Từ điển trích dẫn

1. Ghi vào một danh sách.
2. Xin vào hộ tịch một nước hoặc xứ nào đó. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Vương Thần bệnh liễu lưỡng cá nguyệt, phương tài thuyên khả, toại nhập tịch ư Hàng Châu" , , (Tiểu thủy loan thiên hồ di thư ) Vương Thần bệnh cả hai tháng trời, vừa mới khỏi, bèn xin vào hộ tịch ở Hàng Châu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ghi vào sổ sách, chỉ sự việc một người ở địa phương khác tới xin cư ngụ làm ăn tại địa phương này, hoặc người nước này xin được nhìn nhận là công dân của nước kia.
hiện, kiến
jiàn ㄐㄧㄢˋ, xiàn ㄒㄧㄢˋ

hiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

tỏ rõ, hiện ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thấy, trông thấy. ◎ Như: "hiển nhi dị kiến" rõ ràng dễ thấy, "tương kiến hận vãn" tiếc rằng biết nhau quá muộn. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
2. (Động) Bái phỏng, xin gặp (có ý kính trọng). ◎ Như: "yết kiến" , "bái kiến" .
3. (Động) Gặp gỡ, hội ngộ, tiếp đãi. ◇ Sử Kí : "Tần vương tọa Chương Đài, kiến Tương Như" , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Vua Tần ngự ở (hành cung) Chương Đài tiếp kiến Tương Như.
4. (Động) Xem. ◎ Như: "kiến thượng" xem trên.
5. (Động) Gặp phải, đụng, chạm. ◎ Như: "kiến thủy tức dong" gặp phải nước liền tan.
6. (Động) Bị, được (thể bị động). ◎ Như: "kiến nghi" bị ngờ, "kiến hại" bị hại. ◇ Sử Kí : "Tín nhi kiến nghi, trung nhi bị báng" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Chân tín mà bị ngờ vực, trung mà bị gièm pha. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tâm hoan hỉ sung mãn, Như cam lộ kiến quán" 滿, (Thụ học vô học nhân kí phẩm đệ cửu ) Trong lòng tràn ngập vui mừng, Như được rưới nước cam lộ.
7. (Danh) Chỗ hiểu tới, điều hiểu thấy. ◎ Như: "thiển kiến" sự hiểu biết nông cạn, "thiên kiến" ý kiến thiện lệch, "viễn kiến" cái thấy xa rộng.
8. (Danh) Họ "Kiến".
9. (Phó) Có chiều hướng, có xu hướng. ◎ Như: "nhật kiến hảo chuyển" từ từ biến chuyển tốt đẹp hơn, "nhật kiến hưng vượng" mỗi ngày dần dà hưng vượng hơn lên.
10. (Phó) Đặt trước động từ, biểu thị chủ thể là đối tượng của hành động. ◎ Như: "thỉnh vật kiến tiếu" xin đừng cười tôi, "thỉnh đa kiến lượng" xin thể tình cho tôi. ◇ Sưu thần hậu kí : "Dĩ thử cẩu kiến dữ, tiện đương tương xuất" , 便 (Quyển cửu) Cho tôi con chó này, tôi sẽ cứu anh ra.
11. Một âm là "hiện". (Động) Tỏ rõ, hiện ra. § Cũng như "hiện" . ◇ Đỗ Phủ : "Ô hô! hà thì nhãn tiền đột ngột hiện thử ốc, Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc" ! , (Mao ốc vi thu phong Sở phá ca ) Ôi, bao giờ nhà ấy chợt xuất hiện ngay trước mắt, Riêng ta nhà nát, bị chết cóng, ta cũng mãn nguyện. ◇ Luận Ngữ : "Thiên hạ hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn" , (Thái Bá ) Thiên hạ có đạo, thì ra làm quan, còn như thiên hạ vô đạo, thì ở ẩn.
12. (Động) Tiến cử, giới thiệu. ◇ Tả truyện : "Tề Báo hiện Tống Lỗ ư Công Mạnh" (Chiêu Công nhị thập niên ) Tề Báo tiến cử Tống Lỗ lên Công Mạnh.
13. (Tính) Nay, bây giờ, hiện tại. ◇ Mạnh Hán Khanh : "Hiện niên tam thập ngũ tuế" (Ma hợp la , Đệ tam chiết) Năm nay ba mươi lăm tuổi.
14. (Tính) Hiện có, sẵn có. ◇ Sử Kí : "Sĩ tốt thực dụ thục, quân vô hiện lương" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sĩ tốt ăn ăn khoai, đậu, quân không có lương thực sẵn sàng.
15. (Danh) Cái trang sức ngoài quan tài (thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Thấy, mắt trông thấy.
② Ý biết, như kiến địa chỗ biết tới, kiến giải chỗ hiểu biết, v.v.
③ Yết kiến. Như tham kiến vào hầu.
④ Bị. Như kiến nghi bị ngờ, kiến hại bị hại, v.v.
⑤ Một âm là hiện. Tỏ rõ, hiện ra. Như thiên hạ hữu đạo tắc hiện thiên hạ có đạo thì ra làm quan mà làm vẻ vang ở đời.
⑥ Tiến cử.
⑦ Cái trang sức ngoài áo quan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tỏ rõ, hiện ra (dùng như , bộ ): Thiên hạ có đạo thì ra làm quan để được vẻ vang;
② Tiến cử;
③ Đồ trang sức ngoài quan tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Hiện — Một âm là Kiến. Xem Kiến.

