độc
dú ㄉㄨˊ

độc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. một mình
2. con độc (một giống vượn)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lẻ loi, cô đơn. ◇ Tư Mã Thiên : "Kim bộc bất hạnh tảo thất phụ mẫu, vô huynh đệ chi thân, độc thân cô lập" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ).
2. (Tính) Riêng mình, riêng biệt. ◇ Cố Viêm Vũ : "Thụ mệnh tùng bách độc, Bất cải thanh thanh tư" , 姿 (Tặng Lâm xử sĩ cổ độ ).
3. (Phó) Chỉ, duy. ◇ Chu Lập Ba : "Biệt nhân lai đắc, độc nhĩ lai bất đắc" ; (Bộc xuân tú ).
4. (Phó) Một mình. ◎ Như: "độc tấu" .
5. (Phó) Chuyên đoán, chỉ làm theo ý riêng. ◎ Như: "độc tài" một người hoặc một nhóm ít người nắm hết quyền định đoạt. § Cũng như "chuyên chế" , trái với "dân chủ" . ◇ Trang Tử : "Vệ quân, kì niên tráng, kì hành độc. Khinh dụng kì quốc, nhi bất kiến kì quá; khinh dụng dân tử" , , . , ; (Nhân gian thế ) Vua nước Vệ, đương tuổi tráng niên, hành vi độc đoán, coi thường việc nước, không thấy lỗi của mình, coi nhẹ mạng dân.
6. (Phó) Há, chẳng lẽ. § Cũng như "khởi" , "nan đạo" . ◇ Phùng Mộng Long : "Nhữ vi huyện lệnh, độc bất văn thiên tử hiếu xuất liệp hồ?" , ? (Trí nang bổ , Ngữ trí , Trung mưu lệnh ).
7. (Phó) Vẫn còn. § Cũng như "hoàn" , "y nhiên" . ◇ Giang Tổng : "Bắc phong thượng tê mã, Nam quan độc bất quy" , (Ngộ Trường An sứ kí Bùi thượng thư 使).
8. (Phó) Sắp, sắp sửa. § Cũng như "tương" . Thường dùng trong câu nghi vấn. ◇ Trang Tử : "Tiên sanh độc hà dĩ thuyết ngô quân hồ"? ? (Từ vô quỷ ).
9. (Danh) Con "độc", giống con vượn mà to.
10. (Danh) Người già không có con cháu. ◇ Sử Kí : "Tuất quan quả, tồn cô độc" , (Tư Mã Tương Như truyện ) Giúp đỡ người góa bụa, chăm xóc kẻ già không có con cháu.
11. (Danh) Người không có vợ.
12. (Danh) Họ "Độc".

Từ điển Thiều Chửu

① Con Ðộc, giống con vượn mà to.
② Một, già không có con cháu gọi là độc. Phàm cái gì lẻ loi có một đều gọi là độc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một , độc: Con một; Cầu độc mộc, cầu khỉ;
② Độc, một mình: Độc tấu; Uống rượu một mình; Mà tôi nhờ nghề bắt rắn mà một mình được sống sót (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ Cô độc, lẻ loi, người cô độc, người lẻ loi: Những người góa bụa không con và sống cô độc; Già mà không con gọi là cô độc (Mạnh tử);
④ Chỉ có một mình, chỉ riêng: Nay chỉ một mình thần có thuyền (Sử kí); Mọi người đều đến đông đủ cả rồi, chỉ còn mình anh ấy chưa đến. 【】độc độc [dúdú] Chỉ: Anh xưa nay rất quyết đoán, mà sao chỉ riêng vấn đề này lại đâm ra do dự?;【】 độc duy [dúwéi] (văn) Chỉ có: Những thành của Tề còn chưa bị đánh hạ, chỉ có các thành Liêu, Cử và Tức Mặc, ngoài ra đều bị Yên chiếm hết (Sử kí: Yên Triệu công thế gia). Cg. [wéidú]; 【】 độc tự [dúzì] Tự mình, một mình;
⑤ Con độc (giống con vượn nhưng to hơn);
⑥ (văn) Há, riêng ... lại ư? (phó từ, biểu thị sự phản vấn, dùng như , bộ ): ? Nhà vua há không trông thấy con chuồn chuồn kia sao? (Chiến quốc sách); ? Ông há không nghe nói con rắn ở trong đầm cạn ư? (Hàn Phi tử); ? Tương Như tuy hèn thật, há lại sợ Liêm tướng quân ư? (Sử kí);
⑦ (văn) Vẫn, vẫn còn, còn, mà còn: ? Bậc thánh nhân còn bị nghi ngờ, huống gì người hiền? (Thuyết uyển: Tạp ngôn);
⑧ [Dú] (Họ) Độc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một mình — Riêng biệt ra, không lẫn lộn với cái khác — Tên một loài vượn cực lớn.

