kị, kỵ
jì ㄐㄧˋ, qí ㄑㄧˊ

kị

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi. ◎ Như: "kị mã" cưỡi ngựa, "kị xa" cưỡi xe, "kị hổ nan há" cưỡi cọp khó xuống (thế trên lưng cọp). ◇ Lí Hạ : "Thùy tự Nhậm công tử, Vân trung kị bích lư" , (Khổ trú đoản ) Ai giống như là Nhậm công tử, Trên mây cưỡi lừa xanh.
2. (Động) Xoạc lên hai bên. ◎ Như: "kị tường" xoặc chân trên tường, "kị phùng chương" con dấu đóng giáp lai (in chờm lên hai phần giáp nhau của công văn, khế ước, v.v.).
3. (Danh) Ngựa đã đóng yên cương. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Từ hoàn giáp thượng mã, yêu đái cung thỉ, thủ thì thiết thương, bão thực nghiêm trang, thành môn khai xứ, nhất kị phi xuất" , , , , , (Đệ thập nhất hồi) (Thái Sử) Từ mặc áo giáp lên ngựa, lưng đeo cung tên, tay cầm giáo sắt, ăn no, sắm sửa đủ, mở cửa thành, (cuỡi) một ngựa phóng ra.
4. (Danh) Quân cưỡi ngựa. ◇ Sử Kí : "Bái Công đán nhật tòng bách dư kị lai kiến Hạng Vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sáng hôm sau, Bái Công mang theo hơn một trăm kị binh đến yết kiến Hạng Vương.
5. (Danh) Lượng từ: số ngựa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phụng Tiên khả thân khứ giản nhất kị tứ dữ Mạnh Đức" (Đệ tứ hồi) Phụng Tiên (Lã Bố) hãy thân hành đi chọn một con ngựa ban cho (Tào) Mạnh Đức.

Từ ghép 16

kỵ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngựa đã đóng cương
2. cưỡi ngựa

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi ngựa.
② Phàm cưỡi lên cái gì mà buông hai chân xuống đều gọi là kị. Như kị tường xoạc chân trên tường.
③ Ngựa đã đóng yên cương rồi gọi là kị.
④ Quân cưỡi ngựa gọi là kị binh .

Từ điển Trần Văn Chánh

(Họ) Kị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cưỡi, cỡi, đi: Cưỡi ngựa; Đi xe đạp;
② Giữa. 【】 kị phùng [qífèng] Giữa: Kiềm giáp, đóng dấu giữa răng cưa (hai mép giấy);
③ Kị binh (quân cỡi ngựa): Kị binh nhẹ;
④ (văn) Ngựa đã đóng yên cương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cưỡi ngựa — Cưỡi lên, ngồi xoạc cẳng hai bên — Lính cưỡi ngựa.

Từ ghép 1

linh kiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

linh kiện

Từ điển trích dẫn

1. Đồ phụ tùng (xe hơi, máy móc...). ◎ Như: "giá bộ xa tử chỉ yếu hoán ta linh kiện, tựu khả dĩ phát động liễu" , .
2. Vật kiện nhỏ bé. ◇ Thẩm Tòng Văn : "Hồng mộc trường trác thượng hữu cổ đổng ngoạn khí, đồng thì dã hữu đả bài dụng đích nhất thiết linh kiện đông tây" , 西 (Thân sĩ đích thái thái ).

Từ điển trích dẫn

1. Khảo xét sự tình. ◇ Hậu Hán Thư : "Kim tịch Tô Nhụ Văn dữ cố nhân ẩm giả, tư ân dã; minh nhật Kí Châu thứ sử án sự giả, công pháp dã" , ; , (Tô Chương truyện ).
2. Làm việc, biện sự. ◇ Hậu Hán Thư : "Thì chiếu tứ hàng Hồ tử kiêm, thượng thư án sự, ngộ dĩ thập vi bách" , , (Chung Li Ý truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tìm xét sự việc — Sự việc đang được tìm xét.

