tráng. Cầm, tựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Cây) gậy: Gậy chống, ba toong; Chống gậy;
② Gậy gộc, vật giống gậy: Cầm dao vung gậy; Thanh gỗ cán mì;
③ Trượng (một hình cụ dùng để đánh phạt kẻ có tội thời xưa);
④ (văn) Người chống gậy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gậy để chống. Td: Thiền trượng ( gậy chống của nhà sư ) — Dựa vào. Nhờ cậy. Như chữ Trượng — Một hình phạt thời cổ, đánh tội nhân bằng gậy.

Từ ghép 12

bàng
pāng ㄆㄤ

bàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: bàng đà )

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giàn giụa, chan hòa. ◇ Nguyễn Du : "Vũ tự bàng đà vân tự si" (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Mưa rơi tầm tã, mây thẫn thờ.
2. (Động) Chảy giàn giụa, chảy vọt ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Bàng đà mưa giàn giụa, mưa chan hòa, khóc nước mắt giàn giụa cũng gọi là bàng đà. Nguyễn Du : Vũ tự bàng đà vân tự si mưa rơi tầm tã, mây thẫn thờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

】bàng phái [pangpài] (thanh) (Nước chảy) ồ ồ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa thật to — Nước lớn.

Từ ghép 11

tảo
zǎo ㄗㄠˇ

tảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. buổi sáng
2. sớm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Buổi sáng. ◎ Như: "đại thanh tảo" sáng tinh mơ, "tòng tảo đáo vãn" từ sáng tới tối.
2. (Danh) Họ "Tảo".
3. (Tính) Thuộc về buổi sáng. ◎ Như: "tảo xan" bữa ăn sáng.
4. (Tính) Sớm, chưa tối. ◎ Như: "thiên sắc hoàn tảo" trời còn sớm.
5. (Tính) Đầu, ban sơ. ◎ Như: "tảo kì" thời kì đầu, "tảo đạo" lúa sớm, lúa chiêm.
6. (Phó) Trước, sớm. ◎ Như: "tảo vi chi bị" phòng bị từ trước, "tha tảo tẩu liễu" anh ấy đã đi sớm rồi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ư thị Tương Vân tảo chấp khởi hồ lai, Đại Ngọc đệ liễu nhất cá đại bôi, mãn châm liễu nhất bôi" , , 滿 (Đệ ngũ thập hồi) Lúc đó Tương Vân đã cầm sẵn bình rượu rồi, Đại Ngọc đem ra một chén lớn, rót đầy một chén.
7. (Phó) Từ lâu. ◎ Như: "thiên sắc khước tảo vãn liễu" trời đã tối từ lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Sớm ngày, như tảo san bữa cơm sớm.
② Trước, như tảo vi chi bị phòng bị sớm trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buổi sáng: Sáng sớm;
② Sớm: Chẳng chóng thì chầy, sớm muộn; Nếu ta sớm nghe theo phu tử thì không đến nỗi thế này (Tả truyện); ? Tướng quân còn muốn đợi gì mà không sớm trừ khử ông ta đi? (Hậu Hán thư).【】tảo vãn [zăowăn] a. Sớm tối: Sớm tối anh ấy đều ở nhà; b. Sớm muộn, chẳng chóng thì chầy: Sớm muộn chúng ta sẽ có ngày gặp nhau;【】tảo dĩ [zăoyê] a. Sớm đã, từ lâu: Tôi đã chuẩn bị từ lâu; Kiểu này đã lỗi thời từ lâu; b. (đph) Trước đây;【】tảo tảo nhi [zăozăor] a. Mau, nhanh: Đã quyết định thì làm cho nhanh; b. Sớm: Có đến thì mai đến cho sớm;
③ Từ lâu, từ trước: Đó là việc từ lâu rồi; Tôi đã chuẩn bị xong từ lâu rồi;
④ Chào (tiếng chào buổi sáng): Chào thầy ạ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buổi sáng sớm — Sớm ( trước giờ ).

