phiên
fān ㄈㄢ, piān ㄆㄧㄢ

phiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lật lại
2. phiên dịch từ tiếng này sang tiếng khác

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lật, trở mình, đổ. ◎ Như: "phiên thân" trở mình, "xa phiên liễu" xe đổ. ◇ Thủy hử truyện : "Tao phong đả phiên liễu thuyền" (Đệ thập nhị hồi) Gặp gió làm lật thuyền.
2. (Động) Giở, lật qua. ◎ Như: "phiên thư" giở sách, "phiên báo chỉ" lật báo.
3. (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên cung" lật lời cung lại, "phiên án" lật án. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại ca tiền đầu khẩu cung thậm thị bất hảo, đãi thử chỉ phê chuẩn hậu tái lục nhất đường, năng cấu phiên cung đắc hảo tiện khả đắc sanh liễu" , , 便 (Đệ bát thập ngũ hồi) Lời khẩu cung của anh Cả trước đây rất là bất lợi, hãy chờ khi nào tờ trình đó được chấp nhận, mở phiên tra hỏi khác, nếu khai lại cho khéo thì sẽ khỏi phải tội chết.
4. (Động) Vượt qua. ◎ Như: "phiên san việt lĩnh" trèo đèo vượt núi.
5. (Động) Dịch, chuyển từ tiếng này sang tiếng khác. ◎ Như: "bả anh văn phiên thành trung văn" dịch tiếng Anh sang tiếng Hoa.
6. (Động) Bay liệng. ◎ Như: "chúng điểu phiên phi" chim bay lượn, "phiên phiên" bay vùn vụt. ◇ Vương Duy : "Bạch điểu hướng san phiên" (Võng Xuyên nhàn cư ) Chim trắng bay về núi.
7. (Phó) Biểu thị sự tương phản: lại, thì lại, trái lại. ◇ Dụ thế minh ngôn : "Trung thần phiên thụ gian thần chế" (Quyển tứ thập, Trầm Tiểu Hà tương hội xuất sư biểu ) Đang là trung thần lại thành ra gian thần.

Từ điển Thiều Chửu

① Phiên phiên bay vùn vụt, bay.
② Lật lại, như phiên cung lật lời cung lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Phấp phới;
② Phiên dịch (như [fan], bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lật, đổ, trở mình: Lật đổ; Trở mình, trỗi dậy, vùng dậy; Xe bị đổ;
② Lục lọi: Lục lọi lung tung;
③ Lật lại, nói trái với lời khai trước: Phản cung; Lật lại vụ án;
④ Leo qua, vượt qua: Trèo đèo vượt núi;
⑤ Tăng (gấp ...): Tăng gấp đôi;
⑥ Dịch: Dịch chữ Hán ra chữ Việt;
⑦ (khn) Xích mích: Xích mích với nhau;
⑧ (văn) Bay, vỗ cánh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng chim bay liệng — Lay động — Lật qua lật lại — Chuyển từ cái này sang các khác.

Từ ghép 12

đô
dōu ㄉㄡ, dū ㄉㄨ

đô

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tất cả, toàn bộ
2. đã
3. thủ phủ, thủ đô

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thành phố lớn. ◎ Như: "hoa đô" một tên gọi thành phố Paris, "cảng đô" chỉ một thành phố lớn ở cửa biển, cửa sông.
2. (Danh) Đất trung ương, nơi thiết lập cơ sở của chính phủ. ◎ Như: "thủ đô" , "quốc đô" , "kinh đô" , "kiến đô" xây dựng kinh đô, "thiên đô" dời kinh đô ra đóng chỗ khác.
3. (Danh) Họ "Đô".
4. (Động) Đóng đô. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương tự lập vi Tây Sở Bá Vương, vương cửu quận, đô Bành Thành" 西, , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương tự lập làm Tây Sở Bá Vương, cai trị chín quận, đóng đô ở Bành Thành.
5. (Động) Ở. ◇ Hán Thư : "Tô Tần, Trương Nghi nhất đương vạn thặng chi chủ, nhi đô khanh tướng chi vị" , , (Đông Phương Sóc truyện ) Tô Tần, Trương Nghi cai quản muôn cỗ xe, ở vào ngôi khanh tướng.
6. (Động) Bao gồm, tổng cộng. ◇ Tào Phi : "Khoảnh soạn kì di văn, đô vi nhất tập" , (Dữ Ngô Chất thư ) Vội biên soạn những bài văn ông còn để lại, cộng chung thành một tập.
7. (Tính) Choáng, đẹp, ưu nhã. ◎ Như: "y phục lệ đô" quần áo choáng đẹp.
8. (Tính) To, lớn, cao. ◇ Hậu Hán Thư : "Trung hữu đô trụ" (Trương Hành truyện ) Giữa có cột đồng cao to.
9. (Thán) Ô, ôi. ◇ Thượng Thư : "Đô! Tại tri nhân, tại an dân" ! , (Cao Dao mô ) Ôi! (Chính là) ở chỗ biết dùng người, ở chỗ biết an dân.
10. (Phó) Đều, cả. ◎ Như: "đô hảo" đều tốt. ◇ Thủy hử truyện : "Nội hữu tứ cá kim tự, đô hôn liễu" , (Đệ tứ hồi) Trong có bốn chữ vàng, đều đã mờ cả.
11. (Phó) Cũng, thậm chí. ◎ Như: "tha nhất động đô bất động" nó không động đậy một tí gì cả (động đậy một chút cũng không).
12. (Phó) Còn, còn hơn. ◎ Như: "nhĩ đối ngã bỉ thân thư thư đô hảo" chị đối với tôi còn tốt hơn cả chị ruột tôi nữa đấy.
13. (Phó) Đã, rồi. ◎ Như: "phạn đô lương liễu" cơm đã nguội rồi, "ngộ hội đô tạo thành liễu, nhĩ áo hối dã một dụng" , lầm lỡ đã rồi, anh hối hận cũng chẳng ích gì.