Từ ghép 1

kiến

phồn thể

Từ điển phổ thông

gặp, thấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thấy, trông thấy. ◎ Như: "hiển nhi dị kiến" rõ ràng dễ thấy, "tương kiến hận vãn" tiếc rằng biết nhau quá muộn. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
2. (Động) Bái phỏng, xin gặp (có ý kính trọng). ◎ Như: "yết kiến" , "bái kiến" .
3. (Động) Gặp gỡ, hội ngộ, tiếp đãi. ◇ Sử Kí : "Tần vương tọa Chương Đài, kiến Tương Như" , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Vua Tần ngự ở (hành cung) Chương Đài tiếp kiến Tương Như.
4. (Động) Xem. ◎ Như: "kiến thượng" xem trên.
5. (Động) Gặp phải, đụng, chạm. ◎ Như: "kiến thủy tức dong" gặp phải nước liền tan.
6. (Động) Bị, được (thể bị động). ◎ Như: "kiến nghi" bị ngờ, "kiến hại" bị hại. ◇ Sử Kí : "Tín nhi kiến nghi, trung nhi bị báng" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Chân tín mà bị ngờ vực, trung mà bị gièm pha. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tâm hoan hỉ sung mãn, Như cam lộ kiến quán" 滿, (Thụ học vô học nhân kí phẩm đệ cửu ) Trong lòng tràn ngập vui mừng, Như được rưới nước cam lộ.
7. (Danh) Chỗ hiểu tới, điều hiểu thấy. ◎ Như: "thiển kiến" sự hiểu biết nông cạn, "thiên kiến" ý kiến thiện lệch, "viễn kiến" cái thấy xa rộng.
8. (Danh) Họ "Kiến".
9. (Phó) Có chiều hướng, có xu hướng. ◎ Như: "nhật kiến hảo chuyển" từ từ biến chuyển tốt đẹp hơn, "nhật kiến hưng vượng" mỗi ngày dần dà hưng vượng hơn lên.
10. (Phó) Đặt trước động từ, biểu thị chủ thể là đối tượng của hành động. ◎ Như: "thỉnh vật kiến tiếu" xin đừng cười tôi, "thỉnh đa kiến lượng" xin thể tình cho tôi. ◇ Sưu thần hậu kí : "Dĩ thử cẩu kiến dữ, tiện đương tương xuất" , 便 (Quyển cửu) Cho tôi con chó này, tôi sẽ cứu anh ra.
11. Một âm là "hiện". (Động) Tỏ rõ, hiện ra. § Cũng như "hiện" . ◇ Đỗ Phủ : "Ô hô! hà thì nhãn tiền đột ngột hiện thử ốc, Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc" ! , (Mao ốc vi thu phong Sở phá ca ) Ôi, bao giờ nhà ấy chợt xuất hiện ngay trước mắt, Riêng ta nhà nát, bị chết cóng, ta cũng mãn nguyện. ◇ Luận Ngữ : "Thiên hạ hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn" , (Thái Bá ) Thiên hạ có đạo, thì ra làm quan, còn như thiên hạ vô đạo, thì ở ẩn.
12. (Động) Tiến cử, giới thiệu. ◇ Tả truyện : "Tề Báo hiện Tống Lỗ ư Công Mạnh" (Chiêu Công nhị thập niên ) Tề Báo tiến cử Tống Lỗ lên Công Mạnh.
13. (Tính) Nay, bây giờ, hiện tại. ◇ Mạnh Hán Khanh : "Hiện niên tam thập ngũ tuế" (Ma hợp la , Đệ tam chiết) Năm nay ba mươi lăm tuổi.
14. (Tính) Hiện có, sẵn có. ◇ Sử Kí : "Sĩ tốt thực dụ thục, quân vô hiện lương" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sĩ tốt ăn ăn khoai, đậu, quân không có lương thực sẵn sàng.
15. (Danh) Cái trang sức ngoài quan tài (thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Thấy, mắt trông thấy.
② Ý biết, như kiến địa chỗ biết tới, kiến giải chỗ hiểu biết, v.v.
③ Yết kiến. Như tham kiến vào hầu.
④ Bị. Như kiến nghi bị ngờ, kiến hại bị hại, v.v.
⑤ Một âm là hiện. Tỏ rõ, hiện ra. Như thiên hạ hữu đạo tắc hiện thiên hạ có đạo thì ra làm quan mà làm vẻ vang ở đời.
⑥ Tiến cử.
⑦ Cái trang sức ngoài áo quan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thấy, trông thấy: Điều tai nghe mắt thấy;
② Xem: 125 Xem trang 125 tập V ;
③ Thăm: Anh ấy muốn đến thăm anh;
④ Gặp, tiếp, yết kiến: Tôi không muốn gặp anh ấy; Tiếp khách;
⑤ Ý kiến: Không được khư khư giữ ý kiến của mình;
⑥ (văn) Bị, được: Bị chê cười; Được khoan thứ;
⑦ (trợ): Trông thấy; Không nghe rõ;
⑧ (văn) Tôi (dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, ở vị trí của tân ngữ và đặt trước động từ): 便 Cho tôi con chó này, tôi sẽ cứu anh ra (Sưu thần hậu kí);
⑨ (văn) Hiện đang: Ông Võ liền viết thư trả lời: Đứa trẻ đang còn sống, chưa chết (Hán thư: Ngoại thích truyện);
⑩ [Jiàn] (Họ) Kiến. Xem , [xiàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấy. Mắt nhìn thấy — Chỉ sự hiểu biết — Gặp gỡ, gặp mặt — Bị. Phải chịu — Một âm khác là Hiện — Một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 58