Từ ghép 22

phách
pī ㄆㄧ, pǐ ㄆㄧˇ

phách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bổ, bửa ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bổ, chẻ, bửa ra. ◎ Như: "phách mộc sài" chẻ củi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lượng Quản Hợi chẩm địch đắc Vân Trường, sổ thập hợp chi gian, thanh long đao khởi, phách Quản Hợi ư mã hạ" , , , (Đệ thập nhất hồi) Liệu Quản Hợi sao mà địch được (Quan) Vân Trường, mới được vài mươi hiệp, cây thanh long đao đưa lên, bửa Quản Hợi chết dưới ngựa.
2. (Động) Sét đánh. ◎ Như: "nhất khỏa thụ bị lôi phách liễu" cây bị sét đánh.
3. (Động) Tẽ, tách ra. ◎ Như: "phách oa cự diệp" tẽ rau diếp.
4. (Động) Dang tay, xoạc chân (thể dục, thể thao). ◎ Như: "phách xoa" xoạc hai chân.
5. (Danh) Cái chốt, cái chêm.

Từ điển Thiều Chửu

① Bổ, bửa ra.
② Ðúng, như phách thủ sảng lai giơ đúng tay mà chộp lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bổ: Bổ củi; Bổ đôi. Xem [pi].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chẻ, bổ, xẻ, bửa ra: Chẻ củi; Bổ thành hai; Xẻ núi đào sông;
② Sét đánh: Cây bị sét đánh;
③ (lí) Cái nêm, cái chêm, chốt dẹt;
④ (văn) Đúng: Giơ đúng tay để chộp lại. Xem [pê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bổ ra, chẻ ra.

Từ ghép 3

phù
fú ㄈㄨˊ

phù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nổi. ◎ Như: "phiêu phù" trôi nổi. ◇ Nguyễn Trãi : "Liên hoa phù thủy thượng" (Dục Thúy sơn ) Hoa sen nổi trên nước.
2. (Động) Hiện rõ. ◎ Như: "kiểm thượng phù trước vi tiếu" trên mặt hiện ra nụ cười.
3. (Động) Hơn, vượt quá. ◎ Như: "nhân phù ư sự" người nhiều hơn việc.
4. (Động) Bơi, lội (tiếng địa phương).
5. (Động) Phạt uống rượu. ◇ Vương Thao : "Đương phù nhất đại bạch, vị khánh quân đắc thiên cổ chi mĩ nhân" , (Yểu nương tái thế ) Xin mời uống cạn một chén lớn, để mừng huynh đã được người đẹp muôn đời.
6. (Động) Thuận dòng xuôi đi.
7. (Tính) Ở trên mặt nước hoặc trong không trung. ◎ Như: "phú quý ư ngã như phù vân" giàu sang đối với tôi như mây nổi.
8. (Tính) Ở bên ngoài, ở bề mặt. ◎ Như: "phù thổ" lớp bụi đất ngoài, "phù diện" mặt ngoài.
9. (Tính) Không có căn cứ, không thật. ◎ Như: "phù ngôn" lời nói không có căn cứ.
10. (Tính) Hư, hão, không thiết thực. ◎ Như: "phù danh" danh hão, "phù văn" văn chương không thiết thực. ◇ Đỗ Phủ : "Hà dụng phù danh bán thử thân" (Khúc Giang ) Ích gì để cho cái danh hão trói buộc tấm thân.
11. (Tính) Mạch phù, sẽ để tay vào đã thấy mạch chạy gọi là "mạch phù" .
12. (Tính) Nông nổi, bộp chộp. ◎ Như: "tâm phù khí táo" tính khí bộp chộp nóng nảy.
13. (Danh) § Xem "phù đồ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nổi, vật gì ở trên mặt nước không có căn cứ gọi là phù, lời nói không có căn cứ gọi là phù ngôn .
② Hão, như phù mộ hâm mộ hão.
③ Quá, như nhân phù ư sự người quá nhiều việc.
④ Mạch phù, sẽ để tay vào đã thấy mạch chạy gọi là mạch phù .
⑤ Thuận dòng xuôi đi.
⑥ Phạt uống rượu.
⑦ Phù đồ , do tiếng Phật đà dịch âm trạnh ra. Phật giáo là của Phật đà sáng tạo ra, vì thế nên gọi Phật giáo đồ là phù đồ, đời sau gọi tháp của Phật là phù đồ, cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nổi, trôi nổi: Dầu nổi trên mặt nước; Thân thế như con cò biển trôi nổi trên mặt nước (Chu Minh: Lãng đào sa từ). 【】phù tài [fúcái] Của nổi;
② Lớp ở ngoài mặt: Lớp da ngoài. 【】 phù thổ [fútư] Lớp bụi ngoài;
③ (đph) Bơi, bơi lội: Anh ấy bơi một mạch sang bên kia sông;
④ Nông nổi, xốc nổi, bộp chộp: Tính anh ấy nông nổi quá, làm việc gì cũng không cẩn thận;
⑤ Không thực tế, không thiết thực, không có căn cứ, hão: Hư danh; Khoe khoang; Hâm mộ hão;
⑥ Nhiều, quá, thừa, dư: Người nhiều hơn việc; Số thừa;
⑦ (y) Mạch phù;
⑧ (văn) Thuận dòng xuôi đi;
⑨ (văn) Phạt uống rượu;
⑩ 【】phù đồ [fútú] Phật, chùa chiền: Ngôi tháp chùa bảy tầng. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nổi trên mặt nước — Quá độ — Không hợp với sự thật.

