biên
biān ㄅㄧㄢ, bian

biên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên, phía
2. bờ, rịa, ven, mép, vệ, viền, cạnh
3. biên giới
4. giới hạn, chừng mực
5. ở gần, bên cạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ranh giới, chỗ hai nước hoặc hai khu đất tiếp cận nhau. ◎ Như: "thủ biên" phòng vệ biên giới, "thú biên" đóng giữ ở vùng biên giới, "khẩn biên" khai khẩn đất ở biên giới.
2. (Danh) Bên, ven. ◎ Như: "giang biên" ven sông, "lộ biên" bên đường.
3. (Danh) Chung quanh, chu vi. ◎ Như: "trác biên" bốn cạnh bàn, "sàng biên" chung quanh giường.
4. (Danh) Giới hạn, tận cùng. ◎ Như: "khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn" , biển khổ không cùng, quay đầu là bờ. ◇ Đỗ Phủ : "Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai" , (Đăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuộn chảy không ngừng.
5. (Danh) Phía, đằng, phương hướng. ◎ Như: "tả biên" phía trái, "tiền biên" đằng trước, "đông biên" phía đông, "ngoại biên" phía ngoài.
6. (Danh) Đầu mối.
7. (Danh) Cạnh (từ dùng trong môn hình học). ◎ Như: "đẳng biên tam giác hình" hình tam giác đều (ba cạnh dài bằng nhau).
8. (Danh) Đường viền (trang sức). ◎ Như: "kim biên" đường viền vàng.
9. (Danh) Lượng từ: cạnh. ◎ Như: "ngũ biên hình" hình năm cạnh.
10. (Danh) Họ "Biên".
11. (Tính) Lệch, không ngay.
12. (Tính) Biểu thị vị trí. Tương đương với "lí" , "nội" , "trung" . ◇ Cao Thích : "Đại mạc phong sa lí, Trường thành vũ tuyết biên" , (Tín An Vương mạc phủ ) Trong gió cát sa mạc, Trong tuyết mưa trường thành.
13. (Phó) Một mặt ..., vừa ... vừa. ◎ Như: "biên tố biên học" một mặt làm việc, một mặt học hành, "biên cật phạn biên khán điện thị" vừa ăn cơm vừa xem truyền hình.

Từ điển Thiều Chửu

① Ven bờ. Như giang biên ven bờ sông.
② Bên cõi, chỗ địa phận nước này giáp nước kia. Như biên phòng sự phòng bị ngoài biên.
③ Bên. Như lưỡng biên hai bên. Một mặt gọi là nhất biên .
④ Ðường viền, đính vào bên mép áo cho đẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bờ, ven bờ, rìa, vệ, mép, lề: Lề giấy; Mép bàn; Vệ đường, bên đường; Bờ sông; Rìa núi;
② Biên giới, địa giới, địa phận, bờ cõi: Thành phố ở biên giới; Làng bản ở biên giới;
③ Đường viền;
④ Giới hạn;
⑤ (toán) Đường, giác: Đường đáy; Đa giác;
⑥ Vừa... vừa...: Vừa nghe vừa ghi chép; Vừa làm vừa học;
⑦ Bên, phía: Đứng nép vào một bên, bị gạt ra rìa; Ngả hẳn về một phía; Đi về phía này;
⑧ Gần, gần bên;
⑨ Ở (bên)..., đằng... (thường đặt sau những chữ "","", "", "", "", "", "", "" v.v...): Ở trên; Ở dưới; Đằng trước; Đằng sau;
⑩ [Bian] (Họ) Biên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bờ nước — Bên cạnh, một vùng, một phương — Gần, liền với — Chỗ giáp ranh.