Từ ghép 26

sắc
sè ㄙㄜˋ

sắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

gặt hái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lúa, cốc đã chín, có thể gặt gái. ◇ Tấn Thư : "Hạn niên chi vọng phong sắc" (Nguyễn Chủng truyện ) Năm nắng hạn mà mong ngóng lúa chín được mùa.
2. (Động) Gặt hái. ◇ Thi Kinh : "Bất giá bất sắc, Hồ thủ hòa tam bách triền hề?" , (Ngụy phong , Phạt đàn ) Không cấy không gặt, Làm sao lấy được lúa của ba trăm nhà?
3. (Động) Canh chủng, trồng trọt.
4. (Động) Tiết kiệm, keo lận.

Từ điển Thiều Chửu

① Gặt hái.
② Lận, keo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gặt: Việc gặt hái, việc đồng áng; Nông phu, nhà nông. Xem [jiàsè];
② Keo, lận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa chín gặt được — Gặt lúa — Thâu góp. Gom lại.

Từ ghép 3

phong lưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

phong lưu

Từ điển trích dẫn

1. Gió thổi. ◎ Như: "phong lưu vân tán" gió thổi mây tan.
2. Đưa đi xa, lưu truyền. ◎ Như: "phong lưu vạn quốc" .
3. Tập tục, phong hóa. ◇ Trần Canh : "Lưỡng Tấn sùng huyền hư, Phong lưu biến Hoa Hạ" , (Tử Du phỏng Đái đồ ).
4. Phong cách còn truyền lại, lưu phong dư vận. ◇ Hán Thư : "Kì phong thanh khí tục tự cổ nhi nhiên, kim chi ca dao khảng khái, phong lưu do tồn nhĩ" , , (Triệu Sung Quốc tân khánh kị đẳng truyện tán ).
5. Sái thoát phóng dật, phong nhã tiêu sái. ◇ Liêu trai chí dị : "(Lâm Tứ Nương) hựu mỗi dữ công bình chất thi từ, hà tắc tì chi; chí hảo cú, tắc mạn thanh kiều ngâm. ý tự phong lưu, sử nhân vong quyện" (), ; , . , 使 (Lâm Tứ Nương ).
6. Hình dung tác phẩm văn chương siêu dật tuyệt diệu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược luận phong lưu biệt trí, tự thị giá thủ; nhược luận hàm súc hồn hậu, chung nhượng Hành cảo" , ; , 稿 (Đệ tam thập thất hồi) Nói về siêu dật cao xa riêng biệt thì là bài này; nhưng về hàm súc hồn hậu thì rốt cuộc phải nhường cho bài của Hành (Vu Quân).
7. Kiệt xuất, phi thường. ◇ Tô Thức : "Bộc tuy vãn sanh, do cập kiến quân chi vương phụ dã. Truy tư nhất thì phong lưu hiền đạt, khởi khả phục mộng kiến tai!" , . , (Dữ Giang Đôn Lễ tú tài thư , Chi nhất ).
8. Thú vị, vận vị. ◇ Tư Không Đồ : "Bất trứ nhất tự, Tận đắc phong lưu" , (Thi phẩm , Hàm súc ).
9. Chỉ người kiệt xuất, bất phàm.
10. Phong độ.
11. Tiết tháo, phẩm cách.
12. Vinh sủng. ◇ Trương Thuyết : "Lộ thượng thiên tâm trọng dự du, Ngự tiền ân tứ đặc phong lưu" , (Phụng Hòa Đồng hoàng thái tử quá Từ Ân tự ứng chế ).
13. Phong cách, trường phái.
14. Chỉ người xinh đẹp, phong vận, quyến rũ. ◇ Hoa Nhị Phu Nhân : "Niên sơ thập ngũ tối phong lưu, Tân tứ vân hoàn sử thượng đầu" , 使 (Cung từ , Chi tam thập ).
15. Phong tình. § Liên quan về tình ái nam nữ. ◎ Như: "phong lưu án kiện" .
16. Chơi bời, trai lơ, hiếu sắc. ◎ Như: "tha niên khinh thì phi thường phong lưu, hỉ hoan tại ngoại niêm hoa nhạ thảo" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ cuộc sống dư giả nhàn hạ, êm đềm như gió thổi như nước chảy. Đoạn trường tân thanh có câu: » Phong lưu rất mực hồng quần, xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê « — Cũng chỉ sự ăn chơi phóng đãng. Thơ Nguyễn Công Trứ có câu: » Mang danh tài sắc cho nên nợ, quan thói phong lưu hóa phải vay «.

