đông, đống
dòng ㄉㄨㄥˋ

đông

phồn thể

Từ điển phổ thông

đóng băng

đống

phồn thể

Từ điển phổ thông

nước đá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn đông đặc. ◎ Như: "ngư đống" cá đông, "nhục đống" thịt đông, "quả đống" trái cây nấu đông.
2. (Danh) Họ "Đống".
3. (Động) Đóng băng. ◎ Như: "thủy đống" nước đóng băng. ◇ Lí Hạ : "Sài môn xa triệt đống, Nhật hạ du ảnh sấu" , (Tặng Trần Thương ) Cửa củi vết bánh xe đóng giá, Mặt trời lặn, bóng cây du gầy.
4. (Động) Lạnh cóng, rét cóng. ◎ Như: "đống đắc phát đẩu" lạnh run.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước đông, nước đá.
② Phàm chất lỏng đông lại tục cũng gọi là đống.
③ Thường đá mỏ trong suốt cũng gọi là đống.
④ Rét, như đống nỗi đói rét.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đóng băng, đông lại: Thịt đông; Nước trong chum đã đóng băng;
② Lạnh cóng, rét cóng: 穿 Mặc thêm áo vào, kẻo bị lạnh; Tay chân bị rét cóng;
③ (Một loại) đá mỏ trong suốt;
④ [Dòng] (Họ) Đống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước đóng lại thành băng — Rất lạnh — Mưa thật dữ dội.

Từ ghép 5

độc
dú ㄉㄨˊ

độc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. một mình
2. con độc (một giống vượn)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lẻ loi, cô đơn. ◇ Tư Mã Thiên : "Kim bộc bất hạnh tảo thất phụ mẫu, vô huynh đệ chi thân, độc thân cô lập" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ).
2. (Tính) Riêng mình, riêng biệt. ◇ Cố Viêm Vũ : "Thụ mệnh tùng bách độc, Bất cải thanh thanh tư" , 姿 (Tặng Lâm xử sĩ cổ độ ).
3. (Phó) Chỉ, duy. ◇ Chu Lập Ba : "Biệt nhân lai đắc, độc nhĩ lai bất đắc" ; (Bộc xuân tú ).
4. (Phó) Một mình. ◎ Như: "độc tấu" .
5. (Phó) Chuyên đoán, chỉ làm theo ý riêng. ◎ Như: "độc tài" một người hoặc một nhóm ít người nắm hết quyền định đoạt. § Cũng như "chuyên chế" , trái với "dân chủ" . ◇ Trang Tử : "Vệ quân, kì niên tráng, kì hành độc. Khinh dụng kì quốc, nhi bất kiến kì quá; khinh dụng dân tử" , , . , ; (Nhân gian thế ) Vua nước Vệ, đương tuổi tráng niên, hành vi độc đoán, coi thường việc nước, không thấy lỗi của mình, coi nhẹ mạng dân.
6. (Phó) Há, chẳng lẽ. § Cũng như "khởi" , "nan đạo" . ◇ Phùng Mộng Long : "Nhữ vi huyện lệnh, độc bất văn thiên tử hiếu xuất liệp hồ?" , ? (Trí nang bổ , Ngữ trí , Trung mưu lệnh ).
7. (Phó) Vẫn còn. § Cũng như "hoàn" , "y nhiên" . ◇ Giang Tổng : "Bắc phong thượng tê mã, Nam quan độc bất quy" , (Ngộ Trường An sứ kí Bùi thượng thư 使).
8. (Phó) Sắp, sắp sửa. § Cũng như "tương" . Thường dùng trong câu nghi vấn. ◇ Trang Tử : "Tiên sanh độc hà dĩ thuyết ngô quân hồ"? ? (Từ vô quỷ ).
9. (Danh) Con "độc", giống con vượn mà to.
10. (Danh) Người già không có con cháu. ◇ Sử Kí : "Tuất quan quả, tồn cô độc" , (Tư Mã Tương Như truyện ) Giúp đỡ người góa bụa, chăm xóc kẻ già không có con cháu.
11. (Danh) Người không có vợ.
12. (Danh) Họ "Độc".

