biến
biàn ㄅㄧㄢˋ

biến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khắp nơi
2. lần, lượt, bận

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khắp, khắp nơi, khắp cả. § Cùng nghĩa với chữ "biến" . ◎ Như: "mạn san biến dã" đầy núi khắp đồng. ◇ Trương Du : "Biến thân la khỉ giả" (Tàm phụ sư ) Khắp mình (mặc) là lụa.
2. (Phó) Đều. ◇ Thương quân thư : "Cố thánh nhân vi pháp, tất sử chi minh bạch dị tri, danh chánh, ngu tri biến năng tri chi" , 使, , (Định phận ) Cho nên bậc thánh nhân tạo ra pháp độ, tất phải làm cho nó rõ ràng dễ hiểu, danh phận phải đâu vào đó, khiến cho kẻ ngu người trí đều hiểu được.
3. (Động) Ở khắp nơi. ◎ Như: "bằng hữu biến thiên hạ" bạn bè ở khắp đó đây.
4. (Danh) Lượng từ: lượt, lần, đợt. ◎ Như: "độc thư bách biến" đọc sách trăm lượt. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm bả tiền diện quá đích thoại tòng đầu thuyết liễu nhất biến" (Đệ lục hồi) Lỗ Trí Thâm bèn kể lại chuyện từ đầu cho nghe một lượt.

Từ điển Thiều Chửu

① Khắp. Cùng nghĩa với chữ biến . Như độc thư bách biến đọc sách trăm lượt. Ðọc suốt từ đầu chí cuối gọi là nhất biến . Nguyễn Du : Khứ biến đông nam lộ đi khắp đường đông nam.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khắp, khắp nơi, khắp cả (như , bộ ): Đi khắp các hiệu sách trong thành phố cũng không mua được quyển sách mà anh muốn tìm; Bầu bạn ta ở khắp đó đây (trên thế giới); Chiêu công bệnh, ban thưởng khắp cho các đại phu (Tả truyện: Chiêu công tam thập nhị niên);
② (văn) Đều: 使 Cho nên bậc thánh nhân tạo ra pháp độ, tất phải làm cho nó rõ ràng dễ hiểu, danh phận phải đâu vào đó, khiến cho kẻ ngu người trí đều hiểu được (Thương Quân thư: Định phận);
③ Lần, lượt, đợt: Đọc một lượt; Đã hỏi ba lần rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Biến .

Từ ghép 2

cối, hội
guì ㄍㄨㄟˋ, huì ㄏㄨㄟˋ, kuài ㄎㄨㄞˋ

cối

giản thể

Từ điển phổ thông

tính gộp, tính cộng lại sổ sách trong một năm

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Kế) toán: Kế toán, kế toán viên; Hội nghị kế toán tài chánh; Ai quen việc tính toán tiền bạc? (Chiến quốc sách);
② [Kuài] 【】[Kuàiji] Tên đất thời cổ (thuộc huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày nay). Xem [huì].

hội

giản thể

Từ điển phổ thông

1. hội hè
2. tụ hội
3. hiệp hội

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp, hợp lại: Hợp lại tại một nơi;
② Họp, cuộc họp, hội nghị: Họp hội nghị gì; Hôm nay có một cuộc họp;
③ Hội, đoàn thể: Hội học sinh;
④ Lị, thành phố lớn: Tỉnh lị;
⑤ Tiếp, gặp: Gặp nhau; Tiếp (gặp) bạn;
⑥ Trả (tiền): Tiền cơm tôi đã trả rồi;
⑦ Hiểu, (lĩnh) hội: Hiểu lầm;
⑧ Biết: Anh ấy biết bơi;
⑨ Có thể: Anh ấy không thể không biết;
⑩ Sẽ: Kế hoạch năm nay nhất định sẽ thực hiện; Anh ấy sẽ không đến đâu.【】hội đương [huì dang] (văn) Phải, sẽ phải, cần phải; 【】hội tu [huìxu] (văn) Ắt phải, nhất định sẽ;
⑪ (Cơ) hội, dịp: Nhân cơ hội (dịp) này;
⑫ (khn) Lúc, lát: Một lúc, một lát; Lúc này; Lúc đó; Thêm lát nữa;
⑬ Đoàn, ban: Công đoàn; Ủy ban;
⑭ Họ, hụi (tổ chức tiết kiệm tương trợ của dân gian);
⑮ (triết) Hội (khái niệm về chu kì thời gian của nhà triết học Thiệu Khang Tiết nêu trong sách Hoàng cực kinh thế: 30 năm là một thế [đời], 12 thế là một vận, 30 vận là một hội, 12 hội là một nguyên). Xem [kuài].