tiên sinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

anh, ông, ngài

Từ điển trích dẫn

1. Sinh con lần đầu. ◇ Thi Kinh : "Đản di quyết nguyệt, Tiên sanh như đạt" , (Đại nhã , Sanh dân ) Mang thai đủ tháng (chín tháng mười ngày), Sinh lần đầu (dễ dàng) như sinh dê con.
2. Phụ huynh, cha anh. ◇ Luận Ngữ : "Tử Hạ vấn hiếu. Tử viết: Sắc nan. Hữu sự, đệ tử phục kì lao; hữu tửu tự, tiên sanh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?" . : . , ; , , ? (Vi chánh ) Tử Hạ hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: Khó ở chỗ giữ được nét mặt vui vẻ. (Khi cha anh) có việc, con phải khó nhọc (để giúp đỡ cha anh); khi con có món ăn rượu uống bèn mời cha anh đến thết đãi, như vậy đủ gọi là hiếu chăng?
3. Người niên trưởng có học vấn. ◇ Chiến quốc sách : "Mạnh Thường Quân yến tọa, vị tam tiên sanh viết: Nguyện văn tiên sanh hữu dĩ bổ chi khuyết giả" , : (Tề sách tam ).
4. Xưng thầy học. ◇ Quản Tử : "Tiên sanh thi giáo, đệ tử thị tắc" , (Đệ tử chức ).
5. Xưng tiên tổ. ◇ Da Luật Sở Tài : "Ngã bổn Đông Đan bát diệp hoa, Tiên sanh hiền tổ tương lâm nha" , (Tặng Liêu Tây Lí Quận Vương 西).
6. Xưng trí sĩ (người đã từ quan về hưu). ◇ Vương Dẫn Chi : "Cái khanh đại phu chi dĩ trí sĩ giả vi tiên sanh, vị trí sĩ giả vi quân tử" , (Kinh nghĩa thuật văn , Tiên sanh quân tử ).
7. Thường gọi văn nhân học giả là "tiên sanh" . Có thể tự xưng, cũng có thể dùng để xưng với người khác. ◇ Thẩm Ước : "Tiên sanh khang bỉ lưu tục, siêu nhiên độc viễn" , (Dữ Đào Hoằng Cảnh thư ).
8. Xưng đạo sĩ. ◇ Ân Nghiêu Phiên : "Huyền đô khai bí lục, Bạch thạch lễ tiên sanh" , (Trung nguyên nhật quan chư đạo sĩ bộ hư ).
9. Ngày xưa gọi những người làm nghề xem tướng, bốc quẻ, chữa bệnh, xem phong thủy, v.v. là "tiên sanh" . ◇ Sử Kí : "(Khoái Thông) dĩ tướng nhân thuyết Hàn Tín viết: Bộc thường thụ tướng nhân chi thuật. Hàn Tín viết: Tiên sanh tướng nhân như hà?" (): . : ? (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Khoái Thông), muốn dùng thuật xem tướng để thuyết phục Hàn Tín, nói: Tôi đã từng học thuật xem tướng. Hàn Tín nói: Phép xem tướng của tiên sinh như thế nào?
10. Xưng kĩ nữ. ◇ Văn minh tiểu sử : "Thượng Hải kĩ nữ, đô thị xưng tiên sanh đích" , (Đệ thập cửu hồi).
11. Ngày xưa xưng người đảm nhậm văn thư hoặc quản lí chức sự.
12. Vợ xưng chồng mình là "tiên sanh" . ◇ Liệt nữ truyện : "Thiếp khủng tiên sanh chi bất bảo mệnh dã" (Sở Vu Lăng thê ).
13. Thường dùng xưng giữa những người bình thường (xã giao).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông thầy học — Tiếng gọi người khác với ý kính trọng trong lúc xã giao.

