cổ
gǔ ㄍㄨˇ

cổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cũ, xưa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa. Đối lại với "kim" ngày nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay. ◇ Lí Hạ : "Kim cổ hà xứ tận, Thiên tuế tùy phong phiêu" , (Cổ du du hành ) Đâu là chỗ cùng tận của xưa và nay? Nghìn năm theo gió bay.
2. (Danh) Sự vật thuộc về ngày xưa. ◎ Như: "quý cổ tiện kim" trọng cổ khinh kim.
3. (Danh) Thơ theo lối cổ, thơ cổ thể. ◎ Như: "ngũ cổ" , "thất cổ" .
4. (Danh) Họ "Cổ".
5. (Tính) Thuộc về ngày xưa, quá khứ, cũ. ◎ Như: "cổ nhân" người xưa, "cổ sự" chuyện cũ. ◇ Mã Trí Viễn : "Cổ đạo tây phong sấu mã, tịch dương tây hạ, đoạn tràng nhân tại thiên nhai" 西, 西, (Khô đằng lão thụ hôn nha từ ) Đường xưa gió tây ngựa gầy, mặt trời chiều lặn phương tây, người đứt ruột ở phương trời.
6. (Tính) Chất phác. ◎ Như: "cổ phác" mộc mạc, "nhân tâm bất cổ" lòng người không chất phác.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngày xưa.
② Không xu phu thói đời. Như cổ đạo đạo cổ, cao cổ cao thượng như thời xưa, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cổ, xưa, cổ xưa, ngày xưa, thời xưa, cũ: Trọng kim khinh cổ; Tranh cổ; Đồ sứ cổ; Cây cổ thụ; Đền này rất cổ xưa; Từ xưa đến nay chưa từng nghe (Giả Nghị); Xưa và nay là một, ta với người là giống nhau (Lã thị Xuân thu); Phép cũ hái thuốc phần nhiều vào tháng hai, tháng tám (Mộng khê bút đàm);
② Chuyện cổ, việc cổ, việc xưa: Dẫn việc xưa để minh chứng việc nay;
③ Cổ thể thi (gọi tắt).【】cổ thể thi [gưtêshi] Thơ cổ thể;
④ [Gư] (Họ) Cổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xưa cũ. Lâu đời.

Từ ghép 69

bác cổ 博古bác cổ thông kim 博古通今bàn cổ 盤古bảo cổ 保古bất cổ 不古cận cổ 近古chấn cổ thước kim 震古爍今chấn cổ thước kim 震古鑠今chung cổ 終古cổ bản 古本cổ bản 古板cổ bổn 古本cổ đại 古代cổ điển 古典cổ độ 古渡cổ đồng 古董cổ hi 古稀cổ học 古學cổ lai 古來cổ lai 古来cổ lão 古老cổ lệ 古例cổ loa 古螺cổ lỗ 古魯cổ lục 古錄cổ mộ 古墓cổ ngoạn 古玩cổ ngữ 古語cổ nhân 古人cổ phong 古風cổ phong 古风cổ quái 古怪cổ sát 古剎cổ sơ 古初cổ sử 古史cổ thể 古體cổ thể thi 古體詩cổ thi 古詩cổ tích 古昔cổ tích 古蹟cổ tích 古迹cổ văn 古文cổ vật 古物điếu cổ 弔古hoài cổ 懷古kê cổ 稽古khảo cổ 考古kim cổ 今古mông cổ 蒙古nệ cổ 泥古nghĩ cổ 擬古phảng cổ 仿古phỏng cổ 仿古phỏng cổ 倣古phỏng cổ 訪古phục cổ 復古sư cổ 師古tác cổ 作古tàng cổ 藏古thái cổ 太古thiên cổ 千古thượng cổ 上古tòng cổ 從古tối cổ 最古tồn cổ 存古trung cổ 中古vạn cổ 萬古vãng cổ 往古vọng cổ 望古
lỗ
lǔ ㄌㄨˇ