Từ ghép 24

ô, ư
wū ㄨ, yū ㄩ, yú ㄩˊ

ô

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở tại, vào lúc. ◎ Như: "sanh ư mỗ niên" sinh vào năm đó, "chu hành ư hải" thuyền đi trên biển, "sanh ư tư, trưởng ư tư" , sanh ở đây, lớn lên ở đây. ◇ Luận Ngữ : "Hữu mĩ ngọc ư tư" (Tử Hãn ) Có viên ngọc đẹp ở đây.
2. (Giới) Cho. ◇ Luận Ngữ : "Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" , (Vệ Linh Công ) Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
3. (Giới) Hướng về. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cầm vấn ư Tử Cống" (Học nhi ) Tử Cầm hỏi (hướng về) Tử Cống.
4. (Giới) Đối với. ◇ Luận Ngữ : "Thủy ngô ư nhân dã, thính kì ngôn nhi quan kì hạnh. Kim ngô ư nhân dã, thính kì ngôn nhi quan kì hạnh" , . , (Công Dã Tràng ) Mới đầu, đối với người, ta nghe lời nói mà tin việc làm. Nay đối với người, ta nghe nghe lời nói mà còn phải xem việc làm nữa.
5. (Giới) Đến, cho đến. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tự ngô thị tam thế cư thị hương, tích ư kim lục thập tuế hĩ" , (Bộ xà giả thuyết ) Họ tôi ở làng này đã ba đời, tính đến nay được sáu chục năm.
6. (Giới) Hơn. ◇ Lễ Kí : "Hà chánh mãnh ư hổ dã" (Đàn cung hạ ) Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp vậy.
7. (Giới) Vì, nhờ. ◇ Hàn Dũ : "Nghiệp tinh ư cần" (Tiến học giải ) Nghề nghiệp tinh thâm nhờ ở chuyên cần.
8. (Giới) Từ, do. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên lí chi hành, thủy ư túc hạ" , (Chương 64) Đi ngàn dặm, bắt đầu từ một bước chân.
9. (Giới) Bị (đặt sau động từ). ◇ Sử Kí : "Ngụy Huệ Vương binh sổ phá ư Tề, Tần, quốc nội không, nhật dĩ tước, khủng" , , , , (Thương Quân truyện ) Ngụy Huệ vương mấy lần bị quân Tề, quân Tần đánh phá, trong nước trống rỗng, ngày càng hao mòn nên lo sợ.
10. (Giới) Với. ◇ Luận Ngữ : "Ngô đảng chi trực giả dị ư thị, phụ vi tử ẩn, tử vi phụ ẩn, trực tại kì trung hĩ" , , , (Tử Lộ ) Người ngay thẳng trong làng tôi khác với làng đó (*), cha dấu tội cho con, con dấu tội cho cha, sự ngay thẳng ở trong đó. § Ghi chú: (*) Khác với làng đã nói đến trước đó.
11. (Liên) Và, với. ◇ Chiến quốc sách : "Kim Triệu chi dữ Tần, do Tề chi ư Lỗ dã" , (Tề sách nhất ) Nay Triệu với Tần, thì cũng như Tề với Lỗ vậy.
12. (Danh) Họ "Ư".
13. (Động) Nương, tựa. ◇ Lưu Đắc Nhân : "Phiến vân cô hạc khả tương ư" (Tặng kính ) Mảnh mây lẻ hạc có thể nương tựa nhau.
14. Một âm là "ô". (Thán) Ôi, lời than thở. § Cùng nghĩa với chữ "ô" . ◇ Thượng Thư : "Ô, Đế niệm tai!" , (Đại Vũ mô ) Ôi, nhà vua hãy thường suy nghĩ!

Từ điển Thiều Chửu

① Chưng. Tiếng dùng để giúp lời, như sinh ư bắc phương sinh chưng phương bắc.
② Ở, như tương ư cùng nương ở với nhau.
③ Một âm là ô. Ôi, lời than thở, cùng nghĩa với chữ ô .