Từ điển trích dẫn

1. Ánh mắt, thị tuyến. ◎ Như: "đại gia đô bả nhãn quang đầu chú tại na nhất đối phu phụ thân thượng" . ◇ Giả Đảo : "Nhãn quang huyền dục lạc, Tâm tự loạn nan thu" , (Tống Lưu Tri Tân vãng Tương Dương ).
2. Năng lực quan sát sự vật; quan điểm. ◎ Như: "tại giá ta nhạn phẩm trung, nhĩ năng thiêu xuất giá kiện cổ vật, chân thị hữu nhãn quang" , , . ◇ Lỗ Tấn : "Tức khả kiến kì hào vô nhãn quang, dã một hữu tự tín lực" , (Thư tín tập , Trí thì đại ).
3. Chỉ tròng mắt, nhãn tình. ◇ Thẩm Viết Lâm : "Kiến kì tù nhãn quang phiếm bạch, thân lãnh như băng" , (Tấn nhân chủ , Dị văn , Tù đồ yêu thuật ).
4. Sức nhìn, thị lực. ◇ Vương Trần Lương : "Hoa giáp dư tam, nhãn quang na bỉ đương niên tuấn" , (Chúc ảnh diêu hồng , Tự đề thu dạ giáo thư đồ , Từ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sức sáng của mắt. Như Nhãn lực — Ánh mắt. Tia mắt.

Từ điển trích dẫn

1. Phật sự, công đức. § Chỉ những việc niệm Phật, tụng kinh, cúng chay, v.v. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Nhân niệm vong phu ân nghĩa, tư lương tố ta trai tiếu công quả siêu độ tha" , (Quyển thập thất).
2. Tùy theo hành vi thiện ác từ trước, nay gặp kết quả báo ứng tốt hay xấu. ◇ Tây du kí 西: "Tài biến tố giá thất mã, nguyện đà sư phụ vãng Tây thiên bái Phật, giá cá đô thị các nhân đích công quả" , 西, (Đệ nhị thập tam hồi).
3. Công hiệu và kết quả. ◇ Quách Mạt Nhược : "Giá bổn thư đích công quả như hà, ngã hiện tại bất nguyện tự tụng" , (Văn nghệ luận tập , Cổ thư kim dịch đích vấn đề ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ chung những việc thiện làm được, ảnh hưởng tốt tới sự nghiệp của mình.