Từ điển Thiều Chửu

① Kinh đô, kẻ chợ. Như đô hội chỗ tụ họp đông đúc lớn. Chỗ vua đóng đô gọi là đô. Như kiến đô xây dựng kinh đô, thiên đô dời kinh đô ra đóng chỗ khác.
② Choáng đẹp. Như y phục lệ đô quần áo choáng đẹp.
③ Lời khen gợi tán thán.
④ Tóm. Như đại đô đại khái tất cả, đô thị đều thế, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (phó) Đều, hoàn toàn: ? Ai nấy đều đến cả rồi chứ?; Từ chỗ đất cao xung quanh đường đèo đứng nhìn, thì đều (hoàn toàn) không thấy gì cả (Mộng khê bút đàm);
② Cũng vì, đều (tại): Đều tại anh dây dưa, làm chúng tôi phải đến muộn;
③ Còn: Chị đối với tôi còn tốt hơn cả chị ruột tôi nữa đấy; Buổi trưa còn rét hơn sáng;
④ Đã: Cụ ấy đã gần tám mươi mà vẫn khỏe quá;
⑤ (văn) Cộng chung, tổng cộng: Vội biên soạn những bài văn ông còn để lại, cộng chung thành một tập (Tào Phi: Dữ Ngô Chất thư). Xem [du].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thủ đô, kinh đô: Đóng đô, lập thủ đô;
② Thành phố lớn: Đô thị, thành thị; An Sơn là thành phố thép của Trung Quốc;
③ (văn) Choáng đẹp, lộng lẫy: Quần áo đẹp lộng lẫy; Ung dung nhàn nhã, đẹp lắm (Hán thư: Tư Mã Tương Như truyện);
④ (văn) Lớn, cao to, to lớn: Giữa có cột đồng cao to (Hậu Hán thư: Trương Hoành liệt truyện);
⑤ (văn) Đến (biểu thị thời gian): Cho đến lúc (nhà Chu) kết thúc (Sử kí: Tư Mã Tương Như liệt truyện);
⑥ (thán) Ô hay, a (biểu thị ý ca ngợi, tán thán): Ô! Điều cốt yếu là ở sự biết dùng người, biết làm cho dân yên (Thượng thư: Cao Dao mô);
⑦ (văn) Tích tụ, tụ họp: Mà nước lấy đó làm chỗ tích tụ (Quản tử: Thủy địa);
⑧ (văn) Ở vào (địa vị): Ở vào ngôi khanh tướng (Hán thư: Đông Phương Sóc truyện);
⑨ [Du] (Họ) Đô. Xem [dou].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi đặt triều đình, đặt chính phủ của một nước — đều, cùng. Tóm cả.

Từ ghép 22

sấn
chén ㄔㄣˊ, chèn ㄔㄣˋ, zhēn ㄓㄣ

sấn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đuổi theo
2. nhân tiện

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo, đi theo. ◎ Như: "sấn bạn" theo bạn bè.
2. (Động) Đuổi theo. ◇ Lương Thư : "Mỗi chúng kị sấn lộc, lộc mã tương loạn, Cảnh Tông ư chúng trung xạ chi" 鹿, 鹿, (Tào Cảnh Tông truyện ) Từng bọn cưỡi ngựa đuổi theo hươu, hươu ngựa rối loạn, Cảnh Tông ở trong bọn bắn vào.
3. (Động) Tìm, kiếm. ◇ Thủy hử truyện : "Hồ loạn sấn ta vãn phạn cật, tá túc nhất dạ, minh nhật tảo hành" , 宿, (Đệ thất thập tam hồi) Tìm đại chút cơm ăn tối, tá túc một đêm, ngày mai đi sớm.
4. (Động) Thừa dịp, lợi dụng, thừa cơ. ◇ Thủy hử truyện : "Sấn ngũ canh thiên sắc vị minh, thừa thế xuất liễu Tây Hoa môn" , 西 (Đệ thập nhất hồi) Nhân lúc canh năm trời chưa sáng, thừa thế ra khỏi cửa Tây Hoa.
5. (Động) Đáp, ghé (thuyền, tàu). ◎ Như: "sấn thuyền" đáp thuyền.
6. (Động) Chuẩn bị kịp thời. ◇ Tây sương kí 西: "Đáo kinh sư phục thủy thổ, sấn trình đồ tiết ẩm thực, thuận thì tự bảo sủy thân thể" , , (Đệ tứ bổn , Đệ tam chiết) (Chàng) đi kinh đô hãy tùy theo thủy thổ, lo liệu hành trình tiết chế ăn uống, thuận với thời tiết bảo trọng thân thể. § Nhượng Tống dịch thơ: Vào kinh đường lối khó khăn, Độ đi chớ gắng, cơm ăn cho thường. Nào ai giúp đỡ dọc đường, Liệu mà giữ ngọc gìn vàng cho hay.

