thiện
shàn ㄕㄢˋ

thiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

sửa chữa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sửa chữa, tu bổ. ◎ Như: "tu thiện" sửa sang. ◇ Tả truyện : "Tụ hòa túc, thiện thành quách" , (Tương công tam thập niên ) Tích trữ lúa gạo, tu bổ thành quách.
2. (Động) Chỉnh đốn, dự bị. ◇ Uẩn Kính : "Chu Công cư đông, tập hầu phong, thiện vương lữ, dĩ chướng đông quốc dã" , , (Si hào thuyết ) Chu Công đóng ở phía đông, tụ tập chư hầu, chỉnh đốn quân đội, để phòng ngự phía đông nước.
3. (Động) Sao chép. ◎ Như: "thiện tả" sao chép.
4. (Động) Cung cấp lương thực. § Thông "thiện" . ◇ Sử Kí : "Đắc kì địa túc dĩ quảng quốc, thủ kì tài túc dĩ phú dân thiện binh" , (Trương Nghi liệt truyện ) Được đất đó đủ mở rộng nước, lấy của đó đủ làm giàu dân và nuôi dưỡng binh sĩ.
5. (Tính) Cứng, mạnh. § Thông "kính" . ◇ Lễ Kí : "Tả thanh long nhi hữu bạch hổ, chiêu diêu tại thượng, cấp kính kì nộ" , , (Khúc lễ thượng ) Bên trái rồng xanh bên phải cọp trắng, vẫy động ở trên, cứng cỏi mạnh mẽ. § Trịnh Huyền chú: ""Cấp" do "kiên" dã, "thiện" độc viết "kính"" : , .

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa, chữa. Như tu thiện sửa sang. Sửa sang đồ binh gọi là chinh thiện hay chỉnh thiện .
② Thiện tả viết rõ ràng, tinh tả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sửa, chữa: Tu sửa; Sửa sang đồ binh;
② Sao, chép, viết rõ: Sao chép.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vá lại cho khỏi rách.

Từ ghép 1

đạo
dǎo ㄉㄠˇ, dào ㄉㄠˋ

đạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giẫm, xéo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giẫm, xéo, đạp lên. ◎ Như: "bạch nhận khả đạo dã" có thể đạp lên gươm đao, "trùng đạo phúc triệt" lại giẫm lên vết cũ (lập lại sai lầm trước).
2. (Động) Giậm chân, nhảy múa. ◎ Như: "thủ vũ túc đạo" hoa chân múa tay.
3. (Động) Xông pha, lao vào. ◇ Sử Kí : "Đạo đông hải nhi tử nhĩ, ngô bất nhẫn vi chi dân dã" , (Lỗ Trọng Liên truyện ) Nhảy xuống biển đông mà chết, chứ ta không đành chịu làm dân (của nhà Tần vô đạo).
4. (Động) Làm theo, thực hành. ◎ Như "tuần quy đạo củ" tuân thủ lễ pháp, không vượt ra ngoài quy tắc.
5. (Danh) Hành xử (của con người). ◎ Như: "cao đạo" hành xử thanh cao (ẩn dật).

Từ điển Thiều Chửu

① Giẫm, xéo. Như bạch nhận khả đạo dã mũi nhọn có thể xéo lên được.
② Nói về sự hành chỉ của người ở ẩn gọi là cao đạo (vết cao).
③ Giậm chân.
④ Thực hành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giẫm, xéo, đạp, xông pha, lao vào: Có thể xéo lên mũi nhọn được; Giẫm đuôi hổ; Xông pha nơi nước sôi lửa bỏng;
② Đạo, giậm chân, hoa múa: Vũ đạo, nhảy múa; Hoa chân múa tay;
③ Theo, theo đuổi;
④ (văn) Thực hành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đạp xuống đất. Dẫm lên — Bước đi — Noi theo. Bước theo. Chẳng hạn Đạo thường tập cố ( noi theo cái thường, tập theo cái cũ ) — Trong Bạch thoại có nghĩa là Nói.