Từ điển Thiều Chửu

① Con Ðộc, giống con vượn mà to.
② Một, già không có con cháu gọi là độc. Phàm cái gì lẻ loi có một đều gọi là độc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một , độc: Con một; Cầu độc mộc, cầu khỉ;
② Độc, một mình: Độc tấu; Uống rượu một mình; Mà tôi nhờ nghề bắt rắn mà một mình được sống sót (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ Cô độc, lẻ loi, người cô độc, người lẻ loi: Những người góa bụa không con và sống cô độc; Già mà không con gọi là cô độc (Mạnh tử);
④ Chỉ có một mình, chỉ riêng: Nay chỉ một mình thần có thuyền (Sử kí); Mọi người đều đến đông đủ cả rồi, chỉ còn mình anh ấy chưa đến. 【】độc độc [dúdú] Chỉ: Anh xưa nay rất quyết đoán, mà sao chỉ riêng vấn đề này lại đâm ra do dự?;【】 độc duy [dúwéi] (văn) Chỉ có: Những thành của Tề còn chưa bị đánh hạ, chỉ có các thành Liêu, Cử và Tức Mặc, ngoài ra đều bị Yên chiếm hết (Sử kí: Yên Triệu công thế gia). Cg. [wéidú]; 【】 độc tự [dúzì] Tự mình, một mình;
⑤ Con độc (giống con vượn nhưng to hơn);
⑥ (văn) Há, riêng ... lại ư? (phó từ, biểu thị sự phản vấn, dùng như , bộ ): ? Nhà vua há không trông thấy con chuồn chuồn kia sao? (Chiến quốc sách); ? Ông há không nghe nói con rắn ở trong đầm cạn ư? (Hàn Phi tử); ? Tương Như tuy hèn thật, há lại sợ Liêm tướng quân ư? (Sử kí);
⑦ (văn) Vẫn, vẫn còn, còn, mà còn: ? Bậc thánh nhân còn bị nghi ngờ, huống gì người hiền? (Thuyết uyển: Tạp ngôn);
⑧ [Dú] (Họ) Độc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một mình — Riêng biệt ra, không lẫn lộn với cái khác — Tên một loài vượn cực lớn.

Từ ghép 26

vũ, vụ
wù ㄨˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chuyên tâm, chăm chú. ◎ Như: "vụ bản" chăm chú vào cái căn bản. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử vụ bổn, bổn lập nhi đạo sanh" , (Học nhi ) Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc vững thì đạo đức sinh.
2. (Động) Mưu lấy, truy cầu. ◇ Hàn Dũ : "Tham đa vụ đắc, tế đại bất quyên" , (Tiến học giải ) Tham lấy cho nhiều, nhỏ lớn chẳng bỏ.
3. (Phó) Nhất thiết, cốt phải, tất dùng. ◎ Như: "vụ khất" cần xin, "vụ tất tiểu tâm" cần phải cẩn thận.
4. (Danh) Việc, công tác. ◎ Như: "gia vụ" việc nhà, "công vụ" việc công, "sự vụ" sự việc, "thứ vụ" các việc.
5. (Danh) Sở thu thuế ngày xưa.
6. (Danh) Họ "Vụ".
7. Một âm là "vũ". § Thông "vũ" .

vụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

công việc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chuyên tâm, chăm chú. ◎ Như: "vụ bản" chăm chú vào cái căn bản. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử vụ bổn, bổn lập nhi đạo sanh" , (Học nhi ) Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc vững thì đạo đức sinh.
2. (Động) Mưu lấy, truy cầu. ◇ Hàn Dũ : "Tham đa vụ đắc, tế đại bất quyên" , (Tiến học giải ) Tham lấy cho nhiều, nhỏ lớn chẳng bỏ.
3. (Phó) Nhất thiết, cốt phải, tất dùng. ◎ Như: "vụ khất" cần xin, "vụ tất tiểu tâm" cần phải cẩn thận.
4. (Danh) Việc, công tác. ◎ Như: "gia vụ" việc nhà, "công vụ" việc công, "sự vụ" sự việc, "thứ vụ" các việc.
5. (Danh) Sở thu thuế ngày xưa.
6. (Danh) Họ "Vụ".
7. Một âm là "vũ". § Thông "vũ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Việc, như thứ vụ các việc.
② Chuyên, chăm. Như tham đa vụ đắc chỉ cốt tham lấy cho nhiều, vụ bản cốt chăm cái căn bản.
③ Tất dùng, như vụ khất cần xin, vụ tất cần thế.
④ Sở thu thuế cũng gọi là vụ.
⑤ Một âm là vũ, cũng nghĩa như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Việc, vụ: Việc công;
② Làm: Không làm ăn chính đáng; Làm nghề nông;
③ Nhất thiết, cốt phải: Nhất thiết phải; Trừ kẻ gian tà phải cốt trừ cho tận gốc (Thượng thư: Thái thệ hạ); Người quân tử thờ vua cốt phải hướng dẫn cho vua mình vận dụng chính xác đạo trị nước (Mạnh tử: Cáo tử hạ).【】vụ tất [wùbì] Nhất thiết, cốt phải, cần phải, quyết phải: Anh nhất thiết phải đi một chuyến; Các bạn cần phải chú ý; 【】vụ tu [wùxu] Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc. Việc làm. Td: Sự vụ — Nơi thâu tiền. Td: Thuế vụ — Chuyên chú vào. Cốt ở. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành: » Nền phủ định tới đây còn xốc nổi, vụ lòng một lễ, chén rượu thoi vàng « — Ta còn hiểu là mùa, tức thời gian chuyên chú vào một việc gì. Chẳng hạn vụ gặt.

Từ ghép 35

động
dòng ㄉㄨㄥˋ

động

phồn thể

Từ điển phổ thông

động đậy, cử động, hoạt động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bất cứ vật gì, tự sức mình, hay do sức bên ngoài mà chuyển sang chỗ khác, hay ra khỏi trạng thái yên tĩnh, đều gọi là "động" . § Trái với "tĩnh" . ◎ Như: "phong xuy thảo động" gió thổi cỏ lay.
2. (Động) Sử dụng, dùng đến, vận dụng. ◎ Như: "động bút" dùng bút, "động đao" cầm dao, "động não cân" vận dụng đầu óc.
3. (Động) Cảm xúc, nổi, chạm đến, xúc phạm. ◎ Như: "động nộ" nổi giận, "cảm động" cảm xúc, "tâm động" lòng cảm xúc.
4. (Động) Bắt đầu, khởi đầu. ◎ Như: "động công" bắt đầu công việc.
5. (Động) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định). ◎ Như: "tha hướng lai bất động huân tinh" anh ấy từ nay không ăn thịt cá.
6. (Tính) Giống gì tự cử động đều gọi là "động vật" .
7. (Phó) Mỗi mỗi, cứ như là, thường luôn, động một chút. ◎ Như: "động triếp đắc cữu" động đến là hỏng. ◇ Đỗ Phủ : "Nhân sanh bất tương kiến, Động như sâm dữ thương" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Người ta ở đời không gặp nhau, Cứ như là sao hôm với sao mai.
8. (Phó) Bèn. ◎ Như: "lai vãng động giai kinh nguyệt" đi lại bèn đều đến hàng tháng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðộng, bất cứ vật gì, không bàn là tự sức mình, hay do sức khác mà chuyển sang chỗ khác đều là động.
② Làm, như cử động .
③ Cảm động, như cổ động .
④ Nổi dậy. Phàm cái gì mới mở đầu gọi là động, như động công bắt đầu khởi công, động bút bắt đầu cầm bút.
⑤ Tự động, giống gì tự cử động đều gọi là động vật .
⑥ Lời tự ngữ, như lai vãng động giai kinh nguyệt đi lại bèn đều đến hàng tháng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Động, chuyển động, nổi, được: Lưu động; Gió thổi cỏ lay. (Ngb) Hơi có động tĩnh; Anh cứ ngồi yên đừng động đậy; 西 Cái này một người bưng không nổi;
② Cử chỉ, việc làm: Mỗi cử chỉ và việc làm;
③ Dời, chuyển, di động: Chuyển đi nơi khác; Dời đi;
④ Đổi, thay: Câu này chỉ cần đổi một hai chữ thì xuôi thôi;
⑤ Nổi, xúc phạm: Nổi giận, phát cáu; Xúc phạm đến lòng căm phẫn của công chúng;
⑥ Cảm động, xúc động: Vở kịch này làm cho người xem rất cảm động;
⑦ (đph) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định): Bệnh này không nên ăn thịt cá; Anh ấy trước nay không ăn thịt bò;
⑧ Khởi động, bắt đầu (làm việc gì): Bắt đầu khởi công; Bắt đầu viết;
⑨ (văn) Biến động, biến đổi: Vua tôi biến sắc, tả hữu xua vào nhau (Hậu Hán thư);
⑩ (văn) Động một tí, thường, luôn: Lại thường muốn chuộng cổ, chẳng đo lường sự thích nghi theo thói đời (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không yên một chỗ — Rối loạn — Làm việc.

