mặc
mò ㄇㄛˋ

mặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mực viết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mực. ◎ Như: "bút mặc" bút mực.
2. (Danh) Văn tự, văn chương, tri thức. ◎ Như: "hung vô điểm mặc" trong bụng không có một chữ (dốt đặc), "tích mặc như kim" yêu quý văn chương như vàng.
3. (Danh) Chữ viết hoặc tranh vẽ. ◎ Như: "di mặc" bút tích.
4. (Danh) Hình phạt đời xưa thích chữ vào mặt rồi bôi mực lên.
5. (Danh) Đạo "Mặc" nói tắt, đời Chiến Quốc có ông "Mặc Địch" lấy sự yêu hết mọi người như mình làm tôn chỉ.
6. (Danh) Nước "Mặc", gọi tắt nước "Mặc-tây-kha" 西 (Mexico) ở châu Mĩ.
7. (Danh) Một đơn vị chiều dài ngày xưa, năm thước là một "mặc".
8. (Danh) Họ "Mặc".
9. (Tính) Đen. ◎ Như: "mặc cúc" hoa cúc đen.
10. (Tính) Tham ô. ◎ Như: "mặc lại" quan lại tham ô.

Từ điển Thiều Chửu

① Sắc đen.
② Mực.
③ Hình mặc. Một thứ hình pháp đời xưa thích chữ vào mặt rồi bôi mực vào.
④ Tham mặc, quan lại tham tiền làm sai phép gọi là mặc lại .
⑤ Ðạo Mặc, đời Chiến-quốc có ông Mặc Ðịch lấy sự yêu hết mọi người như mình làm tôn chỉ, cho nên gọi là Ðạo Mặc.
⑥ Nước Mặc, gọi tắt nước Mặc-tây-kha 西 (Mexico) ở châu Mĩ.
⑦ Một thứ đo ngày xưa, năm thước là một mặc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mực: Một thoi mực; Mài mực; Mực đặc quá; Mực (để in);
② Đồ đo chiều dài thời xưa (bằng 5 thước);
③ Chữ viết hoặc tranh vẽ: Bút tích;
④ Sự hiểu biết, kiến thức, sự học: Dốt nát, mít đặc;
⑤ Đen, râm: Kính râm;
⑥ (văn) Tham ô: Quan lại tham nhũng;
⑦ Hình phạt bôi mực (một thứ hình phạt xưa, thích chữ vào mặt hoặc trán rồi bôi mực vào để làm dấu);
⑧ [Mò] (Tên gọi tắt) nước Mê-hi-cô (西, thuộc Châu Mĩ la-tinh);
⑨ [Mò] (Họ) Mặc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mực để viết — Màu đen — Họ người.

Từ ghép 27

dục
yō ㄧㄛ, yù ㄩˋ

dục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nuôi nấng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sinh, sinh sản. ◎ Như: "dục lân" sinh con trai. ◇ Dịch Kinh : "Phụ dựng bất dục, hung" , (Tiệm quái ) Vợ có mang mà không đẻ, xấu.
2. (Động) Nuôi, nuôi cho khôn lớn. ◇ Thi Kinh : "Trưởng ngã dục ngã" (Tiểu nhã , Lục nga ) Làm cho tôi lớn, nuôi nấng tôi.
3. (Động) Lớn lên. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tuyết sương vũ lộ thì, tắc vạn vật dục hĩ" , (Khai xuân luận ) Khi tuyết sương mưa móc, thì muôn vật tăng trưởng.
4. (Danh) Lúc còn nhỏ, tuổi thơ.
5. (Danh) Họ "Dục".