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) Ô, ôi (biểu thị tiếng kêu hoặc than thở, dùng như bộ ): !Ôi, nhà vua hãy thường suy nghĩ (Thượng thư: Đại Vũ mô).【】ô hô [wuhu] Than ôi. Cv. . Như [wuhu]. Xem [yu].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng kêu than thở. Như chữ Ô — Một âm là Ư. Xem Ư.

Từ ghép 1

ư

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ở, tại
2. vào lúc

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở tại, vào lúc. ◎ Như: "sanh ư mỗ niên" sinh vào năm đó, "chu hành ư hải" thuyền đi trên biển, "sanh ư tư, trưởng ư tư" , sanh ở đây, lớn lên ở đây. ◇ Luận Ngữ : "Hữu mĩ ngọc ư tư" (Tử Hãn ) Có viên ngọc đẹp ở đây.
2. (Giới) Cho. ◇ Luận Ngữ : "Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" , (Vệ Linh Công ) Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
3. (Giới) Hướng về. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cầm vấn ư Tử Cống" (Học nhi ) Tử Cầm hỏi (hướng về) Tử Cống.
4. (Giới) Đối với. ◇ Luận Ngữ : "Thủy ngô ư nhân dã, thính kì ngôn nhi quan kì hạnh. Kim ngô ư nhân dã, thính kì ngôn nhi quan kì hạnh" , . , (Công Dã Tràng ) Mới đầu, đối với người, ta nghe lời nói mà tin việc làm. Nay đối với người, ta nghe nghe lời nói mà còn phải xem việc làm nữa.
5. (Giới) Đến, cho đến. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tự ngô thị tam thế cư thị hương, tích ư kim lục thập tuế hĩ" , (Bộ xà giả thuyết ) Họ tôi ở làng này đã ba đời, tính đến nay được sáu chục năm.
6. (Giới) Hơn. ◇ Lễ Kí : "Hà chánh mãnh ư hổ dã" (Đàn cung hạ ) Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp vậy.
7. (Giới) Vì, nhờ. ◇ Hàn Dũ : "Nghiệp tinh ư cần" (Tiến học giải ) Nghề nghiệp tinh thâm nhờ ở chuyên cần.
8. (Giới) Từ, do. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên lí chi hành, thủy ư túc hạ" , (Chương 64) Đi ngàn dặm, bắt đầu từ một bước chân.
9. (Giới) Bị (đặt sau động từ). ◇ Sử Kí : "Ngụy Huệ Vương binh sổ phá ư Tề, Tần, quốc nội không, nhật dĩ tước, khủng" , , , , (Thương Quân truyện ) Ngụy Huệ vương mấy lần bị quân Tề, quân Tần đánh phá, trong nước trống rỗng, ngày càng hao mòn nên lo sợ.
10. (Giới) Với. ◇ Luận Ngữ : "Ngô đảng chi trực giả dị ư thị, phụ vi tử ẩn, tử vi phụ ẩn, trực tại kì trung hĩ" , , , (Tử Lộ ) Người ngay thẳng trong làng tôi khác với làng đó (*), cha dấu tội cho con, con dấu tội cho cha, sự ngay thẳng ở trong đó. § Ghi chú: (*) Khác với làng đã nói đến trước đó.
11. (Liên) Và, với. ◇ Chiến quốc sách : "Kim Triệu chi dữ Tần, do Tề chi ư Lỗ dã" , (Tề sách nhất ) Nay Triệu với Tần, thì cũng như Tề với Lỗ vậy.
12. (Danh) Họ "Ư".
13. (Động) Nương, tựa. ◇ Lưu Đắc Nhân : "Phiến vân cô hạc khả tương ư" (Tặng kính ) Mảnh mây lẻ hạc có thể nương tựa nhau.
14. Một âm là "ô". (Thán) Ôi, lời than thở. § Cùng nghĩa với chữ "ô" . ◇ Thượng Thư : "Ô, Đế niệm tai!" , (Đại Vũ mô ) Ôi, nhà vua hãy thường suy nghĩ!