Từ điển Thiều Chửu

① Đuổi theo.
② Nhân thế lợi thừa dịp tiện gọi là sấn. Như sấn thuyền nhân tiện ghé thuyền đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhân lúc, trong khi, trong lúc, sẵn dịp: Chén thuốc này anh nên uống trong lúc còn nóng; ! Nhân lúc trời còn sáng, ta đi đi!; Nhân dịp này;
② Đáp, ghé: Đáp thuyền, đáp tàu thủy;
③ (đph) Giàu: Giàu có, nhiều tiền;
④ (văn) Đuổi theo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đuổi đi. Ruồng đuổi — Thừa thế. Td: Sấn thế ( thừa thế mà làm tới ).

Từ ghép 1

quả
guǒ ㄍㄨㄛˇ, kè ㄎㄜˋ, luǒ ㄌㄨㄛˇ, wǒ ㄨㄛˇ

quả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quả, trái
2. quả nhiên
3. kết quả
4. nếu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trái cây. ◎ Như: "thủy quả" trái cây, "khai hoa kết quả" nở hoa ra quả.
2. (Danh) Kết thúc, kết cục. ◎ Như: "thành quả" kết quả, "ác quả" kết quả xấu, "tiền nhân hậu quả" nhân trước quả sau (làm nhân ác phải vạ ác, làm nhân thiện được phúc lành).
3. (Danh) Họ "Quả".
4. (Tính) Dứt khoát, cương quyết. ◇ Luận Ngữ : "Ngôn tất tín, hành tất quả" , (Tử Lộ ) Lời nói phải tín thực, hành vi phải cương quyết.
5. (Tính) No. ◎ Như: "quả phúc" bụng no. ◇ Trang Tử : "Thích mãng thương giả, tam xan nhi phản, phúc do quả nhiên" , (Tiêu dao du ) Kẻ ra ngoài đồng, ăn ba bữa trở về, bụng còn no.
6. (Động) Làm xong việc, thực hiện. ◇ Đào Uyên Minh : "Nam Dương Lưu Tử Kí, cao thượng sĩ dã, văn chi hân nhiên, thân vãng. Vị quả, tầm bệnh chung" , , , . , (Đào hoa nguyên kí ) Ông Lưu Tử Kí ở đất Nam Dương, là bậc cao sĩ, nghe kể chuyện, hân hoan tự đi tìm lấy nơi đó. Nhưng chưa tìm ra thì bị bệnh mà mất.
7. (Phó) Quả nhiên, kết quả, sau cùng, kết cục. ◎ Như: "quả nhiên như thử" quả nhiên như vậy. ◇ Sử Kí : "Điền Kị tòng chi, Ngụy quả khứ Hàm Đan, dữ Tề chiến ư Quế Lăng, đại phá Lương quân" , , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Điền Kị nghe theo, quân Ngụy quả nhiên bỏ Hàm Đan, cùng quân Tề giao chiến ở Quế Lăng, đại phá quân nước Lương.
8. (Liên) Nếu. ◎ Như: "như quả" nếu như. ◇ Liêu trai chí dị : "Như quả huệ hảo, tất như Hương nô giả" , (Kiều Na ) Nếu quả có lòng tốt, xin phải được như Hương nô.

Từ điển Thiều Chửu

① Quả, trái cây, như quả đào, quả mận, v.v.
② Quả quyết, quả cảm.
③ Quả nhiên, sự gì đã nghiệm gọi là quả nhiên như thử .
④ Kết quả, sự gì đã kết cục gọi là kết quả.
⑤ Làm nhân ác phải vạ ác, làm nhân thiện được phúc lành gọi là nhân quả .
⑥ No, như quả phúc no bụng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quả, trái cây: Hoa quả; Khai hoa kết quả; Thành quả; Ác quả, kết quả tai hại (xấu, tồi tệ);
② Cương quyết, cả quyết, quả quyết;
③ Quả là, quả thật, thật là: Quả thật (đúng là) như đã đoán trước. 【】quả nhiên [guôrán] Quả nhiên, quả là: Đường núi quả là dốc thật; Việc này quả nhiên không thành;【】quả chân [guôzhen] Quả thật, quả vậy, quả đúng như vậy: Quả thật như vậy thì tôi yên trí;
④ Kết quả;
⑤ (văn) No: No bụng;
⑥ [Guô] (Họ) Quả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái cây. Ta cũng gọi là Quả. Ca dao có câu: » Công anh đắp nấm trồng chanh, chẳng được ăn quả vin cành cho cam « — Cái kết cục của sự việc. Td: Kết quả — Sự việc làm nên được. Td: Thành quả — Sự thật. Xem Quả tình, Quả thật — Chắc chắn, không thay đổi được. Td: Quả quyết.