tín tâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lòng tin, niềm tin

Từ điển trích dẫn

1. Thành tâm, lòng thành. ◇ Viên Hoành : "Huy văn kì thê tử bần cùng, nãi tự vãng thị, thiệm chẩn chi. Kì tử hiệt quái nhi vấn chi, Huy viết: Ngô dĩ tín tâm dã" , , . , : (Hậu Hán kỉ , Quyển nhất nhị).
2. Lòng tin, lòng tín ngưỡng. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Tống Kim lão tăng sở truyền" Kim cương kinh" khước bệnh diên niên chi sự, thuyết liễu nhất biến. Nghi Xuân diệc khởi tín tâm, yếu trượng phu giáo hội liễu, phu thê đồng tụng, đáo lão bất suy" "", . , , , (Tống tiểu quan đoàn viên phá chiến lạp ).
3. Tùy ý, nhậm ý. ◇ Viên Hoành Đạo : "Chí ư thi, tắc bất tiếu liêu hí bút nhĩ. Tín tâm nhi xuất, tín khẩu nhi đàm" , . , (Dữ Trương Ấu Ư thư ).
4. Lòng tự tin. ◎ Như: "ngã đối giá thứ đích khảo thí hữu tín tâm" .
duyệt, thoát, thuyết, thuế
shuì ㄕㄨㄟˋ, shuō ㄕㄨㄛ, tuō ㄊㄨㄛ, yuè ㄩㄝˋ

duyệt

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, giải thích, giảng giải. ◎ Như: "diễn thuyết" nói rộng ý kiến mình cho nhiều người nghe, "thuyết minh" nói rõ cho người khác hiểu.
2. (Động) Đàm luận, thương thuyết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhị quan mật khiển phúc tâm dữ Tịch quan thuyết, hứa dĩ thiên kim" , (Tịch Phương Bình ) Hai viên qua mật sai người tâm phúc đến điều đình với Tịch, hứa biếu ngàn vàng.
3. (Động) Mắng, quở trách. ◎ Như: "thuyết liễu tha nhất đốn" mắng nó một trận.
4. (Động) Giới thiệu, làm mối. ◎ Như: "thuyết môi" làm mối.
5. (Danh) Ngôn luận, chủ trương. ◎ Như: "học thuyết" quan niệm, lập luận về một vấn đề.
6. Một âm là "duyệt". (Tính) Vui lòng, đẹp lòng. § Thông "duyệt" . ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
7. Lại một âm nữa là "thuế". (Động) Dùng lời nói để dẫn dụ người ta theo ý mình. ◎ Như: "du thuế" đi các nơi nói dẫn dụ người.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc "thuyết" cả.
9. § Thông "thoát" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, lấy lời nói giải thích rõ sự vật gì ra gọi là thuyết. Như diễn thuyết , thuyết minh .
② Ngôn luận.
③ Một âm là duyệt. Cùng nghĩa với chữ . Vui lòng, đẹp lòng. Luận ngữ : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ (Học nhi ) học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
④ Lại một âm nữa là thuế. Lấy lời nói dỗ cho người ta theo mình gọi là thuế. Như du thuế đi các nơi nói dụ người. Ta quen đọc thuyết cả. Cũng có nghĩa như chữ thoát .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vui lòng (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui lòng. Như hai chữ Duyệt , — Một âm là Thuyết. Xem âm Thuyết.

thoát

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Giải thoát (dùng như , bộ ): Lợi cho người bị tù tội, mà thoát khỏi gông cùm (Chu Dịch: Mông quái).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thoát — Xem các âm Duyệt, Thuế, Thuyết.

