độc lập

phồn thể

Từ điển phổ thông

độc lập, có chủ quyền

Từ điển trích dẫn

1. Đứng một mình. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "(Vương Sinh) kiến nhất nữ tử sinh đắc thập phần mĩ mạo, độc lập tại môn nội, bồi hồi ngưng vọng" (), , (Quyển thập nhị).
2. Cô lập, lẻ loi không có nơi nương tựa. ◇ Quản Tử : "Nhân chủ cô đặc nhi độc lập, nhân thần quần đảng nhi thành bằng" , (Minh pháp giải ).
3. Không giống như số đông người, siêu quần, siêu phàm bạt tục. ◇ Hoài Nam Tử : "Siêu nhiên độc lập, trác nhiên li thế" , (Tu vụ ).
4. Tự lập, không nương nhờ vào cái khác. ◇ Đạo Đức Kinh : "Hữu vật hỗn thành, Tiên thiên địa sanh. Tiêu hề liêu hề, Độc lập nhi bất cải, Khả dĩ vi thiên địa mẫu" , . , , (Chương 25) Có vật hỗn độn mà thành, Sinh trước Trời Đất. Yên lặng, trống không, Đứng riêng mà không đổi, Có thể là Mẹ thiên hạ.
5. Tự chủ, không chịu bên ngoài thống trị chi phối (nói về một quốc gia, dân tộc hoặc chính quyền). ◎ Như: "nhất thiết thụ áp bách đích dân tộc đô yếu độc lập" . ◇ Tuân Tử : "Phù uy cường vị túc dĩ đãi lân địch dã, danh thanh vị túc dĩ huyện thiên hạ dã, tắc thị quốc vị năng độc lập dã" , , (Vương chế ).
6. Chim một chân (theo truyền thuyết cổ). ◇ Thái bình ngự lãm : "Điểu nhất túc danh độc lập" (Quyển tứ tam tam dẫn "Hà đồ" ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng vững một mình, không nhờ vả ai.

Từ điển trích dẫn

1. An ủy, vỗ về. ◇ Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng : "Thiếu nãi nãi nhất ngôn bất phát, chỉ quản trừu trừu ế ế đích khốc, đại thiểu da tọa tại bàng biên, ôn tồn liễu nhất hội" , , , (Đệ bát thập thất hồi).
2. Ấm áp. ◇ Tư Không Đồ : "Tiệm giác nhất gia khán lãnh lạc, Địa lô sanh hỏa tự ôn tồn" , (Tu sứ đình ).
3. Âu yếm, ôn nhu hòa thuận. ◇ Tây sương kí 西: "Tha thị cá nữ hài nhi gia, nhĩ tác tương tính nhi ôn tồn, thoại nhi ma lộng, ý nhi khiêm hiệp, hưu sai tố bại liễu tàn hoa" , , , , (Đệ tam bổn , Đệ tam chiết) Cô em là con cái nhà, cậu phải tìm lời âu yếm, xin đừng suồng sã, hãy tỏ ra nhã nhặn dịu dàng, chớ coi như liễu ngõ hoa tường.
4. Nghỉ ngơi, hưu dưỡng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả mẫu nguyên một hữu đại bệnh, bất quá thị lao phạp liễu, kiêm trứ liễu ta lương. Ôn tồn liễu nhất nhật, hựu cật liễu nhất tễ dược, sơ tán liễu sơ tán, chí vãn dã tựu hảo liễu" , , . , , , (Đệ tứ thập nhị hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Êm đềm nhẹ nhàng.

bất kham

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bất kham, không cam chịu

Từ điển trích dẫn

1. Không đảm đương nổi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu niên mại, nhị tử bất tài, bất kham quốc gia trọng nhậm" , , (Đệ thập nhất hồi) Lão phu này tuổi già, hai con lại không có tài, không đảm đương nổi được việc lớn nước nhà.
2. Không chịu nổi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Vân thính tha thiều đao đích bất kham, tiện khởi thân cáo từ" , 便 (Đệ nhị thập tứ hồi) Giả Vân thấy ông cậu nói lải nhải không chịu nổi, liền đứng dậy xin về.
3. Không nỡ, bất nhẫn tâm.
4. Không thể, bất khả, bất năng. ◇ Đào Hoằng Cảnh : "San trung hà sở hữu, Lĩnh thượng đa bạch vân, Chỉ khả tự di duyệt, Bất kham trì tặng quân" , , , (Chiếu vấn san trung hà sở hữu , Phú thi dĩ đáp ) Trong núi có gì, trên đỉnh núi có nhiều mây trắng, chỉ có thể tự mình vui thích, không thể đem tặng anh.
5. Rất, quá (dùng sau hình dung từ).
6. Rất xấu, kém, tệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mỗi nhật chỉ mệnh nhân đoan liễu thái phạn đáo tha phòng trung khứ cật. Na trà phạn đô hệ bất kham chi vật. Bình Nhi khán bất quá, tự kỉ nã tiền xuất lai lộng thái cấp tha cật" . . , (Đệ lục thập cửu hồi) Mỗi ngày chỉ sai người đem cơm vào buồng cho chị ấy ăn. Đồ ăn đều là thứ không thể nuốt được. Bình Nhi thấy thế không đành lòng, tự mình bỏ tiền ra mua thức ăn cho chị ấy ăn.
7. Không... lắm. ◇ Kinh bổn thông tục tiểu thuyết : "Trương chủ quản khán kiến nhất cá phụ nữ, thân thượng y phục bất kham tề chỉnh, đầu thượng bồng tông" , , (Chí thành Trương chủ quản ) Chủ quản Trương nhìn thấy một người đàn bà, quần áo mặc không ngay ngắn lắm, đầu tóc rối bù.