Từ ghép 32

ấn
yìn ㄧㄣˋ

ấn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. in ấn
2. cái ấn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con dấu (khắc bằng gỗ, kim loại, đá). § Phép nhà Thanh định, con dấu của các quan thân vương trở lên gọi là "bảo" , từ quận vương trở xuống gọi là "ấn" , của các quan nhỏ gọi là "kiêm kí" , của các quan khâm sai gọi là "quan phòng" , của người thường dùng gọi là "đồ chương" hay là "tư ấn" .
2. (Danh) Dấu, vết. ◎ Như: "cước ấn" vết chân, "thủ ấn" dấu tay.
3. (Danh) Tên tắt của "Ấn Độ" . ◎ Như: "Trung Ấn điều ước" điều ước thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
4. (Danh) Họ "Ấn".
5. (Động) Để lại dấu tích trên vật thể. ◎ Như: "ấn thượng chỉ văn" lăn dấu tay, "thâm thâm ấn tại não tử lí" in sâu trong trí nhớ.
6. (Động) In. ◎ Như: "ấn thư" in sách, "bài ấn" sắp chữ đưa in.
7. (Động) Phù hợp. ◎ Như: "tâm tâm tương ấn" tâm đầu ý hợp, "hỗ tương ấn chứng" nhân cái nọ biết cái kia.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ấn (con dấu). Phép nhà Thanh định, ấn của các quan thân vương trở lên gọi là bảo , từ quận vương trở xuống gọi là ấn , của các quan nhỏ gọi là kiêm kí , của các quan khâm sai gọi là quan phòng , của người thường dùng gọi là đồ chương hay là tư ấn .
② In. Khắc chữ in chữ gọi là ấn, cái đồ dùng in báo in sách gọi là ấn loát khí .
③ Như in vào, cái gì còn có dấu dính vào vật khác đều gọi là ấn. Hai bên hợp ý cùng lòng gọi là tâm tâm tương ấn , nhân cái nọ biết cái kia gọi là hỗ tương ấn chứng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Con) dấu: Đóng dấu;
② Dấu (vết): Vết chân;
③ In: In sách; In sâu trong trí nhớ;
④ Hợp: Tâm đầu ý hợp;
⑤ [Yìn] (Họ) Ấn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con dấu. Cái phù hiệu làm tin của quan thời xưa. Cũng gọi là ấn tính — in vết vào đâu — Họ người. Cái phù hiệu làm tin của quan thời xưa. Cũng gọi là ấn tính — In vết vào đâu — Họ người.

Từ ghép 41

đãi
dāi ㄉㄞ, dài ㄉㄞˋ

đãi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đối xử, tiếp đãi
2. đợi, chờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đợi, chờ. ◇ Nguyễn Du : "Sơn nguyệt giang phong như hữu đãi" (Ngẫu đề công quán bích ) Trăng núi gió sông như có (lòng) chờ đợi.
2. (Động) Tiếp đãi, đối xử. ◎ Như: "đãi ngộ" tiếp đãi. ◇ Tây du kí 西: "Dưỡng mã giả, nãi hậu sanh tiểu bối, hạ tiện chi dịch, khởi thị đãi ngã đích?" , , , ? (Đệ tứ hồi) Nuôi ngựa là việc của bọn trẻ con, là việc hèn mọn, sao lại đối xử với ta như thế?
3. (Động) Phòng bị, chống cự. ◇ Sử Kí : "Liêm Pha kiên bích dĩ đãi Tần, Tần sổ khiêu chiến, Triệu binh bất xuất" , , (Bạch Khởi Vương Tiễn truyện ) Liêm Pha làm lũy vững chắc để chống cự lại Tần, quân Tần mấy lần khiêu chiến, quân Triệu không ra.
4. (Động) Dựa vào, nương tựa. ◇ Thương quân thư : "Quốc đãi nông chiến nhi an" (Nông chiến ) Nước nhờ vào chính sách nông chiến mà được yên.
5. (Động) Muốn, định. ◎ Như: "chánh đãi xuất ngoại, khước hạ khởi đại vũ lai liễu" , đúng lúc muốn ra ngoài, thì trời mưa lớn.
6. (Động) Ở lại, lưu lại. ◎ Như: "nhĩ đãi nhất hội nhi tái tẩu" anh ở chơi một chút rồi hãy về.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðợi.
② Tiếp đãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đối đãi, đối xử, cư xử: Anh ấy đối xử với tôi tốt lắm; Đối đãi khoan hồng; Ta đối đãi nước Thục không bạc bẽo (Tam quốc chí);
② Thết, đãi, khoản đãi, chiêu đãi: Thết khách, đãi khách, mời khách;
③ Chờ đợi: Còn đang chờ giải quyết; Cần gấp lắm không thể chờ đợi được nữa. (Ngr) Đợi mỏi mắt;
④ Cần, cần phải: Tất nhiên không cần phải nói;
⑤ Muốn, định: Định nói lại thôi; Vừa muốn ra đi, lại có người đến;
⑥ (văn) Phòng bị: Nay thành quách không kiên cố, vũ khí không hoàn bị, thì không thể phòng bị những việc xảy ra bất ngờ (Hàn Phi tử);
⑦ (văn) Dựa vào: Nước nhờ vào chính sách nông chiến mà được an toàn (Thương Quân thư). Xem [dai].