Từ điển Thiều Chửu

① Nuôi, nuôi cho khôn lớn gọi là dục.
② Sinh, như dục lân sinh con trai.
③ Thơ bé.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [hángyo]. Xem [yù].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đẻ, sinh nở, ương, ươm, nuôi: Sinh con đẻ cái; Sinh đẻ có kế hoạch; Hạn chế sinh đẻ, cai đẻ;
② (Giáo) dục: Đức dục; Trí dục. Xem [yo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nuôi nấng. Nuôi cho lớn — Sanh đẻ — Tên người, tức Cao Xuân Dục ( 1842-1923 ), tự là Tự Phát, hiệu là Long Cương, người xã Thịnh Mĩ, huyện Đông Thanh, tỉnh Nghệ An, đậu cử nhân năm 1877, Tự Đức thứ 29, làm quan đến Học Bộ Thượng Thư, tước An Xuân Tử. Năm 1909, ông kiêm nhiệm chức Quốc Sử quán Tổng tài, ông soạn lại bộ Đại Nam Nhất Thống Chí, các tác phẩm khác gồm Quốc triều khoa bảng lục, Quốc triều Hương khoa lục, Đại Nam địa dư chí ước biên.

Từ ghép 20

lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

lễ nghi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghi thức trong đời sống xã hội (do quan niệm đạo đức và phong tục tập quán hình thành). ◎ Như: "hôn lễ" nghi thức hôn nhân, "tang lễ" nghi tiết về tang chế, "điển lễ" điển pháp nghi thức.
2. (Danh) Phép tắc, chuẩn tắc, quy phạm. ◇ Lễ Kí : "Phù lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi dã" , , , , (Khúc lễ thượng ) Lễ, đó là để định thân hay sơ, xét sự ngờ vực, phân biệt giống nhau và khác nhau, tỏ rõ đúng và sai.
3. (Danh) Thái độ và động tác biểu thị tôn kính. ◎ Như: "lễ nhượng" thái độ và cử chỉ bày tỏ sự kính nhường, "tiên lễ hậu binh" trước đối xử ôn hòa tôn kính sau mới dùng võ lực. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Bị viễn lai cứu viện, tiên lễ hậu binh, chủ công đương dụng hảo ngôn đáp chi" , , (Đệ thập nhất hồi) Lưu Bị từ xa lại cứu, trước dùng lễ sau dùng binh, chúa công nên lấy lời tử tế đáp lại.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Lễ Kí" .
5. (Danh) Kinh điển của nhà Nho. § Ghi chú: Từ nhà Hán về sau gọi chung "Chu Lễ" , "Nghi Lễ" và "Lễ Kí" là "Tam lễ" .
6. (Danh) Vật biếu tặng, đồ vật kính dâng. ◎ Như: "lễ vật" tặng vật dâng biếu để tỏ lòng tôn kính, "hiến lễ" dâng tặng lễ vật.
7. (Danh) Họ "Lễ".
8. (Động) Tế, cúng. ◇ Nghi lễ : "Lễ san xuyên khâu lăng ư Tây môn ngoại" 西 (Cận lễ ) Tế núi sông gò đống ở ngoài cửa Tây.
9. (Động) Tôn kính, hậu đãi. ◇ Lễ Kí : "Lễ hiền giả" (Nguyệt lệnh ) Tôn kính hậu đãi người hiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ, theo cái khuôn mẫu của người đã qua định ra các phép tắc, từ quan, hôn, tang, tế cho đến đi đứng nói năng đều có cái phép nhất định phải như thế gọi là lễ.
② Kinh Lễ.
③ Ðồ lễ, nhân người ta có việc mà mình đưa vật gì tặng gọi là lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ, lễ nghĩa: Lễ tang;
② Lễ phép, chào: Lễ phép; Lịch sự lễ phép; Kính chào;
③ (văn) Tôn kính;
④ Tặng phẩm, quà: Lễ mọn tình thâm;
⑤ Sách Chu lễ, Nghi lễ và Lễ kí;
⑥ [Lê] (Họ) Lễ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ phượng quỷ thần, tức tế lễ, cúng lễ — Cách bày tỏ sự kính trọng. Cách cư xử đẹp đẽ — Đồ vật đem biếu người khác để bày tỏ lòng kính trọng — Tên ba bộ sách của Trung Hoa thời cổ, quy định cách đối xử giữa người này với người khác, tức là các bộ Lễ kí, Chà lễ và Nghi lễ.