Từ điển trích dẫn

1. Áo dài "trường y" lính chiến mặc. Cũng phiếm chỉ "quân y" quần áo quân đội. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Lão hòa thượng cận tiền khán na thiếu niên thì, đầu đái vũ cân, thân xuyên ngẫu sắc chiến bào, bạch tịnh diện bì, sanh đắc thập phân mĩ mạo" , , 穿, , (Đệ tam thập cửu hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Áo mặc khi ra trận.

Từ điển trích dẫn

1. Khoan dung, khoan thứ.
2. Dung nạp. ◇ Lí Đông Dương : "Thảo mộc hữu tình giai trưởng dưỡng, Càn khôn vô địa bất bao dong" , (Đại Hành hoàng đế vãn ca từ ).

bao dung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bao dung, tha thứ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gồm chứa hết cả, chỉ tính tình dộ lượng.

Từ điển trích dẫn

1. Số lượng.
2. Trọng lượng, sức nặng. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Phân lượng cú nhất bách đa cân ni!" (Đệ tứ hồi) Nặng cũng tới hơn trăm cân đấy!
3. Sức mạnh, thế lực. ◎ Như: "tha tại công ti lí, thị cá cú phân lượng đích nhân" , ông ta là một người rất có thế lực trong công ti. ◇ Lão Xá : "Ngôn ngữ cánh hữu phân lượng" (Hắc bạch lí ) Lời nói càng có sức mạnh.
4. Phẩm chất. ◎ Như: "hữu phân lượng đích tác phẩm" tác phẩm có phẩm chất.
5. Tỉ lệ, tỉ trọng. ◎ Như: "chiếm hữu ngận trọng đích phân lượng" chiếm được một tỉ lệ rất lớn.
6. Cân nhắc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ thiếu thì bất tri phân lượng, tự vị thượng khả trác ma; khởi tri gia tao tiêu tác, sổ niên lai cánh bỉ ngõa lịch do tiện" , ; , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Đệ hồi nhỏ chưa biết cân nhắc, cứ cho mình có thể mài giũa được; không ngờ vận nhà gặp cơn sa sút, nên vài năm nay lại càng kém xa ngói gạch.
7. Khác biệt, sai dị. ◇ Diệp Mộng Đắc : "Nhân chi học vấn, giai khả miễn cường, duy kí tính các hữu phân lượng, tất bẩm chi thiên" , , , (Tị thử lục thoại , Quyển thượng ) Học vấn người ta, ai cũng có thể gắng gỏi, duy về trí nhớ mỗi người có khác nhau, tất là do trời phú.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự nhiều ít.
cùng
qióng ㄑㄩㄥˊ