Từ ghép 3

lậu
lòu ㄌㄡˋ

lậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hẹp, nhỏ
2. xấu xí

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hẹp, chật. ◎ Như: "lậu hạng" ngõ hẹp, "lậu thất" nhà chật. ◇ Luận Ngữ : "Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng" , , (Ung dã ) Một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngõ hẹp.
2. (Tính) Nông cạn (học thức). ◎ Như: "cô lậu quả văn" học thức ít ỏi nông cạn, "thiển lậu" hẹp hòi.
3. (Tính) Thô sơ, thấp hèn. ◎ Như: "bỉ lậu" thô tục quê mùa, "thậm vi giản lậu" rất sơ sài.
4. (Tính) Xấu xí. ◎ Như: "xú lậu" xấu xí. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiếp lậu chất, toại mông thanh phán như thử; nhược kiến ngô gia tứ muội, bất tri như hà điên đảo" , ; , (Hồ tứ thư ) Em xấu xí mà còn nhìn đăm đăm như vậy; nếu gặp Tứ muội nhà em, không biết còn đắm đuối như thế nào nữa!
5. (Tính) Xấu xa. ◎ Như: "lậu tập" thói xấu.
6. (Động) Khinh thị, coi thường.

Từ điển Thiều Chửu

① Hẹp. Như lậu hạng ngõ hẹp, lậu thất nhà hẹp, v.v. Phàm cái gì mà quy mô khí tượng đều ủ dột xấu xí không có gì đáng thích đều gọi là lậu. Như bỉ lậu , thiển lậu hẹp hòi, v.v.
② Xấu xí. Như mạo lậu mặt mũi xấu xí.
③ Còn sơ sài chưa được hoàn toàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xấu xa: Xấu xí, mặt mũi xấu xí;
② Nhỏ hẹp, thô lậu: Nhà nhỏ hẹp; Ngõ hẹp, ngõ hẻm;
③ Tồi tàn: Đó là một chỗ ở tồi tàn;
④ Ngu dốt, thô lỗ, chất phác;
⑤ Keo kiệt, keo cú, biển lận;
⑥ Hủ lậu, hủ tục.【】 lậu tập [lòuxí] Thói xấu;
⑦ (Kiến thức) nông cạn, thô thiển, thiển cận: Nông nổi; Kiến thức nông cạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chật hẹp — Nhỏ nhoi thấp hèn — Xấu xí — Kém cỏi: Tiếng khiêm nhường để chỉ học vấn của mình.

Từ ghép 17

viết
yuē ㄩㄝ

viết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nói rằng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, hỏi, đáp. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" : , (Học nhi ) Khổng Tử nói: Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
2. (Động) Gọi là. ◇ Thư Kinh : "Ngũ hành: nhất viết thủy, nhị viết hỏa, tam viết mộc, tứ viết kim, ngũ viết thổ" : , , , , (Hồng phạm ) Ngũ hành: thứ nhất gọi là Thủy, thứ hai gọi là Hỏa, thứ ba gọi là Mộc, thứ tư gọi là Kim, thứ năm gọi là Thổ.
3. (Trợ) Đặt ở đầu câu hoặc giữa câu. ◇ Thi Kinh : "Ngã đông viết quy" (Bân phong , Đông san ) Ta ở đông về.