Từ ghép 53

ngược
nüè

ngược

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ác nghiệt, tai ngược

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tàn hại. ◇ Mạnh Tử : "Kim Yên ngược kì dân, vương vãng nhi chinh chi" , (Lương Huệ Vương hạ ) Nay quân Yên tàn hại dân, vua đi đánh dẹp chúng.
2. (Động) Coi thường, khinh thị. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Nhi hựu vinh cổ ngược kim giả" (Dữ hữu nhân luận vi văn thư ) Mà còn trọng xưa khinh nay.
3. (Tính) Tàn ác, tàn nhẫn. ◎ Như: "ngược chánh" chánh trị tàn ác, "ngược lại" quan lại độc ác.
4. (Tính) Dữ dội, mãnh liệt. ◇ Lục Cơ : "Thần văn ngược thử huân thiên" (Diễn liên châu ) Tôi nghe khí nóng dữ nung trời.
5. (Tính) Quá mức. ◎ Như: "hước nhi bất ngược" hài hước nhưng không quá quắt.
6. (Danh) Sự tàn bạo. ◎ Như: "trợ trụ vi ngược" giúp kẻ hung ác làm việc tàn bạo.
7. (Danh) Tai vạ, tai họa. ◇ Thư Kinh : "Ân giáng đại ngược" (Bàn Canh trung ) Nhà Ân gieo rắc tai vạ lớn.
8. (Phó) Một cách nghiệt ngã, ác độc. ◎ Như: "ngược đãi" đối xử nghiệt ác. ◇ Sử Kí : "Tham lệ vô yếm, ngược sát bất dĩ" , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Tham ác không chán, giết chóc tàn khốc không thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ác, tai ngược, nghiệt. Như ngược đãi đối đãi nghiệt ác, ngược chánh chánh trị ác.
② Tai vạ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngược đãi, ác, nghiệt, nghiệt ngã, bạo tàn;
② (văn) Tai vạ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tàn bạo — Độc ác. Có hại — Tai họa.

Từ ghép 7

tường
xiáng ㄒㄧㄤˊ

tường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. điềm xấu tốt
2. điềm lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiếm chỉ sự vật tốt lành phúc lợi.
2. (Danh) Điềm (tốt hay xấu). ◇ Tả truyện : "Thị hà tường dã? Cát hung yên tại?" ? ? (Hi Công thập lục niên ) Thế là điềm gì? Lành hay gở vậy?
3. (Danh) Tên gọi tang lễ tế tự ngày xưa. ◎ Như: "tiểu tường" tang tế một năm, "đại tường" tang tế hai năm.
4. (Danh) Họ "Tường".
5. (Tính) Tốt lành. ◎ Như: "tường vân" mây lành, "tường thụy" điềm lành. ◇ Đạo Đức Kinh : "Phù giai binh giả bất tường chi khí" (Chương 31) Binh khí tốt là vật chẳng lành.
6. (Tính) Lương thiện. ◎ Như: "tường hòa xã hội" xã hội lương thiện yên ổn.
7. (Động) Thuận theo. ◇ Hoài Nam Tử : "Thuận ư thiên địa, tường ư quỷ thần" , (Phiếm luận ) Thuận với trời đất, thuận theo quỷ thần.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðiềm, điềm tốt gọi là tường , điềm xấu gọi là bất tường .
② Tang ba năm, tới một năm gọi là tiểu tường , tới một năm nữa gọi là đại tường .
③ Phúc lành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, lành: Điềm không lành;
② Phúc lành;
③ Xem [xiăoxiáng], [dàxiáng];
④ [Xiáng] (Họ) Tường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt lành — Điều phúc — Tên người, tức Tôn Thọ Tường, 1825-1877, người phủ Tân bình tỉnh Gia định, thi Hương không đậu, sau ra làm quan với Pháp, làm tới Đốc Phủ sứ, từng dạy học tại trường Hậu bổ. Tác phẩm chữ Nôm có 10 bài Tự thuật và một số thơ Đường luật khác, nội dung bào chữa cho chủ trương hợp tác với Pháp.