Từ ghép 101

ai động 哀動án binh bất động 按兵不動ba động 波動bác động 搏動bài động 擺動bạo động 暴動bất động 不動bất động sản 不動產bị động 被動biến động 變動cảm động 感動chấn động 振動chấn động 震動chủ động 主動chuyển động 轉動cổ động 鼓動cơ động 機動cử động 舉動cức bì động vật 棘皮動物dao động 搖動di động 移動đả động 打動đái động 帶動đại động mạch 大動脈điện động 電動điều động 調動động binh 動兵động cơ 動機động dao 動搖động dong 動容động dung 動容động đạn 動彈động đãng 動盪động đãng 動蕩động hỏa 動火động học 動學động hướng 動向động khí 動氣động kinh 動經động loạn 動亂động lực 動力động mạch 動脈động năng 動能động nghị 動議động phách 動魄động sản 動產động tác 動作động tâm 動心động thái 動態động thổ 動土động thủ 動手động tĩnh 動靜động từ 動詞động từ 動辭động vật 動物động viên 動員đới động 帶動giảo động 攪動hành động 行動hiếu động 好動hoạt động 活動hoạt động 滑動hỗ động 互動huy động 揮動khả động 可動khiêu động 挑動khiêu động 跳動khởi động 啟動kích động 擊動kinh động 驚動kinh thiên động địa 驚天動地lao động 勞動linh động 靈動lôi động 蕾動lưu động 流動manh động 盲動manh động 萌動na động 挪動náo động 鬧動nguyên động lực 原動力phản động 反動phát động 發動phiến động 扇動phiêu động 票動phù động 浮動sinh động 生動tác động 作動tâm động 心動thái tuế đầu thượng động thổ 太歲頭上動土thôi động 推動tự động 自動tự động xa 自動車vận động 運動vận động gia 運動家vận động học 運動學vận động trường 運動場vận động trường 運動塲vi động 微動xuẩn động 蠢動xúc động 觸動xung động 衝動
trập
zhí ㄓˊ