lỗ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giặc giã
2. tù binh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt sống quân địch. § Chém đầu quân giặc gọi là "hoạch" . ◇ Sử Kí : "Chư hầu lỗ ngô thuộc nhi đông, Tần tất tận tru ngô phụ mẫu thê tử" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Quân) chư hầu sẽ bắt chúng mình theo họ về đông, và cha mẹ vợ con chúng mình sẽ bị Tần giết hết.
2. (Động) Cướp lấy, đoạt lấy. ◇ Sử Kí : "Hung nô lỗ lược thiên dư nhân cập súc sản nhi khứ" : (Hàn Trường Nhụ truyện ) Quân Hung nô cướp đi mất hơn một ngàn người cùng với súc vật và của cải.
3. (Danh) Tù binh. ◇ Diêm thiết luận : "Trảm thủ bộ lỗ thập dư vạn" (Tru Tần ) Chém đầu và bắt hơn mười vạn tù binh.
4. (Danh) Nô lệ, tôi tớ.
5. (Danh) Tiếng mắng nhiếc quân địch, như ta nói quân mọi rợ, đồ nô lệ, bọn giặc. ◇ Lí Thường Kiệt : "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?" (Nam quốc sơn hà ) Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Từ điển Thiều Chửu

① Tù binh. Bắt sống được quân địch gọi là lỗ , chém đầu được quân giặc gọi là hoạch . Cũng dùng làm tiếng mắng nhiếc, như ta nói quân mọi rợ, đồ nô lệ, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bắt sống. Xem [fúlư];
② (văn) Lấy được, cướp được;
③ (văn) Tù binh: Chém đầu và bắt hơn một vạn tù binh (Diêm thiết luận). (Ngr) Quân mọi rợ, đồ nô lệ, bọn giặc (tiếng dùng để chửi); ? Cớ sao bọn giặc dám đến xâm phạm? (Lí Thường Kiệt); Bọn giặc bắn trúng ngón chân ta (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt giữ, bắt sống — Kẻ bị bắt. Tù binh — Tên đầy tớ. Kẻ nô lệ — Bọn giặc. Thơ Lí Thường Kiệt có câu: » Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm « ( tại sao bọn giặc nghịch kia lại tới xâm phạm đất nước ta ).

Từ ghép 2

nhận
rèn ㄖㄣˋ

nhận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhận ra, nhận biết
2. chấp thuận, nhận, bằng lòng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biện rõ, phân biệt, biết. ◎ Như: "nhận minh" biết rõ, "nhận lộ" biết đường. ◇ Thủy hử truyện : "Na quan nhân hướng tiền lai khán thì, nhận đắc thị Lâm Xung" , (Đệ thập nhất hồi) Vị quan nhân đó bước ra nhìn, nhận ra là Lâm Xung.
2. (Động) Bằng lòng, đồng ý, chịu thuận. ◎ Như: "thừa nhận" thuận cho là được, "công nhận" tất cả đều đồng ý. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tháo tuy tâm tri trúng kế, khước bất khẳng nhận thác" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) (Tào) Tháo trong bụng biết mình đã mắc mưu, nhưng vẫn không chịu nhận lỗi.
3. (Động) Lấy làm. ◇ Lưu Khắc Trang : "Mộng hồi tàn nguyệt tại, Thác nhận thị thiên minh" , (Đáp phụ huynh Lâm Công Ngộ ) Tỉnh mộng trăng tàn còn ở đó, Lầm tưởng là trời đã sáng.
4. (Động) Không cùng huyết thống mà kết thành thân thuộc. ◎ Như: "nhận can đa" nhận cha nuôi, "nhận tặc tác phụ" kết giặc làm cha.

Từ điển Thiều Chửu

① Biện rõ, nhận biết. Như nhận minh nhận rõ ràng.
② Ừ cho, bằng lòng cho. Như thừa nhận vâng cho là được, công nhận mọi người đều cho là được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biết, nhận rõ: 西 Đồ của ai thì người đó đến nhận; Biết chữ; Nhận không ra; Nhận họ hàng; Nhận mặt;
② Bằng lòng, công nhận, đồng ý: Cho là được, bằng lòng; Nhận sai lầm; Công nhận; Không công nhận, phủ nhận; Cho là, cho rằng, nhận rằng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết rõ, phân biệt được cái này với cái khác — Tiếp đón vào — Bằng lòng.