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Ở, ở lại, ở chơi: Anh ở chơi tí nữa hãy về; 西 Anh ấy ở lại Sài Gòn năm hôm. Cv. . Xem [dài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chờ đợi — Đối xử.

Từ ghép 22

tế
jì ㄐㄧˋ

tế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên cạnh, bên bờ, mép, lề
2. giữa
3. dịp, lúc, trong khoảng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Biên, ven, bờ, ranh giới. ◎ Như: "biên tế" cõi ngoài biên, "thủy tế" vùng ven nước. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
2. (Danh) Lúc, dịp, trong khoảng (hai thời điểm trước sau giao tiếp). ◎ Như: "thu đông chi tế" lúc cuối thu đầu đông. ◇ Văn tuyển : "Thụ nhậm ư bại quân chi tế, phụng mệnh ư nguy nan chi gian" , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Nhận lấy trách nhiệm lúc quân bại trận, vâng mệnh trong khi nguy khó.
3. (Danh) Giữa, bên trong. ◎ Như: "quốc tế" giữa các nước, "tinh tế" giữa các tinh tú. ◇ Đào Uyên Minh : "Khai hoang nam dã tế, thủ chuyết quy viên điền" , (Quy viên điền cư ) Khai khẩn ở trong đồng phía nam, giữ lấy vụng về kém cỏi mà quay về chốn ruộng vườn.
4. (Danh) Cơ hội, vận hội. ◎ Như: "tế ngộ" thời vận.
5. (Động) Giao tiếp, hội họp. ◎ Như: "giao tế" qua lại với nhau.
6. (Động) Vừa gặp, gặp gỡ. ◎ Như: "tế thử nguy nan" gặp phải nguy nan thế này, "hạnh tế thừa bình" may gặp lúc thái bình.

Từ điển Thiều Chửu

① Giao tiếp, người ta cùng đi lại chơi bời với nhau gọi là giao tế .
② Địa vị, cái địa vị mà phận mình phải ở gọi là phận tế , được cái địa vị chân thực gọi là chân tế hay thực tế .
③ Ngoài biên. Như biên tế cõi ngoài biên, đầu mái nhà cũng gọi là thiềm tế , nơi rừng rú gọi là lâm tế .
④ Trong khoảng giao nhau. Như lúc cuối thu đầu đông gọi là thu đông chi tế .
⑤ Vừa gặp. Như hạnh tế thừa bình may gặp lúc thái bình. Lúc thời vận vừa tới cũng gọi là tế ngộ hay tế hội .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bên cạnh, bên bờ, bờ, mép, lề, ranh giới: Chân trời; Không bờ bến;
② Giữa: Giữa các xưởng; Giữa các nước, quốc tế; Giữa các tinh tú; Đấu bóng rổ giữa các trường; Sự hiệp tác giữa các nhà máy;
③ Dịp, lúc, trong khoảng: Lúc (trong khoảng) cuối thu đầu đông; Dịp quốc khánh; Lúc này mới còn sửa soạn;
④ Giữa lúc, gặp lúc, giữa khi, nhân dịp: Giữa lúc (khi) thắng lợi; Nhân dịp dựng nước năm mươi năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ hai mí tường giáp nhau — Bờ cõi. Ranh giới. Td: Biên tế — Sự giao thiệp. Td: Quốc tế. Thực tế.

Từ ghép 16

jī ㄐㄧ

phồn thể

Từ điển phổ thông

con gà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con gà. ◎ Như: "mẫu kê" gà mái. ◇ Nguyễn Du : "Thâm đồ mật toán thắng phu quân, Ưng thị thần kê đệ nhất nhân" , (Vương Thị tượng ) Mưu tính thâm hiểm hơn chồng, Đúng là "gà mái gáy sáng" bậc nhất.
2. (Danh) § Xem "kê gian" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con gà.
② Dâm hiếp đàn ông gọi là kê gian . Nguyễn Du : Thâm đồ mật toán thắng phu quân, Ưng thị thần kê đệ nhất nhân (Vương Thị tượng ) mưu tính thâm hiểm hơn chồng, đúng là gà mái gáy sáng bậc nhất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Con) gà: Gà mái; Gà gô; Gà tây;
②【】kê gian [jijian] Sự giao hợp đồng tính (giữa con trai với nhau).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con gà. Hàn Thi Ngoại Truyện: Gà có 5 đức tính: Có ăn thì gọi nhau là nhân, có chí phấn đấu hăng hái gọi là dũng, đêm gáy đúng gọi là tín, chân có cựa sắt là võ, đầu có mào đỏ là văn. Nhân, dũng, tín, võ, văn gồm đủ ( lục súc tranh công ).