thuyết

phồn thể

Từ điển phổ thông

nói, giảng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, giải thích, giảng giải. ◎ Như: "diễn thuyết" nói rộng ý kiến mình cho nhiều người nghe, "thuyết minh" nói rõ cho người khác hiểu.
2. (Động) Đàm luận, thương thuyết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhị quan mật khiển phúc tâm dữ Tịch quan thuyết, hứa dĩ thiên kim" , (Tịch Phương Bình ) Hai viên qua mật sai người tâm phúc đến điều đình với Tịch, hứa biếu ngàn vàng.
3. (Động) Mắng, quở trách. ◎ Như: "thuyết liễu tha nhất đốn" mắng nó một trận.
4. (Động) Giới thiệu, làm mối. ◎ Như: "thuyết môi" làm mối.
5. (Danh) Ngôn luận, chủ trương. ◎ Như: "học thuyết" quan niệm, lập luận về một vấn đề.
6. Một âm là "duyệt". (Tính) Vui lòng, đẹp lòng. § Thông "duyệt" . ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
7. Lại một âm nữa là "thuế". (Động) Dùng lời nói để dẫn dụ người ta theo ý mình. ◎ Như: "du thuế" đi các nơi nói dẫn dụ người.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc "thuyết" cả.
9. § Thông "thoát" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, lấy lời nói giải thích rõ sự vật gì ra gọi là thuyết. Như diễn thuyết , thuyết minh .
② Ngôn luận.
③ Một âm là duyệt. Cùng nghĩa với chữ . Vui lòng, đẹp lòng. Luận ngữ : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ (Học nhi ) học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
④ Lại một âm nữa là thuế. Lấy lời nói dỗ cho người ta theo mình gọi là thuế. Như du thuế đi các nơi nói dụ người. Ta quen đọc thuyết cả. Cũng có nghĩa như chữ thoát .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thuyết phục, du thuyết (dùng lời nói khôn khéo đến xin gặp để khuyên người ta theo mình): Du thuyết; Phạm Tăng thuyết phục Hạng Vũ (Sử kí);
② (văn) Như (bộ ) . Xem [shuo], [yuè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói, giảng giải, giải thích: Nói thật; Nói ra hết những điều vô hạn ở trong lòng (Bạch Cư Dị: Tì bà hành); Thầy Mặc tử đứng lên lạy hai lạy và nói: Tôi xin giảng giải về việc đó (Mặc tử);
② Giới thiệu (làm) mối: Làm mối;
③ Ngôn luận, chủ trương, thuyết: Học thuyết; Người ta thường nghi ngờ thuyết đó (Tô Thức: Thạch Chung Sơn kí);
④ Mắng: Anh ấy bị mắng;
⑤ (văn) Bài tạp thuyết (tạp kí): Cho nên viết một bài tạp kí về việc đó (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết). Xem [shuì], [yuè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói rõ ra — Lời nói — Một hệ thống tư tưởng. Td: Học thuyết.

Từ ghép 43

thuế

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, giải thích, giảng giải. ◎ Như: "diễn thuyết" nói rộng ý kiến mình cho nhiều người nghe, "thuyết minh" nói rõ cho người khác hiểu.
2. (Động) Đàm luận, thương thuyết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhị quan mật khiển phúc tâm dữ Tịch quan thuyết, hứa dĩ thiên kim" , (Tịch Phương Bình ) Hai viên qua mật sai người tâm phúc đến điều đình với Tịch, hứa biếu ngàn vàng.
3. (Động) Mắng, quở trách. ◎ Như: "thuyết liễu tha nhất đốn" mắng nó một trận.
4. (Động) Giới thiệu, làm mối. ◎ Như: "thuyết môi" làm mối.
5. (Danh) Ngôn luận, chủ trương. ◎ Như: "học thuyết" quan niệm, lập luận về một vấn đề.
6. Một âm là "duyệt". (Tính) Vui lòng, đẹp lòng. § Thông "duyệt" . ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
7. Lại một âm nữa là "thuế". (Động) Dùng lời nói để dẫn dụ người ta theo ý mình. ◎ Như: "du thuế" đi các nơi nói dẫn dụ người.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc "thuyết" cả.
9. § Thông "thoát" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, lấy lời nói giải thích rõ sự vật gì ra gọi là thuyết. Như diễn thuyết , thuyết minh .
② Ngôn luận.
③ Một âm là duyệt. Cùng nghĩa với chữ . Vui lòng, đẹp lòng. Luận ngữ : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ (Học nhi ) học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
④ Lại một âm nữa là thuế. Lấy lời nói dỗ cho người ta theo mình gọi là thuế. Như du thuế đi các nơi nói dụ người. Ta quen đọc thuyết cả. Cũng có nghĩa như chữ thoát .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thuyết phục, du thuyết (dùng lời nói khôn khéo đến xin gặp để khuyên người ta theo mình): Du thuyết; Phạm Tăng thuyết phục Hạng Vũ (Sử kí);
② (văn) Như (bộ ) . Xem [shuo], [yuè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói, giảng giải, giải thích: Nói thật; Nói ra hết những điều vô hạn ở trong lòng (Bạch Cư Dị: Tì bà hành); Thầy Mặc tử đứng lên lạy hai lạy và nói: Tôi xin giảng giải về việc đó (Mặc tử);
② Giới thiệu (làm) mối: Làm mối;
③ Ngôn luận, chủ trương, thuyết: Học thuyết; Người ta thường nghi ngờ thuyết đó (Tô Thức: Thạch Chung Sơn kí);
④ Mắng: Anh ấy bị mắng;
⑤ (văn) Bài tạp thuyết (tạp kí): Cho nên viết một bài tạp kí về việc đó (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết). Xem [shuì], [yuè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng lời nói khiến người khác phải nghe theo — Nhà ở — Xem Thuyết.
tể
zǎi ㄗㄞˇ

