dịch
yì ㄧˋ

dịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bờ ruộng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bờ ruộng. ◇ Thi Kinh : "Trung điền hữu lư, Cương dịch hữu qua" , (Tiểu nhã , Tín nam san ) Trong ruộng có nhà, Bờ ruộng có (trồng) dưa.
2. (Danh) Bờ cõi, biên cảnh. ◎ Như: "cương dịch" biên giới.

Từ điển Thiều Chửu

① Bờ ruộng. Bờ cõi nước ngoài cũng gọi là cương dịch . Bờ cõi khu lớn gọi là cương, bờ cõi khu nhỏ gọi là dịch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bờ ruộng: Bờ ruộng có trồng dưa (Thi Kinh);
② Biên cảnh, biên giới, biên cương: Việc ở biên cương (Tả truyện: Chiêu công thập thất niên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bờ ruộng — Ranh giới.

Từ ghép 1

ngoa
é

ngoa

giản thể

Từ điển phổ thông

1. làm bậy
2. sai, nhầm

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, nhầm, bậy: Chữ sai; Nghe nhầm đồn bậy;
② Hạch sách, lòe bịp, tống tiền;
③ (văn) Cảm hóa: Cảm hóa lòng ngươi (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tiết Nam Sơn);
④ (văn) Động đậy (dùng như , bộ ): Có con nằm ngủ, có con động đậy (Thi Kinh: Tiểu nhã, Vô dương).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
vĩnh, vịnh
yǒng ㄧㄨㄥˇ

vĩnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lâu dài

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lâu dài, mãi mãi. ◎ Như: "vĩnh viễn" mãi mãi, "vĩnh phúc" điều may mắn được hưởng lâu dài.
2. (Phó) Mãi mãi. ◎ Như: "vĩnh thùy bất hủ" đời đời bất diệt, "vĩnh thệ" chết. ◇ Luận Ngữ : "Tứ hải khốn cùng, thiên lộc vĩnh chung" , 祿 (Nghiêu viết ) (Nếu dân trong) bốn bể khốn cùng, thì lộc trời (ban cho ông) sẽ mất hẳn. § Lời vua Nghiêu nói với vua Thuấn khi nhường ngôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lâu, dài, mãi mãi, như vĩnh viễn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dài: Sông Trường Giang dài (Thi Kinh);
② Lâu dài, mãi mãi: Vĩnh viễn, mãi mãi; Mãi mãi làm phép tắc, trở thành phép tắc lâu dài (Sử kí: Tần Thủy hoàng bản kỉ);
③ (văn) [đọc vịnh] Đọc hoặc ca hát với điệu trầm bổng (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lâu dài.

Từ ghép 16

vịnh

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dài: Sông Trường Giang dài (Thi Kinh);
② Lâu dài, mãi mãi: Vĩnh viễn, mãi mãi; Mãi mãi làm phép tắc, trở thành phép tắc lâu dài (Sử kí: Tần Thủy hoàng bản kỉ);
③ (văn) [đọc vịnh] Đọc hoặc ca hát với điệu trầm bổng (dùng như , bộ ).
thiệp, tiệp
jié ㄐㄧㄝˊ, qiè ㄑㄧㄝˋ

thiệp

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chiến thắng, thắng lợi. ◎ Như: "tiệp báo" báo tin thắng trận, "hạ tiệp" mừng thắng trận.
2. (Tính) Nhanh, mau lẹ. ◎ Như: "mẫn tiệp" nhanh nhẹn, "tiệp túc tiên đắc" nhanh chân được trước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc kiến Bảo Cầm niên kỉ tối tiểu, tài hựu mẫn tiệp, thâm vi kì dị" , (Đệ ngũ thập hồi) Bảo Ngọc thấy Bảo Cầm nhỏ tuổi hơn cả, lại có tài nhanh nhẹn, thật lấy làm kì lạ.
3. (Danh) Chiến lợi phẩm. ◇ Tả truyện : "Lục nguyệt, Tề Hầu lai hiến nhung tiệp" , (Trang Công tam thập nhất niên ) Tháng sáu, Tề Hầu đến dâng chiến lợi phẩm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh được, phàm sự gì nên công cũng gọi là tiệp cả, thi đỗ cũng gọi là tiệp.
② Nhanh, như tiệp túc tiên đắc nhanh chân được trước.
③ Một âm là thiệp. Thiệp thiệp tiếng chép miệng.