cùng

phồn thể

Từ điển phổ thông

cuối, hết

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghèo túng, khốn khó. ◎ Như: "bần cùng" nghèo khó, "khốn cùng" khốn khó. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hĩ" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử có khi cùng khốn thì cố giữ tư cách của mình, kẻ tiểu nhân khốn cùng thì phóng túng làm càn.
2. (Tính) Tận, hết. ◎ Như: "lí khuất từ cùng" lí tận lời hết (đuối lí), "thú vị vô cùng" thú vị không cùng.
3. (Tính) Khốn ách, chưa hiển đạt. ◇ Mạnh Tử : "Cùng tắc độc thiện kì thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ" , (Tận tâm thượng ) Khi chưa gặp thời thì riêng làm tốt cho mình, lúc hiển đạt thì làm thiện khắp thiên hạ.
4. (Tính) Xa xôi, hẻo lánh. ◎ Như: "thâm san cùng cốc" núi sâu hang thẳm.
5. (Động) Nghiên cứu, suy đến tận gốc. ◇ Dịch Kinh : "Cùng lí tận tính, dĩ chí ư mệnh" , (Thuyết quái ) Suy tận gốc cái tính để rõ cái mệnh.
6. (Phó) Rất, cực kì. ◎ Như: "cùng hung cực ác" rất hung ác, "cùng xa cực xỉ" cực kì xa xỉ.
7. (Phó) Triệt để, tận lực, đến cùng. ◎ Như: "cùng cứu" nghiên cứu đến cùng, "cùng truy bất xả" truy xét tận lực không thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng cực, cái gì đến thế là hết nước đều gọi là cùng, như bần cùng nghèo quá, khốn cùng khốn khó quá, v.v.
② Nghiên cứu, như cùng lí tận tính nghiên cứu cho hết lẽ hết tính.
③ Hết, như cùng nhật chi lực hết sức một ngày.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghèo, nghèo túng: Người nghèo; Trước kia anh ấy rất nghèo;
② Cùng, hết: Đuối lí, cùng lời cụt lí; Hết đường xoay xở, bước đường cùng; Kẻ sĩ cùng mới thấy được tiết nghĩa;
③ Hết sức, cực kì: Phóng hết tầm mắt; Định phóng hết tầm mắt ra xa ngàn dặm;
④ Nghiên cứu, đến cùng: Truy cứu đến cùng; Dò xét đến ngọn nguồn; Nghiên cứu cho hết lẽ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuối. Hết — Nghèo khổ. Thơ Trần Tế Xương có câu: » Người bảo ông cùng mãi, ông cùng đến thế thôi «.

Từ ghép 47

cán, hoán
guǎn ㄍㄨㄢˇ, huàn ㄏㄨㄢˋ, wǎn ㄨㄢˇ

cán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giặt (quần áo)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giặt giũ. ◇ Vương Duy : "Thùy liên Việt nữ nhan như ngọc, Bần tiện giang đầu tự hoán sa" , Ai thương cho cô gái Việt mặt đẹp như ngọc, Lại nghèo hèn tự mình giặt sợi gai ở đầu sông?
2. (Động) Tiêu trừ, giải trừ. ◇ Mã Tái : "Tích sầu hà kế khiển? Mãn chước hoán tương tư" ? 滿 (Kì Dương phùng Khúc Dương ) Sầu chất chứa lấy cách nào giải tỏa? Rót đầy chén rượu để tiêu trừ nỗi tương tư.
3. (Danh) Ngày xưa cứ mười ngày cho nghỉ một lần để tắm giặt, gọi là "hoán". Một tháng ba kì (mười ngày) gọi là "thượng hoán" , "trung hoán" , "hạ hoán" . Cũng như "thượng tuần" , "trung tuần" , "hạ tuần" .
4. Cũng đọc là "cán".

Từ điển Thiều Chửu

① Giặt dịa.
② Ngày xưa cứ mười ngày cho nghỉ một lần để tắm giặt, cho nên mười ngày gọi là hoán, một tháng ba kì gọi là thượng hoán , trung hoán , hạ hoán , cũng như thượng tuần , trung tuần , hạ tuần . Cũng đọc là chữ cán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giặt: Giặt áo; Giặt sợi;
② (cũ) Tuần: Thượng tuần; Trung tuần; Hạ tuần. Như [xún].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giặt giũ;
② Quy định mười ngày được nghỉ để tắm một lần (dành cho quan lại đời Đường);
③ Tuần: Thượng tuần; Trung tuần; Hạ tuần.

hoán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giặt (quần áo)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giặt giũ. ◇ Vương Duy : "Thùy liên Việt nữ nhan như ngọc, Bần tiện giang đầu tự hoán sa" , Ai thương cho cô gái Việt mặt đẹp như ngọc, Lại nghèo hèn tự mình giặt sợi gai ở đầu sông?
2. (Động) Tiêu trừ, giải trừ. ◇ Mã Tái : "Tích sầu hà kế khiển? Mãn chước hoán tương tư" ? 滿 (Kì Dương phùng Khúc Dương ) Sầu chất chứa lấy cách nào giải tỏa? Rót đầy chén rượu để tiêu trừ nỗi tương tư.
3. (Danh) Ngày xưa cứ mười ngày cho nghỉ một lần để tắm giặt, gọi là "hoán". Một tháng ba kì (mười ngày) gọi là "thượng hoán" , "trung hoán" , "hạ hoán" . Cũng như "thượng tuần" , "trung tuần" , "hạ tuần" .
4. Cũng đọc là "cán".