Từ ghép 20

thiếp
tiē ㄊㄧㄝ

thiếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dán
2. áp sát, men theo
3. cho thêm, trợ cấp, bù thêm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dán. ◎ Như: "thiếp bưu phiếu" dán tem, "thiếp bố cáo" dán yết thị.
2. (Động) Áp sát, gần sát, men theo. ◎ Như: "thiếp thân y phục" quần áo bó sát người, quần áo lót, "thiếp cận" gần gũi.
3. (Động) Thuận phục, phục tòng. ◎ Như: "bộ thuộc môn đối tha thập phân phục thiếp" những người thuộc quyền đối với ông đều hoàn toàn phục tòng.
4. (Động) Phụ thêm, bù. ◎ Như: "bổ thiếp" phụ giúp, "tân thiếp" giúp thêm, "mỗi nguyệt thiếp tha ngũ thập nguyên" mỗi tháng giúp anh ta thêm năm chục quan.
5. (Động) Cầm, đợ. ◎ Như: "điển thiềp" cầm đợ người (tục nhà Đường).
6. (Động) Hao hụt, lỗ lã.
7. (Động) Dán. § Thuật ngữ điện toán, dịch nghĩa tiếng Anh "paste".
8. (Tính) Thỏa đáng, ổn thỏa. ◎ Như: "thỏa thiếp" thỏa đáng.
9. (Danh) Vai phụ trong hí kịch. § Cũng nói là "thiếp đán" .
10. (Danh) Món ăn nướng hoặc chiên cháy mặt dưới.

Từ điển Thiều Chửu

① Phụ thêm bù thêm vào chỗ thiếu gọi là thiếp, như tân thiếp thấm thêm, giúp thêm.
② Dán, để đó, như yết thiếp dán cái giấy yết thị.
③ Thu xếp cho yên ổn, như thỏa thiếp yên ổn thỏa đáng.
④ Bén sát, như sự gì cùng liền khít với nhau gọi là thiếp thiết .
⑤ Cầm, đợ, đời nhà Ðường có tục xin vào làm tôi tớ người ta để lấy tiền gọi là điển thiềp cầm người.
⑥ Tên phụ trò, ngoài một vai đóng trò chính ra lại thêm một người khác phụ vào gọi là thiếp, tiếng dùng trong các tấn tuồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Dán:

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa đồ vật làm của tin — Dán vào — Yên ổn. Sắp xếp thỏa đáng.

Từ ghép 8

ất
yǐ ㄧˇ, zhé ㄓㄜˊ

ất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. Ất (ngôi thứ hai thuộc hàng Can)
2. bộ ất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Can "Ất" , can thứ hai trong "thiên can" mười can.
2. (Danh) Ruột. ◇ Lễ Kí : "Ngư khứ ất, miết khứ xú" , (Nội tắc ) Cá bỏ ruột, ba ba bỏ hậu môn.
3. (Danh) Xem sách đến lúc tạm ngừng, đánh dấu lại gọi là "ất" . ◇ Sử Kí : "Nhân chủ tòng thượng phương độc chi, chỉ, triếp ất kì xứ, độc chi nhị nguyệt nãi tận" , , , (Hoạt kê truyện , Đông Phương Sóc truyện ) Nhà vua từ trên đọc xuống, đọc ngừng lại chỗ nào thì đánh dấu chỗ đó, đọc hai tháng mới hết.
4. (Danh) Viết có chỗ mất, ngoặc cái dấu để chữa cũng gọi là "ất".
5. (Danh) Họ "Ất".
6. (Đại) Tiếng gọi thay cho người hoặc tên đất. ◎ Như: "mỗ ất" ông đó, "ất địa" đất kia.
7. (Tính) Thuộc hàng thứ hai. ◎ Như: "ất đẳng" hàng thứ hai, "ất cấp" bậc hai, "ất ban" ban thứ hai.