Từ ghép 49

các
gě ㄍㄜˇ, gè ㄍㄜˋ

các

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mỗi một
2. đều, cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tiếng chỉ chung cả nhóm, cả đoàn thể. ◎ Như: "thế giới các quốc" các nước trên thế giới. ◇ Luận Ngữ : "Hạp các ngôn nhĩ chí?" (Công Dã Tràng ) Sao các anh chẳng nói ý chí của mình (cho ta nghe)?
2. (Tính) Mỗi. ◎ Như: "các hữu sở hiếu" mỗi người có sở thích riêng, "các bất tương mưu" ai làm việc nấy, không hợp tác với nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðều. Mỗi người có một địa vị riêng, không xâm lấn được. Như các bất tương mưu đều chẳng cùng mưu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Các: Các nước trên thế giới; Thưa các vị khách; Các ngành khoa học; Các tỉnh;
② Từng, mỗi, mỗi người đều: Mỗi người; Mỗi người đều có sở thích riêng; Mỗi người đều an với phận mình; Ai về nhà nấy. 【】các các [gègè] Mỗi mỗi, mỗi thứ, mỗi lúc: Tình hình mỗi lúc mỗi khác; 【】 các tự [gèzì] Mỗi người đều, mỗi người tự mình: Mỗi người đều phải cố gắng, nhưng cũng phải giúp đỡ lẫn nhau; Mọi người đều tự cho rằng Mạnh Thường Quân thân với mình (Sử kí); Mỗi người đều trông thấy bóng mình (Tây dương tạp trở). Xem [gâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Đặc biệt, khác thường: Người này rất khác thường. Xem [gè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mỗi cái. Mỗi người — Tất cả — Cùng, đều.

Từ ghép 11

biền, bình
píng ㄆㄧㄥˊ

biền

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bằng phẳng. ◎ Như: "thủy bình" nước phẳng, "địa bình" đất bằng.
2. (Tính) Bằng nhau, ngang nhau. ◎ Như: "bình đẳng" ngang hàng, "bình quân" đồng đều.
3. (Tính) Yên ổn. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
4. (Tính) Không có chiến tranh. ◎ Như: "hòa bình" , "thái bình" .
5. (Tính) Hòa hợp, điều hòa. ◇ Tả truyện : "Ngũ thanh hòa, bát phong bình" , (Tương Công nhị thập cửu niên ) Ngũ thanh bát phong hòa hợp.
6. (Tính) Thường, thông thường. ◎ Như: "bình nhật" ngày thường, "bình sinh" lúc thường.
7. (Tính) Không thiên lệch, công chính. ◎ Như: "bình phân" phân chia công bằng.
8. (Động) Dẹp yên, trị. ◎ Như: "bình loạn" dẹp loạn, trị loạn. ◇ Lí Bạch : "Hà nhật bình Hồ lỗ?" (Tí dạ ngô ca ) Ngày nào dẹp yên giặc Hồ?
9. (Động) Giảng hòa, làm hòa.
10. (Động) Đè, nén. ◎ Như: "oán khí nan bình" oán hận khó đè nén.
11. (Danh) Một trong bốn thanh: "bình thượng khứ nhập" .
12. (Danh) Tên gọi tắt của thành phố "Bắc Bình" .
13. (Danh) Họ "Bình".

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng phẳng, như thủy bình nước phẳng, địa bình đất phẳng. Hai bên cách nhau mà cùng tiến lên đều nhau gọi là bình hành tuyến .
② Bằng nhau, như bình đẳng bằng đẳng, bình chuẩn quân san thuế mà bằng nhau, v.v. Nay gọi sự đem gạo nhà nước ra bán rẻ cho giá gạo khỏi kém là bình thiếu là bởi nghĩa đó.
③ Bình trị. Chịu phục mà không dám chống lại gọi là bình phục , yên lặng vô sự gọi là bình yên hay thái bình .
④ Hòa bình, sự gì làm cho trong lòng tấm tức gọi là bất bình .
⑤ Thường, như bình nhật ngày thường, bình sinh lúc thường, v.v. Xoàng, như bình đạm nhạt nhẽo, loàng xoàng.
⑥ Cái mẫu nặng nhẹ trong phép cân. Tục dùng như chữ xứng .
⑦ Tiếng bằng.
⑧ Một âm là biền. Biền biền sửa trị, chia đều.