tiệp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thắng trận

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chiến thắng, thắng lợi. ◎ Như: "tiệp báo" báo tin thắng trận, "hạ tiệp" mừng thắng trận.
2. (Tính) Nhanh, mau lẹ. ◎ Như: "mẫn tiệp" nhanh nhẹn, "tiệp túc tiên đắc" nhanh chân được trước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc kiến Bảo Cầm niên kỉ tối tiểu, tài hựu mẫn tiệp, thâm vi kì dị" , (Đệ ngũ thập hồi) Bảo Ngọc thấy Bảo Cầm nhỏ tuổi hơn cả, lại có tài nhanh nhẹn, thật lấy làm kì lạ.
3. (Danh) Chiến lợi phẩm. ◇ Tả truyện : "Lục nguyệt, Tề Hầu lai hiến nhung tiệp" , (Trang Công tam thập nhất niên ) Tháng sáu, Tề Hầu đến dâng chiến lợi phẩm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh được, phàm sự gì nên công cũng gọi là tiệp cả, thi đỗ cũng gọi là tiệp.
② Nhanh, như tiệp túc tiên đắc nhanh chân được trước.
③ Một âm là thiệp. Thiệp thiệp tiếng chép miệng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh: Nhanh nhẹn;
② Chiến thắng, thắng trận: Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau lẹ. Td: Mẫn tiệp — Tin thắng trận.

Từ ghép 12

sa, sá
shā ㄕㄚ, shà ㄕㄚˋ, suō ㄙㄨㄛ

sa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cát, bãi cát
2. khàn, đục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cát. ◎ Như: "phong sa" đất cát bị gió thổi bốc lên, "nê sa" bùn và cát.
2. (Danh) Bãi cát. ◇ Thi Kinh : "Phù ê tại sa" (Đại nhã , Phù ê ) Cò le ở bãi cát.
3. (Danh) Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một "sa", vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là "sa". ◎ Như: "kim sa" , "thiết sa" .
4. (Danh) Họ "Sa".
5. (Tính) Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là "sa". ◎ Như: "sa nhương đích tây qua" 西 ruột dưa hấu chín.
6. (Tính) Nhỏ vụn, thô nhám (như hạt cát). ◎ Như: "sa đường" đường cát, "sa chỉ" giấy nhám.
7. (Động) Đãi, thải, gạn đi. ◎ Như: "sa thải" đãi bỏ.
8. Một âm là "sá". (Trạng thanh) Tiếng rè rè, tiếng khàn. ◎ Như: "sá ách" khản tiếng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cát.
② Ðất cát.
③ Bãi cát.
④ Ðãi, thải, gạn đi, như sa thải đãi bỏ bớt đi.
③ Sa môn thầy tu. Dịch âm tiếng Phạm, Tàu dịch nghĩa là cần tức, nghĩa là người đi tu chăm tu phép thiện dẹp hết tính ác.
④ Sa di tiếng nhà Phật, đàn ông đi tu, thụ đủ mười điều giới của nhà Phật, dẹp hết tính ác, chăm làm việc thiện gọi là sa di, ta gọi là chú tiểu, về đàn bà thì gọi là sa di ny .
⑤ Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là sa.
⑥ Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một sa, vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là sa.
⑥ Một âm là sá. Tiếng rè rè, tiếng khàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Đãi, thải, gạn, sàng: Đãi sạn trong gạo ra. Xem [sha].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cát, đất cát, bãi cát: Đất cát; Gió cát mịt trời;
② Nhỏ như cát: Đường cát;
③ (văn) Quả chín quá hoen ra từng vết;
④ Tiếng khản: Khản tiếng;
⑤ [Sha] (Họ) Sa. Xem [shà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cát. Hạt cát. Thành ngữ: Hằng hà sa số ( số cát ở sông Hằng, ý nói nhiều lắm ) — Cặn bã lắng xuống. Xem Sa thải — Chín nhừ, nhừ thành bột, thành cát.

