phiền
fán ㄈㄢˊ

phiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

buồn rầu, phiền muộn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Buồn lo, sầu khổ. ◎ Như: "phiền muộn" buồn rầu. ◇ Tây du kí 西: "Tha kiến ngã gia sự lao khổ, nhật thường phiền não" , (Đệ nhất hồi) Ông ấy thấy tôi cảnh nhà lao khổ, ngày thường buồn phiền.
2. (Tính) Nhàm, chán. ◎ Như: "phiền quyện" chán nản. ◇ Lỗ Tấn : "Trạm trước khán đáo tự kỉ phát phiền" (A Q chánh truyện Q) Đứng nhìn mãi đến phát chán.
3. (Tính) Rườm rà, lôi thôi, rắc rối, nhiều nhõi. § Thông "phồn" . ◎ Như: "phiền tạp" rắc rối, phiền phức. ◇ Hoài Nam Tử : "Pháp tỉnh tắc bất phiền" (Chủ thuật ) Phép tắc giảm bớt thì không rườm rà.
4. (Động) Làm nhọc lòng, nhọc sức. ◇ Chiến quốc sách : "Chánh giáo bất thuận giả bất khả dĩ phiền đại thần" (Tần sách nhất ) Chính giáo chưa thuận thì không thể làm phiền nhọc đại thần được.
5. (Động) Làm rầy, làm bận tới người khác (cách nói tôn trọng hoặc khách sáo). ◎ Như: "phiền nâm chuyển đạt" cảm phiền ông chuyển đạt giùm.

Từ điển Thiều Chửu

① Phiền (không được giản dị).
② Nhọc, nhờ người ra giúp hộ gọi là phiền.
③ Phiền não, buồn, việc nhiều không chịu nổi gọi là phiền muộn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phiền, bứt rứt: Bứt rứt trong lòng;
② Chán, nhàm: Những câu nói ấy nghe đã nhàm tai rồi;
③ Rườm rà, lôi thôi: Phiền phức;
④ Làm phiền: Việc này phải làm phiền anh thôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn rầu Bản dịch Chinh phụ ngâm khác có câu: » Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa, cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên « — Rối loạn, lộn xộn — Nhiều quá — Mệt nhọc — Ta còn hiểu là nhờ vả, làm rộn người khác.

Từ ghép 21

chang, thung, trang
chōng ㄔㄨㄥ, zhuāng ㄓㄨㄤ

chang

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, đập. § Thông "thung" .
2. Một âm là "chang". (Danh) Cọc, cột, trụ. ◎ Như: "kiều chang" trụ cầu, "đả địa chang" đóng cọc. ◇ Nguyễn Trãi : "Chang mộc trùng trùng hải lãng tiền, Trầm giang thiết tỏa diệc đồ nhiên" , (Quan hải ) Cọc cắm lớp này đến lớp khác trước sóng bể, Giăng dây sắt ngầm khóa sông lại cũng luống công thôi.
3. (Danh) Lượng từ: việc. ◎ Như: "tiểu sự nhất chang" một việc nhỏ.
4. § Ghi chú: Có sách ghi âm là "trang". Thường đọc là "thung" cả.

thung

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đánh đập
2. cái cọc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, đập. § Thông "thung" .
2. Một âm là "chang". (Danh) Cọc, cột, trụ. ◎ Như: "kiều chang" trụ cầu, "đả địa chang" đóng cọc. ◇ Nguyễn Trãi : "Chang mộc trùng trùng hải lãng tiền, Trầm giang thiết tỏa diệc đồ nhiên" , (Quan hải ) Cọc cắm lớp này đến lớp khác trước sóng bể, Giăng dây sắt ngầm khóa sông lại cũng luống công thôi.
3. (Danh) Lượng từ: việc. ◎ Như: "tiểu sự nhất chang" một việc nhỏ.
4. § Ghi chú: Có sách ghi âm là "trang". Thường đọc là "thung" cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh đập.
② Một âm là tràng. Cái cọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cọc, cột, chân: Đóng cọc; Chân (cột) cầu;
② (loại) Việc: Một việc; Tôi có mấy việc cần bàn với anh;
③ (văn) Đánh, đập, giã.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cọc gỗ — Tên loại cây cứng cỏi, sống lâu năm — Chỉ người cha. Cũng đọc Thông.

