bồ, phù
fú ㄈㄨˊ

bồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phù hiệu, thẻ bài
2. cái bùa trừ ma

phù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phù hiệu, thẻ bài
2. cái bùa trừ ma

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật để làm tin. § Ngày xưa dùng thẻ bằng tre, viết chữ vào rồi chẻ làm đôi, mỗi người giữ một mảnh. Khi nào sóng vào nhau mà đúng thì coi là phải. § Ngày xưa, phong các chư hầu hay sai các đại thần đi, đều lấy thẻ làm tin, cho nên gọi các phan (phiên) , trấn là "phân phù" hay "phẩu phù" .
2. (Danh) Bằng chứng. ◇ Nhan Chi Thôi : "Ngã mẫu tố oán ư thiên, kim đắc thiên tào phù" , (Oan hồn chí ) Mẹ tôi cáo oan trên trời, nay có được bằng chứng của phủ nhà trời.
3. (Danh) Điềm tốt lành.
4. (Danh) Bùa chú để trừ tà ma. ◎ Như: "phù lục" sách bùa, "phù chú" bùa chú, "đào phù" tục xưa ngày Tết, cắm cành đào lên mái nhà để trừ ma. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na tăng tiện niệm chú thư phù, đại triển huyễn thuật" 便, (Đệ nhất hồi) Nhà sư đó liền niệm chú viết bùa, thi triển hết phép thuật ra.
5. (Danh) Dấu hiệu, kí hiệu. ◎ Như: "âm phù" kí hiệu biểu âm, "phù hiệu" dấu hiệu.
6. (Động) Hợp, đúng. ◎ Như: "tương phù" hợp nhau, "bất phù" chẳng đúng. ◇ Liêu trai chí dị : "Tính tự giai phù" (Ngưu Thành Chương ) Tên họ đều phù hợp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thẻ, làm bằng tre viết chữ vào rồi chẻ làm đôi, mỗi người giữ một mảnh khi nào sóng vào nhau mà đúng thì phải, là một vật để làm tin, ngày xưa phong các chư hầu hay sai các đại thần đi, đều lấy cái thẻ làm tin, cho nên gọi các phan (phiên) các trấn là phân phù hay phẩu phù , v.v.
② Ðiềm tốt lành.
③ Cái bùa, các thầy cúng vẽ son vẽ mực vào giấy để trừ ma gọi là phù, như phù lục , phù chú , v.v. Tục xưa cứ tết thì cắm cành đào lên mái nhà để trừ ma gọi là đào phù .
④ Hợp, đúng, như tương phù cùng hợp, bất phù chẳng đúng, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thẻ tre để làm tin (ấn tín do chủ tướng giữ): Hổ phù (binh phù có khắc hình con hổ);
② Dấu hiệu, kí hiệu;
③ Phù hợp, ăn khớp, đúng: Khớp nhau, hợp nhau; Anh ấy nói không đúng với sự thật;
④ Bùa: Vẽ một lá bùa; Bùa hộ thân;
⑤ (văn) Điềm tốt;
⑥ [Fú] (Họ) Phù.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ lằm bằng — Lá bùa — Hợp nhau — Bùa chú. » Pháp rằng: Có khó chi sao, người nằm ta chữa rối trao phù về «. ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 14

cao, cữu
gāo ㄍㄠ, jiù ㄐㄧㄡˋ

cao

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai họa. ◎ Như: "hưu cữu" phúc lành và tai họa, "cữu do tự thủ" họa do tự mình chuốc lấy, mình làm mình chịu.
2. (Danh) Lỗi, tội. ◎ Như: "quy cữu ư nhân" đổ tội cho người khác.
3. (Động) Trách móc, trách cứ. ◇ Luận Ngữ : "Thành sự bất thuyết, toại sự bất gián, kí vãng bất cữu" , , (Bát dật ) Việc đã thành thì không nên nói nữa, việc đã xong thì không nên sửa đổi nữa, việc đã qua thì không nên trách nữa.
4. (Động) Ghét.
5. Một âm là "cao". (Danh) Trống lớn. § Thông "cao" .
6. (Danh) Họ "Cao".

Từ điển Thiều Chửu

① Xấu, hưu cữu tốt xấu.
② Lỗi, như cữu vô khả từ lỗi không khá từ.
③ Một âm là cao, cũng như chữ cao .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người — Một âm khác là Cữu. Xem vần Cữu.