Từ ghép 31

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếng rè rè, tiếng khàn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cát. ◎ Như: "phong sa" đất cát bị gió thổi bốc lên, "nê sa" bùn và cát.
2. (Danh) Bãi cát. ◇ Thi Kinh : "Phù ê tại sa" (Đại nhã , Phù ê ) Cò le ở bãi cát.
3. (Danh) Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một "sa", vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là "sa". ◎ Như: "kim sa" , "thiết sa" .
4. (Danh) Họ "Sa".
5. (Tính) Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là "sa". ◎ Như: "sa nhương đích tây qua" 西 ruột dưa hấu chín.
6. (Tính) Nhỏ vụn, thô nhám (như hạt cát). ◎ Như: "sa đường" đường cát, "sa chỉ" giấy nhám.
7. (Động) Đãi, thải, gạn đi. ◎ Như: "sa thải" đãi bỏ.
8. Một âm là "sá". (Trạng thanh) Tiếng rè rè, tiếng khàn. ◎ Như: "sá ách" khản tiếng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cát.
② Ðất cát.
③ Bãi cát.
④ Ðãi, thải, gạn đi, như sa thải đãi bỏ bớt đi.
③ Sa môn thầy tu. Dịch âm tiếng Phạm, Tàu dịch nghĩa là cần tức, nghĩa là người đi tu chăm tu phép thiện dẹp hết tính ác.
④ Sa di tiếng nhà Phật, đàn ông đi tu, thụ đủ mười điều giới của nhà Phật, dẹp hết tính ác, chăm làm việc thiện gọi là sa di, ta gọi là chú tiểu, về đàn bà thì gọi là sa di ny .
⑤ Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là sa.
⑥ Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một sa, vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là sa.
⑥ Một âm là sá. Tiếng rè rè, tiếng khàn.
thuận
shùn ㄕㄨㄣˋ

thuận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. suôn sẻ
2. thuận theo, hàng phục
3. thuận, xuôi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo. ◎ Như: "thuận tự" theo thứ tự.
2. (Động) Noi theo, nương theo. ◇ Dịch Kinh : "Tích giả thánh nhân chi tác dịch dã, tương dĩ thuận tính mệnh chi lí" , (Thuyết quái truyện ) Ngày xưa thánh nhân làm ra (kinh) Dịch là nương theo lẽ của tính mệnh.
3. (Động) Men theo, xuôi theo (cùng một phương hướng). ◎ Như: "thuận phong" theo chiều gió, "thuận thủy" xuôi theo dòng nước, "thuận lưu" xuôi chảy theo dòng.
4. (Động) Quy phục. ◇ Thi Kinh : "Tứ quốc thuận chi" (Đại nhã , Ức ) Bốn phương các nước đều quy phục.
5. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "thuận tâm" hợp ý, vừa lòng, "thuận nhãn" hợp mắt.
6. (Động) Sửa sang. ◎ Như: "bả đầu phát thuận nhất thuận" sửa tóc lại.
7. (Động) Tiện thể, nhân tiện. ◎ Như: "thuận tiện" 便 tiện thể.
8. (Tính) Điều hòa. ◎ Như: "phong điều vũ thuận" 調 gió mưa điều hòa.
9. (Tính) Trôi chảy, xuông xẻ, thông sướng. ◎ Như: "thông thuận" thuận lợi, thông sướng.
10. (Phó) Theo thứ tự. ◇ Tả truyện : "Đông thập nguyệt, thuận tự tiên công nhi kì yên" , (Định Công bát niên ) Mùa đông tháng mười, theo thứ tự tổ phụ mà cúng bái.

Từ điển Thiều Chửu

① Theo. Bé nghe lớn chỉ bảo không dám trái một tí gì gọi là thuận.
② Thuận, noi theo lẽ phải gọi là thuận. Như vua nghĩa tôi trung, cha lành con hiếu, anh yêu em kính gọi là lục thuận .
③ Yên vui. Như sách Trung Dung nói phụ mẫu kì thuận hĩ hồ cha mẹ được yên vui lắm thay.
④ Hàng phục. Như Kinh Thi nói tứ quốc thuận chi các nước bốn phương đều hàng phục cả.
⑤ Đợi, phàm sự gì được thông đồng tiện lợi đều gọi là thuận. Như thuận lợi , thuận tiện 便, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xuôi, thuận: Xuôi dòng; Êm tai; Vừa lòng, hài lòng; Thuận lợi;
② Men theo, dọc theo: Đi men theo bờ sông. 【】thuận trước [shùnzhe] a. Men theo, dọc theo: Men theo đường lớn về phía đông; b. Theo, chiếu theo: Tôi nhìn theo hướng anh ta chỉ;
③ Tiện thể, nhân tiện, thuận: Tiện tay đóng cửa; Thuận miệng nói ra.【便】thuận tiện [shùnbiàn] Nhân tiện, tiện thể: 便 Nhân tiện nói một câu;
④ Sửa sang lại: Sửa lại tóc; Bài viết rườm quá, cần phải sửa lại;
⑤ Phục tùng, nghe theo, noi theo, hàng phục, quy phục, tuân theo: Nghe theo; Các nước bốn phương đều quy phục;
⑥ Trôi chảy, thuận lợi: Công việc tiến hành rất thuận lợi;
⑦ (văn) Yên vui: ! Cha mẹ được yên vui lắm thay! (Trung dung).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo. Nghe theo. Đi theo. Truyện Hoa Tiên : » Lại xem thuận lối dần dà « — Xuôi theo, không trái nghịch. Thành ngữ: » Thuận bườm xuôi gió «.