Từ điển Thiều Chửu

① Giặt dịa.
② Ngày xưa cứ mười ngày cho nghỉ một lần để tắm giặt, cho nên mười ngày gọi là hoán, một tháng ba kì gọi là thượng hoán , trung hoán , hạ hoán , cũng như thượng tuần , trung tuần , hạ tuần . Cũng đọc là chữ cán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giặt giũ;
② Quy định mười ngày được nghỉ để tắm một lần (dành cho quan lại đời Đường);
③ Tuần: Thượng tuần; Trung tuần; Hạ tuần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giặt rũ quần áo — Khoảng thời gian 10 ngày trong tháng. Chẳng hạn Thượng tuần gọi là Thượng hoán ( do lệ đời Đường, cứ 10 ngày thì tắm giặt một lần ).
loại
lèi ㄌㄟˋ, lì ㄌㄧˋ

loại

phồn thể

Từ điển phổ thông

chủng loại, loài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Loài, giống. ◎ Như: "nhân loại" loài người, "phân môn biệt loại" phân biệt từng môn từng loài.
2. (Danh) Sự lí. ◇ Mạnh Tử : "Tâm bất nhược nhân, tắc bất tri ác, thử chi vị bất tri loại dã" , , (Cáo tử thượng ) Lòng không như người, thì không biết xấu ác, đấy gọi là không biết sự lí.
3. (Danh) Phép tắc. ◇ Lễ Kí : "Hạ chi sự thượng dã, thân bất chánh, ngôn bất tín, tắc nghĩa bất nhất, hành vô loại dã" , , , , (Truy y ) Bậc dưới thờ người trên, thân không ngay thẳng, lời không đủ tin, thì nghĩa không chuyên nhất, làm không có phép tắc.
4. (Danh) Lượng từ, đơn vị chỉ sự loại. ◎ Như: "lưỡng loại tình huống" hai tình cảnh, "tam loại hóa vật" ba thứ hóa vật.
5. (Danh) Tế "loại" (lễ tế trời không phải thời).
6. (Danh) Một loài rùa.
7. (Danh) Họ "Loại".
8. (Động) Giống, tương tự. ◎ Như: "họa hổ loại khuyển" vẽ cọp giống như chó. ◇ Liêu trai chí dị : "Tự thử bất phục ngôn , thì tọa thì lập, trạng loại si" , , (Tịch Phương Bình ) Từ bấy giờ không nói năng gì nữa, lúc ngồi lúc đứng, dáng hệt như người ngây.
9. (Phó) Đại khái, đại để. ◎ Như: "đại loại" đại để, "loại giai như thử" đại khái đều như vậy.
10. (Giới) Tùy theo. ◇ Tả truyện : "Tấn quân loại năng nhi sử chi" 使 (Tương cửu niên ) Vua Tấn tùy theo khả năng mà sai khiến.
11. (Tính) Lành, tốt. ◇ Thi Kinh : "Khắc minh khắc loại" (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Xem xét được phải trái và phân biệt được lành dữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Loài giống. Như phân môn biệt loại chia từng môn, rẽ từng loài.
② Giống. Không được giống gọi là bất loại .
③ Dùng làm trợ ngữ từ. Như đại loại cũng như ta nói đại loại, đại khái vậy.
④ Lành, tốt.
⑤ Tùy theo.
⑥ Tế loại, lễ tế trời không phải thời.
⑦ Một loài rùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Loài, loại, giống, thứ: Loài người, nhân loại; Phân loại;
② Giống: Giống như thần thoại; Vẽ hổ ra chó; Hình dạng của nó không giống như người sống (Vương Sung: Luận hoành);
③ (văn) Đại loại, đại khái: Đại khái không phải là việc mà quan lại tầm thường có thể làm được (Hán thư: Giả Nghị truyện);
④ (văn) Lành, tốt;
⑤ (văn) Tùy theo;
⑥ (văn) Tế Loại (lễ tế trời không phải thời);
⑦ (văn) Điều lệ: Vì vậy luật pháp không thể độc lập, điều lệ không thể tự thi hành ra được (Tuân tử: Quân đạo);
⑧ (văn) Một loài rùa;
⑨ [Lèi] (Họ) Loại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống nòi. Loài. Td: Nhân loại ( loài người ) — Nói chung. Tổng quát. Td: Đại loại ( cũng như đại khái ) — Giống nhau. Cùng loài với nhau.