trập

phồn thể

Từ điển phổ thông

buộc, trói, cùm lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buộc chân ngựa, lừa, ... ◎ Như: "trập mã" buộc ngựa. ◇ Liêu trai chí dị : "Thứ nhật, hữu khách lai yết, trập hắc vệ ư môn" , , (Hồ thị ) Hôm sau, có khách đến xin gặp, buộc con lừa đen ở cổng.
2. (Động) Buộc, trói, cùm, kẹp, vướng. ◇ Trang Tử : "Đông hải chi miết, tả túc vị nhập, nhi hữu tất dĩ trập hĩ" , , (Thu thủy ) Con ba ba ở biển đông, chân trái chưa vào, mà gối phải đã mắc kẹt rồi.
3. (Động) Bỏ tù, giam cấm. ◎ Như: "bị trập" bắt giam.
4. (Danh) Dây cương buộc ngựa. ◇ Nguyễn Du : "Mạc giao ki trập tái tương xâm" (Thành hạ khí mã ) Chớ để cương dàm phạm vào thân một lần nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Buộc, trói.
② Cùm, bắt giam lại gọi là bị trập .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Buộc, trói;
② Cùm lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây buộc ngựa — Bắt nhốt. Cầm giữ.
cán, cản, hãn
gǎn ㄍㄢˇ, hàn ㄏㄢˋ

cán

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìa ra. Đưa ra — Một âm khác là Hãn.

cản

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chống đỡ, chống giữ, chống cự, phòng giữ. 【】hãn cách [hàngé] (văn) Không ăn khớp, không hợp nhau: Hoàn toàn không ăn khớp. Như [hàn];
② Nắn ra, nặn: Nặn bột.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chống lại. Ngăn lại. Đáng lẽ đọc Hãn. Xem vần Hãn.

Từ ghép 1

hãn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chống đỡ, chống giữ, chống cự
2. nắn ra, nặn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Che lấp.
2. (Động) Bảo vệ, bảo hộ. § Cũng như "hãn" . ◇ Khổng An Quốc : "Hãn ngã ư gian nan" (Truyện ) Bảo vệ ta trong lúc khó khăn.
3. (Động) Chống giữ, ngăn. § Cũng như "hãn" . ◎ Như: "hãn cách" chống cự. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Phàm nhân chi tính, trảo nha bất túc dĩ tự thủ vệ, cơ phu bất túc dĩ hãn hàn thử" , , (Thị quân lãm ) Phàm tính người ta, móng vuốt không đủ tự vệ, da thịt không đủ ngăn nóng lạnh.
4. (Động) Vi phạm, làm trái. ◇ Sử Kí : "Tuy thì hãn đương thế chi văn võng, nhiên kì tư nghĩa liêm khiết thối nhượng, hữu túc xưng giả" , 退, (Du hiệp liệt truyện ) Tuy có lúc vi phạm lưới pháp luật đương thời, nhưng tư cách của họ nghĩa hiệp, liêm khiết, nhún nhường, cũng đủ đáng khen.
5. (Động) Vuốt dài ra, nắn ra. ◎ Như: "hãn miến" nặn bột.
6. (Danh) Bao da, ngày xưa dùng để che chở cánh tay người bắn cung.

Từ điển Thiều Chửu

① Chống giữ, cũng như chữ hãn .
② Chống cự, như hãn cách chống cự.
③ Vuốt dài ra, nắn ra, như hãn miến nặn bột.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chống đỡ, chống giữ, chống cự, phòng giữ. 【】hãn cách [hàngé] (văn) Không ăn khớp, không hợp nhau: Hoàn toàn không ăn khớp. Như [hàn];
② Nắn ra, nặn: Nặn bột.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngăn cản. Ta quen đọc Cản — Một âm khác là Cán. Xem Cán.

Từ ghép 4

bính, tính, tịnh
bàng ㄅㄤˋ, bìng ㄅㄧㄥˋ

bính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tịnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