bình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bằng
2. âm bằng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bằng phẳng. ◎ Như: "thủy bình" nước phẳng, "địa bình" đất bằng.
2. (Tính) Bằng nhau, ngang nhau. ◎ Như: "bình đẳng" ngang hàng, "bình quân" đồng đều.
3. (Tính) Yên ổn. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
4. (Tính) Không có chiến tranh. ◎ Như: "hòa bình" , "thái bình" .
5. (Tính) Hòa hợp, điều hòa. ◇ Tả truyện : "Ngũ thanh hòa, bát phong bình" , (Tương Công nhị thập cửu niên ) Ngũ thanh bát phong hòa hợp.
6. (Tính) Thường, thông thường. ◎ Như: "bình nhật" ngày thường, "bình sinh" lúc thường.
7. (Tính) Không thiên lệch, công chính. ◎ Như: "bình phân" phân chia công bằng.
8. (Động) Dẹp yên, trị. ◎ Như: "bình loạn" dẹp loạn, trị loạn. ◇ Lí Bạch : "Hà nhật bình Hồ lỗ?" (Tí dạ ngô ca ) Ngày nào dẹp yên giặc Hồ?
9. (Động) Giảng hòa, làm hòa.
10. (Động) Đè, nén. ◎ Như: "oán khí nan bình" oán hận khó đè nén.
11. (Danh) Một trong bốn thanh: "bình thượng khứ nhập" .
12. (Danh) Tên gọi tắt của thành phố "Bắc Bình" .
13. (Danh) Họ "Bình".

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng phẳng, như thủy bình nước phẳng, địa bình đất phẳng. Hai bên cách nhau mà cùng tiến lên đều nhau gọi là bình hành tuyến .
② Bằng nhau, như bình đẳng bằng đẳng, bình chuẩn quân san thuế mà bằng nhau, v.v. Nay gọi sự đem gạo nhà nước ra bán rẻ cho giá gạo khỏi kém là bình thiếu là bởi nghĩa đó.
③ Bình trị. Chịu phục mà không dám chống lại gọi là bình phục , yên lặng vô sự gọi là bình yên hay thái bình .
④ Hòa bình, sự gì làm cho trong lòng tấm tức gọi là bất bình .
⑤ Thường, như bình nhật ngày thường, bình sinh lúc thường, v.v. Xoàng, như bình đạm nhạt nhẽo, loàng xoàng.
⑥ Cái mẫu nặng nhẹ trong phép cân. Tục dùng như chữ xứng .
⑦ Tiếng bằng.
⑧ Một âm là biền. Biền biền sửa trị, chia đều.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phẳng, phẳng phiu, phẳng lì: Mặt đất rất phẳng; Phẳng như mặt nước; Khăn giường trải phẳng phiu;
② Đều bằng nhau, ngang nhau, hòa nhau, công bằng: Lập luận công bằng; Ngang nhau bát nước đầy; Hai bên hòa nhau 10-10, hai đội hòa 10 điều;
③ Yên ổn, dẹp yên, bình: Giặc đã dẹp yên; Dập tắt cuộc phiến loạn; Dẹp yên giặc Ngô; Trị quốc bình thiên hạ;
④ San, san bằng, san phẳng: San đất để xây nhà; Hai thùng nước phải san cho đều mới dễ gánh;
⑤ Nén, nén xuống, đè xuống: Nén giận; Chị ấy đã hả giận;
⑥ Thường, thông thường, bình thường. 【】 bình bạch [píngbái] (văn) Đâu đâu, không đâu, không duyên cớ: Vì nàng mà lòng đau không duyên không cớ (Tô Thức: Vương đô úy tịch thượng tặng thị nhân); 【】 bình cư [píngju] (văn) Trước giờ, lúc bình thường, thường khi: "" Vệ Văn Trọng ... thường khi thích hát bài "Xích Bích phú" của Tô Đông Pha (Tục di quái chí);【】bình sinh [píngsheng] (văn) Như [píngju]: Ta bình sinh (trước nay) biết rõ tính cách con người của Hàn Tín, dễ đối phó với ông ta thôi (Sử kí);
⑦ Bằng, bình: Bình, thượng, khứ, nhập; Luật bằng trắc;
⑧ [Píng] Tỉnh Bắc Bình (nói tắt): Kịch Bắc Bình;
⑨ [Píng] (Họ) Bình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bằnh phẳng — Yên ổn — Hòa hợp — Bằng nhau, Đồng đều — Giản dị. Dễ dãi — Trị yên.