Từ ghép 35

thanh
shēng ㄕㄥ

thanh

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiếng, âm thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng. ◎ Như: "tiếu thanh" tiếng cười, "lôi thanh" tiếng sấm. ◇ Nguyễn Trãi : "Chung tiêu thính vũ thanh" (Thính vũ ) Suốt đêm nghe tiếng mưa.
2. (Danh) Đời xưa chia ra năm thứ tiếng là "cung, thương, giốc, chủy, vũ" , , , , . Âm nhạc cứ noi đấy làm mẫu mực.
3. (Danh) Tiếng người chia ra bốn thứ tiếng là "bình, thượng, khứ, nhập" , , , . Âm chữ cứ noi đấy làm mẫu mực.
4. (Danh) Âm nhạc. ◎ Như: "thanh sắc" âm nhạc và sắc đẹp.
5. (Danh) Lời nói. ◇ Sử Kí : "Thần văn cổ chi quân tử, giao tuyệt bất xuất ác thanh" , (Nhạc Nghị truyện ) Thần nghe bậc quân tử đời xưa, tuyệt giao với ai rồi, không nói ra lời xấu ác (về người đó).
6. (Danh) Tin tức, âm hao. ◇ Hán Thư : "Giới thượng đình trường kí thanh tạ ngã" (Triệu Quảng Hán truyện ) Đình trưởng trong vùng gởi tin đến tạ lỗi với ta.
7. (Danh) Tiếng tăm, danh dự. ◎ Như: "danh thanh đại chấn" tiếng tăm vang dội.
8. (Động) Nêu rõ, tuyên bố. ◎ Như: "thanh minh" nêu rõ việc làm ra, "thanh tội trí thảo" kể tội mà đánh.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng. Nguyễn Trãi : Chung tiêu thính vũ thanh suốt đêm nghe tiếng mưa.
② Ðời xưa chia ra năm thứ tiếng là cung, thương, giốc, chủy, vũ . Âm nhạc cứ noi đấy làm mẫu mực. Còn tiếng người thì chia ra bốn thứ tiếng là bình, thượng, khứ, nhập . Âm chữ cứ noi đấy làm mẫu mực.
③ Âm nhạc, như thanh dong tiếng tăm dáng dấp, thanh sắc tiếng hay sắc đẹp.
④ Lời nói, như trí thanh gửi lời đến.
⑤ Tiếng khen.
⑥ Kể, như thanh tội trí thảo kể tội mà đánh.
⑦ Nêu rõ, như thanh minh nêu rõ việc làm ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiếng, tăm: Nói lớn tiếng; Không tin tức qua lại, biệt tăm;
② Thanh: Bốn thanh; Thanh bằng;
③ Thanh điệu. Xem 調 [diào] nghĩa ④;
④ Tuyên bố, nói rõ, nêu rõ: Tuyên bố, thanh minh; Kể rõ tội mà đánh dẹp;
⑤ Tiếng tăm: Thanh vọng, tiếng tăm, danh dự.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng. Tiếng động. Tiếng nói — Tiếng tăm.

Từ ghép 45

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.