Từ điển Thiều Chửu

① Rằng, dùng làm lời phát ngữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nói: Khổng Tử nói...;
② Gọi là, là (thường dùng kèm với một số động từ như …): Đặt tên là trường nông dân; Gọi cái đài của mình là Linh đài (Mạnh tử); Gọi kẻ đó là U, Lệ (Mạnh tử); Nhà vua gọi thái tử là Cừu (Tả truyện); Một là nước, hai là lửa... (Thượng thư); Tiên đế khen ông ta là có tài năng (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
③ Rằng: … Tế Ngã đáp rằng... (Luận ngữ);
④ Trợ từ đầu câu: Ta đưa ông cậu, đi đến Vị Dương (Thi Kinh);
⑤ Trợ từ ở giữa câu: Ta đi về đông (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói — Nói rằng — Thường dùng làm tiếng phát ngữ từ ở đầu câu — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Viết.
chủ
zhǔ ㄓㄨˇ

chủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

một loài thú giống con nai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một giống thú thuộc về họ nai, đầu tựa hươu, chân tựa bò, đuôi tựa lừa, lưng tựa lạc đà, tục gọi là "tứ bất tượng" . Cũng gọi là "đà lộc" 鹿.
2. (Danh) Gọi tắt của "chủ vĩ" , tức là cái phất trần (để phẩy bụi). § Ngày xưa thường dùng đuôi con chủ làm phất trần. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tập Nhân tọa tại thân bàng, thủ tố châm tuyến, bàng biên phóng trứ nhất bính bạch tê chủ" , , (Đệ tam thập lục hồi) Tập Nhân ngồi một bên, tay làm việc kim chỉ thêu thùa, bên cạnh để một cái phất trần cán bằng sừng tê trắng.

Từ điển Thiều Chửu

① Một giống thú thuộc về giống nai, giống như con hươu mà to, lúc đi đàn hươu theo sau, đuôi nó phẩy sạch bụi, nên ngày xưa thường dùng làm cái phất trần. Vì thế nên có khi gọi cái phất trần là chủ vĩ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Một loại) hươu (nói trong sách cổ);
② (văn) Vẩy (bụi) (gà, chim ...): Cái phất trần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài thú, giống con nai.

Từ ghép 1

oan, quán
guàn ㄍㄨㄢˋ, wān ㄨㄢ

oan

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Căng thẳng. Td: Oan cung ( cây cung giương hết cỡ, sắp bắn mũi tên đi ) — Một âm là Quán. Xem Quán.

Từ ghép 2

quán

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xâu tiền
2. xuyên qua, chọc thủng
3. thông xuốt
4. quê quán