Từ điển Thiều Chửu

① Can ất, can thứ hai trong mười can.
② Xem sách đến lúc thôi đánh dấu lại cũng gọi là ất , viết có chỗ mất, ngoặc cái dấu để chữa cũng gọi là ất.
③ Ruột, như kinh Lễ nói: ngư khử ất cá bỏ ruột.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngôi thứ hai trong thập can, thứ 2, số 2, loại B: Lớp thứ 2, lớp B;
② (văn) Con én, chim én: Không phải con le thì là con én (Chu Dung: Đáp Chu Ngung thư);
③ (văn) Đánh dấu chữ ất trên sách (để ghi nhớ đã đọc tới đoạn nào, hoặc để làm dấu chỗ bị mất chữ): Nhà vua từ phía trên đọc xuống, đến lúc ngừng đọc, liền đánh dấu chữ ất vào chỗ đó (Sử kí: Hoạt kê liệt truyện);
④ (văn) Ruột: Cá bỏ ruột;
⑤ [Yê] (Họ) Ất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thứ nhì trong Thập can — Chỉ hạng thứ, hạng nhì — Điều ghi chú, bổ khuyết cho một câu, một chữ nào trong lúc đọc sách — Họ người — Tên một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 10

hỗ
hù ㄏㄨˋ

hỗ

phồn thể

Từ điển phổ thông

chim hỗ (loài chim báo mùa trồng dâu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim "tang hỗ" , thứ chim báo tin đến mùa làm ruộng, trồng dâu.
2. (Danh) Tên nước thời xưa, tức "Hữu Hỗ" , nay thuộc Thiểm Tây 西.
3. (Danh) Người giữ việc nuôi ngựa.
4. (Danh) Chức quan thời xưa lo về việc nhà nông.
5. (Danh) Họ "Hỗ".
6. (Động) Theo sau, hộ vệ. ◎ Như: "hỗ giá" đi theo hầu xe vua.
7. (Động) Giắt trên mình, mang theo, đeo. ◇ Khuất Nguyên : "Hỗ giang li dữ tích chỉ hề, Nhân thu lan dĩ vi bội" , (Li tao ) Giắt cỏ giang li và tích chỉ hề, Kết hoa thu lan để đeo.
8. (Động) Ngăn cấm, ngăn giữ. ◇ Tả truyện : "Hỗ dân vô dâm giả dã" (Thập thất niên ) Ngăn giữ cho dân khỏi tham muốn.
9. (Tính) Rộng lớn, quảng đại. ◎ Như: "hỗ hỗ" rộng lớn. ◇ Thanh sử cảo 稿: "Diêu vọng chi, san tu nhi hỗ" , (Giác la vũ mặc nạp truyện ) Nhìn từ xa, núi dài và rộng.
10. (Tính) Tươi đẹp, quang thải. ◇ Sử Kí : "Hoàng hoàng hỗ hỗ" (Tư Mã Tương Như truyện ) Rực rỡ tươi đẹp.
11. (Tính) Ngang ngược, ngạo mạn, vô lễ. ◎ Như: "bạt hỗ" ương ngạnh bướng bỉnh, không chịu quy phục. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tháo toại thừa tư bạt hỗ, tứ hành hung thắc, cát bác nguyên nguyên, tàn hiền hại thiện" , , , (Đệ nhị thập nhị hồi) (Tào) Tháo lại thừa thế ngang ngược, bạo ác càn rở, bóc lột trăm họ, tàn hại người lương thiện.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim hỗ, thứ chim báo tin đến mùa làm ruộng trồng dâu.
② Theo sau, như hỗ giá đi theo hầu xe vua.
③ Bạt hỗ ương ngạnh bướng bỉnh, không chịu quy phục.
④ Ngăn cấm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Theo sau. 【】 hỗ tùng [hùcóng] (văn) Tùy tùng, đi theo sau (vua quan thời xưa);
② Chim hỗ (loài chim báo tin đến mùa làm ruộng trồng dâu);
③ Ngăn cấm;
④ Xem [báhù];
⑤ [Hù] (Họ) Hỗ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi theo sau — Ngang ngược. Thí dụ: Bạt hỗ . Xem vần Bạt.