Từ điển Thiều Chửu

① Chưng. Tiếng dùng để giúp lời, như sinh ư bắc phương sinh chưng phương bắc.
② Ở, như tương ư cùng nương ở với nhau.
③ Một âm là ô. Ôi, lời than thở, cùng nghĩa với chữ ô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, vào lúc (chỉ nơi chốn, thời gian): Bao bệnh chết ở dọc đường (Hán thư); Có viên ngọc đẹp ở nơi này (Luận ngữ); Khoa thi tiến sĩ bắt đầu có vào đời Tùy và thịnh hành vào các đời Đường, Tống (Lê triều lịch khoa tiến sĩ đề danh bi kí);
② Hơn (dùng trong một kết cấu so sánh): Băng do nước tạo thành nhưng lại lạnh hơn nước (Tuân tử);
③ Cho: Tôi tặng một cây viết cho anh Trương;
④ Với: Không liên quan gì đến (với) tôi;
⑤ Bị: Giáp bị Ất đánh bại; Binh bị Trần Thiệp phá, đất bị họ Lưu chiếm (Hán thư). Xem ;
⑥ Đối với, đến: Rất quan tâm đối với (đến) việc đó;
⑦ Do: Do đó;
⑧ 【】 ư ấp [yuyì] (văn) Nghẹn hơi;
⑨ [Yu] (Họ) Ư. Xem [wu], [yú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở. Ở tại — Một âm là Ô. Xem Ô.

Từ ghép 17

nang
náng ㄋㄤˊ

nang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái túi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Túi, bị, bọng, nang. ◇ Nguyễn Trãi : "Nang thư duy hữu thảo Huyền kinh" (Thứ vận Hoàng môn thị lang ) Sách trong túi chỉ có quyển kinh Thái Huyền chép tay.
2. (Danh) Vật gì giống như cái túi. ◎ Như: "đảm nang" túi mật (trong cơ thể người ta).
3. (Danh) Họ "Nang".
4. (Động) Gói, bọc, bao, đựng vào túi. ◇ Liêu trai chí dị : "Nang hóa tựu lộ, trung đồ ngộ vũ, y lí tẩm nhu" , , (Vương Thành ) Gói hàng lên đường, dọc đường gặp mưa, áo giày ướt đẫm.
5. (Phó) Bao gồm, bao quát. ◎ Như: "nang quát tứ hải" bao trùm bốn biển.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Túi, bị, bọng, nang: Túi thuốc; Túi da; Túi mật; Túi tinh;
② Đựng vào túi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái túi lớn để đựng đồ vật. Cái bao, cái đẫy, cái tay nải ( đều là những loại túi ) — Lấy bao, túi mà đựng đồ vật. Nãi lõa hầu lương, vu nang vu thác: Bèn gói cơm khô, ở trong túi trong đẫy ( kinh thi ). Chữ nang thác cũng có nghĩa là tiền bạc đem theo khi đi đường ( Chinh phụ ngâm ) — Bán nang phong nguyệt : Nửa túi gió trăng. Ý nói cách tao nhã của người văn sĩ. » Đuề huề lưng túi gió trăng « ( Kiều ).