Từ ghép 1

cữu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xấu, lỗi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai họa. ◎ Như: "hưu cữu" phúc lành và tai họa, "cữu do tự thủ" họa do tự mình chuốc lấy, mình làm mình chịu.
2. (Danh) Lỗi, tội. ◎ Như: "quy cữu ư nhân" đổ tội cho người khác.
3. (Động) Trách móc, trách cứ. ◇ Luận Ngữ : "Thành sự bất thuyết, toại sự bất gián, kí vãng bất cữu" , , (Bát dật ) Việc đã thành thì không nên nói nữa, việc đã xong thì không nên sửa đổi nữa, việc đã qua thì không nên trách nữa.
4. (Động) Ghét.
5. Một âm là "cao". (Danh) Trống lớn. § Thông "cao" .
6. (Danh) Họ "Cao".

Từ điển Thiều Chửu

① Xấu, hưu cữu tốt xấu.
② Lỗi, như cữu vô khả từ lỗi không khá từ.
③ Một âm là cao, cũng như chữ cao .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tội, lỗi: Đổ tội cho người khác;
② Trách móc, xử phạt, kể tội: Không kể tội những việc đã qua;
③ (văn) Xấu: Tốt xấu;
④ (văn) Tai họa: Chư hầu ắt làm phản, vua ắt có tai họa (Tả truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tai họa — Tội lỗi — Ghét bỏ — Một âm khác là Cao.

Từ ghép 10

thặng, thừa
chéng ㄔㄥˊ, shèng ㄕㄥˋ

thặng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cỗ xe
2. sách ghi chép

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi, đóng. ◎ Như: "thừa mã" đóng xe vào ngựa.
2. (Động) Lên. ◇ Sử Kí : "Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành" , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.
3. (Động) Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè ...) Như "thừa chu" đi thuyền, "thừa phù" đi bè.
4. (Động) Nhân, lợi dụng. ◎ Như: "thừa phong phá lãng" lợi dụng gió rẽ sóng, "thừa thắng truy kích" thừa thắng đuổi đánh.
5. (Động) Tiến công, truy kích, đuổi theo. ◇ Sử Kí : "Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.
6. (Danh) Tính nhân. ◎ Như: "thừa pháp" phép tính nhân.
7. (Danh) Bực. § Phật học chia bực cao bực thấp. ◎ Như: "tiểu thừa" bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, "đại thừa" bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là "thượng thừa" cũng bắt chước nghĩa ấy.
8. Một âm là "thặng". (Danh) Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một "thặng". ◎ Như: "thiên thặng chi quốc" nước có số nghìn cỗ xe, "bách thặng chi gia" nhà có trăm cỗ xe.
9. (Danh) Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là "thặng".
10. (Danh) Bốn. ◇ Mạnh Tử : "Phát thặng thỉ nhi hậu phản" (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.
11. (Danh) Sách vở, những sách ghi chép mọi việc. ◎ Như: "Tấn chi thặng" sách chép việc nước Tấn, "gia thặng" gia phả.
12. (Giới) Nhân lúc. ◎ Như: "thừa hứng nhi lai" nhân hứng mà lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa mã nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
② Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
③ Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
④ Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
⑤ Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
⑥ Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
⑦ Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỗ xe (quân sự) bốn ngựa thời cổ: Nước có nghìn cỗ xe (ý nói binh mã rất nhiều); Xe sáu, bảy trăm cỗ (Sử kí);
② Bốn: Bắn bốn mũi tên rồi quay trở lại (Mạnh tử);
③ Sử sách: Sách sử; Sách sử chép việc nước Tấn; Gia phả (sách chép việc trong gia tộc);
④ Đơn vị hộ khẩu ruộng đất thời xưa (9 phu là một tỉnh, 64 tỉnh là một thặng): Vua nước Yên nhân đấy lấy (bổng lộc của) ba thặng phụng dưỡng ông ấy (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng). Xem [chéng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỗ xe lớn, bốn ngựa kéo — Xem Thừa.