Từ ghép 101

bão bất bình 抱不平bắc bình 北平bất bình 不平bất bình đẳng 不平等bình an 平安bình bạch 平白bình bản 平板bình bình 平平bình chánh 平正bình chính 平正bình chuẩn 平準bình chương 平章bình dân 平民bình dị 平易bình diễn 平衍bình diện 平面bình doãn 平允bình dương 平陽bình đạm 平淡bình đán 平旦bình đẳng 平等bình địa 平地bình địa ba đào 平地波濤bình định 平定bình giá 平價bình giao 平交bình hành 平行bình hành 平衡bình hòa 平和bình hoành 平衡bình hoạt 平滑bình khang 平康bình khoáng 平曠bình không 平空bình kiên dư 平肩輿bình mễ 平米bình minh 平明bình nghị 平議bình ngọ 平午bình ngô đại cáo 平吳大告bình nguyên 平原bình nhân 平人bình nhất 平一bình nhật 平日bình nhuỡng 平壤bình nhưỡng 平壤bình niên 平年bình oa 平鍋bình oa 平锅bình ổn 平稳bình ổn 平穩bình phàm 平凡bình phản 平反bình phân 平分bình phòng 平房bình phục 平復bình phục 平服bình phương 平方bình quân 平均bình quyền 平權bình sinh 平生bình tâm 平心bình thản 平坦bình thanh 平聲bình thân 平身bình thế 平世bình thì 平時bình thị 平視bình thời 平時bình thuận 平順bình thường 平常bình tích 平昔bình tín 平信bình tĩnh 平静bình tĩnh 平靜bình tố 平素bình trắc 平仄bình trị 平治cao bình 高平công bình 公平gia bình 嘉平hòa bình 和平hoành bình 橫平lộng bình 弄平lục sắc hòa bình tổ chức 綠色和平組織nam bình 南平ngự chế tiễu bình nam kì tặc khấu thi tập 御製剿平南圻賊寇詩集ninh bình 寧平quảng bình 廣平quân bình 均平sinh bình 生平thái bình 太平thái bình dương 太平洋thanh bình 淸平thanh bình 清平thăng bình 升平thăng bình 昇平thủy bình 水平trì bình 持平trị bình 治平vĩnh bình 永平
nhĩ
ěr ㄦˇ, nǐ ㄋㄧˇ

nhĩ

giản thể

Từ điển phổ thông

vậy (tiếng dứt câu)

Từ điển trích dẫn

1. Như chữ "nhĩ" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mày, ngươi: Bọn mày. 【】 nhĩ nhữ [ârrư] (văn) a. Biểu thị sự thân ái: Nễ Hành và Khổng Dung chơi thân với nhau (Văn sĩ truyện); b. Biểu thị ý khinh thường: Nếu người ta không chịu bị khinh thường, thì không đi đâu mà không làm điều nghĩa (Mạnh tử);
② Ấy, đó, cái đó, điều đó: Hồi (lúc, khi) ấy; Chỗ ấy, nơi ấy; ? Phu tử vì sao khen ngợi việc đó? (Lễ kí). 【】nhĩ hậu [ârhòu] (văn) Từ nay về sau, về sau, sau đó;
③ Thế, như thế: Chỉ thế mà thôi; Tuy khô héo như thế, vẫn giữ được nét rực rỡ (Vương Thế Trinh: Thi bình); Chàng như thế mà thiếp cũng như thế (Ngọc đài tân vịnh);
④ Trợ từ cuối câu biểu thị ý khẳng định: Dẹp yên nước Sở, như trở bàn tay vậy (Tuân tử);
⑤ Trợ từ cuối câu biểu thị ý nghi vấn hoặc phản vấn: ? Bệnh gì thế? (Công Dương truyện);
⑥ Vâng, ừ, phải (dùng độc lập trong câu, biểu thị sự đồng ý);
⑦ Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ (tương đương như , nghĩa ⑦, bộ ): Tử Lộ bộp chộp trả lời (Luận ngữ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 5

trì
chí ㄔˊ

trì

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chạy mau, phóng nhanh
2. đuổi
3. truyền đi, vang khắp (tên tuổi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngựa xe chạy nhanh.
2. (Động) Giong ruổi, chạy nhanh. ◇ Tô Thức : "Trì sính đương thế" (Phương Sơn Tử truyện ) Giong ruổi ở đời.
3. (Động) Theo đuổi. ◇ Tả truyện : "Tề sư bại tích, công tương trì chi" , (Trang Công thập niên ) Quân Tề thua chạy, nhà vua đuổi theo.
4. (Động) Hướng về. ◎ Như: "thần trì" thần trí chăm chú về một điều gì, hồn trí thẫn thờ (vì nhớ nhung, tưởng niệm...). ◇ Liêu trai chí dị : "Kiến nhị bát nữ lang, quang diễm dật mục, đình thê thần trì" , , (Thiệu nữ ) Gặp một cô gái tuổi đôi tám, xinh đẹp lộng lẫy, ngẩn mắt nhìn sững sờ. ◇ Tùy Thư : "Thân tại biên ngung, tình trì Ngụy khuyết" , (Sử Tường truyện ) Thân ở cõi ngoài, tình hướng về cung khuyết nhà Ngụy.
5. (Động) Truyền đi, vang khắp. ◎ Như: "trì danh" nức tiếng.