trang

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đánh đập
2. cái cọc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, đập. § Thông "thung" .
2. Một âm là "chang". (Danh) Cọc, cột, trụ. ◎ Như: "kiều chang" trụ cầu, "đả địa chang" đóng cọc. ◇ Nguyễn Trãi : "Chang mộc trùng trùng hải lãng tiền, Trầm giang thiết tỏa diệc đồ nhiên" , (Quan hải ) Cọc cắm lớp này đến lớp khác trước sóng bể, Giăng dây sắt ngầm khóa sông lại cũng luống công thôi.
3. (Danh) Lượng từ: việc. ◎ Như: "tiểu sự nhất chang" một việc nhỏ.
4. § Ghi chú: Có sách ghi âm là "trang". Thường đọc là "thung" cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cọc, cột, chân: Đóng cọc; Chân (cột) cầu;
② (loại) Việc: Một việc; Tôi có mấy việc cần bàn với anh;
③ (văn) Đánh, đập, giã.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lay động — Một âm là Thung. Xem Thung.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Trong câu thơ "Tăng xao nguyệt hạ môn" Sư gõ cửa dưới trăng, trước "Giả Đảo" định dùng chữ "thôi" , đến khi hỏi "Hàn Dũ" bảo nên dùng chữ "xao" hay hơn. Nay ta nói làm việc gì phải suy nghĩ châm chước cho kĩ là "thôi xao" là vì cớ ấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẩy và gõ. Chỉ sự gò gẫm lựa chọn từng chữ trong việc làm thơ.

quyền lợi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quyền lợi, quyền, lợi ích

Từ điển trích dẫn

1. Quyền thế và tiền của.
2. Chỉ người có tiền có thế. ◇ Cựu Đường Thư : "Bất giao quyền lợi, trung hậu phương nghiêm, chánh nhân đa sở thôi ngưỡng" , , (Thôi Tòng truyện ) (Thôi Tòng) không giao thiệp với người có tiền có thế, trung hậu trang nghiêm, được những bậc chính nhân quân tử rất kính trọng.
3. Quyền lực và lợi ích mà người dân được hưởng theo như pháp luật quy định.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều được có, được làm và được đòi hỏi.

bất nhiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nếu không, không thì

Từ điển trích dẫn

1. Không phải vậy. ◇ Luận Ngữ : "Vương Tôn Giả vấn viết: Dữ kì mị ư Áo, ninh mị ư Táo, hà vị dã? Tử viết: Bất nhiên. Hoạch tội ư thiên, vô sở đảo dã" : , , ? : . , (Bát dật ) Vương Tôn Giả hỏi: (Tục ngữ có câu:) "Nịnh thần Áo, thà nịnh thần Táo còn hơn", ý nghĩa là gì? Khổng Tử đáp: Không phải vậy. Mắc tội với trời thì cầu đảo đâu cũng vô ích.
2. Bất ngờ, ngoài dự liệu. ◇ Mặc Tử : "Phủ khố thật mãn, túc dĩ đãi bất nhiên" 滿, (Từ quá ) Phủ khố sung mãn thì có thể phòng bị biến cố bất ngờ.
3. Không hợp lí, không đúng. ◇ Thi Kinh : "Thượng đế bản bản, Hạ dân tốt đản. Xuất thoại bất nhiên, Vi do bất viễn" , . , (Đại nhã , Bản ) Trời làm trái đạo thường, Dân hèn đều mệt nhọc bệnh hoạn. Lời nói ra không hợp lí, Mưu tính không lâu dài.
4. (Nếu) không thế (thì). § Cũng như "phủ tắc" . ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Trừ phi tha nữ nhi bất yếu giá nhân tiện bãi hưu. Bất nhiên, thiểu bất đắc nam môi nữ chước" 便. , (Tiền tú tài thác chiếm phụng hoàng trù ) Trừ phi con gái của ông không muốn lấy chồng thì thôi. Chứ không thì thiếu gì người làm mai làm mối.
5. Chẳng lẽ, lẽ nào, sao lại. § Phó từ biểu thị ngữ khí phản vấn. Cũng như "nan đạo" , "bất thành" . ◇ Tân Khí Tật : "Bách thế cô phương khẳng tự môi, Trực tu thi cú dữ thôi bài, Bất nhiên hoán cận tửu biên lai" , , (Hoán khê sa , Chủng mai cúc , Từ ).
6. Không vui, không thích thú. Thủy hử truyện : "Triệu viên ngoại khán liễu lai thư, hảo sanh bất nhiên. Hồi thư lai bái phúc trưởng lão thuyết đạo..." , . ... (Đệ tứ hồi) Triệu viên ngoại xem thư xong, lòng thấy không vui lắm. Bèn trả lời ngay cho trưởng lão, nói rằng...
7. Không bằng, chẳng thà. § Cũng như "bất như" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mính Yên quyệt liễu chủy đạo: Nhị da mạ trứ đả trứ, khiếu ngã dẫn liễu lai, giá hội tử thôi đáo ngã thân thượng. Ngã thuyết biệt lai bãi, bất nhiên ngã môn hoàn khứ bãi" : , , . , (Đệ thập cửu hồi) Mính Yên bĩu mỏ nói: Cậu hai mắng tôi, đánh tôi, bắt phải đưa đi, bây giờ lại đổ tội cho tôi. Tôi đã bảo đừng đến mà, chẳng thà chúng tôi về quách.
8. Không được, làm không được. ◇ Vô danh thị : "Ngã khứ na lí đồ cá tiến thân, tiện bất nhiên dã hảo tá ta bàn triền" , 便 (Đống Tô Tần , Đệ tam chiết) Tôi đi tới chỗ đó liệu cách tiến thân, mà cũng không giúp cho được chút tiền lộ phí.
thôi, tồi
cuǐ ㄘㄨㄟˇ