bằng nhau, ngang nhau, đều

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cùng lúc, đồng thời. ◎ Như: "dị thuyết tịnh khởi" các thuyết khác nhau cùng một lúc nổi lên. ◇ Lễ Kí : "Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại, đạo tịnh hành nhi bất tương bội" , (Trung Dung ) Vạn vật cùng lúc phát triển mà không làm hại nhau, đạo đồng thời thi hành mà không trái nhau.
2. (Phó) Dùng trước một từ phủ định (vô, phi, bất, ...), để nhấn mạnh ý phủ định: quyết (không), nhất định (không), thực ra (không). ◎ Như: "sự tình tịnh phi như thử" sự tình thực ra không phải vậy, "nhĩ biệt ngộ hội, ngã tịnh vô ác ý" , anh đừng hiểu lầm, tôi hoàn toàn không có ác ý, "mẫu thân nghiêm giáo, tịnh bất cảm khiết tửu" , mẹ dạy dỗ nghiêm khắc, quyết không dám uống rượu.
3. (Phó) Cùng, đều. ◎ Như: "tịnh lập" đều đứng, "tịnh hành" đều đi. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Toại ban quân nhi hoàn, nhất quận tịnh hoạch toàn" , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ) Bèn đem quân trở về, cả quận đều được vẹn toàn.
4. (Giới) Ngay cả. § Dùng như "liên" , "đồng" . ◎ Như: "tịnh thử thiển cận đích nguyên lí diệc bất năng minh" ngay cả nguyên lí dễ hiểu ấy mà cũng không rõ.
5. (Liên) Và, và lại, rồi lại, lại còn. ◎ Như: "giá cá án tử, bảo chứng năng hoàn thành, tịnh năng tố đắc tận thiện tận mĩ" , , cái bàn đó, (không những) bảo đảm hoàn thành, mà còn làm cho hoàn toàn tốt đẹp nữa.
6. § Dùng như , .

Từ điển Thiều Chửu

① Gồm, đều, như tịnh lập đều đứng, tịnh hành đều đi, v.v. Có chỗ viết .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Ngang nhau — Họp làm một, chung nhau.

Từ ghép 11

sương, tương
xiāng ㄒㄧㄤ

sương

phồn thể

Từ điển phổ thông

mái nhà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chái nhà, hai gian nhỏ ở hai bên nhà chính. ◇ Bạch Cư Dị : "Kim khuyết tây sương khấu ngọc quynh" 西 (Trường hận ca ) Gõ cánh ngọc nơi cửa vàng hiên tây. Tản Đà dịch thơ: Mái tây gõ cửa vàng then ngọc. ◇ Tây sương kí 西: "Nguyệt ám tây sương, phượng khứ Tần lâu, vân liễm Vu San" 西, , (Đệ tam bổn , Đệ nhị chiết) Mịt mờ trăng tối mái tây, Mây tan đỉnh Giáp, phượng bay lầu Tần (Nhượng Tống dịch).
2. (Danh) Vùng gần sát thành phố. ◎ Như: "thành sương" ven đô, "quan sương" phố ở ngoài cửa thành.
3. (Danh) Bên cạnh, phương diện (thường dùng trong tiểu thuyết, hí khúc cổ). ◎ Như: "lưỡng sương" hai bên. ◇ Tây du kí 西: "Nhất bích sương khiếu đồ tử tể bác tê ngưu chi bì, tiêu thục huân can, chế tạo khải giáp" , , (Đệ cửu thập nhị hồi) Một bên gọi đồ tể lột da tê ngưu, thuộc hun phơi khô, chế làm áo giáp.
4. (Danh) Khán đài giành riêng trong rạp hát, hí viện. ◎ Như: "bao sương" đặt chỗ khán đài riêng (tiếng Pháp: loge).
5. (Danh) Toa, hòm. § Thông "sương" . ◎ Như: "xa sương" toa xe.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái trái nhà, hai gian nhỏ ở hai đầu nhà gọi là sương.
② Phường sương một tên riêng để chia rành từng khu đất, ở trong thành gọi là phường sương, ở trong làng gọi là hương đồ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà ngang, phòng cạnh, chái nhà, mái (ở hai bên nhà chính): Một nhà chính hai nhà ngang; 西 Mái tây;
② Chỗ được ngăn ra như căn phòng: Toa xe; Hạng lô (trong rạp hát);
③ Vùng tiếp giáp với thành phố: Vùng lân cận ngoài cửa ô;
④ Bên cạnh: Hai bên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chái nhà nhỏ, có mái không tường, ở giáp liền nhà chính — Hành lang bên ngoài nhà, trên có mái che — Tục gọi nơi đông đúc sầm uất là Thành sương ( cũng như thành thị ).