bách văn bất như nhất kiến 百聞不如一見bái kiến 拜見bất kiến kinh truyện 不見經傳bất kiến quan tài bất lạc lệ 不見棺材不落淚bệ kiến 陛見biên kiến 邊見các chấp sở kiến 各執所見các trì kỉ kiến 各持己見chàng kiến 撞見chấp kiến 執見chính kiến 政見chủng quyết chửu kiến 踵決肘見chứng kiến 證見chước kiến 灼見dẫn kiến 引見dị kiến 異見dự kiến 預見dương trình kí kiến 洋程記見định kiến 定見đoản kiến 短見hội kiến 會見huyệt kiến 穴見kiến bối 見背kiến địa 見地kiến giải 見解kiến hiệu 見効kiến hiệu 見效kiến ngoại 見外kiến thức 見識kiến tiền 見錢kiến tiểu 見小kiến tính 見性kiến xỉ 見齒lậu kiến 陋見mậu kiến 謬見mộng kiến 夢見mục kiến 目見ngọa kiến 卧見nhất kiến 一見nhất kiến như cố 一見如故phát kiến 發見quả kiến 寡見quản kiến 管見sáng kiến 創見sở kiến 所見tái kiến 再見thành kiến 成見thiên kiến 偏見thiển kiến 淺見tiên kiến 先見tiếp kiến 接見tràng kiến 撞見triệu kiến 召見triều kiến 朝見tương kiến 相見ý kiến 意見yến kiến 宴見yết kiến 謁見
oánh
yíng ㄧㄥˊ, yǐng ㄧㄥˇ

oánh

phồn thể

Từ điển phổ thông

trong suốt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ đá đẹp.
2. (Tính) Trong suốt. ◇ Cao Bá Quát : "Thiên sắc oánh pha li" (Bồn liên thi đáp Di Xuân ) Trời trong như pha lê.
3. (Động) Mài giũa, sửa sang.