Từ điển Thiều Chửu

① Dong ruổi (tả cái dáng xe ngựa chạy nhanh).
② Theo đuổi. Như thần trì thần theo đuổi về cái gì. Tha li khai gia hương dĩ cửu, thường tại mộng trung thần trì tổ quốc hà sơn anh ấy cách xa quê hương đã lâu, trong mộng thường để thần trí dõi về tổ quốc giang sơn.
③ Trì danh nức tiếng, ý nói cái tiếng hay nó tràn khắp cả các nơi vậy.
④ Ðuổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chạy mau, đi nhanh, bay nhanh, dong ruổi (thường chỉ ngựa, xe, máy bay): Ngựa phi; Một chiếc phi cơ bay nhanh qua khoảng trời không;
② Truyền đi, vang khắp: Tiếng tăm truyền khắp nơi, nức tiếng;
③ Sử dụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngựa chạy thật mau — Chạy xa. Lan xa. Xem Trì danh — Đuổi. Xua đuổi.

Từ ghép 6

nghi
yí ㄧˊ

nghi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thích đáng, phù hợp, nên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp, hòa thuận. ◇ Lễ Kí : "Nghi huynh nghi đệ, nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân" , (Đại Học ) Anh em hòa thuận, sau đó mới có thể dạy dỗ người dân trong nước.
2. (Động) Làm cho hòa thuận, thân thiện.
3. (Động) Thích hợp. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thế dịch thì di, biến pháp nghi hĩ" , (Sát kim ) Thời thế biến đổi, việc cải cách cũng phải thích hợp theo.
4. (Động) Làm cho thích nghi.
5. (Động) Cùng hưởng. ◇ Thi Kinh : "Dặc ngôn gia chi, Dữ tử nghi chi" , (Trịnh phong , Nữ viết kê minh ) Chàng đi săn bắn tên rất trúng (chim phù, chim nhạn... đem về nấu món ăn), Với chàng cùng hưởng.
6. (Tính) Tương xứng, ngang nhau. ◇ Tô Thức : "Dục bả Tây Hồ tỉ Tây Tử, Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi" (Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ 西西, ) Đem so Tây Hồ với nàng Tây Thi, Điểm trang sơ sài hay thoa đậm phấn son, cả hai đều thích hợp như nhau.
7. (Phó) Nên. ◎ Như: "bất nghi huyên náo" không nên ồn ào, "bất diệc nghi hồ" chẳng cũng nên ư!
8. (Phó) Đương nhiên, chẳng lấy làm lạ.
9. (Phó) Có lẽ, tựa hồ.
10. (Danh) Tế "Nghi". ◎ Như: "nghi hồ xã" tế Nghi ở nền xã.
11. (Danh) Họ "Nghi".

Từ điển Thiều Chửu

① Nên, như nghi thất nghi gia nên vợ nên chồng. Tính giống vật nào hợp ở chỗ nào cũng gọi là nghi, như thổ nghi nghĩa là thứ ấy là thứ ưa ở xứ ấy. Như ta gọi vải ở Quang là thổ nghi (thổ ngơi) nghĩa là vải trồng ở đấy ngon hơn trồng chỗ khác.
② Nên thế, như bất diệc nghi hồ chẳng cũng nên ư!
③ Tế nghi, như nghi hồ xã tế nghi ở nền xã.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp, thích hợp, vừa phải, làm cho thích hợp, thích nghi: Anh làm việc này rất hợp; Cô kia về nhà chồng, hợp với gia đình nhà chồng (Thi Kinh); Cái cong thì thích hợp làm xe (Tiềm phu luận); Tính thích hợp của đất đối với cây trồng; Thời thế biến đổi, thì việc cải cách cũng phải làm cho thích hợp (Lã thị Xuân thu); ? Chẳng cũng nên ư!;
② Nên: Không nên như thế; Không nên vội vã hấp tấp quá; Nay đại vương cũng nên trai giới năm ngày (Sử kí);
③ (văn) Có lẽ, chắc có lẽ;
④ Tế nghi, cử hành lễ tế nghi: Làm lễ tế nghi trên đống đất to (Thượng thư: Thái thệ);
⑤ (văn) Nấu nướng: Lấy tên bắn được con vịt trời, cùng anh nấu nướng (Thi Kinh: Trịnh phong, Nữ viết kê minh);
⑥ [Yí] (Họ) Nghi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thích hợp. Td: Tiện nghi ( dễ dàng thích hợp cho cuộc sống ) — Nên. Đáng như thế.

Từ ghép 14

bặc, phu, phúc, phục
fú ㄈㄨˊ

bặc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Bặc — Các âm khác là Phúc, Phục.