Từ ghép 2

tương

phồn thể

Từ điển phổ thông

mái nhà
uẩn, ôn
wēn ㄨㄣ, yùn ㄩㄣˋ

uẩn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎ Như: "ôn thủy" nước ấm, "ôn noãn" ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎ Như: "ôn ngữ" lời êm ái dịu dàng. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎ Như: "ôn nhất hồ tửu" hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇ Tây sương kí 西: "Tảo vãn ôn tập kinh sử" (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎ Như: "thể ôn" thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ "Ôn".
7. Một âm là "uẩn". § Cũng như "uẩn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hòa, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

ôn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhắc lại, xem lại
2. ấm áp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎ Như: "ôn thủy" nước ấm, "ôn noãn" ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎ Như: "ôn ngữ" lời êm ái dịu dàng. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎ Như: "ôn nhất hồ tửu" hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇ Tây sương kí 西: "Tảo vãn ôn tập kinh sử" (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎ Như: "thể ôn" thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ "Ôn".
7. Một âm là "uẩn". § Cũng như "uẩn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hòa, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ấm: Nước ấm;
② Nhiệt độ, ôn độ: Cặp nhiệt độ;
③ Hâm: Hâm rượu;
④ Ôn, học lại: Ôn cũ biết mới;
⑤ Ôn hòa, điềm đạm, êm dịu: Ôn hòa và hiền lành;
⑥ Như [wen];
⑦ [Wen] (Họ) Ôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấm áp ( trái với lạnh ). Thơ Bà Huyện Thanh quan có câu: » Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn « — Sưởi ấm — Tìm kiếm, nhắc lại việc cũ — Chỉ tính êm đềm — Bệnh sống sót — Danh từ Đông y, chỉ sự bổ dưỡng — Tên người, tức Phan Huy Ôn, 1755 – 1786, danh sĩ đời Lê, tự là Hòa Phủ, hiệu là Chỉ Am, người xã Thu hoạch, huyện Can lộc tỉnh Hà tĩnh, đậu tiến sĩ năm 1780, niên hiệu Cảnh hưng thứ 41 đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Đốc đồng tại các tỉnh Sơn Tây, rồi Thái nguyên, được phong tước Mĩ xuyên Bá. Các tác phẩm biên khảo bằng chữ Hán có Thiên nam lịch triều liệt huyện đăng khoa bị khảo, và Khoa bảng tiêu kì.

Từ ghép 31

tiễn
jiàn ㄐㄧㄢˋ

tiễn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tiễn đưa
2. rượu tiễn biệt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm tiệc để đưa chân người đi xa. ◎ Như: "tiễn biệt" tiễn đưa. ◇ Thủy hử truyện : "Tam cá đầu lĩnh khổ lưu bất trụ, tố liễu tống lộ diên tịch tiễn hành" , (Đệ tam thập nhị hồi) Ba vị đầu lĩnh cố giữ lại không được, bèn đặt tiệc tiễn hành.
2. (Động) Đưa đi. ◎ Như: "tiễn dư hàn" tống tiễn cái lạnh còn rớt lại.
3. (Danh) Mứt (các thứ quả ngâm đường). ◎ Như: "mật tiễn" mứt.

Từ điển Thiều Chửu

① Rượu tiễn, làm tiệc để tiễn chân người đi xa gọi là tiễn. Như tiễn biệt tiễn đưa.
② Lấy đường ngâm các thứ quả gọi là mật tiễn mứt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiễn đưa: Tiễn biệt;
② Tiệc tiễn hành: Thết tiệc tiễn hành, bày rượu đưa khách lên đường;
③ Đưa quà;
④ Mứt: Cô ấy rất thích ăn mứt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bày tiệc để mời người sắp lên đường — Đưa chân người lên đường. Đoạn trường tân thanh : » Tiễn đưa một chén quan hà « — Mứt trái cây.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.