Từ ghép 10

phạm
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xâm phạm, phạm phải, mắc phải
2. phạm nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xâm lấn, đụng chạm. ◎ Như: "can phạm" đụng chạm, "mạo phạm" xâm phạm, "nhân bất phạm ngã, ngã bất phạm nhân" , người không đụng đến ta, thì ta cũng không đụng đến người.
2. (Động) Làm trái. ◎ Như: "phạm pháp" làm trái phép, "phạm quy" làm sái điều lệ.
3. (Động) Sinh ra, mắc, nổi lên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ môn thắc bất lưu thần, Nhị da phạm liễu bệnh dã bất lai hồi ngã" , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Chúng mày thật là không để ý gì cả, cậu Hai mắc bệnh cũng không sang trình ta biết.
4. (Động) Xông pha, bất chấp, liều. ◇ Tô Thức : "Tri ngã phạm hàn lai" (Kì đình ) Biết ta không quản giá lạnh mà đến.
5. (Danh) Kẻ có tội. ◎ Như: "chủ phạm" tội nhân chính, "tòng phạm" kẻ mắc tội đồng lõa, "tội phạm" tội nhân.
6. (Động) Rơi vào, lọt vào. ◇ Lão tàn du kí : "Phạm đáo tha thủ lí, dã thị nhất cá tử" , (Đệ ngũ hồi) Rơi vào trong tay hắn, là chỉ có đường chết.
7. (Danh) Tên khúc hát.
8. (Phó) Đáng, bõ. ◎ Như: "phạm bất trước" không đáng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tứ nha đầu dã bất phạm la nhĩ, khước thị thùy ni?" , (Đệ thất thập ngũ hồi) Cô Tư chắc chẳng bõ gây chuyện với chị, thế là ai chứ?

Từ điển Thiều Chửu

① Xâm phạm, cái cứ không nên xâm vào mà cứ xâm vào gọi là phạm, như can phạm , mạo phạm , v.v.
② Kẻ có tội.
③ Tên khúc hát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phạm, trái phép: Phạm húy;
② Xâm phạm, đụng chạm: Người không đụng đến ta, thì ta cũng không đụng đến người;
③ Phạm nhân, người phạm tội, người bị tù: Tội phạm chiến tranh; Tù chính trị;
④ Mắc, nổi lên, tái phát: Mắc sai lầm, phạm sai lầm; Nổi giận, phát cáu;
⑤ (văn) Tên khúc hát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấn vào. Đụng chạm vào. Làm tổn hại tới. Td: Xâm phạm, phạm thượng… — Kẻ gây tội. Td: Tội phạm, Thủ phạm, ….