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây xâu tiền thời xưa. ◇ Sử Kí : "Kinh sư chi tiền lũy cự vạn, quán hủ nhi bất khả hiệu" , (Bình chuẩn thư ) Tiền ở kinh đô chất hàng trăm vạn rất nhiều, dây xâu tiền mục nát không biết bao nhiêu mà kể.
2. (Danh) Lượng từ: một ngàn tiền gọi là "nhất quán" . ◎ Như: "vạn quán gia tư" nhà giàu có muôn nghìn tiền.
3. (Danh) Nguyên tịch, chỗ ở đã nhiều đời. ◎ Như: "tịch quán" quê quán (gốc ở đó), "hương quán" quê quán. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha nhạc trượng danh hoán Phong Túc, bổn quán Đại Như châu nhân thị" , (Đệ nhất hồi) Cha vợ tên là Phong Túc, người quê quán ở châu Đại Như.
4. (Danh) Họ "Quán".
5. (Động) Thông, suốt. ◎ Như: "quán thông" xuyên suốt. ◇ Luận Ngữ : "Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
6. (Động) Nối nhau, liên tiếp, liên tục. ◎ Như: "ngư quán nhi tiến" cứ lần lượt nối nhau mà tiến lên.
7. (Động) Mặc, đội. ◇ Tây du kí 西: "Đái thượng tử kim quan, quán thượng hoàng kim giáp, đăng thượng bộ vân hài" , , (Đệ tứ hồi) Đội mũ Tử kim quan, mặc áo giáp vàng, xỏ hài Bộ vân.
8. (Động) Rót, trút vào. § Thông "quán" . ◎ Như: "như lôi quán nhĩ" như sấm nổ bên tai (danh tiếng lẫy lừng).
9. (Động) Giương, kéo ra. ◇ Hậu Hán Thư : "Hữu dũng lực, năng quán tam bách cân cung" , (Tế Tuân truyện ) Có sức mạnh, có thể giương cung ba trăm cân.
10. (Động) Quen. § Thông "quán" . ◇ Mạnh Tử : "Ngã bất quán dữ tiểu nhân thừa, thỉnh từ" (Đằng Văn Công hạ ) Ta không quen cùng kẻ tiểu nhân đi xe, xin từ.
11. (Danh) Tập quán. ◇ Luận Ngữ : "Nhưng cựu quán, như chi hà? Hà tất cải tác" , ? (Tiên tiến ) Noi theo tập quán cũ, chẳng được sao? Cần gì phải sửa đổi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái dây xâu tiền, cho nên gọi một xâu nghìn đồng tiền là nhất quán (một quan), như vạn quán gia tư nhà giàu có đến vạn quan. Tính số tham tàng trộm cắp, tích chứa được đủ số bao nhiêu đó gọi là mãn quán 滿 nghĩa là như xâu tiền đã đủ quan, cho đến hết cữ vậy, vì thế nên tội ác đến cùng cực gọi là ác quán mãn doanh 滿.
② Suốt thông, xâu qua, như quán châu xâu hạt châu. Phàm đi đâu mà không có gì ngăn trở được đều gọi là quán, như trung quán nhật nguyệt lòng trung suốt qua mặt trời mặt trăng, nghĩa quán kim thạch nghĩa suốt qua cả vàng đá, v.v. Thông hiểu văn nghĩa gọi là yêm quán hay điều quán v.v.
③ Liền suốt, như ngư quán nhi tiến cứ lần lượt liền nối mà tiến lên.
④ Quê quán. Như hương quán .
⑤ Quen, như ngã bất quán dữ tiểu nhân thặng (Mạnh Tử ) tôi không quen cùng kẻ tiểu nhân cưỡi xe.
⑥ Hiểu thông suốt.
⑦ Tin, trúng.
⑧ Sự, như Nhưng cựu quán, như chi hà? Hà cảm cải tác (Luận ngữ ) vẫn sự cũ, chẳng được sao? cần gì phải sửa đổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông, suốt: Lãnh hội thấu suốt;
② Nối nhau: Nối nhau (lần lượt) đi vào;
③ (cũ) Quan tiền;
④ Quê quán: Quê hương; Quê hương bản quán; Quê quán;
⑤ Quen (như , bộ ): Ta không quen đi cùng xe với kẻ tiểu nhân (Mạnh tử);
⑥ [Guàn] (Họ) Quán.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một xâu, một chuỗi — Xâu lại thành xâu — Xỏ qua, xuyên qua, suốt qua — Nơi quê hương của mình.

Từ ghép 17

tùng
cóng ㄘㄨㄥˊ

tùng

giản thể

Từ điển phổ thông

1. hợp, nhiều
2. rậm rạp

Từ điển trích dẫn

1. Như chữ "tùng" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tụ tập, tụ họp, tập hợp: Đoàn người, đám đông;
② Bụi, lùm: Bụi cỏ; Lùm tre;
③ Um tùm, rậm rạp: Mọc thành từng bụi, um tùm;
④ [Cóng] (Họ) Tùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