Từ ghép 18

tu
xiū ㄒㄧㄡ

tu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xấu hổ, nhút nhát

Từ điển phổ thông

đồ ăn ngon

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dâng đồ ăn, hiến dâng. § Thông "tu" .
2. (Động) Tiến dụng, tiến cử.
3. (Động) Lấy làm xấu hổ. ◇ Phạm Ngũ Lão : "Nam nhi vị liễu thành công trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu" , Làm nam nhi mà chưa trả xong cái nợ công danh, Hổ thẹn khi nghe người ta nói đến chuyện (Gia Cát) Vũ Hầu.
4. (Động) Chế giễu, làm cho mắc cở.
5. (Động) Sỉ nhục, làm nhục. ◇ Tư Mã Thiên : "Bất diệc khinh triều đình, tu đương thế chi sĩ da!" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Thế chẳng hóa ra khinh rẻ triều đình, làm nhục kẻ sĩ đương thời ư!
6. (Động) Sợ, ngại. ◇ Dương Vô Cữu : "Ẩm tán tần tu chúc ảnh, Mộng dư thường khiếp song minh" , (Vũ trung hoa mạn , Từ ) Rượu tan luôn sợ bóng đuốc, Mộng còn thường hãi song minh.
7. (Danh) Đồ ăn ngon. § Sau thường dùng "tu" . ◎ Như: "trân tu" đồ ăn quý và ngon.
8. (Danh) Sự nhục nhã. ◇ Lí Lăng : "Phục Câu Tiễn chi thù, báo Lỗ quốc chi tu" , (Đáp Tô Vũ thư ) Trả mối thù cho Câu Tiễn, báo đền cái nhục của nước Lỗ.
9. (Danh) Vẻ thẹn thùng, mắc cở. ◎ Như: "hàm tu" có vẻ thẹn thùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Dâng đồ ăn.
② Ðồ ăn ngon, đồ ăn gì ngon cũng gọi là tu, như trân tu .
③ Xấu hổ, thẹn thùng, như hàm tu có vẻ thẹn thùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thẹn, thẹn thùng, xấu hổ, ngượng ngùng: Thẹn đỏ cả mặt; Có vẻ thẹn thùng;
② Chế giễu, giễu cợt, làm xấu hổ: Anh đừng chế giễu nó;
③ Nhục, nhục nhã;
④ (văn) Đồ ăn ngon (như [xiu], bộ ): Trân tu;
⑤ (văn) Dâng đồ ăn (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hổ thẹn — Đồ ăn nấu chín.

Từ ghép 8

phát
bō ㄅㄛ, fā ㄈㄚ, fǎ ㄈㄚˇ, fà ㄈㄚˋ

phát

giản thể

Từ điển phổ thông

1. gửi đi
2. bắn
3. phất
4. phát ra

Từ điển phổ thông

1. tóc
2. một phần nghìn của một tấc

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tóc: Đầu tóc; Tóc bạc; Cắt tóc, hớt tóc; Búi tóc đi học; (Cụ già) tóc bạc nhưng sắc mặt hồng hào như trẻ con;
② (văn) Đường tơ kẽ tóc, một li, một tí. Xem [fa].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phát ra, gởi đi: Phát lương: Gởi thư đi;
② Phát biểu, phát ngôn: Ra bản tuyên bố;
③ Bắn: 20 khẩu pháo cùng bắn một loạt;
④ Phát (đạn): Một viên đạn;
⑤ Phát huy, bốc hơi: Dầu bốc; Phát huy trí tuệ
⑥ Triển khai, mở rộng, nở ra: Ngâm đậu làm giá; Bột mì đã lên men; Phát triển; Bắp thịt nở nang; Đang độ dậy thì;
⑦ Khai quật, bới ra, vạch trần: Khai quật; Vạch trần âm mưu;
⑧ Lộ ra (tình cảm): Nổi giận: Nực cười;
⑨ Biến chất: Cuốn sách này đã ngã màu: Quần áo đã ẩm;
⑩ Cảm thấy: Cảm thấy tê tê;
⑪ Đi, lên đường: Sáng đi chiều đến;
⑫ Dấy lên, dẫn tới: Dấy lên phong trào;
⑬ (văn) Khiến;
⑭ (văn) Đi mừng tân gia (khánh thành nhà mới). Xem [fà] (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 19

trì, trĩ
shì ㄕˋ, zhì ㄓˋ

trì

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đứng trơ trọi
2. sắm đủ, súc tích

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứng trơ trọi.
② Sắm đủ, súc tích.

Từ ghép 2

trĩ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứng cao sừng sững, đối lập. ◎ Như: "đối trĩ" đối lập.
2. (Động) Sắm đủ, tích trữ.
3. (Danh) Đất cao ở trong nước. ◇ Trương Hành : "Tụ dĩ kinh trĩ" (Tây kinh phú 西) Tụ lại thành gò đất cao trong nước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đứng trơ trọi, sừng sững, đối nhau, đối chọi: Sừng sững bên sông; Hai ngọn núi đối nhau; Đối chọi, đối lập nhau;
② (văn) Sắm đủ, dự trữ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng núi sừng sững.