Từ ghép 3

thừa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cưỡi
2. nhân (phép toán)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi, đóng. ◎ Như: "thừa mã" đóng xe vào ngựa.
2. (Động) Lên. ◇ Sử Kí : "Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành" , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.
3. (Động) Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè ...) Như "thừa chu" đi thuyền, "thừa phù" đi bè.
4. (Động) Nhân, lợi dụng. ◎ Như: "thừa phong phá lãng" lợi dụng gió rẽ sóng, "thừa thắng truy kích" thừa thắng đuổi đánh.
5. (Động) Tiến công, truy kích, đuổi theo. ◇ Sử Kí : "Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.
6. (Danh) Tính nhân. ◎ Như: "thừa pháp" phép tính nhân.
7. (Danh) Bực. § Phật học chia bực cao bực thấp. ◎ Như: "tiểu thừa" bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, "đại thừa" bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là "thượng thừa" cũng bắt chước nghĩa ấy.
8. Một âm là "thặng". (Danh) Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một "thặng". ◎ Như: "thiên thặng chi quốc" nước có số nghìn cỗ xe, "bách thặng chi gia" nhà có trăm cỗ xe.
9. (Danh) Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là "thặng".
10. (Danh) Bốn. ◇ Mạnh Tử : "Phát thặng thỉ nhi hậu phản" (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.
11. (Danh) Sách vở, những sách ghi chép mọi việc. ◎ Như: "Tấn chi thặng" sách chép việc nước Tấn, "gia thặng" gia phả.
12. (Giới) Nhân lúc. ◎ Như: "thừa hứng nhi lai" nhân hứng mà lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa mã nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
② Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
③ Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
④ Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
⑤ Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
⑥ Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
⑦ Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi, đáp, ngồi, cưỡi (ngựa...): Đi tàu biển; Đáp máy bay; Ngồi ô tô; Ngựa tốt khó cưỡi, nhưng có thể gánh nặng đi xa được (Mặc tử);
② Lên: Cùng lên đài cao (Liệt tử); Mau lên lợp lại mái nhà (Thi Kinh);
③ Ức hiếp: Người Chu ức hiếp dân (Thượng thư); Ba nước ắt phải nổi lên mà ức hiếp nước ta (Tuân tử);
④ Đuổi theo: Quan quân mừng rỡ, hô to rượt đuổi theo họ (Hán thư: Trần Thang truyện);
⑤ Đánh thắng: Quân của thiên hạ đã đánh thắng họ (Lã thị Xuân thu);
⑥ Giữ, phòng thủ: Sai quân lính trong cửa ải ra phòng thủ vùng biên giới (Sử kí);
⑦ Tính toán: Tính toán (tình trạng) thu chi tiền bạc của cải của họ (Chu lễ); Kẻ làm thần dân, tính toán việc làm có công thì thưởng (Hàn Phi tử: Nạn nhất);
⑧ Nhân lúc, thừa lúc: Nhân lúc rỗi rãi; Các tướng sĩ thừa thắng, tiến công vào thành của ông ta (Tam quốc chí); Có thể nhân lúc quân địch sơ hở không phòng bị, đánh thẳng vào thành (Tư trị thông giám);
⑨ Bực (trong giáo lí nhà Phật): Tiểu thừa (bực tu chỉ tự độ cho mình); Đại thừa (bực tu vừa tự độ cho mình, vừa độ cho người);
⑩ (toán) Nhân: 5 nhân với 2 là 10; Đầu nhân đuôi chia (Tam quốc chí);
⑪ [Chéng] (Họ) Thừa. Xem [shèng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhân đó. Td: Thừa cơ — Nhân lên. Xem Thừa trừ — Vâng chịu. Xem Thừa ân — Nối theo. Xem Thừa tự — Cưỡi. Ngồi — Một âm là Thặng. Xem Thặng.