cô nương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cô gái, cô nàng

Từ điển trích dẫn

1. Chị hoặc em gái của cha. § Tức "cô mẫu" . ◇ Lão tàn du kí : "Cô nương giả, cô mẫu chi vị dã" , (Đệ bát hồi).
2. Cô gái, thiếu nữ. § Thường chỉ con gái chưa lấy chồng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhất diện thính đắc nhân thuyết: Lâm cô nương lai liễu! (...) Giả mẫu hựu khiếu: Thỉnh cô nương môn. Kim nhật viễn khách lai liễu, khả dĩ bất tất thượng học khứ" : . (...) : . , (Đệ tam hồi) Một mặt nghe có người báo: Cô Lâm (Đại Ngọc) đã đến! (...) Giả mẫu lại bảo: Đi mời các cô. Hôm nay có khách xa đến, nghỉ học cũng được.
3. Đặc chỉ con gái. § Tức là nữ nhi (đứa con phái nữ).
4. Thiếp, vợ bé.
5. Kĩ nữ. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Tưởng lai thị tương tài xuyến điếm đích giá kỉ cá cô nương nhi, bất nhập nhĩ lão đích nhãn, yếu ngoại khiếu lưỡng cá" , , (Đệ tứ hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi người con gái chưa có chồng — Người cô, như Cô mẫu .

kinh doanh

phồn thể

Từ điển phổ thông

kinh doanh

Từ điển trích dẫn

1. Trù hoạch, xây dựng.
2. Quy hoạch, an trị. ◇ Sử Kí : "Tự căng công phạt, phấn kì tư trí nhi bất sư cổ, vị bá vương chi nghiệp, dục dĩ lực chinh kinh doanh thiên hạ, ngũ niên tốt vong kì quốc, thân tử Đông Thành" , , , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Khoe công cậy giỏi, chỉ dùng kiến thức riêng của mình mà không chịu theo phép tắc đời xưa, (lại còn) nói rằng muốn dựng nghiệp bá vương, chỉ cần lấy võ lực dẹp yên thiên hạ. Nhưng chỉ được năm năm thì mất nước, thân chết ở Đông Thành.
3. Quanh co trở đi trở lại. ◇ Lưu Hướng : "Hu dư ủy xà, kinh doanh hồ kì nội" , (Cửu thán , oán tư ).
4. Vận dụng tìm tòi, cấu tứ (văn chương, nghệ thuật). ◇ Đỗ Phủ : "Chiếu vị tướng quân phất quyên tố, Ý tượng thảm đạm kinh doanh trung" , (Đan thanh dẫn ).
5. Quản trị, quản lí (kinh tế, xí nghiệp...). ◎ Như: "kinh doanh thương nghiệp" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp đặt công việc làm ăn.

Từ điển trích dẫn

1. Người thù, kẻ thù, cừu nhân. ◇ Sa Đinh : "Ngã tính Chương, tha tính Ổ, kí bất thị thân gia, dã bất thị oan gia" , , , (Khốn thú kí , Thập ngũ) Tôi họ Chương, bà ta họ Ổ, đã chẳng là thân thích, cũng không phải kẻ thù.
2. Tiếng gọi âu yếm đối với tình nhân. ◇ Tây sương kí 西: "Vọng đắc nhân nhãn dục xuyên, (...), đa quản thị oan gia bất tự tại" 穿, (...), (Đệ tứ bổn , Đệ nhất chiết) Ngóng trông người muốn mòn con mắt, (...), lòng oan gia chắc cũng bồn chồn.
3. Phiếm chỉ người mình yêu thương oan trái, chỉ đem lại khổ não cho mình mà không bỏ được. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã giá lão oan gia thị na thế lí nghiệt chướng, thiên sanh ngộ kiến liễu giá ma lưỡng cá bất tỉnh sự đích tiểu oan gia, một hữu nhất thiên bất khiếu ngã thao tâm" , , (Đệ nhị thập cửu hồi) Già này chẳng hiểu vì oan nghiệt từ đời nào, để sinh ra hai đứa oan gia mê muội kia, không ngày nào là chúng không làm cho ta phải bận lòng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người thù. Kẻ thù — Gia đình có việc thù hằn lâu đời, nay gặp cảnh khổ, giống như bị trả thù. Đoạn trường tân thanh có câu: » Làm chi tội báo oan gia, thiệt mình mà hại đến ta hay gì «.