phu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nép, nằm ép mình xuống. ◎ Như: "phục án" cúi xuống bàn, cắm cúi.
2. (Động) Nấp, giấu, ẩn náu. ◎ Như: "phục binh" giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh. ◇ Sử Kí : "Mã Lăng đạo thiểm, nhi bàng đa trở ải, khả phục binh" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Mã Lăng (là) đường đèo núi, hai bên nhiều hiểm trở, có thể đặt quân mai phục.
3. (Động) Hạ thấp xuống. ◎ Như: "phục địa đĩnh thân" hít đất (môn thể dục dùng cánh tay và chân nâng mình lên hạ mình xuống).
4. (Động) Thừa nhận, chịu nhận. ◎ Như: "phục tội" nhận tội.
5. (Động) Hàng phục, làm cho phải khuất phục. § Thông "phục" . ◎ Như: "hàng long phục hổ" làm cho rồng và hổ phải chịu thua, "chế phục" chế ngự.
6. (Động) Bội phục, tín phục. § Thông "phục" . ◇ Bạch Cư Dị : "Khúc bãi tằng giao thiện tài phục, Trang thành mỗi bị Thu Nương đố" , (Tì bà hành ) Đánh xong khúc đàn, thường khiến cho các bậc thiện tài phải bội phục, Trang điểm xong, (sắc đẹp của tôi) mỗi lần đều bị nàng Thu Nương ghen ghét.
7. (Tính) Ngầm, ẩn tàng, không lộ ra. ◎ Như: "phục lưu" dòng nước chảy ngẩm.
8. (Phó) Kính, cúi (khiêm từ, đặt trước động từ). ◎ Như: "phục vọng" kính mong, "phục duy" cúi nghĩ.
9. (Danh) Thanh gỗ ngang trước xe.
10. (Danh) Volt (đơn vị điện áp trong Vật lí học).
11. (Danh) Họ "Phục".
12. (Danh) § Xem "phục nhật" .
13. Một âm là "phu". (Động) Ấp trứng (chim, gà).
14. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian (gia cầm đẻ và ấp trứng).

phúc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấp trứng ( nói về chim gà ) — Các âm khác là Bặc, Phục. Xem các âm này.

phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. áp mặt vào
2. ẩn nấp
3. bái phục, tuân theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nép, nằm ép mình xuống. ◎ Như: "phục án" cúi xuống bàn, cắm cúi.
2. (Động) Nấp, giấu, ẩn náu. ◎ Như: "phục binh" giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh. ◇ Sử Kí : "Mã Lăng đạo thiểm, nhi bàng đa trở ải, khả phục binh" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Mã Lăng (là) đường đèo núi, hai bên nhiều hiểm trở, có thể đặt quân mai phục.
3. (Động) Hạ thấp xuống. ◎ Như: "phục địa đĩnh thân" hít đất (môn thể dục dùng cánh tay và chân nâng mình lên hạ mình xuống).
4. (Động) Thừa nhận, chịu nhận. ◎ Như: "phục tội" nhận tội.
5. (Động) Hàng phục, làm cho phải khuất phục. § Thông "phục" . ◎ Như: "hàng long phục hổ" làm cho rồng và hổ phải chịu thua, "chế phục" chế ngự.
6. (Động) Bội phục, tín phục. § Thông "phục" . ◇ Bạch Cư Dị : "Khúc bãi tằng giao thiện tài phục, Trang thành mỗi bị Thu Nương đố" , (Tì bà hành ) Đánh xong khúc đàn, thường khiến cho các bậc thiện tài phải bội phục, Trang điểm xong, (sắc đẹp của tôi) mỗi lần đều bị nàng Thu Nương ghen ghét.
7. (Tính) Ngầm, ẩn tàng, không lộ ra. ◎ Như: "phục lưu" dòng nước chảy ngẩm.
8. (Phó) Kính, cúi (khiêm từ, đặt trước động từ). ◎ Như: "phục vọng" kính mong, "phục duy" cúi nghĩ.
9. (Danh) Thanh gỗ ngang trước xe.
10. (Danh) Volt (đơn vị điện áp trong Vật lí học).
11. (Danh) Họ "Phục".
12. (Danh) § Xem "phục nhật" .
13. Một âm là "phu". (Động) Ấp trứng (chim, gà).
14. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian (gia cầm đẻ và ấp trứng).

Từ điển Thiều Chửu

① Nép, nằm phục xuống.
② Nấp, giấu, như phục binh giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cúi xuống: Cúi đầu xuống bàn;
② Lên xuống: Chỗ này dâng lên, chỗ kia lắng xuống;
③ Ẩn nấp, ẩn náu, phục: Phục kích; Ngày ẩn đêm ra (hoạt động);
④ Ba mươi ngày nóng nhất trong mùa hạ (sơ phục, trung phục và mạt phục);
⑤ Khuất phục, cúi đầu thừa nhận: Chịu thua; Nhận tội;
⑥ (văn) Kính, cúi (đặt trước động từ, biểu thị sự tôn kính đối với đối phương, thường dùng trong thể văn thư tín, tấu sớ...): , Cúi (kính) mong ngài lấy cái tình nghĩa đồng minh mà ra lệnh cho các tướng sĩ tiến quân đánh về phía bắc (Gia Cát Lượng: Dữ Tôn Quyền thư); Cúi nghĩ;
⑦ (điện) Vôn;
⑧ [Fú] (Họ) Phục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúi sát mặt xuống đất. Td: Phủ phục. Đoạn trường tân thanh có câu: » Lạ thay oan khí tương triền, nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra « — Ẩn giấu. Núp kín. Td: Mai phục — Chịu theo. Td: Khuất phục — Chịu tội. Td: Phục chu ( bị xử chém ).

Từ ghép 27

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.