Từ ghép 25

hậu
hòu ㄏㄡˋ

hậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dày dặn
2. chiều dày
3. hậu hĩnh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dày. § Đối lại với "bạc" mỏng. ◎ Như: "hậu chỉ" giấy dày, "hậu thần" môi dày.
2. (Tính) Nhiều, lớn. ◎ Như: "hậu lợi" lời to, "hậu lễ" lễ nhiều.
3. (Tính) Đậm, nặng, nồng. ◎ Như: "tửu vị hậu" mùi rượu nồng, "thâm tình hậu nghị" tình sâu nghĩa nặng.
4. (Tính) Không khe khắt, tốt lành. ◎ Như: "nhân hậu" nhân từ, "khoan hậu" khoan dung, "trung hậu lão thật" hiền lành thật thà.
5. (Danh) Chiều dày. ◎ Như: "giá khối mộc bản ước hữu nhị thốn hậu" khối gỗ này có bề dày khoảng hai tấc.
6. (Động) Coi trọng. ◎ Như: "hậu cổ bạc kim" trọng xưa khinh nay. ◇ Sử Kí : "Toại phục tam nhân quan trật như cố, dũ ích hậu chi" , (Tần bổn kỉ ) Bèn phục chức quan cho ba người như trước, lại càng thêm coi trọng.
7. (Phó) Ưu đãi. ◎ Như: "hậu đãi" ưu đãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chiều dầy.
② Hậu, đối lại với chữ bạc . Phẩm bình sự vật cái nào tốt hơn, nhiều hơn, dầy hơn đều gọi là hậu.
③ Hậu đãi hơn. Ðãi người thân trọng hơn gọi là tương hậu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dày: Vải dày;
② Sâu, sâu sắc, thắm thiết, nặng: Tình bạn sâu sắc, mối tình hữu nghị thắm thiết; Tình sâu nghĩa nặng;
③ Hậu: Hiền hậu; Trung hậu;
④ To, lớn: Lời to;
⑤ Đậm, nặng, nhiều: Mùi rượu rất nồng; 穿 Mặc nhiều quần áo vào;
⑥ Chú trọng, coi trọng, hậu đãi.【】hậu thử bạc bỉ [hóucê bóbê] Coi trọng cái này (thứ này, việc này), xem nhẹ cái kia (thứ kia, việc kia), hậu đãi kẻ này, bạc đãi người kia;
⑦ [Hòu] (Họ) Hậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dày ( trái với mỏng ) — Lớn lao — Tốt đẹp.

Từ ghép 24

tiện
biàn ㄅㄧㄢˋ, pián ㄆㄧㄢˊ

tiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thuận lợi, thuận tiện
2. ỉa, đái
3. phân, nước giải
4. liền, bèn, làm ngay