Từ ghép 3

mộc, thất
pī ㄆㄧ, pǐ ㄆㄧˇ

mộc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tên chỉ con vịt — Một âm là Thất. Xem Thất.

thất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tấm (vải)
2. đơn lẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ dùng đếm số ngựa, loa, lừa. ◎ Như: "nhất thất mã" một con ngựa, "lưỡng thất lư" hai con lừa, "đan thương thất mã" đơn thương độc mã, một thương một ngựa.
2. (Danh) Lượng từ dùng đếm số vải, lụa. § Đời xưa tính dài bốn trượng là một "thất". Dùng như chữ "thất" . ◎ Như: "nhất thất bố" một xấp vải.
3. (Tính) Xứng đôi, ngang nhau. ◎ Như: "thất địch" , "thất trù" nghĩa là đây đấy bằng vai xứng đôi cùng nhau. ◇ Liêu trai chí dị : "Như sanh tài mạo, hà thập thất tuế do vị sính? Anh Ninh diệc vô cô gia, cực tương thất địch" , ? , (Anh Ninh ) Tài mạo như cháu, sao mười bảy tuổi còn chưa hỏi vợ? Anh Ninh cũng chưa gả cho ai, thật là xứng đôi.
4. (Tính) Đơn, lẻ, thường. ◎ Như: "thất phu" người đàn ông thường, "thất phụ" người đàn bà thường. ◇ Sử Kí : "Nhiên bất năng nhậm thuộc hiền tướng, thử đặc thất phu chi dũng nhĩ" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Nhưng (Hạng Vương) không biết tin dùng những tướng lãnh hiền tài, cái dũng đó (của ông ta) chỉ là cái dũng của kẻ thất phu mà thôi.
5. (Động) Phối hợp.
6. (Động) So sánh. ◇ Trang Tử : "Bành Tổ nãi kim dĩ cửu đặc văn, chúng nhân thất chi, bất diệc bi hồ" , , (Tiêu diêu du ) Mà đến nay thì riêng Bành Tổ được tiếng là sống lâu, người ta thường so sánh (với cụ), chẳng cũng buồn sao? § Ghi chú: Ý nói ông Bành Tổ chỉ sống bảy trăm năm, có đáng là bao so với cây xuân, rùa thiêng... thọ hàng chục, hàng trăm ngàn năm.

Từ điển Thiều Chửu

① Xếp, con. Tính số vải lụa gọi là thất, đời xưa tính dài bốn trượng là một thất. Một con ngựa cũng gọi là nhất thất . Tục cũng dùng cả chữ thất .
② Ðôi, như thất địch , thất trù nghĩa là đây đấy bằng vai xứng đôi cùng nhau.
③ Ðơn, lẻ. Như thất phu , thất phụ một người đàn ông thường, một người đàn bà thường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (loại) Con (ngựa...), tấm, xấp, súc (vải...): Một con ngựa; Một tấm vải;
② Xứng đôi, ngang nhau;
③ Lẻ loi, thường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đơn vị đo chiều dài thời cổ, bằng 4 tượng — Một xấp. Một tấm ( nói về vải lụa ) — Một con ( nói về ngựa ).