Từ ghép 40

lôi
léi ㄌㄟˊ

lôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái chén uống rượu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bình đựng rượu hoặc nước, hình bầu, miệng nhỏ, có hai quai, lòng sâu, có nắp đậy, ngoài khắc hình mây và sấm ("vân lôi" ).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chén uống rượu. Chén ngoài có vẽ hình mây sấm (vân lôi ) nên gọi là lôi .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Chén uống rượu bằng đất nung (ngoài có vẽ hình mây, sấm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bình sành, hũ sành, cao nhưng miệng nhỏ.
trí
zhì ㄓˋ, zhuì ㄓㄨㄟˋ

trí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. suy cho đến cùng
2. đem lại, đưa đến
3. tỉ mỉ, kỹ, kín

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Suy đến cùng cực. ◎ Như: "cách trí" suy cùng lẽ vật (nghiên cứu cho biết hết thảy các vật có hình, vô hình trong khoảng trời đất, sinh diệt hợp li thế nào).
2. (Động) Hết lòng, hết sức, tận tâm, tận lực. ◎ Như: "trí lực" hết sức, "trí thân" đem cả thân cho người.
3. (Động) Trao, đưa, truyền đạt. ◎ Như: "trí thư" đưa thư, "trí ý" gửi ý (lời thăm), "truyền trí" truyền đạt, "chuyển trí" chuyển đạt.
4. (Động) Trả lại, lui về. ◎ Như: "trí chánh" trao trả chánh quyền về hưu. ◇ Trang Tử : "Phu tử lập nhi thiên hạ trị, nhi ngã do thi chi, ngô tự thị khuyết nhiên. Thỉnh trí thiên hạ" , , . (Tiêu dao du ) Phu tử ở trên ngôi mà đời trị, thì tôi còn giữ cái hư vị làm gì, tôi tự lấy làm áy náy. Xin trả lại thiên hạ.
5. (Động) Vời lại, gọi đến, chiêu dẫn. ◎ Như: "la trí" vẹt tới, săn tới, "chiêu trí" vời tới, "chiêu trí nhân tài" vời người hiền tài.
6. (Động) Cấp cho. ◇ Tấn Thư : "Kim trí tiền nhị thập vạn, cốc nhị bách hộc" , (San Đào truyện ) Nay cấp cho tiền hai mươi vạn, lúa gạo hai trăm hộc.
7. (Động) Đạt tới. ◎ Như: "trí quân Nghiêu Thuấn" làm cho vua đạt tới bực giỏi như vua Nghiêu vua Thuấn, "trí thân thanh vân" làm cho mình đạt tới bậc cao xa, "dĩ thương trí phú" lấy nghề buôn mà trở nên giàu có.
8. (Danh) Trạng thái, tình trạng, ý hướng. ◎ Như: "tình trí" tình thú, "hứng trí" chỗ hứng đến, trạng thái hứng khởi, "cảnh trí" cảnh vật, phong cảnh, cảnh sắc, "chuyết trí" mộc mạc, "biệt trí" khác với mọi người, "ngôn văn nhất trí" lời nói lời văn cùng một lối.
9. § Thông "chí" .
10. § Thông "trí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Suy cùng. Như cách trí suy cùng lẽ vật. Nghiên cứu cho biết hết thảy các vật có hình, vô hình trong khoảng trời đất, nó sinh, nó diệt, nó hợp, nó li thế nào gọi là cách trí .