tể

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chúa tể, người đứng đầu
2. một chức quan thời phong kiến
3. làm thịt, mổ thịt, giết thịt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chúa tể. ◎ Như: "tâm giả đạo chi chủ tể" tâm là cái chúa tể của đạo. Vì thế nên bây giờ gọi kẻ ý thức không nhất định là "hung vô chủ tể" .
2. (Danh) Quan tể, đứng đầu coi một việc gì. ◎ Như: kẻ coi việc cơm nước gọi là "thiện tể" hay "bào tể" , chức quan coi cả trăm quan gọi là "trủng tể" .
3. (Danh) Kẻ đứng đầu bọn gia thần. ◇ Luận Ngữ : "Trọng Cung vi Quý thị tể" (Tử Lộ ) Trọng Cung làm chức đầu ban gia thần cho họ Quý.
4. (Danh) Chức quan đứng đầu một địa phương. ◎ Như: "ấp tể" quan huyện.
5. (Danh) Họ "Tể".
6. (Động) Làm chủ, chủ trì, đứng đầu. ◇ Sử Kí : "Tể chế vạn vật" (Lễ thư ) Cai trị hết các loài.
7. (Động) Giết, cắt, làm thịt. ◎ Như: "sát trư tể dương" giết heo mổ cừu.

Từ điển Thiều Chửu

① Chúa tể, như tâm giả đạo chi chủ tể tâm là cái chúa tể của đạo. Vì thế nên bây giờ gọi kẻ ý thức không nhất định là hung vô chủ tể như sách Sử kí nói tể chế vạn vật nghĩa là làm chúa cai trị hết các loài.
② Quan Tể, đứng đầu coi một việc gì gọi là tể, như kẻ coi việc cơm nước gọi là thiện tể hay bào tể , chức quan coi cả trăm quan gọi là trủng tể , v.v. Kẻ đứng đầu bọn gia thần cũng gọi là tể. Như Nhiễm Cầu vi quý thị tể (Luận ngữ ) ông Nhiễm Cầu làm chức đầu ban gia thần cho họ Quý. Chức quan coi đầu một ấp cũng gọi là tể. Tục gọi quan huyện là ấp tể .
③ Cắt, làm thịt, như Trần Bình tể nhục thậm quân Trần Bình cắt thịt rất đều. Nay ta gọi kẻ làm thịt muông sinh là đồ tể cũng là theo nghĩa đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giết, mổ, cắt, làm (thịt): Làm lợn, mổ lợn; Làm gà, giết gà; Cắt thịt rất đều;
② Làm chủ, chủ tể, chúa tể: Làm chúa tể cai trị muôn loài (Sử kí). Xem [zhưzăi];
③ (cũ) Người đứng đầu, chức đứng đầu, quan tể, thừa tướng: (hay ) Đầu bếp; Trủng tể (quan coi cả trăm quan); Nhiễm Cầu giữ chức đứng đầu ban gia thần cho họ Quý (Luận ngữ); Quan huyện. 【】tể tướng [zăi xiàng] (cũ) Tể tướng, thừa tướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông quan, người đứng đầu một cơ sở triều đình — Tên một chức quan thời xưa — Người đứng đầu. Td: Chủ tể. Ta thường đọc trại thành Chúa tể — Sắp đặt công việc — Giết thịt súc vật. Td: Đồ tể.