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thuận, thuận lợi. ◎ Như: "tiện lợi" 便 lợi ích. ◇ Sử Kí : "Tựu thiện thủy thảo đồn, xả chỉ, nhân nhân tự tiện" , , 便 (Lí tướng quân truyện ) Đóng trại ở những nơi nước tốt cỏ tốt, buông thả không gò bó, ai nấy đều tùy tiện.
2. (Tính) Thường, xoàng, đơn giản. ◎ Như: "tiện phục" 便 thường phục, "tiện phạn" 便 bữa cơm thường.
3. (Tính) Nhanh nhẹn, mẫn tiệp. ◇ Luận Ngữ : "Kì tại tông miếu triều đình, tiện tiện nhiên, duy cẩn nhĩ" , 便便 (Hương đảng ) Ngài (Khổng tử) ở tại tông miếu, triều đình, thì khéo léo mẫn tiệp, mà rất thận trọng.
4. (Tính) Yên ổn. ◎ Như: "tiện điện" 便殿, "tiện cung" 便 cung điện yên ổn.
5. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "tiện ư huề đái" 便 rất tiện để đeo bên mình.
6. (Động) Làm lợi cho, có lợi cho. ◇ Sử Kí : "Tướng tại ngoại, chủ lệnh hữu sở bất thụ, dĩ tiện quốc gia" , , 便 (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Tướng ở ngoài biên thùy, lệnh của vua có cái không theo, để làm lợi ích cho quốc gia.
7. (Động) Quen thuộc. ◇ Tam quốc chí : "Bố tiện cung mã" 便 (Lữ Bố truyện ) (Lã) Bố quen cỡi ngựa bắn cung.
8. (Động) Bài tiết cứt, đái. ◎ Như: "tiện niệu" 便尿 đi giải.
9. (Danh) Lúc thuận tiện. ◎ Như: "tiện trung thỉnh lai cá điện thoại" 便 khi nào tiện xin gọi điện thoại.
10. (Danh) Cơ hội. ◇ Lí Hoa : "Ngô tưởng phù bắc phong chấn Hán, Hồ binh tí tiện; chủ tướng kiêu địch, kì môn (*) thụ chiến" , 便; , (Điếu cổ chiến tràng văn ) Ta tưởng trận gió bắc làm rúng động quân Hán, binh Hồ thừa cơ quấy nhiễu; chủ tướng khinh địch, kì môn giao chiến. § Ghi chú (*): "kì môn" là một chức quan võ.
11. (Danh) Phân, nước đái. ◎ Như: "đại tiện" 便 đi ỉa, "tiểu tiện" 便 đi đái, "phẩn tiện" 便 cứt đái.
12. (Danh) Họ "Tiện".
13. (Phó) Liền, ngay, lập tức. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na tăng tiện niệm chú thư phù, đại triển huyễn thuật" 便, (Đệ nhất hồi) Nhà sư đó liền niệm chú viết bùa, thi triển hết phép thuật ra.
14. (Phó) Biểu thị phản vấn: Há, chẳng là. ◇ Văn Đồng : "Nhược vô thư tịch kiêm đồ họa, tiện bất giáo nhân bạch phát sanh?" , 便 (Khả tiếu khẩu hào ) Nếu như không có sách vở cùng đồ họa, há chẳng khiến người ta ra tóc trắng sao?
15. (Liên) Dù, cho dù, dù có. ◇ Đỗ Phủ : "Tiện dữ tiên sanh ưng vĩnh quyết, Cửu trùng tuyền lộ tận giao kì" 便, (Tống Trịnh thập bát kiền ) Cho dù phải vĩnh biệt tiên sinh, Thì dưới chín suối cũng là cơ hội gặp nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiện, như tiện lợi 便.
② Yên, cái gì làm cho mình được yên gọi là tiện, như tiện điện 便殿, tiện cung 便 cung điện nghỉ được yên, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thuận tiện, tiện: 便 Tiện, thuận tiện, tiện lợi; 便 Tùy ý, tùy tiện;
② Thường, xoàng: 便 Bữa cơm thường;
③ Lúc thuận tiện: 便 Được lúc thuận tiện thì đưa đi ngay;
④ Liền, bèn, thì: 便 Chỉ cần chăm chỉ học, thì có thể học tốt; 便 Hễ nói thì làm; 便退 Mười ngày thì rút lui (Tam quốc chí);
⑤ (văn) Quen thuộc: 便 Lữ Bố quen với việc cỡi ngựa bắn cung (Tam quốc chí: Ngụy thư, Lữ Bố truyện);
⑥ Ỉa, đái: 便 Đi đồng, đi tiêu, đại tiện; 便 Đi giải, đi tiểu, tiểu tiện; 便 Cứt, phân. Xem 便 [pián].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Yên ổn: 便 Cung điện yên ổn; 便 Trăm họ đều được ăn no mặc ấm, yên ổn không lo lắng (Mặc tử);
② (văn) Khéo ăn khéo nói, linh lợi hoạt bát: 便 Nói năng hoạt bát, có nhiều tài khéo (Cổ thi: Vi Tiêu Trọng Khanh thê tác). 【便便】tiện tiện [piánpián] a. Béo phệ, phệ nệ: 便便 Biên Hiếu Tiên bụng phệ, lười đọc sách (Hậu Hán thư); 便便 Bụng phệ; b. Linh lợi hoạt bát: 便便 Ở chỗ tông miếu triều đình, khéo ăn khéo nói, lúc nào cũng cẩn trọng (Luận ngữ);
③ [Pián] (Họ) Tiện. Xem 便 [biàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dễ dàng thuận lợi. Td: Thuận tiện — Ta còn hiểu là nhân việc gì mà làm luôn việc khác cho được dễ dàng thuận lợi. Đoạn trường tân thanh : » Tiện đây xin một hai điều « — Ấy là. Bèn — Chỉ chung việc bài tiết ( đại và tiểu tiện ).

Từ ghép 53

dụ, hu, vu
hū ㄏㄨ, xū ㄒㄩ, yú ㄩˊ, yǔ ㄩˇ, yù ㄩˋ

dụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ở, cư trú

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khoai. § Tục gọi là "dụ đầu" . ◇ Sử Kí : "Kim tuế cơ dân bần, sĩ tốt thực dụ thục" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay mùa mất dân nghèo, quân lính ăn khoai ăn đỗ. § Ta quen đọc là "vu".
2. Một âm là "hu". (Tính) To lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Khoai nước. Ta quen đọc là chữ vu.
② Một âm là hu. To lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ở: Chim chuột bỏ đi, người quân tử có thể ở (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tư can).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây thuộc giống Thiên Nam tinh, ăn được — Một âm là Hu. Xem Hu.