thôi

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước sâu — Khóc lóc ròng ròng.

tồi

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng sương tuyết đọng đầy — Một âm khác là Thôi. Xem Thôi.
liễu, liệu
lē ㄌㄜ, le , liǎo ㄌㄧㄠˇ, liào ㄌㄧㄠˋ

liễu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xong, hết, đã, rồi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hiểu biết. ◎ Như: "liễu nhiên ư tâm" lòng đã hiểu biết. ◇ Trần Nhân Tông : "Niên thiếu hà tằng liễu sắc không" (Xuân vãn ) Thời trẻ đâu hiểu được lẽ sắc không.
2. (Động) Xong. ◎ Như: "liễu sự" xong việc.
3. (Trợ) Sau động từ, cuối câu, chỉ sự kết thúc. ◎ Như: "đáo liễu" đến rồi. ◇ Tô Thức : "Diêu tưởng Công Cẩn đương niên, Tiểu Kiều sơ giá liễu, Hùng tư anh phát" , , 姿 (Niệm nô kiều ) Nhớ Công Cẩn thời đó, Tiểu Kiều vừa mới cưới xong, Anh hùng tư cách phát.
4. (Trợ) Đặt ở giữa câu hoặc cuối câu, biểu thị khuyên nhủ. ◎ Như: "tẩu liễu" đi thôi, "biệt khấp liễu" đừng khóc nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, như liễu nhiên ư tâm lòng đã hiểu biết.
② Xong, như liễu sự xong việc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (trợ) Đã, rồi: Tôi đã làm xong rồi; Đại hội thảo luận và đã thông qua bản nghị quyết này;
② Tiếng đệm đặt ở cuối câu hoặc giữa câu (chỗ ngắt câu) để chỉ sự thay đổi hoặc biểu thị xảy ra tình hình mới: Mưa rồi; Trời sắp tối rồi, hôm nay không đi được nữa; Mực nước đã thấp xuống một mét so với hôm qua; Nếu anh đến sớm một ngày thì gặp được anh ấy rồi; Bây giờ tôi hiểu ý anh ấy rồi; Thôi, đừng nhắc mãi chuyện ấy nữa;
③ Đặt sau danh từ hoặc số từ để nhấn mạnh tình huống đã xảy ra: Trung thu rồi, mà trời vẫn còn nóng đến thế; Đã hơn bảy mươi tuổi rồi;
④ Đặt giữa động từ đơn âm kép, biểu thị thời gian ngắn tạm của động tác: Ông Trương gật gật đầu, tỏ vẻ đồng ý. Xem [liăo], [liào].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dứt, kết thúc, xong xuôi: Chấm dứt; Dứt nợ; Xong việc; Câu chuyện còn chưa kết thúc; Việc đó đã xong rồi;
② Có thể, có lẽ: Có thể làm được; Có lẽ không đến được;
③ (văn) Chẳng, không chút, hoàn toàn (không): Không can gì hết; Chẳng chút sợ sệt. 【】liễu bất [liăobu] (văn) Không chút, hoàn toàn không (như , ): Sau Văn Tương chết, chú là Long không đoái nghĩ chút gì đến con em của Tương, dư luận đương thời rất xem thường ông ta (Ngụy thư). Xem (2), nghĩa ③; 【】liễu vô [liăowú] (văn) Hoàn toàn không, không chút (như ): Không có vẻ sợ sệt chút nào (Thế thuyết tân ngữ); Nay thì không thế, trái lại vẫn ngang nhiên tự đắc, không chút thẹn thò sợ sệt (Âu Dương Tu);
④ (văn) Cuối cùng, rốt cuộc, chung quy: ? Dù muốn tự gần, rốt cuộc có ích gì đâu? (Cựu Đường thư: Diêu Nam Trọng truyện);
⑤ (văn) Thông minh, sáng dạ: Người ta lúc còn nhỏ thông minh, lớn lên chưa chắc là kẻ có tài đặc biệt (Hậu Hán thư: Khổng Dung truyện);
⑥ Rõ: Biết rõ; Hiểu rõ; Xem qua rõ ngay. Như (bộ );
⑦ 【】liễu bất đắc [liăobude] a. Quá chừng, ghê quá, vô cùng: Vui sướng quá chừng; Nhiều ghê quá; b. Âëy chết, trời ơi...: Trời ơi! Nó ngất đi rồi;
⑧ 【】liễu bất khởi [liăobuqê] Ghê gớm lắm, giỏi lắm, tài lắm;
⑨ 【】liễu đắc [liăode] Chết mất, hỏng mất... (biểu thị ý kinh ngạc): Úi chà, như thế thì hỏng mất! Nếu ngã xuống một cái thì chết mất!;
⑩【】liễu nhiên [liăo rán] a. Hiểu, rõ: Xem qua hiểu ngay; Sự thật ra sao, tôi cũng không rõ lắm; b. (văn) Hoàn toàn (thường dùng trước động từ phủ định ): Cả trong, ngoài và ở giữa, hoàn toàn không chút vướng vít (Bạch Cư Dị: Tự tại); Dọc đường gặp sông, Định Bá bảo con quỷ lội qua, hoàn toàn không nghe có tiếng nước (Thái bình quảng kí). Xem [le], [liào].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiểu rõ;
② Sáng sủa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu rõ — Xong việc — Tiếng trợ từ cuối câu Bạch thoại, tỏ ‎ xong rồi.