Từ điển Thiều Chửu

① Một thứ đá đẹp như ngọc.
② Trong suốt.
③ Tâm địa sáng sủa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thứ đá bóng và đẹp như ngọc;
② Óng ánh, trong suốt: Óng ánh;
③ Tâm địa trong sáng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ đá đẹp, chỉ thua có ngọc — Vẻ sánh đẹp lóng lánh của ngọc — Mài chùi cho sáng, bóng.
kị, kỵ
jì ㄐㄧˋ

kị

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến, tới. ◇ Quốc ngữ : "Thượng cầu bất kị" (Chu ngữ trung ) Cầu xin chẳng đạt tới người trên.
2. (Liên) Và, với. ◇ Sử Kí : "Địa đông chí hải kị Triều Tiên" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Đất phía đông trải dài tới biển và Triều Tiên.
3. (Giới) Cho đến. ◇ Ngụy Trưng : "Kị hồ kim tuế, thiên tai lưu hành" , (Thập tiệm bất khắc chung sơ ) Cho đến năm nay, thiên tai xảy ra khắp nơi.
4. (Danh) Họ "Kị".
5. Cũng viết là .

kỵ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. và, với
2. tới, đến
3. kịp khi, đến khi
4. họ Kỵ

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Và, với;
② Tới, đến: Đến năm nay, thiên tai xảy ra khắp nơi (Ngụy Trưng: Thập tiệm bất khắc chung sớ);
③ Kịp khi, đến khi;
④ [Jì] (Họ) Kị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Và. Với — Tới. Đến — Không kịp.
mục
mù ㄇㄨˋ

mục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chăn nuôi
2. người chăn gia súc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chăn nuôi súc vật. ◇ Đỗ Phủ : "Quật hào bất đáo thủy, Mục mã dịch diệc khinh" , (Tân An lại ) Đào hào không tới nước, Việc chăn ngựa cũng khinh suất.
2. (Động) Tu dưỡng, nuôi dưỡng. ◇ Dịch Kinh : "Khiêm khiêm quân tử, Ti dĩ tự mục dã" , (Khiêm quái ) Nhún nhường bậc quân tử, Khiêm cung để nuôi dưỡng (đức của mình).
3. (Động) Cai trị, thống trị. ◇ Tân Đường Thư : "Bệ hạ dĩ hiếu an tông miếu, dĩ nhân mục lê thứ" , (Bùi Lân truyện ) Bệ hạ lấy đức hiếu để trị yên tông miếu, lấy đức nhân để cai trị thứ dân.
4. (Danh) Người chăn nuôi súc vật. ◇ Nguyễn Trãi : "Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao" (Chu trung ngẫu thành ) Sáo mục đồng (trổi lên) một tiếng, trăng trời cao.
5. (Danh) Nơi chăn nuôi súc vật. ◎ Như: "mục tràng" bãi chăn thả súc vật, "mục địa" vùng đất chăn nuôi súc vật.
6. (Danh) Quan đứng đầu một việc. ◎ Như: "châu mục" quan trưởng một châu. ◇ Lễ Kí : "Mệnh chu mục phúc chu" (Nguyệt lệnh ) Truyền lệnh cho quan coi thuyền đánh lật thuyền.
7. (Danh) Con bò bụng đen.