hu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

to lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khoai. § Tục gọi là "dụ đầu" . ◇ Sử Kí : "Kim tuế cơ dân bần, sĩ tốt thực dụ thục" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay mùa mất dân nghèo, quân lính ăn khoai ăn đỗ. § Ta quen đọc là "vu".
2. Một âm là "hu". (Tính) To lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Khoai nước. Ta quen đọc là chữ vu.
② Một âm là hu. To lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) To lớn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tôn kính người lớn hơn mình — Một âm là Vu.

vu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây khoai nước, cây khoai sọ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khoai. § Tục gọi là "dụ đầu" . ◇ Sử Kí : "Kim tuế cơ dân bần, sĩ tốt thực dụ thục" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay mùa mất dân nghèo, quân lính ăn khoai ăn đỗ. § Ta quen đọc là "vu".
2. Một âm là "hu". (Tính) To lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Khoai sọ. 【】vu nãi [yùnăi] Như ;
② Tên gọi chung các loại khoai: Khoai lang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây khoai lang.

Từ ghép 2

tuấn
jùn ㄐㄩㄣˋ

tuấn

giản thể

Từ điển phổ thông

ngựa hay

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 駿.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngựa tốt. 【駿】tuấn mã [jùnmă] Ngựa tốt, tuấn mã: 駿 Vài tháng sau, con ngựa đó đem con ngựa Hồ tốt trở về (Hoài Nam tử);
② (văn) Lớn;
③ (văn) Nhanh;
④ (văn) Nghiêm khắc, nghiêm ngặt, chặt chẽ (như , bộ )
⑤ (văn) Tài giỏi, nổi bật (như , bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 駿
phẩm
pǐn ㄆㄧㄣˇ

phẩm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đồ vật
2. chủng loại
3. phẩm hàm, hạng quan, hạng, cấp
4. đức tính, phẩm cách
5. phê bình, bình phẩm, nếm, thử

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều thứ, đông. ◇ Dịch Kinh : "Vân hành vũ thi, phẩm vật lưu hình" , (Kiền quái , Thoán từ ) Mây bay mưa rơi, mọi vật lưu chuyển thành hình.
2. (Danh) Đồ vật. ◎ Như: "vật phẩm" đồ vật, "thực phẩm" đồ ăn, "thành phẩm" hàng chế sẵn, "thương phẩm" hàng hóa.
3. (Danh) Chủng loại. ◇ Thư Kinh : "Cống duy kim tam phẩm" (Vũ cống ) Dâng cống chỉ ba loại kim (tức là: vàng, bạc và đồng).
4. (Danh) Hạng, cấp. ◎ Như: "thượng phẩm" hảo hạng, "cực phẩm" hạng tốt nhất.
5. (Danh) Cấp bậc trong chế độ quan lại. Ngày xưa đặt ra chín phẩm, từ nhất phẩm đến cửu phẩm, để phân biệt giai cấp cao thấp. ◎ Như: "cửu phẩm quan" quan cửu phẩm.
6. (Danh) Đức tính, tư cách. ◎ Như: "nhân phẩm" phẩm chất con người, "phẩm hạnh" tư cách, đức hạnh.
7. (Danh) Họ "Phẩm".
8. (Động) Phê bình, thưởng thức, nếm, thử. ◎ Như: "phẩm thi" bình thơ, "phẩm trà" nếm trà.
9. (Động) Thổi (nhạc khí). ◎ Như: "phẩm tiêu" thổi sáo.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều thứ. Vật có nhiều thứ nên gọi là vật phẩm hay phẩm vật . Một cái cũng gọi là phẩm.
② Phẩm hàm. Ngày xưa đặt ra chín phẩm chính tòng, từ nhất phẩm chí cửu phẩm, để phân biệt phẩm tước cao thấp.
③ Phẩm giá, như nhân phẩm phẩm giá người.
④ Cân lường, như phẩm đề , phẩm bình nghĩa là cân lường đúng rồi mới đề mới nói.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ, vật, hàng, quà, phẩm: Đồ ăn; Hàng dệt; Đồ dùng hàng ngày; Đồ lễ, lễ vật; Đồ tế (cúng); Đồ quý; Đồ trang sức; Văn phòng phẩm; Đồ vật; Đồ dự trữ; Vật kỉ niệm; Vật cầm cố; Hàng cấm; Hàng chế sẵn, thành phẩm; Hàng không bán; Hàng loại, phế phẩm; Hàng nhập ngoại; Hàng tiêu dùng; Quà tặng;
② Hạng, loại, bậc, phẩm hàm: Hạng tốt nhất, loại tốt nhất, hảo hạng; Bậc thánh, bậc thần;
③ Nếm (ăn, uống) thử, bình phẩm, biết, nhấm: Nếm mùi; Uống thử trà này xem có ngon không; Người này như thế nào, dần dần anh sẽ biết;
④ Phẩm, phẩm giá, tính nết, tư cách: Phẩm cách xấu xa; Phẩm chất con người; Quan cửu phẩm;
⑤ Thổi: Thổi sáo;
⑥ [Pên] (Họ) Phẩm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đông nhiều, đủ thứ. Td: Vật phẩm — Bực quan cao thấp. Td: Phẩm trật — Một vật. Một món đồ. Td:Hóa phẩm, Sản phẩm — Cái cách thức bày lộ ra ngoài. Td: Nhân phẩm — Khen chê. Td: bình phẩm.