Từ ghép 32

phụ
fù ㄈㄨˋ

phụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cậy thế, ỷ thế người khác
2. vác, cõng
3. làm trái ngược
4. thua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cậy, ỷ vào. ◎ Như: "phụ ngung chi thế" cậy thế đằng sau có chỗ tựa, "tự phụ bất phàm" cậy tài khinh người. ◇ Tả truyện : "Tích Tần nhân phụ thị kì chúng, tham ư thổ địa" , (Tương Công thập tứ niên ) Ngày xưa người Tần cậy đông, tham lam đất đai.
2. (Động) Quay lưng về, dựa vào. ◎ Như: "phụ san diện hải" dựa lưng vào núi hướng mặt ra biển.
3. (Động) Vác, cõng, đội. ◎ Như: "phụ kiếm" vác gươm, "phụ mễ" vác gạo, "phụ tân" vác củi.
4. (Động) Đảm nhiệm, gánh vác. ◎ Như: "thân phụ trọng nhậm" gánh vác trách nhiệm nặng nề.
5. (Động) Có, được hưởng. ◎ Như: "cửu phụ thịnh danh" có tiếng tăm từ lâu.
6. (Động) Mắc, thiếu. ◎ Như: "phụ trái" mắc nợ.
7. (Động) Vỗ, bội, làm trái. ◎ Như: "phụ ân" quên ơn, "phụ tâm" phụ lòng, "vong ân phụ nghĩa" vong ơn bội nghĩa. ◇ Liêu trai chí dị : "Phụ tâm nhân hà nhan tương kiến?" (A Hà ) Con người phụ bạc, còn mặt mũi nào nhìn nhau nữa?
8. (Động) Bị. ◎ Như: "phụ thương" bị thương.
9. (Danh) Trách nhiệm. ◎ Như: "trọng phụ" trách nhiệm lớn.
10. (Danh) Thất bại. ◎ Như: "thắng phụ phân minh" được thua rõ ràng, "bất phân thắng phụ" không phân thắng bại.
11. (Tính) Âm (vật lí, toán học). Trái với "chánh" . ◎ Như: "phụ điện" điện âm, "phụ cực" cực âm, "phụ số" số âm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cậy, cậy có chỗ tựa không sợ gọi là phụ, như phụ ngung chi thế cậy có cái thế đằng sau có chỗ tựa chắc, cậy tài khinh người gọi là tự phụ bất phàm .
② Vác, cõng, như phụ kiếm vác gươm, phụ mễ vác gạo, v.v.
③ Vỗ, như phụ trái vỗ nợ, phụ ân phụ ơn (vỗ ơn), phụ tâm phụ lòng. Tự tủi không lấy gì mà đối với người được gọi là phụ phụ vô khả ngôn bẽn lẽn không biết nói sao.
④ Thua, như thắng phụ được thua.
⑤ Lo.
⑥ Tiếng gọi bà già.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gánh, vác: Vác củi; Gánh nặng;
② Gánh vác, chịu, giữ: Chịu trách nhiệm hoàn toàn; ô Giữ trọng trách;
③ Dựa vào: Dựa vào thế hiểm để cố thủ;
④ Bị: Bị thương; Bị oan ức;
⑤ Được hưởng, có: Có tiếng tăm từ lâu;
⑥ Mắc (thiếu) nợ: Mắc nợ;
⑦ Bội, phụ, phụ lòng mong đợi: Bội ước; Vong ơn bội nghĩa; Hành vi của anh ta làm cho mọi người thất vọng;
⑧ Thất bại, bại, thua: Thắng bại chưa rõ;
⑨ (toán) Số nhỏ hơn 0, số âm: Số âm; Dấu âm;
⑩ (điện) Âm: Âm cực; Điện âm;
⑪ (văn) Lo;
⑫ (văn) Tiếng để gọi bà già;
⑬ [Fù] (Họ) Phụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cậy vào. Ỷ vào. Td: Tự phụ ( ỷ mình ) — Vác trên lưng. Td: Đảm phụ ( gánh vác ) — Thua. Td: Thắng phụ ( được và thua ) — Thiếu nợ. Xem Phụ trái — Trái ngược lại. Đoạn trường tân thanh có câu: » Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, tại ai há dám phụ lòng cố nhân «.