Từ ghép 16

thường
cháng ㄔㄤˊ

thường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thông thường, bình thường

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đạo lí, quan hệ luân lí. ◎ Như: "ngũ thường" gồm có: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" nghĩa là năm đạo của người lúc nào cũng phải có, không thể thiếu được.
2. (Danh) Họ "Thường".
3. (Tính) Lâu dài, không đổi. ◎ Như: "tri túc thường lạc" biết đủ thì lòng vui lâu mãi, "vô thường" không còn mãi, thay đổi. ◇ Tây du kí 西: "Nhất cá cá yểm diện bi đề, câu dĩ vô thường vi lự" , (Đệ nhất hồi) Thảy đều bưng mặt kêu thương, đều lo sợ cho chuyện vô thường.
4. (Tính) Phổ thông, bình phàm. ◎ Như: "thường nhân" người thường, "bình thường" bình phàm, "tầm thường" thông thường. ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
5. (Tính) Có định kì, theo quy luật. ◎ Như: "thường kì" định kì, "thường hội" hội họp thường lệ,
6. (Phó) Luôn, hay. ◎ Như: "thường thường" luôn luôn, "thường lai" đến luôn, hay đến, "thường xuyên" luôn mãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Thường (lâu mãi).
② Ðạo thường, như nhân nghĩa lễ trí tín gọi là ngũ thường nghĩa là năm ấy là năm đạo thường của người lúc nào cũng phải có không thể thiếu được.
③ Bình thường, như thường nhân người thường, bình thường , tầm thường , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Luôn, hay, thường, vốn: Đến luôn, thường đến; Không hay nói; Anh ấy làm việc tích cực, thường được biểu dương; Ngựa thiên lí thường có, nhưng Bá Nhạc không thường có (Hàn Dũ: Tạp thuyết); Cho nên quan không luôn quý, mà dân không mãi hèn (Mặc tử: Thượng hiền thượng); Thánh nhân vốn thận trọng về chỗ nhỏ nhặt của bản thân mình (Tiềm phu luận: Thận vi). 【】 thường thường [chángcháng] Thường, thường hay, luôn luôn: Ông Nguyễn làm việc có thành tích, thường hay được khen thưởng; Bệnh này, người ở Giang Nam thường hay mắc phải (Hàn Dũ: Tế Thập Nhị lang văn);
② (văn) Từng, đã từng (dùng như , bộ ): Và khắc vào đó rằng: Chủ Phụ từng đi chơi qua chỗ này (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng); Vua Cao tổ từng đi lao dịch ở Hàm Dương (Hán thư: Cao đế kỉ);
③ Thông thường, bình thường: Ngày thường; Việc thường;
④ Đạo thường: Năm đạo thường (gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín);
⑤ Mãi mãi, lâu dài: Cây xanh tốt quanh năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luôn luôn có. Truyện Hoa Tiên : » Sử kinh lại gắng việc thường « — Không khác lạ ( vì có luôn ). Cung oán ngâm khúc : » Vẻ chi ăn uống sự thường « — Ta còn hiểu là thấp kém. Đoạn trường tân thanh : » Thân này còn dám coi ai làm thường « — Không biến đổi. Td: Luân thường.

Từ ghép 44

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.