② Hết, hết bổn phận mình với người, với vật gọi là trí. Như trí lực hết sức, trí thân đem cả thân cho người, v.v. Ðỗ Phủ : Trường An khanh tướng đa thiếu niên, Phú quý ưng tu trí thân tảo Tại Trường An, các khanh tướng phần nhiều ít tuổi, Cần phải sớm được giàu sang, sớm được dốc lòng phụng sự.
③ Dùng kế lừa cho người đến chỗ chết gọi là trí chi tử địa lừa vào chỗ chết. Dùng phép luật cố buộc người vào tội gọi là văn trí .
④ Trao, đưa. Như trí thư đưa thư.
⑤ Trả lại cũng gọi là trí. Như trí chánh trao trả chánh quyền về hưu.
⑥ Lấy ý mình đạt cho người biết cũng gọi là trí. Như trí ý gửi ý. Vì gián tiếp mới đạt tới gọi là truyền trí hay chuyển trí , v.v.
⑦ Ðặt để. Như trí quân Nghiêu Thuấn làm cho vua tới bực giỏi như vua Nghiêu vua Thuấn, trí thân thanh vân làm cho mình tới bậc cao xa. Cứ theo một cái mục đích mình đã định mà làm cho được đều gọi là trí.
⑧ Phàm làm cái gì, hoặc vì trực tiếp hoặc vì gián tiếp, mà chịu được cái ảnh hưởng của nó đều gọi là trí. Như dĩ thương trí phú lấy nghề buôn mà đến giàu, trực ngôn trí họa vì nói thẳng mà mắc họa. Không khó nhọc gì mà được hưởng quyền lợi gọi là tọa trí . Trong chốc lát mà liệu biện được đủ ngay gọi là lập trí .
⑨ Vời lại, vời cho đến với mình gọi là trí. Như la trí vẹt tới, săn tới, chiêu trí vời tới. Chiếu trí nhân tài nghĩa là vời người hiền tài đến.
⑩ Vật ngoài nó thừa cơ mà xâm vào cũng gọi là trí. Như nhân phong hàn trí bệnh nhân gió rét thừa hư nó vào mà đến ốm bệnh. Vì thế nên bị ngoại vật nó bức bách không thể không theo thế được cũng gọi là trí. Như tình trí chỗ tình nó đến, hứng trí chỗ hứng đến, v.v.
⑪ Thái độ. Như nhã nhân thâm trí người có thái độ nhã lạ. Tả cái tình trạng vật gọi là cảnh trí , mộc mạc gọi là chuyết trí , khác với mọi người gọi là biệt trí , v.v. đều là noi cái nghĩa ấy cả.
⑫ Ðường lối. Như ngôn văn nhất trí lời nói lời văn cùng một lối, nói đại khái gọi là đại trí cũng do một nghĩa ấy cả.
⑬ Cùng nghĩa với chữ chí .
⑭ Cùng nghĩa với chữ trí .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mịn, sít, dày, tỉ mỉ, kín, kĩ: Khéo và kĩ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gởi, kính gởi, gởi tới, đưa đến, đưa, trao, tỏ ý, đọc (với ý kính trọng): Gởi điện thăm hỏi; Gởi lời chào, kính chào; Đọc lời chào mừng. (Ngr) Tận sức, hết sức: Tận lực vì nhiệm vụ;
② Dẫn đến, vời đến, đem lại, gây nên: Gây nên ốm đau; Học để mà vận dụng;
③ Hứng thú: P Hứng thú, thú vị. 【使】trí sử [zhìshê] Khiến, làm cho: 使 Làm cho bị tổn thất;
④ Tinh tế, tỉ mỉ: Tỉ mỉ; Tinh tế;
⑤ (văn) Hết, dốc hết, đem hết: Hết sức; Đem cả thân mình (để làm gì cho người khác);
⑥ (văn) Thủ đắc, có được;
⑦ (văn) Cực, tận, hết sức;
⑧ (văn) Đến (như , bộ );
⑨ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới cùng — Rất. Lắm — Hết. Thôi. Td: Trí sĩ — Cái ý vị. Td: Cảnh trí.