Từ ghép 30

diệc
yì ㄧˋ

diệc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cũng, lại

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cũng, cũng là. ◎ Như: "trị diệc tiến, loạn diệc tiến" trị cũng tiến lên, loạn cũng tiến lên. ◇ Lí Thương Ẩn : "Tương kiến thì nan biệt diệc nan" (Vô đề kì tứ ) Gặp gỡ nhau khó, chia lìa nhau cũng khó.
2. (Phó) Lại. § Tương đương với "hựu" . ◎ Như: "diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ" lại cũng có lấy lợi nước ta ư?
3. (Phó) Chỉ có, chỉ, chẳng qua. ◇ Đỗ Phủ : "Giang hồ hậu diêu lạc, Diệc khủng tuế tha đà" , (Kiêm gia ) Rồi khi tàn tạ linh lạc ở sông hồ, Chỉ là sợ cho năm tháng lần lữa.
4. (Phó) Đã, rồi. § Tương đương với "dĩ kinh" . ◇ Đỗ Phủ : "Thảo lộ diệc đa thấp, Chu ti nhưng vị thu" , (Độc lập ) Sương móc trên cỏ đã ẩm ướt nhiều rồi, Nhưng tơ nhện vẫn chưa rút về.
5. (Phó) Suy cho cùng, rốt cuộc. § Tương đương với "tất cánh" .
6. (Liên) Dù cho, tuy nhiên. ◇ Đỗ Phủ : "Họa sư diệc vô số, Hảo thủ bất khả ngộ" , (Phụng tiên lưu thiếu phủ tân họa san thủy chướng ca ) Họa sư mặc dù đông vô số, Tay giỏi không thể gặp.
7. (Trợ) Đặt ở giữa câu, dùng để thư hoãn ngữ khí.
8. (Tính) Tích lũy, chồng chất, nhiều đời. § Thông "dịch" . ◎ Như: "diệc thế" nhiều đời, lũy thế.
9. (Danh) Họ "Diệc".

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng, tiếng giúp lời nói, như trị diệc tiến, loạn diệc tiến trị cũng tiến lên, loạn cũng tiến lên.
② Lại, lời trợ ngữ, như diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ lại cũng có lấy lợi nước ta ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cũng, cũng là: Cò cũng là một trong những loài có lông vũ (Thơ Nguyễn Công Trứ); , 退 Thế thì tiến cũng lo, thoái cũng lo (Phạm Trọng Yểm: Nhạc Dương lâu kí)
② Trợ từ đầu câu, để tạo sự hài hòa cân xứng cho câu: Ô! Hành vi của người ta có chín đức (Thượng thư); , Đã trông thấy rồi, đã được gặp rồi (người quân tử) (Thi Kinh: Thiệu Nam, Thảo trùng);
③ Trợ từ giữa câu, dùng để thư hoãn ngữ khí: Ta vụng tính (Thượng thư: Bàn Canh thượng); ? Thái tử ra sao? (Hàn Phi tử);
④ [Yì] (Họ) Diệc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lại. Lại nữa — Cũng — Cái nách. Dùng như chữ Dịch .

Từ ghép 4

nghị
yì ㄧˋ

nghị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quả quyết, cứng cỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Quả quyết, cứng cỏi. ◎ Như: "cương nghị" kiên quyết. ◇ Luận Ngữ : "Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhậm trọng nhi đạo viễn" , (Thái Bá ) Kẻ sĩ không thể không (có chí) rộng lớn và cương quyết, (là vì) nhiệm vụ thì nặng mà đường thì xa.
2. (Tính) Tài giỏi, dũng mãnh. ◇ Khuất Nguyên : "Thân kí tử hề thần dĩ linh, hồn phách nghị hề vi quỷ hùng" , (Cửu ca , Quốc thương ) Thân chết rồi nhưng anh linh vẫn còn, hồn phách trở thành bậc hùng của quỷ (tức là hồn ma của những người đã chết).
3. (Tính) Nghiêm khắc. ◇ Tân Đường Thư : "Chánh thanh nghị, lại hạ vô cảm phạm giả" , (Tống Cảnh truyện ) Chính trị trong sạch và nghiêm khắc, quan lại dưới không dám làm điều sai trái.
4. (Tính) Nghiêm chính. ◇ Mai Nghiêu Thần : "Công phục di ngã thi, Trách ngã từ thậm nghị" , (Tạ Vương Đãi Chế khuyến phục ẩm ).
5. (Tính) Giận dữ, thịnh nộ. ◇ Quốc ngữ : "Kì vi nhân dã, triển nhi bất tín, ái nhi bất nhân, trá nhi bất trí, nghị nhi bất dũng" , , , , (Sở ngữ hạ ).
6. (Danh) (Thuật ngữ cờ vây) Con cờ chết và ván cờ xong. ◇ Từ Huyễn : "Nghị, đề dã. Kì tử nhi kết cục viết nghị, kí nghị nhi tùy thủ viết phục nghị, tục hựu vị chi đề" , . , , (Vi kì nghĩa lệ , Thuyên thích ).
7. (Danh) Họ "Nghị".