Từ ghép 62

âm phẩm 音品ấn loát phẩm 印刷品bạc lai phẩm 舶來品bình phẩm 評品cao phẩm 高品chiến lợi phẩm 戰利品chú phẩm 鑄品chức phẩm 職品cống phẩm 貢品cực phẩm 極品cửu phẩm 九品dạng phẩm 样品dạng phẩm 樣品dật phẩm 逸品diệu phẩm 妙品dụng phẩm 用品dược phẩm 藥品độc phẩm 毒品hóa phẩm 化品hóa phẩm 貨品kiệt phẩm 傑品lục phẩm 六品nhân phẩm 人品nhất phẩm 一品nhị phẩm 二品nhu yếu phẩm 需要品phẩm bình 品評phẩm cách 品格phẩm cấp 品級phẩm chất 品質phẩm chất 品质phẩm chủng 品种phẩm chủng 品種phẩm chức 品職phẩm đệ 品笫phẩm đề 品題phẩm hàm 品銜phẩm hạnh 品行phẩm loại 品類phẩm lưu 品流phẩm mạo 品貌phẩm phục 品服phẩm tiết 品節phẩm tính 品性phẩm trật 品秩phẩm vật 品物phẩm vị 品位phẩm vị 品味phó sản phẩm 副產品quan phẩm 官品sản phẩm 產品tác phẩm 作品tam phẩm 三品tế phẩm 祭品thực phẩm 食品thượng phẩm 上品thương phẩm 商品tiên phẩm 仙品vạn phẩm 萬品vật phẩm 物品xa xỉ phẩm 奢侈品xuất phẩm 出品
mai, môi, mỗi
měi ㄇㄟˇ, mèi ㄇㄟˋ

mai

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mai mai : Vẻ béo tốt đẹp đẽ — Rắc rối lôi thôi — Một âm là Mỗi. Xem Mỗi.

môi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Thường, luôn. ◎ Như: "mỗi mỗi như thử" thường thường như thế. ◇ Tây du kí 西: "Phong đầu thì thính cẩm kê minh, Thạch quật mỗi quan long xuất nhập" , (Đệ nhất hồi) Đầu núi thường nghe gà gấm gáy, Hang đá thường thấy rồng ra vào.
2. (Phó) Cứ, hễ, mỗi lần. ◇ Vương Duy : "Độc tại dị hương vi dị khách, Mỗi phùng giai tiết bội tư thân" , (Cửu nguyệt cửu nhật ức San Đông huynh đệ ) Một mình ở quê người làm khách lạ, Mỗi lần gặp tiết trời đẹp càng thêm nhớ người thân.
3. (Đại) Các, mỗi. ◎ Như: "mỗi nhân" mỗi người, "mỗi nhật" mỗi ngày.
4. (Danh) Họ "Mỗi".
5. Một âm là "môi". (Tính) "Môi môi" mù mịt, hỗn độn. ◇ Trang Tử : "Cố thiên hạ môi môi đại loạn, tội tại ư hiếu trí" , (Khư khiếp ) Cho nên thiên hạ hỗn độn đại loạn, tội ở chỗ thích trí khôn (ham cơ trí).