Từ ghép 22

long, lũng, sủng
lóng ㄌㄨㄥˊ, lǒng ㄌㄨㄥˇ, máng ㄇㄤˊ

long

phồn thể

Từ điển phổ thông

con rồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con rồng. § Người xưa nói rồng làm mây và mưa, là một trong bốn giống linh.
2. (Danh) Tượng trưng cho vua.
3. (Danh) Ngựa cao tám thước trở lên gọi là "long".
4. (Danh) Lối mạch núi đi gọi là "long". ◎ Như: nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là "long mạch" .
5. (Danh) Chỉ người tài giỏi phi thường. ◇ Sử Kí : "Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kì do long da!" , (Lão Tử Hàn Phi truyện ) Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!
6. (Danh) Cổ sanh học chỉ loài bò sát (ba trùng ) có chân và đuôi rất lớn. ◎ Như: "khủng long" , "dực thủ long" .
7. (Danh) Vật dài hình như con rồng. ◎ Như: "thủy long" vòi rồng (ống dẫn nước chữa lửa).
8. (Danh) Đồ dệt bằng chất hóa học. ◎ Như: "ni long" nylon.
9. (Danh) Họ "Long".
10. (Tính) Thuộc về vua. ◎ Như: "long sàng" giường vua, "long bào" áo vua. ◇ Thủy hử truyện : "Long thể bất an" (Đệ nhất hồi) Mình rồng chẳng yên.
11. Một âm là "sủng". § Thông "sủng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con rồng.
② Người xưa nói nó hay làm mây làm mưa, lợi cả muôn vật, cho nên cho nó là một trong bốn giống linh.
③ Lại dùng để ví với các ông vua. Cho nên vua lên ngôi gọi là long phi .
④ Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long.
⑤ Lối mạch núi đi gọi là long. Như nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là long mạch vậy.
⑥ Nói ví dụ người phi thường.
⑦ Một âm là sủng. Cùng nghĩa với chữ sủng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con rồng;
② Long, rồng, thuộc về vua chúa: Long bào; Long sàng;
③ (Một số) loài bò sát khổng lồ đã tuyệt chủng: Khủng long;
④ (văn) Con ngựa cao to: Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long (Chu lễ: Hạ quan, Canh nhân);
⑤ Khí thế của mạch núi (nói về phép xem phong thủy);
⑥ [Lóng] Sao Long: Sao Long xuất hiện mà tế cầu mưa (Tả truyện: Hoàn công ngũ niên);
⑦ [Lóng] (Họ) Long. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con rồng — Chỉ ông vua — Mạch núi chạy, tiếng gọi riêng của thầy phong thủy — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 49

lũng

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lũng đoạn (dùng như , bộ ).

sủng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con rồng. § Người xưa nói rồng làm mây và mưa, là một trong bốn giống linh.
2. (Danh) Tượng trưng cho vua.
3. (Danh) Ngựa cao tám thước trở lên gọi là "long".
4. (Danh) Lối mạch núi đi gọi là "long". ◎ Như: nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là "long mạch" .
5. (Danh) Chỉ người tài giỏi phi thường. ◇ Sử Kí : "Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kì do long da!" , (Lão Tử Hàn Phi truyện ) Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!
6. (Danh) Cổ sanh học chỉ loài bò sát (ba trùng ) có chân và đuôi rất lớn. ◎ Như: "khủng long" , "dực thủ long" .
7. (Danh) Vật dài hình như con rồng. ◎ Như: "thủy long" vòi rồng (ống dẫn nước chữa lửa).
8. (Danh) Đồ dệt bằng chất hóa học. ◎ Như: "ni long" nylon.
9. (Danh) Họ "Long".
10. (Tính) Thuộc về vua. ◎ Như: "long sàng" giường vua, "long bào" áo vua. ◇ Thủy hử truyện : "Long thể bất an" (Đệ nhất hồi) Mình rồng chẳng yên.
11. Một âm là "sủng". § Thông "sủng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con rồng.
② Người xưa nói nó hay làm mây làm mưa, lợi cả muôn vật, cho nên cho nó là một trong bốn giống linh.
③ Lại dùng để ví với các ông vua. Cho nên vua lên ngôi gọi là long phi .
④ Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long.
⑤ Lối mạch núi đi gọi là long. Như nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là long mạch vậy.
⑥ Nói ví dụ người phi thường.
⑦ Một âm là sủng. Cùng nghĩa với chữ sủng .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.