Từ điển Thiều Chửu

① Quả quyết, cứng cỏi, quyết chí không ai lay động được gọi là nghị lực .

Từ điển Trần Văn Chánh

Kiên quyết, quả quyết, cứng cỏi: Kiên nghị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả quyết. Cứng rắn, không đổi‎. Td: Cương nghị.

Từ ghép 6

hạ
hè ㄏㄜˋ

hạ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đưa đồ mừng
2. chúc tụng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chúc mừng, chúc. ◎ Như: "xưng hạ" chúc mừng. ◇ Sử Kí : "Hạ, thừa tướng thủ Yên Vương nữ vi phu nhân, hữu thái hậu chiếu, triệu liệt hầu tông thất giai vãng hạ" , , , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Mùa hạ, thừa tướng cưới con gái Yên Vương làm vợ, có chiếu của thái hậu đòi các liệt hầu, tôn thất đều phải đến mừng.
2. (Động) Thêm.
3. (Động) Vác.
4. (Danh) Họ "Hạ".

Từ điển Thiều Chửu

① Đưa đồ mừng, như hạ lễ đồ lễ mừng.
② Chúc tụng, đến chúc mừng gọi là xưng hạ hay đạo hạ .
③ Gia thêm.
④ Vác.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mừng, chúc mừng, chúc: Chào mừng; Chúc mừng; Chúc tết; Tuyên tử lo nghèo, Thúc Hướng ngỏ lời mừng (Tả truyện);
② (văn) Thêm;
③ (văn) Vác;
④ [Hè] (Họ) Hạ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem lễ vật tới mừng — Chúc mừng — Cho, biếu.

Từ ghép 7

cựu
jiù ㄐㄧㄡˋ

cựu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cũ
2. lâu

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cũ, xưa. ◎ Như: "cựu học" lối học cũ. ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày xưa, Nay bay vào nhà dân thường.
2. (Tính) Lâu. ◎ Như: "cựu hận" mối hận từ lâu. ◇ Thượng Thư : "Cựu lao ư ngoại" (Vô dật ) Đã lâu vất vả bên ngoài (tức ở trong dân gian, làm việc cày bừa).
3. (Danh) Bạn cũ. ◇ Nguyễn Trãi : "Thành trung cố cựu như tương vấn, Vị đạo thiên nhai nhậm chuyển bồng" , (Kí hữu ) Bạn cũ trong thành nếu như có hỏi thăm, Nói hộ rằng (tôi nay) như cỏ bồng xoay chuyển ở tận phương trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũ. Như cựu học lối học cũ.
② Bạn cũ. Nguyễn Trãi : Thành trung cố cựu như tương vấn, Vị đạo thiên nhai nhậm chuyển bồng Bạn cũ trong thành nếu như có hỏi thăm, Nói hộ rằng (tôi nay) như cỏ bồng xoay chuyển ở tận phương trời.
③ Lâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cũ: Lối học cũ; Quan điểm cũ; Máy cũ; 穿 Quần áo đã mặc cũ; Bạn cũ, bạn cố tri;
② Xưa: ¨¹ Nước xưa; Ngày xưa;
③ Cổ: Tuồng cổ; Thơ cổ;
⑤ Lâu đời: Mối hận lâu đời; Nỗi oán hận lâu đời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũ rồi — Lâu rồi — Lâu dài — Tình bạn cũ. Thơ Nguyễn Công Trứ có câu: » Bạn tùng cúc xưa kia là cố cựu «.

Từ ghép 45

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.