Từ điển Thiều Chửu

① Kẻ chăn giống muông.
② Chăn nuôi đất ngoài cõi.
③ Chỗ chăn.
④ Nuôi, như ti dĩ tự mục dã (Dịch Kinh ) tự nhún mình tôn người để nuôi đức mình.
⑤ Quan mục, quan coi đầu một châu gọi là mục.
⑥ Quan coi thuyền bè.
⑦ Ðịnh bờ cõi ruộng.
⑧ Con bò bụng đen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chăn nuôi: Du mục; Chăn cừu, chăn dê;
② (văn) Người chăn súc vật;
③ (văn) Chỗ chăn nuôi;
④ (cũ) Quan mục (đứng đầu một châu);
⑤ (văn) Quan coi thuyền bè;
⑥ (văn) Định bờ cõi ruộng;
⑦ (văn) Bò bụng đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người chăn trâu bò — Bích câu kì ngộ: » Cỏ lan lối mục rêu phong dấu tiều « — Chăn nuôi thú vật — Chỗ chăn nuôi súc vật — Ông quan đứng đầu một châu thời xưa ( Coi như người chăn dắt dân chúng trong châu ).

Từ ghép 14

nhân
yīn ㄧㄣ

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nguyên nhân
2. nhân tiện
3. tùy theo
4. phép toán nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nương tựa, dựa vào. ◎ Như: "nhân địa chế nghi" lấy biện pháp phù hợp với hoàn cảnh, "nhân lậu tựu giản" liệu cơm gắp mắm. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhân Phật quang sở chiếu, Tất kiến bỉ đại chúng" , (Tự phẩm đệ nhất ) Nhờ vào ánh sáng của Phật chiếu soi mà mà thấy rõ cả đại chúng ấy.
2. (Động) Noi theo. ◎ Như: "nhân tập" mô phỏng, bắt chước. ◇ Luận Ngữ : "Ân nhân ư Hạ lễ, sở tổn ích, khả tri dã" , , (Vi chánh ) Nhà Ân theo lễ nhà Hạ, thêm bớt cái gì, ta có thể biết được.
3. (Động) Tăng gia, tích lũy. ◇ Luận Ngữ : "Thiên thặng chi quốc, nhiếp hồ đại quốc chi gian, gia chi dĩ sư lữ, nhân chi dĩ cơ cận, Do dã vi chi, bỉ cập tam niên, khả sử hữu dũng thả tri phương dã" , , , , , , 使 (Tiên tiến ) (Ví như) một nước có một ngàn cỗ xe, bị ép giữa những nước lớn, có thêm nạn chiến tranh, tăng thêm đói khổ, Do này cầm quyền nước ấy, thì vừa ba năm, có thể khiến cho dân dũng cảm mà biết đạo lí nữa.
4. (Danh) Nguyên do, duyên cớ. ◎ Như: "sự xuất hữu nhân" mọi việc xảy ra đều có nguyên do. § Ghi chú: Nhà Phật cho phần đã làm ra là "nhân", phần phải chịu lấy là "quả", làm ác phải tội, làm thiện được phúc, thế là "nhân quả" .
5. (Danh) Phép tính nhân.
6. (Giới) Do, từ.
7. (Giới) Bởi, vì rằng. ◇ Lí Bạch : "Nhân quân thụ đào lí, Thử địa hốt phương phỉ" , (Tặng thu phổ liễu thiểu phủ ) Bởi ông trồng đào mận, Đất này bỗng thơm tho.
8. (Trợ) Thừa dịp, thừa cơ. ◇ Sử Kí : "Thử thiên vong Sở chi thì dã, bất như nhân kì ki nhi toại thủ chi" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Chính là lúc trời làm mất nước Sở, chi bằng thừa cơ hội này mà đánh lấy.
9. (Liên) Do đó, theo đó, nên. ◇ Sử Kí : "Lương nghiệp vi thủ lí, nhân trường quỵ lí chi" , (Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương đã nhặt giày, nên cũng quỳ xuống xỏ (cho ông cụ).
10. (Phó) Bèn, liền. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương tức nhật nhân lưu Bái Công dữ ẩm" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương hôm đó bèn giữ Bái Công ở lại uống rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhưng, vẫn thế.
② Nương tựa.
③ Nguyên nhân.
④ Tính nhân, tính gấp lên gọi là tính nhân.
⑤ Chỗ duyên theo đó mà phát ra, như nhân quả . Nhà Phật cho phần đã làm ra là nhân, phần phải chịu lấy là quả, làm ác phải tội, làm thiện được phúc, thế là nhân quả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nguyên nhân, căn do: Sự việc xảy ra là có nguyên nhân;
② Bởi, do, vì: Xin nghỉ vì bệnh. 【】 nhân thử [yincê] Vì vậy, do vậy, bởi vậy, bởi thế, vì thế: Anh ấy làm việc công bằng, vì thế được mọi người ủng hộ; 【】nhân nhi [yin'ér] Vì vậy, bởi thế, nên, cho nên: Anh ấy từng là giáo viên, nên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy; 【】nhân vị [yinwèi] Bởi, vì, bởi vì, vì rằng: Vì mưa nên không đi ra ngoài;
③ (văn) Theo, thể theo, y theo, tùy theo: Hiệu quả chữa bệnh khác nhau tùy theo từng người;
④ (văn) Kế tiếp, tiếp theo, theo: Theo nếp cũ không thay đổi;
⑤ Nương theo, nương tựa;
⑥ Tính nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lí do. Td: Nguyên nhân — Bởi vì — Vì việc này mà làm việc khác. Nhân vì. Hoa Tiên có câu: » Nghe lời như dẹp cơn nồng, nhân kì phó cử quyết lòng tầm phương « Nhân cơ tàng sự : Nhân cơ trời dấu nhiều việc. » Nhân cơ tàng sự dặn rằng, việc người chẳng khác việc trăng trên trời « ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 23