Từ ghép 1

trừng
dèng ㄉㄥˋ

trừng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giương mắt, trợn mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trợn mắt nhìn (vì giận dữ hoặc không vừa ý). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phu trừng mục đại hát viết: Nhữ phi ngô quân, ngô phi nhữ thần, hà phản chi hữu?" : , , (Đệ tứ hồi) (Ngũ) Phu trợn mắt quát lớn: Ngươi không phải vua của ta, ta không phải tôi của ngươi, làm sao có chuyện phản nghịch được?
2. (Động) Giương to tròng mắt nhìn. ◇ Nguyễn Du : "Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng, Khả liên đối diện bất tương tri" , (Long Thành cầm giả ca ) Hai mắt trừng trừng luống tưởng tượng, Thương ôi, đối mặt chẳng hay nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Trơ mắt, nhìn đờ mắt. Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng, Khả liên đối diện bất tương tri (Nguyễn Du ) hai mắt trừng trừng luống tưởng tượng, đáng thương đối mặt chẳng hay nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giương mắt, trừng mắt, trợn mắt, trơ mắt, trố mắt: Anh ta giương đôi mắt tròn xoe;
② Lườm, nhìn chòng chọc: Tôi lườm nó một cái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giương mắt nhìn giận dữ. Cũng nói: Trừng trừng.
thị
chǐ ㄔˇ, shì ㄕˋ

thị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đậu thị

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại côn trùng, nổi trên mặt nước, to bằng hạt đậu, màu đen bóng.
2. (Danh) Đậu xị, tương chao (dùng đậu vàng hoặc đen ngâm nấu hoặc chưng chín, để cho lên men thành món ăn, thường dùng làm gia vị). ◎ Như: đậu ngâm nấu với muối gọi là "hàm thị" tương tàu, nhạt không có muối gọi là "đạm thị" .

Từ điển Thiều Chửu

① Đậu thị, đậu muối với muối gọi là hàm thị (tương tàu), nhạt không có muối gọi là đạm thị . Ta quen gọi là đậu xị .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [dòuchê].
điếu
diào ㄉㄧㄠˋ

điếu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. viếng người chết
2. treo ngược

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Treo. ◎ Như: "điếu đăng" treo đèn, "thượng điếu" treo ngược.
2. (Động) Thu hồi, lấy lại. ◎ Như: "bị điếu tiêu chấp chiếu" bị thu hồi giấy phép.
3. (Động) Lấy ra. ◎ Như: "điếu quyển" rút quyển ra, lấy hồ sơ ra.
4. (Động) Phúng, viếng (người chết). § Cũng như "điếu" . ◇ Nguyễn Du : "Giang biên hà xứ điếu trinh hồn" (Tam liệt miếu ) Bên sông, đâu nơi viếng hồn trinh?
5. (Tính) Được treo lên. ◎ Như: "điếu chung" chuông treo, "điếu đăng" đen treo, "điếu kiều" cầu treo.
6. (Danh) Lượng từ: quan tiền, đơn vị tiền tệ ngày xưa, bằng một ngàn đồng tiền. § Cũng như "điếu" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Di nương môn đích nha đầu, nguyệt lệ nguyên thị nhân các nhất điếu. Tòng cựu niên tha môn ngoại đầu thương nghị đích, di nương môn mỗi vị đích nha đầu phân lệ giảm bán, nhân các ngũ bách tiền" , . , , (Đệ tam thập lục hồi) Bọn a hoàn hầu các dì ấy, nguyên trước tiền lương tháng mỗi người được một quan. Từ năm ngoái ở bên ngoài họ bàn bạc thế nào, lương tháng mỗi đứa a hoàn của các dì ấy lại bớt xuống một nửa, thành ra mỗi đứa (chỉ còn) có năm trăm đồng thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ điếu .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Treo: Trước nhà treo hai chiếc đèn (lồng màu) đỏ;
② Trục, nâng, bốc, cất, nhấc... lên: Trục hàng ở dưới tàu lên;
③ Viếng, phúng (người chết).【】điếu tang [diào sang] Viếng người chết, phúng người chết, phúng điếu;
④ (văn) Thương xót: Trời cả chẳng thương;
⑤ (văn) Đến;
⑥ Lót lông: Lót áo lông;
⑦ Bỏ. 【】điếu tiêu [diàoxiao] Hủy bỏ, thủ tiêu, rút bỏ: Rút bỏ hộ chiếu;
⑧ (cũ) Quan (tiền), đồng điếu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lối viết thông dụng của chữ Điếu .

Từ ghép 3

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.