Từ ghép 18

giác, giáo
jiào ㄐㄧㄠˋ, jué ㄐㄩㄝˊ

giác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. phát hiện
3. tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Giấc, giấc ngủ: Anh ấy ngủ một giấc ngon; Giấc ngủ trưa. Xem [jué].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảm thấy, thấy: Tôi cảm thấy lạnh; Anh ấy cảm thấy quyển sách này rất tốt;
② Tỉnh giấc, thức giấc: Như mộng vừa tỉnh;
③ Tỉnh ngộ, giác ngộ, biết ra, thức tỉnh, nhận thức ra, phát giác ra: Nâng cao giác ngộ; Nó nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nó;
④ (văn) Cao to và thẳng, cao lớn;
⑤ (văn) Bảo, làm cho thức tỉnh;
⑥ (văn) Người hiền trí. Xem [jiào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ra. Biết rõ — Tìm ra được — Tỉnh dậy, thức dậy. Với nghĩa này đáng lẽ đọc Giáo. Ta quen đọc Giác luôn.

Từ ghép 29

giáo

phồn thể

Từ điển phổ thông

thức dậy, tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỉnh ngủ. Thức dậy. Chẳng hạn Thụy giáo ( ngủ dậy ). Ta quen đọc Giác — Một âm là Giác. Xem Giác.
sở
chǔ ㄔㄨˇ

sở

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rõ ràng, minh bạch
2. đau đớn, khổ sở
3. đánh đập
4. nước Sở, đất Sở

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rõ ràng, ngay ngắn, tề chỉnh, minh bạch. ◎ Như: "thanh sở" rõ ràng.
2. (Tính) Tươi sáng, hoa lệ. ◇ Thi Kinh : "Phù du chi vũ, Y thường sở sở" , (Tào phong , Phù du ) Cánh con phù du, (Như) áo quần tươi đẹp.
3. (Tính) Đau đớn, thống khổ. ◎ Như: "toan sở" chua cay, đau đớn, "khổ sở" đau khổ.
4. (Tính) Dung tục, thô tục. ◇ Tống Thư : "Đạo Liên tố vô tài năng, ngôn âm thậm sở, cử chỉ thỉ vi, đa chư bỉ chuyết" , , , (Trường Sa Cảnh Vương Đạo Liên truyện ).
5. (Tính) Thô tháo, sơ sài.
6. (Danh) Cây bụi gai. § Còn gọi là "mẫu kinh" .
7. (Danh) Phiếm chỉ bụi rậm, tùng mãng. ◇ Trương Hiệp : "Khê hác vô nhân tích, Hoang sở uất tiêu sâm" , (Tạp thi ).
8. (Danh) Gậy nhỏ dùng để đánh phạt học trò (ngày xưa). § Cũng gọi là "giạ sở" gậy để đánh phạt.
9. (Danh) § Có nhiều nước ngày xưa tên gọi là "Sở" .
10. (Danh) Nay gọi các tỉnh "Hồ Nam" , "Hồ Bắc" là đất "Sở" .
11. (Danh) Họ "Sở".
12. (Động) Đánh đập. ◇ Liêu trai chí dị : "quỷ lực sở chi, thống thậm nhi quyết" , (Tam sanh ) quỷ đánh hết sức, đau quá ngã khụy xuống.