lan, lạn
lán ㄌㄢˊ

lan

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngăn, cản, chặn. ◎ Như: "lan trở" cản trở. ◇ Nguyễn Trãi : "Trúc hữu thiên can lan tục khách" 竿 (Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng ) Trúc có nghìn cây ngăn khách tục.
2. (Giới) Vào, ngay vào. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đảo tượng bối địa lí hữu nhân bả ngã lan đầu nhất côn, đông đích nhãn tình tiền đầu tất hắc" , (Đệ bát thập nhất hồi) Hình như có người lẻn đến nện vào đầu một gậy, đau tối sầm cả mắt lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngăn, ngăn cản, chặn: Phía trước có một con sông chắn ngang đường đi; Ngăn nó lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngăn lại. Chặn lại. Cản trở.

Từ ghép 2

lạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

chặn lại, ngăn lại

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Bay cao. ◇ Giả Nghị : "Đăng thương thiên nhi cao cử hề, Lịch chúng san nhi nhật viễn" , (Tích thệ ).
2. Đi xa. ◇ Đông Phương Sóc : "Kim tiên sanh suất nhiên cao cử, viễn tập Ngô địa" , (Phi hữu tiên sanh luận ).
3. Lui về ở ẩn. ◇ Khuất Nguyên : "Ninh siêu nhiên cao cử dĩ bảo chân hồ?" (Sở từ , Bốc cư ).
4. Qua đời, chết. ◇ Lưu Đại Khôi : "Tử cao cử dĩ li quần, dư tác cư nhi quả úy" , (Tế Trương Nhàn Trung văn ).
5. Ngẩng cao, nâng cao. ◇ Tư Mã Quang : "Nhất thanh cao cử nhĩ mục tỉnh, tứ viễn quần âm giai tích dịch" , (Triều kê tặng vương lạc đạo ).
6. Tăng cao (vật giá).
7. Hành vi vượt xa phàm tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bay cao — Cũng chỉ sự ẩn dật.
shì ㄕˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. học trò
2. quan