Từ ghép 33

thiếp, thiệp
tiē ㄊㄧㄝ, tiě ㄊㄧㄝˇ, tiè ㄊㄧㄝˋ

thiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tấm thiếp, tấm thiệp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dấu tích bản chữ (thư từ, thơ, văn, v.v.) viết trên giấy, lụa. ◎ Như: nói về "thiếp" của Vương Hi Chi chẳng hạn.
2. (Danh) Bản rập khuôn chữ hoặc bức vẽ để học tập. ◎ Như: "bi thiếp" thiếp rập theo bia, "tự thiếp" thiếp chữ, "họa thiếp" thiếp tranh vẽ.
3. (Danh) Giấy mời, tờ thư giao tiếp. ◎ Như: "thỉnh thiếp" thiếp mời, "tạ thiếp" thiếp cám ơn.
4. (Danh) Văn thư, văn cáo. ◇ Vô danh thị : "Tạc dạ kiến quân thiếp, Khả Hàn đại điểm binh" , (Mộc lan thi ) Đêm qua thấy văn thư việc quân, (vua Hung Nô) Khả Hàn điểm binh lớn.
5. (Danh) Thời khoa cử (Đường, Tống, Nguyên) đề mục thi cử gọi là "thiếp". ◎ Như: "thí thiếp" đề mục thi.
6. (Danh) Lượng từ: thang, tễ (thuốc). ◎ Như: "nhất thiếp dược" một thang thuốc.
7. (Danh) Họ "Thiếp".
8. (Tính) Yên ổn, thỏa đáng. ◎ Như: "thỏa thiếp" (cũng viết là ) thỏa đáng.
9. (Động) Thuận theo, thuận phục, tuần phục. § Thông "thiếp" . Như: "thiếp phục" thuận theo, "phủ thủ thiếp nhĩ" cúi đầu xuôi tai, tuần phục cung thuận.
10. (Động) Dán. § Thông "thiếp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy lụa viết chữ vào lụa. Ðời xưa chưa có giấy, phải viết vào lụa gọi là thiếp. Ðời sau viết vào giấy cũng gọi là thiếp, như xuân thiếp câu đối tết, phủ thiếp dấu hiệu làm tin trong quan tràng, giản thiếp cái danh thiếp, nê kim thiếp tử cái đơn hàng hay nhãn hiệu xoa kim nhũ, v.v.
② Cái thiếp khắc chữ vào đá gọi là bia, rập lấy chữ ở bia ra gọi là thiếp. Những bản chữ của cổ nhân hay xin các người chữ tốt viết cho để tập gọi là thiếp.
③ Ðời Ðường, Tống cứ trong cả bài văn trích ra mấy câu để thi học trò gọi là thiếp, cho nên những văn thơ để dùng vào thi cử gọi là thí thiếp .
④ Yên định, như thỏa thiếp , xong xuôi cả, phục tòng cũng gọi là thiếp phục nghĩa là chịu theo mệnh lệnh cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bản phỏng dùng để tập viết chữ: Bản viết phỏng. Xem [tie], [tiâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mảnh giấy (hoặc lụa) nhỏ có viết chữ: Mảnh giấy ghi những lời vắn tắt;
② Thiếp (mời), giấy (mời): Giấy mời, thiếp mời; Xin mang theo giấy mời;
③ Thang: Một thang thuốc;
④ Đoạn văn trích để làm bài thi (thời xưa): Văn thơ dùng trong việc thi cử. Xem [tie], [tiè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thỏa đáng: Ổn thỏa;
② Ngoan ngoãn, nghe theo: Cúi đầu nghe theo, ngoan ngoãn vâng theo; Quy phục, thuận phục, thuận theo; Ngoan ngoãn thuận phục, cúi đầu nghe theo;
③ [Tie] (Họ) Thiếp. Xem [tiâ], [tiè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ viết trên lụa — Tấm giấy viết chữ. Td: Danh thiếp — Thỏa thuận. Bằng lòng.

Từ ghép 9

thiệp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tấm thiếp, tấm thiệp

Từ ghép 1

ta
jiē ㄐㄧㄝ, juē ㄐㄩㄝ

ta

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thương xót

Từ điển trích dẫn

1. (Thán) Biểu thị xót thương, đau xót. ◎ Như: "hu ta" than ôi!
2. (Thán) Biểu thị tán dương, khen ngợi. ◇ Sử Kí : "Ta hồ! Thử chân tướng quân hĩ" ! (Giáng Hầu Chu Bột thế gia ) Ôi chao! Ấy thật là tướng quân vậy.
3. (Thán) Tiếng gọi lại. ◇ Lễ Kí : "Ta! Lai thực" ! (Đàn cung ) Này! Lại ăn đi.
4. (Trợ) Tiếng phát ngữ.
5. Một âm là "tá". (Động) "Đốt tá" : than thở. ◇ Bão Phác Tử : "Lệnh nhân đát nhiên tâm nhiệt, bất giác đốt tá" , (Cần cầu ) Khiến cho người xót thương nóng ruột, bất giác thở than.
6. (Phó) "Đốt tá" : giây lát, khoảnh khắc. ◇ Tả Tư : "Phủ ngưỡng sanh vinh hoa, Đốt tá phục điêu khô" , (Vịnh sử ) Chớp mắt thành tươi tốt, Khoảnh khắc lại héo khô.
7. (Động) "Đốt tá" : quát tháo, la hét. ◇ Tô Triệt : "Hạng Tịch thừa bách chiến bách thắng chi uy nhi chấp chư hầu chi bính, đốt tá sất trá, phấn kì bạo nộ" , , (Tam quốc luận ) Hạng Tịch thừa uy thế trăm trận trăm thắng mà nắm quyền của các chư hầu, quát tháo la hét, dũng mãnh hung hãn.