Từ ghép 10

liệu

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhìn xa;
② (văn) Mắt sáng.
đa, đà
diē ㄉㄧㄝ

đa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cha, bố

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Từ xưng hô: (1) Cha, bố, tía. ◇ Thủy hử truyện : "Á đa, hưu thính giá tư hồ thuyết" , (Đệ nhị hồi) Cha ơi, thôi chớ nghe tên đó khoác lác. (2) Tiếng tôn xưng bậc niên trưởng. ◎ Như: "thỉnh vấn lão đa tôn tính đại danh" xin phép hỏi quý danh của cụ là gì. (3) Tục dùng làm tiếng gọi ông. ◎ Như: "a đa thính đáo tiểu tôn tử đích khốc khấp thanh, cản mang quá khứ bão khởi tha" , ông nghe tiếng đứa cháu nhỏ khóc ngất, vội vàng chạy lại bồng nó lên. (4) Tiếng người đầy tớ hay thê thiếp tôn xưng người chủ (đàn ông). (5) Tiếng dân thường tôn xưng quan lại.
2. § Ghi chú: Cũng đọc là chữ "đà".

Từ điển Thiều Chửu

① Cha. Cũng đọc là chữ đà.

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Bố, cha, thầy: Bố mẹ, cha mẹ; Thầy u, ba má.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi cha. Cũng gọi là Đa đa.

đà

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Từ xưng hô: (1) Cha, bố, tía. ◇ Thủy hử truyện : "Á đa, hưu thính giá tư hồ thuyết" , (Đệ nhị hồi) Cha ơi, thôi chớ nghe tên đó khoác lác. (2) Tiếng tôn xưng bậc niên trưởng. ◎ Như: "thỉnh vấn lão đa tôn tính đại danh" xin phép hỏi quý danh của cụ là gì. (3) Tục dùng làm tiếng gọi ông. ◎ Như: "a đa thính đáo tiểu tôn tử đích khốc khấp thanh, cản mang quá khứ bão khởi tha" , ông nghe tiếng đứa cháu nhỏ khóc ngất, vội vàng chạy lại bồng nó lên. (4) Tiếng người đầy tớ hay thê thiếp tôn xưng người chủ (đàn ông). (5) Tiếng dân thường tôn xưng quan lại.
2. § Ghi chú: Cũng đọc là chữ "đà".