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Học trò, những người nghiên cứu học vấn. ◎ Như: "sĩ nông công thương" bốn hạng dân.
2. (Danh) Trai chưa vợ. ◇ Thi Kinh : "Hữu nữ hoài xuân, Cát sĩ dụ chi" , (Thiệu nam , Dã hữu tử quân ) Có cô gái đang ôm ấp xuân tình (nghĩ đến chuyện lấy chồng), Chàng trai đến quyến rủ.
3. (Danh) Tiếng mĩ xưng chỉ người đàn ông. ◇ Thi Kinh : "Nữ viết: Kê minh, Sĩ viết: Muội đán" : , : (Trịnh phong , Nữ viết kê minh ) Nàng nói: Gà gáy, Chàng nói: Trời gần sáng rồi.
4. (Danh) Tiếng tôn xưng người có phẩm hạnh hoặc tài nghệ riêng. ◎ Như: "dũng sĩ" , "hộ sĩ" , "bác sĩ" , "thạc sĩ" .
5. (Danh) Tiếng mĩ xưng đối với người khác nói chung. ◎ Như: "nữ sĩ" , "địa phương nhân sĩ" nhân sĩ địa phương.
6. (Danh) Chức quan đời xưa, có "thượng sĩ" , "trung sĩ" , "hạ sĩ" .
7. (Danh) Một đẳng cấp trong xã hội thời xưa, bậc thấp nhất trong giai cấp quý tộc. Các đẳng cấp này theo thứ tự gồm có: "thiên tử" , "chư hầu" , "đại phu" , "sĩ" và "thứ nhân" .
8. (Danh) Quan coi ngục gọi là "sĩ sư" tức quan Tư pháp bây giờ.
9. (Danh) Chức việc, việc làm. § Có nghĩa như "sự" . ◇ Luận Ngữ : "Phú nhi khả cầu dã, tuy chấp tiên chi sĩ, ngô diệc vi chi. Như bất khả cầu, tòng ngô sở hiếu" , , . , (Thuật nhi ) Phú quý mà có thể cầu được thì ta dù giữ việc cầm roi (đánh xe hầu, tức công việc ti tiện), ta cũng làm. Như mà không cầu được thì ta cứ theo sở thích của ta.
10. (Danh) Binh lính. ◎ Như: "giáp sĩ" quân mặc áo giáp, "chiến sĩ" lính đánh trận.
11. (Danh) Cấp bực trong quân đội ngày nay. ◎ Như: "thượng sĩ" , "trung sĩ" , "hạ sĩ" .
12. (Danh) Họ "Sĩ".

Từ điển Thiều Chửu

① Học trò, những người nghiên cứu học vấn đều gọi là sĩ.
② Quan sĩ, chức quan đời xưa, có thượng sĩ , trung sĩ , hạ sĩ .
③ Quan coi ngục gọi là sĩ sư tức quan Tư pháp bây giờ.
④ Binh sĩ, như giáp sĩ quân mặc áo giáp, chiến sĩ lính đánh trận, v.v.
⑤ Con gái có tư cách như học trò gọi là nữ sĩ .
⑥ Có nghĩa như chữ sự .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quan chức thời xưa (có ba bậc thượng sĩ, trung sĩ và hạ sĩ). (Ngr) Những người có danh vọng: Nhân sĩ yêu nước;
②【】sĩ sư [shìshi] Quan coi về hình ngục (thời xưa);
③ Người trí thức trong xã hội cũ, kẻ sĩ, học trò: Học sĩ; Sĩ nông công thương;
④ Chỉ người đàn ông nói chung, con trai chưa vợ nói riêng: Con trai con gái;
⑤ Người, kẻ (cách diễn đạt tỏ ý lịch sự và tôn trọng đối với hạng người nào đó): Chí sĩ; Tráng sĩ; Liệt sĩ;
⑥ Binh sĩ (chỉ quân lính nói chung, chỉ cấp bực dưới cấp úy nói riêng): Tinh thần binh lính; Thượng sĩ; Trung sĩ;
⑦ Con sĩ (tên một quân cờ trong cờ tướng);
⑧ (văn) Dùng như (bộ );
⑨ [Shì] (Họ) Sĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người học trò theo đạo Nho. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Làm sao cho bách thế lưu phương, trước là sĩ sau là khanh tướng « — Người có học. Td: Văn sĩ — Người đàn ông. Td: Tráng sĩ – Người dân. Td: Sĩ thứ — Con trai chưa vợ. Xem Sĩ nữ — Tên một tước hiệu thời cổ. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Tức hữu ngũ, sĩ cương kì liệt « ( tước hiệu có năm hạng thì sĩ cũng được xếp hạng trong đó ) — Việc làm — Họ người. Td: Sĩ nhiếp — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Sĩ.