Từ điển Thiều Chửu

① Thường, như mỗi mỗi như thử thường thường như thế.
② Các, mỗi, như mỗi nhân mỗi người, mỗi nhật mỗi ngày, v.v.
③ Một âm là môi. Như môi môi ruộng ngon, ruột tốt.

mỗi

phồn thể

Từ điển phổ thông

mỗi một

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Thường, luôn. ◎ Như: "mỗi mỗi như thử" thường thường như thế. ◇ Tây du kí 西: "Phong đầu thì thính cẩm kê minh, Thạch quật mỗi quan long xuất nhập" , (Đệ nhất hồi) Đầu núi thường nghe gà gấm gáy, Hang đá thường thấy rồng ra vào.
2. (Phó) Cứ, hễ, mỗi lần. ◇ Vương Duy : "Độc tại dị hương vi dị khách, Mỗi phùng giai tiết bội tư thân" , (Cửu nguyệt cửu nhật ức San Đông huynh đệ ) Một mình ở quê người làm khách lạ, Mỗi lần gặp tiết trời đẹp càng thêm nhớ người thân.
3. (Đại) Các, mỗi. ◎ Như: "mỗi nhân" mỗi người, "mỗi nhật" mỗi ngày.
4. (Danh) Họ "Mỗi".
5. Một âm là "môi". (Tính) "Môi môi" mù mịt, hỗn độn. ◇ Trang Tử : "Cố thiên hạ môi môi đại loạn, tội tại ư hiếu trí" , (Khư khiếp ) Cho nên thiên hạ hỗn độn đại loạn, tội ở chỗ thích trí khôn (ham cơ trí).

Từ điển Thiều Chửu

① Thường, như mỗi mỗi như thử thường thường như thế.
② Các, mỗi, như mỗi nhân mỗi người, mỗi nhật mỗi ngày, v.v.
③ Một âm là môi. Như môi môi ruộng ngon, ruột tốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mỗi, mỗi một, từng, mọi: Tiết kiệm mỗi một (từng) đồng xu; Cách bốn tiếng đồng hồ uống một lần (thuốc); Mỗi người một cái xẻng; Mỗi giờ mỗi phút; Vào thái miếu, mọi việc đều hỏi (Luận ngữ);
② (văn) Mỗi lần: Nhà vua mỗi lần gặp (ông ta) thì đều khóc (Tả truyện);
③ Thường, luôn: Thường đi chơi vùng ngoại ô; Thường thường như thế; Đầu thời trung hưng, Quách Phác thường tự bói cho mình, biết mình sẽ chết bất đắc kì tử (Sưu thần hậu kí). 【】mỗi mỗi [mâi mâi] Thường, thường thường: Họ thường gặp nhau, và thường chuyện trò suốt buổi; Gặp khi hoan lạc thì không vui nữa, mà thường hay lo nghĩ (Đào Uyên Minh: Tạp thi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Từng cái một — Thường thường — Tuy rằng.

Từ ghép 8

quyên
juān ㄐㄩㄢ

quyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sạch sẽ
2. trừ đi, loại được
3. sáng sủa
4. một loài sâu nhỏ nhiều chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loài sâu nhỏ có nhiều chân. § Cũng gọi là "mã lục" .
2. (Động) Miễn trừ. ◎ Như: "quyên miễn" miễn trừ.
3. (Động) Chiếu sáng, sáng rõ. ◇ Tả truyện : "Huệ Công quyên kì đại đức" (Tương Công thập tứ niên ) Huệ Công hiển minh đức lớn của mình.
4. (Động) Tẩy sạch, làm cho sạch. ◎ Như: "quyên cát" trai giới sạch sẽ, chọn ngày tốt lành. ◇ Tấn Thư : "Kì Bá phẫu phúc dĩ quyên tràng" (Hoàng Phủ Mật truyện ) Kì Bá mổ bụng rửa ruột cho sạch.

Từ điển Thiều Chửu

① Sạch. Như quyên cát trai giới sạch sẽ chọn ngày tốt lành.
② Trừ đi. Như quyên miễn trừ khỏi phải đi làm sưu hay thuế má.
③ Sáng sủa.
④ Một loài sâu nhỏ nhiều chân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Một loài sâu nhỏ có nhiều chân;
② Sạch: Trai giới sạch sẽ chọn ngày tốt lành;
③ Sáng sủa;
④ Miễn: Miễn thuế; Miễn tô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa — Sạch sẽ — Trừ bỏ đi. Cũng như chữ Quyên .

Từ ghép 3

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.