Từ ghép 5

lịch
lì ㄌㄧˋ

lịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trải qua, vượt qua
2. lịch (như: lịch )

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trải qua. ◎ Như: "kinh lịch" trải qua, "duyệt lịch" từng trải.
2. (Động) Vượt qua. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Nhất bộ nhất suyễn, sổ lí, thủy lịch cao điên" , , (Từ hà khách du kí ) Mỗi bước mỗi thở hổn hển, được vài dặm, mới vượt qua đỉnh núi cao.
3. (Tính) Thuộc về quá khứ, đã qua. ◎ Như: "lịch đại" các triều đại đã qua, các đời trong quá khứ, "lịch sử" chỉ chung những sự kiện trong quá khứ, "lịch niên" năm qua.
4. (Tính) Rõ ràng, rõ rệt, rành mạch. ◎ Như: "lịch lịch tại mục" rõ ràng trước mắt. ◇ Thôi Hiệu : "Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, Phương thảo thê thê Anh Vũ châu" , (Hoàng hạc lâu ) Hàng cây đất Hán Dương rực rỡ bên dòng sông tạnh, Trên bãi Anh Vũ, cỏ thơm mọc tươi tốt.
5. (Tính) Thưa. ◎ Như: "lịch xỉ" răng thưa.
6. (Danh) Việc đã trải qua, kinh nghiệm. ◎ Như: "học lịch" kinh nghiệm đã học qua, học vị, bằng cấp đạt được, "lí lịch" tiểu sử, kinh nghiệm, việc làm đã qua, chức vụ nắm giữ.
7. (Danh) § Thông "lịch" .
8. (Phó) Khắp, suốt, hết. ◇ Lí Thương Ẩn : "Lịch lãm tiền hiền quốc dữ gia, Thành do cần kiệm phá do xa" , (Vịnh sử ) Xem khắp các bậc hiền tài trước của nước nhà, Nên việc là do cần kiệm, đổ vỡ là vì hoang phí.

Từ điển Thiều Chửu

① Trải qua, như kinh lịch , trải qua, duyệt lịch từng trải, v.v.
② Cùng một nghĩa với chữ lịch .
③ Thứ tới, thứ đến.
④ Hết.
⑤ Vượt qua.
⑥ Khắp, rõ ràng, rành mạch.
⑦ Thưa, như lịch xỉ răng thưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lịch;
② Thời đại;
③ Tính toán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trải qua, từng trải: Kinh lịch, từng trải;
② Thứ, tới, thứ đến;
③ Hết;
④ Vượt qua;
⑤ (văn) Khắp, từng cái một, rõ ràng, rành mạch: Ghi lại khắp các lẽ thành bại còn mất họa phúc xưa nay (Hán thư: Nghệ văn chí);
⑥ (văn) Liên tục, liên tiếp: Liên tiếp thờ hai chúa (Hậu Hán thư: Lã Cường truyện);
⑦ Thưa: Răng thưa;
⑧ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi qua. Trải qua — Kinh nghiệm. Từng trải. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Chơi cho lịch mới là chơi, Chơi cho đài các cho đời biết tay « - Khắp cả — Tuyển chọn. Lựa chọn.

Từ ghép 16

đoàn
tuán ㄊㄨㄢˊ

đoàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tập hợp lại
2. hình tròn
3. nắm, cuộn, cục (lượng từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tròn, cầu (hình thể). ◇ Ban Tiệp Dư : "Tài vi hợp hoan phiến, Đoàn đoàn tự minh nguyệt" , (Oán ca hành ) Đem làm quạt hợp hoan, Tròn trịa như vầng trăng sáng.
2. (Danh) Vật hình tròn. ◎ Như: "chỉ đoàn" cuộn giấy.
3. (Danh) Đơn vị hành chánh địa phương ngày xưa.
4. (Danh) Tổ chức, tập thể (gồm nhiều người). ◎ Như: "đoàn thể" nhóm người có tổ chức, "đoàn luyện" nhóm quân bảo vệ xóm làng (ngày xưa).
5. (Danh) Lượng từ: nắm, cuộn, cục. ◎ Như: "nhất đoàn mao tuyến" một cuộn len, "lưỡng đoàn nê ba" hai cục bùn khô. ◇ Tây du kí 西: "Tu du, thế hạ phát lai, oa tác nhất đoàn, tắc tại na quỹ cước hột lạc lí" , , (Đệ tứ thập lục hồi) Giây lát, cạo tóc xong, cuốn thành một nắm, nhét vào một xó trong hòm.
6. (Động) Kết hợp, tụ tập. ◎ Như: "đoàn viên" thân thuộc sum vầy.
7. (Động) Ngưng đọng, ngưng kết. ◇ Bào Chiếu : "Lộ đoàn thu cận" 槿 (Thương thệ phú ) Móc đọng ở cây dâm bụt mùa thu.