Từ ghép 107

ẩn sĩ 隱士ất tiến sĩ 乙進士ba sĩ 巴士ba sĩ đốn 波士頓bác sĩ 博士bác sĩ đệ tử 博士弟子bạch sĩ 白士bần sĩ 貧士biện sĩ 辯士binh sĩ 兵士cao sĩ 高士cát sĩ 吉士chí sĩ 志士chiến sĩ 战士chiến sĩ 戰士cống sĩ 貢士cống sĩ 贡士cuồng sĩ 狂士cư sĩ 居士cử sĩ 舉士danh sĩ 名士dật sĩ 逸士dũng sĩ 勇士dược sĩ 藥士đa sĩ 多士đạo sĩ 道士đạt sĩ 達士gia sĩ 佳士giai sĩ 佳士giáo sĩ 教士giáp sĩ 甲士hạ sĩ 下士hàn sĩ 寒士hịch tướng sĩ văn 檄將士文hiền sĩ 賢士hiệp sĩ 俠士họa sĩ 畫士học sĩ 學士khanh sĩ 卿士kị sĩ 騎士kiếm sĩ 劍士liệt sĩ 烈士lực sĩ 力士mưu sĩ 謀士nghĩa sĩ 義士nghĩa sĩ truyện 義士傳nha sĩ 牙士nhã sĩ 雅士nhạc sĩ 樂士nhị thanh cư sĩ 二青居士nhuệ sĩ 鋭士nữ sĩ 女士phổ lỗ sĩ 普魯士phương sĩ 方士quân sĩ 軍士quốc sĩ 國士quý sĩ 貴士sách sĩ 策士sĩ binh 士兵sĩ dân 士民sĩ đa 士多sĩ đồ 士途sĩ hoạn 士宧sĩ khi 士氣sĩ lầm 士林sĩ lộ 士路sĩ nhân 士人sĩ nữ 士女sĩ phu 士夫sĩ quan 士官sĩ quân tử 士君子sĩ sư 士师sĩ sư 士師sĩ thứ 士庶sĩ tiến 士進sĩ tiết 士節sĩ tộc 士族sĩ tốt 士卒sĩ tử 士子tài sĩ 才士thạc sĩ 碩士thân sĩ 紳士thân sĩ 绅士thi sĩ 詩士thuật sĩ 術士thụy sĩ 瑞士tiện sĩ 便士tiến sĩ 进士tiến sĩ 進士tráng sĩ 壯士trung sĩ 中士trùy ngưu hưởng sĩ 椎牛饗士tu sĩ 修士tú sĩ 秀士tuấn sĩ 俊士tử sĩ 死士tước sĩ nhạc 爵士樂tướng sĩ 相士văn sĩ 文士vệ sĩ 衛士vũ sĩ 武士vũ sĩ 膴士xả sĩ 捨士xiển sĩ 闡士xuất sĩ 出士xử sĩ 處士y sĩ 醫士
pí ㄆㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mỏi mệt, mệt nhọc

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mỏi mệt. ◎ Như: "cân bì lực tận" gân cốt mệt nhoài. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thế tôn an lạc, Thiểu bệnh thiểu não, Giáo hóa chúng sanh, Đắc vô bì quyện" , , (Tòng địa dũng xuất phẩm đệ thập ngũ ) Đức Thế Tôn được an vui, Ít bệnh ít phiền não, (để) Giáo hóa chúng sinh, (mà) Được khỏi mệt nhọc.
2. (Tính) Già yếu, suy nhược. ◇ Quản Tử : "Cố sử thiên hạ chư hầu dĩ bì mã khuyển dương vi tệ" 使 (Tiểu Khuông ) Cho nên khiến chư hầu thiên hạ lấy ngựa già yếu, chó, cừu làm tiền.
3. (Tính) Sụt giá, thị trường ế ẩm, yếu kém.
4. (Động) Làm cho nhọc nhằn, lao lụy. ◇ Tả truyện : "Nhi bì dân chi sính" (Thành Công thập lục niên ) Mà mặc tình làm dân khổ nhọc.
5. (Động) Chán nản, chán ngán, cảm thấy mệt mỏi. ◎ Như: "lạc thử bất bì" vui thích làm gì thì không thấy chán nản mệt mỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏi mệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Mệt, mệt mỏi, mỏi mệt, mệt nhoài: Mệt lử, mệt rã người!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mệt mỏi. Rã rượi.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.