châu
zhōu ㄓㄡ

châu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

châu (đơn vị hành chính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cồn đất giữa nước, bãi cù lao. Cũng như "châu" .
2. (Danh) Khu vực hành chánh. § Ghi chú: Ngày xưa chia đất ra từng khu, lấy núi sông làm mốc, gọi là "châu". ◎ Như: "Tô Châu" , "Gia Châu" . ◇ Bạch Cư Dị : "Tọa trung khấp hạ thùy tối đa? Giang Châu tư mã thanh sam thấp" ? (Tì Bà Hành ) Trong số những người ngồi nghe, ai là người khóc nhiều nhất? Vạt áo xanh của tư mã Giang Châu ướt đẫm (nước mắt). § Phan Huy Vịnh dịch thơ: Lệ ai chan chứa hơn người? Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh.
3. (Danh) Lễ nhà Chu định 2500 nhà là một "châu". ◎ Như: "châu lí" hợp xưng hai chữ "châu" và "lí", chỉ khu vực hành chánh ngày xưa, phiếm chỉ làng xóm. ◇ Luận Ngữ : "Ngôn bất trung tín, hành bất đốc kính, tuy châu lí hành hồ tai?" , , (Vệ Linh Công ) Lời nói không trung thực đáng tin, hành vi không chuyên nhất, kính cẩn, thì dù trong làng xóm của mình, cũng làm sao mà nên việc được?
4. (Danh) Họ "Châu".
5. (Phó) Ổn định. ◇ Quốc ngữ : "Quần tụy nhi châu xử" (Tề ngữ ) Tập họp mà ở ổn định.

Từ điển Thiều Chửu

① Châu, ngày xưa nhân thấy có núi cao sông dài mới chia đất ra từng khu lấy núi sông làm mốc nên gọi là châu.
② Lễ nhà Chu định 2500 nhà là một châu, nên sau gọi làng mình là châu lí là vì đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Châu: Châu tự trị;
② Lệ nhà Chu định 2500 nhà là một châu: Làng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất lớn nổi lên giữa sông biển, có thể cư ngụ được — Tên một đơn vị hành chánh thời trước — Tên đơn vị hộ tịch thời xưa, gồm 2500 gia đình.

Từ ghép 29

tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

giản thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng như "tĩnh" . ◇ Nguyễn Du : "Sài môn trú tĩnh sơn vân bế" (Sơn cư mạn hứng ) Ngày yên tĩnh, mây núi che kín cửa sài (cửa bằng củi).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 4

tịnh

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
huấn, tuần
xún ㄒㄩㄣˊ, xùn ㄒㄩㄣˋ

huấn

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dạy ngựa cho thuần — Dạy bảo. Như chữ Huấn . Một âm là Tuần.

tuần

phồn thể

Từ điển phổ thông

thuần, lành (thú)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thuận tòng. ◇ Hoài Nam Tử : "Mã tiên tuần nhi hậu cầu lương" (Thuyết lâm ) Ngựa trước hết phải thuận tòng, rồi sau mới cầu cho giỏi.
2. (Động) Làm cho thuần phục. ◇ Hàn Dũ : "Giang ngư bất trì hoạt, Dã điểu nan lung tuần" , (Tống Huệ Sư ) Cá sông không sống trong ao, Chim đồng khó làm cho quen ở trong lồng.
3. (Tính) Quen, dễ bảo, thuần phục. ◎ Như: "ôn tuần" dễ bảo, thuần thục.
4. (Tính) Tốt lành, lương thiện.
5. (Phó) Dần dần. ◎ Như: "tuần chí" đến dần dần. ◇ Dịch Kinh : "Tuần trí kì đạo, chí kiên băng dã" , (Khôn quái ) Dần dần đạt đạo, tới băng giá vững chắc.
6. Một âm là "huấn". (Động) Dạy dỗ, chỉ bảo. § Thông "huấn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Quen, lành. Ngựa tập đã thuần theo như ý người gọi là tuần. Nói rộng ra phàm vật gì dữ tợn mà rèn tập cho đều theo như ý mình đều gọi là tuần.
② Hay. Văn chương hay gọi là nhã tuần .
③ Dần dần, sự gì nó dần dần đến gọi là tuần chí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quen, lành, dễ bảo, thuần, thuần phục, thuận theo: Thuần dưỡng thú rừng;
② (văn) Dạy cho thuần, thuần hóa;
③ (văn) Dần dần: Dần dần đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngựa đã được huấn luyện thuần thục — Thuận theo — Tốt đẹp.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.