Từ điển Thiều Chửu

① Hình tròn, như đoàn đoàn tròn trặn, đoàn loan sum vầy, v.v.
② Phàm nhiều người họp lại mà làm nên cái gì cũng gọi là đoàn. Như đoàn thể , đoàn luyện , v.v. Vật gì dót lại làm một cũng gọi là nhất đoàn một nắm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hình tròn: Tròn; Tròn như mặt trăng;
② Nắm thành hình tròn: Cơm nắm; Một nắm;
③ Tập hợp lại, tụ tập: Đoàn tụ, đoàn viên;
④ Nhóm, đoàn, đoàn thể, tập đoàn: Đoàn thanh niên Cộng sản; Đoàn đại biểu; Đoàn văn công;
⑤ Trung đoàn: Trung đoàn trưởng; Một trung đoàn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tròn. Vật tròn — Tụ hợp lại.

Từ ghép 27

bác, phốc
bāo ㄅㄠ, bō ㄅㄛ

bác

phồn thể

Từ điển phổ thông

bóc vỏ, lột

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rơi, rụng, rớt mất. ◎ Như: "văn tự bác khuyết" văn tự sót mất. ◇ Trang Tử : "Phù tra lê quất dữu, quả lỏa chi thuộc, thật thục tắc bác" , , (Nhân gian thế ) Kìa các loài tra, lê, quất, quýt, dưa quả, trái chín thì rơi rụng.
2. (Động) Bóc vỏ, lột vỏ. ◎ Như: "bác quả" gọt trái cây, "bác quất tử" bóc vỏ quýt.
3. (Động) Lột. ◎ Như: "bác bì" lột da, "bác y" lột áo. ◇ Thủy hử truyện : "Chu Quý hoảng mang lan trụ, Lí Quỳ phương tài trụ liễu thủ tựu sĩ binh thân thượng, bác liễu lưỡng kiện y phục xuyên thượng" , , 穿 (Đệ tứ thập tam hồi) Chu Quý hốt hoảng ngăn lại, lúc đó Lí Quỳ mới ngừng tay, lột hai chiếc quần áo của tên lính mặc vào.
4. (Động) Bóc lột. ◎ Như: "bác tước" bóc lột, "bác đoạt" tước đoạt.
5. (Động) Đập xuống. ◎ Như: "loạn bác dư kiên" đập tơi bời xuống vai tôi.
6. (Danh) Vận tải hóa vật. ◎ Như: "bác thuyền" thuyền nhỏ chở đồ, "bác ngạn" bờ bến.
7. (Danh) Vận xấu. ◎ Như: "kiển bác" vận rủi.

Từ điển Thiều Chửu

① Bóc, gọt, như bác đoạt bóc lột.
② Lột, như bác bì lột da, bác y lột áo, v.v.
③ Vận xấu, như kiển bác vận rủi.
④ Vận tải hóa vật cũng gọi là bác, như bác thuyền thuyền nhỏ chở đồ, bác ngạn bờ bến.
④ Ðập xuống.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bóc, lột: Bóc vỏ đậu phộng; Lột da bò;
② (văn) Vận xấu: Vận rủi;
③ (văn) Chở hàng hóa: Thuyền nhỏ chở đồ; Bờ bến;
④ (văn) Đập xuống. Xem [bo].

Từ điển Trần Văn Chánh

】bác tước [boxue] Bóc lột. Xem [bao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xé rách ra — Lột ra. Bóc ra — Để lộ ra. Để trần — Làm hại tới, làm bị thương — Một âm khác là Phốc.

Từ ghép 11

phốc

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh. Dùng roi, gậy mà đánh — Một âm là Bác. Xem Bác.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.