Từ điển Thiều Chửu

① Khóm cây nhỏ, bụi gai. Giạ sở cái gậy con dùng để đánh kẻ vô lễ. Lấy roi mà đánh người cũng gọi là giạ sở.
② Bóng choáng, áo mũ chỉnh tề gọi là tề sở , sự làm minh bạch gọi là thanh sở .
③ Ðau đớn, như toan sở chua cay, đau đớn, khổ sở khổ sở, v.v.
④ Nước Sở.
⑤ Nay gọi các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc là đất Sở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Khóm cây nhỏ, bụi gai;
② (văn) Đau khổ: Khổ sở, đau đớn cơ cực; Chua cay đau đớn;
③ Rõ ràng, bóng nhoáng: Rõ ràng;
④ [Chư] Nước Sở (một nước chư hầu đời Chu, thuộc tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc Trung Quốc ngày nay);
⑤ [Chư] (Họ) Sở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gai, mọc thành bụi — Đau đớn cực khổ. Td: Khổ sở — Tên một nước trong Thất hùng thời Chiến quốc, tức nước Sở. Thành ngữ có câu: » Đầu Ngô mình Sở « ( chỉ sự không ăn khớp không phù hợp với nhau ) — Họ người. Xem Sở khanh.

Từ ghép 17

yến, án
yàn ㄧㄢˋ

yến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trời trong
2. muộn
3. yên
4. rực rỡ, tươi tốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trong, không mây (trời). ◎ Như: "yến nhật" trời tạnh, trời trong sáng.
2. (Tính) Bình yên, vô sự. § Thông "yên" . ◎ Như: "thanh yến" bình yên.
3. (Tính) Muộn, trễ. ◇ Luận Ngữ : "Nhiễm Tử thối triều, Tử viết: Hà yến dã?" 退, : Nhiễm Tử ở triều về, Không Tử hỏi: Sao trễ vậy?
4. (Tính) Rực rỡ, tươi tốt. ◇ Thi Kinh : "Cao cừu yến hề" (Trịnh phong , Cao cừu ) Áo cừu rực rỡ hề.

Từ điển Thiều Chửu

① Trời trong. Trời trong không có mây gọi là yến. Lúc nhà nước được bình yên vô sự gọi là thanh yến .
② Muộn.
③ Yên.
④ Rực rỡ, tươi tốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Muộn: Dậy muộn; 退 Sớm tối đều ra về (thoái triều) muộn (Mặc tử);
② (Trời) trong, tạnh (không mây): Mùa thu bầu trời thường trong sáng; Từ đó trời quang tạnh (Hán thư);
③ (văn) Bình yên: Bình yên vô sự; Hiện nay đất nước đang được yên bình;
④ (văn) Rực rỡ, tươi tốt; Áo da dê rực rỡ hề (Thi Kinh);
⑤ Như [yàn] nghĩa ③;
⑥ [Yàn] (Họ) Yến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bầu trời xanh. Khoảng trời xanh ngắt không mây — Tốt đẹp tươi sáng — Muộn — Chiều tối — Yên ổn. Êm đềm — Cũng đọc Án.

Từ ghép 2

án

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trời trong
2. muộn
3. yên
4. rực rỡ, tươi tốt
ấn, ẩn
yǐn ㄧㄣˇ, yìn ㄧㄣˋ

ấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựa vào; tựa vào — Một âm khác là Ẩn.

ẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ẩn, kín, giấu
2. nấp, trốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấu, ẩn giấu, ẩn nấp, ẩn trốn, kín đáo, ngấm ngầm: Giấu giếm, che đậy; Tai họa ngầm; Ẩn dật, lánh đời; Nấp sau tấm bình phong; Con giấu cho cha; ? Hai ba anh cho ta là có giấu giếm gì chăng? (Luận ngữ);
② (văn) Đau lòng, thương xót, trắc ẩn: Nhà vua nếu xót thương cho con vật không có tội mà phải đi tới chỗ chết (Mạnh tử);
③ (văn) Không rõ ràng, mơ hồ, lờ mờ: Lờ mờ; Lập lờ;
④ (văn) Điều bí ẩn, điều khó hiểu;
⑤ (văn) Thiếu thốn, nghèo túng, khốn khổ: Nỗi khốn khổ của dân;
⑥ (văn) Xem xét;
⑦ (văn) Tường thấp;
⑧ (văn) Lời nói dối;
⑨ (văn) Tựa, dựa: Tựa ghế mà nằm; Tựa gối;
⑩ [Yên] (Họ) Ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che dấu — Chứa đựng, tiềm tàng — Kín đáo — Một âm khác là Ấn.

Từ ghép 59

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.