Từ điển Thiều Chửu

① Than thở, như hu ta than ôi!
② Một âm là tá. Ðốt tá dây lát.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Than thở: Than ôi! Cg. [jue].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng than — Thở than.

Từ ghép 7

khiêu, đào
diào ㄉㄧㄠˋ, táo ㄊㄠˊ, tiáo ㄊㄧㄠˊ, tiào ㄊㄧㄠˋ

khiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhảy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhảy. ◎ Như: "khiêu dược" nhảy lên, "khiêu viễn" nhảy xa, "kê phi cẩu khiêu" gà bay chó nhảy, "khiêu vũ xướng ca" nhảy múa ca hát.
2. (Động) Đập, động đậy, máy động. ◎ Như: "tâm khiêu" tim đập, "nhãn khiêu" mắt máy động. ◇ Phù sanh lục kí : "Ác kì oản, noãn tiêm hoạt nị, hung trung bất giác phanh phanh tác khiêu" , , (Khuê phòng kí lạc ) Cầm tay nàng, ấm áp thon nhỏ mịn màng, trong ngực tim tôi bỗng đập thình thình.
3. (Động) Vượt qua, đi quá. ◎ Như: "khiêu cấp" nhảy qua cấp bậc, "giá nhất hiệt khiêu quá khứ bất khán" trang đó bỏ qua không xem.
4. (Động) Thoát khỏi, trốn thoát. ◎ Như: "khiêu xuất hỏa khanh" thoát ra khỏi hố lửa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Vạn vọng tiên dĩ tình dục thanh sắc đẳng sự cảnh kì si ngoan, hoặc năng sử bỉ khiêu xuất mê nhân quyển tử, nhiên hậu nhập ư chánh lộ" , 使, (Đệ ngũ hồi) Xin nhờ trước hãy lấy những việc tình dục thanh sắc răn bảo bệnh si ngoan của nó, họa chăng nó có thể thoát vòng mê muội, mà sau mới đi vào đường chính.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhảy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhảy: Anh ta từ trên cao nhảy xuống;
② Đập: Tim đập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhảy lên — Trượt chân — Một âm là Đào.

Từ ghép 5

đào

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi ra. Trốn đi — Một âm là Khiêu. Xem Khiêu.

Từ điển trích dẫn

1. Ý thú ý hướng riêng biệt không như thế tục. ◇ Nam sử : "... hung trung quảng bác, cực hữu khẩu tài, dã thị nhất cá hữu ý tứ đích nhân" ..., , ().
2. Có ý nghĩa. ◇ Ngang Vượng : "Đa hữu ý tứ đích dân ca nha, bả đại gia đô hoán tiến liễu nhất chủng thâm hậu đích cảm tình lí" , (Phong tuyết sâm lâm dạ )
3. Có cái hay, có điều thú vị. ◇ Lão Xá : "Luân Đôn đích vụ chân hữu ý tứ, quang thuyết nhan sắc ba, tựu năng đồng thì hữu kỉ chủng" , , (Nhị mã , Đệ tứ đoạn nhất).
4. Đặc chỉ có tình ý yêu thương giữa trai gái. ◎ Như: "na cá nam hài tử tự hồ đối nhĩ hữu ý tứ" .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.