Từ điển Thiều Chửu

① Cha. Cũng đọc là chữ đà.

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Bố, cha, thầy: Bố mẹ, cha mẹ; Thầy u, ba má.
chủy
zuǐ ㄗㄨㄟˇ

chủy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mỏ, mõm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghĩa gốc là mỏ chim, sau phiếm chỉ mỏ, mõm loài vật, miệng người. ◎ Như: "bế chủy" ngậm mỏ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ thính thính tha đích chủy! Nhĩ môn biệt thuyết liễu, nhượng tha cuống khứ bãi" ! , (Đệ nhị thập thất hồi) Chị nghe miệng nó nói đấy! Thôi các chị đừng nói nữa, để cho nó đi chơi thôi.
2. (Danh) Miệng, mỏ của đồ vật. ◎ Như: "bình chủy" miệng bình, "trà hồ chủy" miệng ấm trà.
3. (Danh) Mỏm (chỗ địa hình doi ra). ◎ Như: "sơn chủy" mỏm núi, "sa chủy" mỏm cát.
4. (Danh) Tỉ dụ lời nói. ◎ Như: "đa chủy" lắm mồm, nhiều lời, "sáp chủy" nói chen vào, nói leo, "bần chủy" lắm điều, lẻo mép.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái mỏ các loài chim.
② Mõm, cái gì hình thể nhọn sắc dẩu ra ngoài đều gọi là chủy, như sơn chủy mỏm núi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mồm, miệng, mõm, mỏ (chim): Câm mồm; Há miệng;
② Miệng, mỏm, mỏ (của đồ hay vật): Mỏm núi; Mỏm cát; Mỏm hàn; Miệng ấm trà; Miệng chai.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mỏ chim — Miệng người — Chỉ chung vật gì chìa ra, nhô ra.

Từ ghép 3

bẫn, tẫn
pìn ㄆㄧㄣˋ

bẫn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con cái, con mái. ◎ Như: "tẫn mẫu" đực cái, trống mái, thư hùng.
2. (Danh) Hang, khê cốc. ◇ Hàn Dũ : "Khả liên vô ích phí tinh thần, Hữu tự hoàng kim trịch hư tẫn" , (Tặng Thôi Lập Chi bình sự ) Đáng thương uổng phí tinh thần vô ích, Cũng như ném vàng vào hang trống.
3. (Danh) Âm hộ. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Mã thị vãn gian thủ thang táo tẫn" (Quyển tam thập ngũ) Mã thị buổi tối lấy nước nóng rửa âm hộ.
4. (Tính) Cái, mái. ◎ Như: "tẫn mã" ngựa cái.

Từ điển Thiều Chửu

① Con cái, giống chim muông đều gọi là tẫn.
② Hư tẫn cái hang rỗng. Thơ ông Hàn Dũ () có câu: Hữu tự hoàng kim trịch hư tẫn ý nói bỏ vào nơi vô dụng. Cũng đọc là chữ bẫn.

tẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con cái (loài chim)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con cái, con mái. ◎ Như: "tẫn mẫu" đực cái, trống mái, thư hùng.
2. (Danh) Hang, khê cốc. ◇ Hàn Dũ : "Khả liên vô ích phí tinh thần, Hữu tự hoàng kim trịch hư tẫn" , (Tặng Thôi Lập Chi bình sự ) Đáng thương uổng phí tinh thần vô ích, Cũng như ném vàng vào hang trống.
3. (Danh) Âm hộ. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Mã thị vãn gian thủ thang táo tẫn" (Quyển tam thập ngũ) Mã thị buổi tối lấy nước nóng rửa âm hộ.
4. (Tính) Cái, mái. ◎ Như: "tẫn mã" ngựa cái.

Từ điển Thiều Chửu

① Con cái, giống chim muông đều gọi là tẫn.
② Hư tẫn cái hang rỗng. Thơ ông Hàn Dũ () có câu: Hữu tự hoàng kim trịch hư tẫn ý nói bỏ vào nơi vô dụng. Cũng đọc là chữ bẫn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái, mái: Ngựa cái; Ngỗng mái;
② (văn) Xem [xupìn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con cái. Con mái. Loài thú giống cái — Cái lỗ khóa.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.