Từ điển trích dẫn

1. Tìm tòi, nghiên cứu. ◇ Bách Nhất Cư Sĩ : "Tha như quản huyền ti trúc chi âm, mĩ bất tất tâm giảng cứu" , (Hồ thiên lục , Quyển hạ).
2. Bàn bạc, thảo luận. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất đãn Tử Quyên hòa Tuyết Nhạn tại tư hạ lí giảng cứu, tựu thị chúng nhân dã đô tri đạo Đại Ngọc đích bệnh dã bệnh đắc kì quái, hảo dã hảo đắc kì quái" , , (Đệ thập cửu hồi) Chẳng những Tử Quyên và Tuyết Nhạn đã bàn bạc riêng với nhau, mà mọi người cũng đều thấy Đại Ngọc bệnh cũng bệnh thật lạ lùng, khỏi cũng khỏi thật lạ lùng.
3. Chú trọng, chăm chú. ◎ Như: "nhĩ biệt tiểu khán giá tiểu ngoạn ý nhi, chế tạo kĩ thuật khả thị phi thường giảng cứu" , .
4. Hết sức muốn cho tốt đẹp hoàn hảo. Cũng chỉ tinh mĩ hoàn thiện. ◇ Quan tràng hiện hình kí : "Lánh ngoại hữu cá tiểu trù phòng, ẩm thực cực kì giảng cứu" , (Đệ lục hồi).
5. Biện pháp, đường lối. ◇ Quan tràng hiện hình kí : "Hậu lai thính liễu tha nhị nhân phàn đàm, phương hiểu đắc kì trung hoàn hữu giá hứa đa giảng cứu" , (Đệ tam tứ hồi).

cơ quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

cơ quan, tổ chức

Từ điển trích dẫn

1. Then chốt, bộ phận điều khiển cỗ máy.
2. Mưu kế. ◇ Lão Xá : "Tha bất tái hòa Cao Đệ đàm tâm liễu, phạ thị tẩu liễu chủy, tiết lộ liễu cơ quan" , , (Tứ thế đồng đường , Ngũ nhị) Bà sẽ không nói chuyện tâm sự với Cao Đệ (con gái cả của chồng) nữa, sợ lỡ miệng, để lộ mưu kế.
3. Tổ chức, cơ cấu.
4. Chỉ miệng. § Nguồn gốc: ◇ quỷ Cốc Tử : "Cố khẩu giả, cơ quan dã, sở dĩ bế tình ý dã" , , (Quyền thiên ). ◇ Tiêu Cám : "Cơ quan bất tiện, bất năng xuất ngôn" 便, (Dịch lâm , Tiểu súc chi mông ).
5. Khớp xương, đốt xương (trên thân thể người ta). ◇ Tố Vấn : "Cơ quan bất lợi giả, yêu bất khả dĩ hành, hạng bất khả dĩ cố" , , (Quyết luận ) Khớp xương mà không trơn tru, hông không đi được, gáy không quay đầu được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bộ phận điều khiển toàn bộ máy — Nơi điều khiển công việc.

tương lai

phồn thể

Từ điển phổ thông

tương lai, về sau

Từ điển trích dẫn

1. Vị lai, mai sau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cố dẫn bỉ tái chí thử xứ, lệnh kì tái lịch ẩm soạn thanh sắc chi huyễn, hoặc kí tương lai nhất ngộ, diệc vị khả tri dã" , , , (Đệ ngũ hồi) Nên ta lại dẫn đến chốn này để trải hết những ảo cảnh ăn ngon, hát hay, sắc đẹp, mong rằng mai sau nó được tỉnh ngộ chăng, điều đó cũng chưa thể biết được.
2. Sắp đến.
3. Mang lại, cầm đến. ◇ Thủy hử truyện : "Na trang gia liên mang thủ bán chích thục cẩu nhục, đảo ta toán nê, tương lai phóng tại Trí Thâm diện tiền" , , (Đệ tứ hồi) Chủ quán vội lấy thịt chó chín nửa con, giã chút tương tỏi, mang lại đặt trước mặt Lỗ Trí Thâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sẽ lại. Sắp tới. Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ: » Còn tương lai liệu phải đền bồi «.

bất bình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bất bình, phẫn nộ

Từ điển trích dẫn

1. Không bằng phẳng. ◇ Trương Hành : "Thùy vân lộ chi bất bình" (Tư huyền phú ) Ai bảo đường không bằng phẳng.
2. Không công bình.
3. Bất mãn, không vừa lòng, tức giận. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chúng tướng văn ngôn, câu hoài bất bình" , (Đệ tam thập tam hồi) Các tướng nghe nói thế đều mang lòng tức giận.
4. Thân thể không được dễ chịu. ◇ Sơ học kí : "Úc sát mẫu nhan sắc bất bình, triếp phục bất thực" , (Hiếu đệ tứ ) (Nhữ) Úc xem sắc mặt mẹ không được khỏe khoắn, cũng không chịu ăn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không vừa lòng. Tức giận.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.