đăng
dé ㄉㄜˊ, dēng ㄉㄥ

đăng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lên, leo lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lên, trèo (từ chỗ thấp tới chỗ cao). ◎ Như: "đăng lâu" lên lầu, "đăng san" lên núi, "đăng phong tạo cực" lên tới tuyệt đỉnh, "nhất bộ đăng thiên" một bước lên trời, "tiệp túc tiên đăng" nhanh chân lên trước.
2. (Động) Đề bạt, tiến dụng. ◎ Như: "đăng dung" cử dùng người tài.
3. (Động) Ghi, vào sổ. ◎ Như: "đăng kí" ghi vào sổ.
4. (Động) In lên, trưng lên. ◎ Như: "đăng báo" in lên báo.
5. (Động) Kết quả, chín. ◇ Mạnh Tử : "Ngũ cốc bất đăng" (Đằng Văn Công thượng ) Năm giống thóc không chín (nói ý mất mùa).
6. (Động) Thi đậu, khảo thí hợp cách (thời khoa cử ngày xưa). ◎ Như: "đăng đệ" thi trúng cách, được tuyển.
7. (Động) Xin lĩnh nhận (có ý tôn kính). ◎ Như: "bái đăng hậu tứ" bái lĩnh, nhận ban thưởng hậu hĩ.
8. (Động) Mang, mặc, đi (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "cước đăng trường đồng ngoa" chân mang giày ống dài.
9. (Phó) Ngay, tức thì. ◎ Như: "đăng thì" tức thì, ngay bây giờ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại triển huyễn thuật, tương nhất khối đại thạch đăng thì biến thành nhất khối tiên minh oánh khiết đích mĩ ngọc" , (Đệ nhất hồi) Thi triển hết phép thuật, làm cho khối đá lớn tức thì hóa thành một viên ngọc tươi đẹp rực rỡ trong suốt long lanh.
10. (Danh) Họ "Đăng".

Từ điển Thiều Chửu

① Lên, như đăng lâu lên lầu.
② Chép lên, như đăng tái ghi chép lên sổ.
③ Kết quả, chín. Như ngũ cốc bất đăng (Mạnh Tử ) năm giống thóc không chín (nói ý mất mùa).
④ Ngay, như đăng thì tức thì, ngay bấy giờ.
⑤ Xin lĩnh nhận của người ta cho cũng gọi là đăng là có kính tôn kính.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trèo, leo, lên, bước lên: Trèo núi; Lên bờ; Bước lên sân khấu chính trị;
② Đăng, in, ghi, vào sổ: Báo đã đăng rồi; Ghi sổ, vào sổ;
③ Chín tốt, gặt hái, thu hoạch: Hoa mầu thu hoạch tốt, được mùa;
④ Đạp lên: Đạp (guồng) nước; Đạp xe ba gác;
⑤ (đph) Đi, mang vào: Đi giày;
⑥ (văn) Ngay, tức thì.【】đăng thời [dengshí] Ngay, lập tức;
⑦ (văn) Xin lĩnh nhận (của người ta cho).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lên cao. Trèo lên — Tiến lên. Thêm lên — Ghi chép vào — Lập tức. Xem Đăng thời.

Từ ghép 25

cử
jǔ ㄐㄩˇ

cử

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngẩng (đầu), nâng lên, nhấc lên
2. cử động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cất lên, giơ, ngẩng. ◎ Như: "cử thủ" cất tay, "cử túc" giơ chân, "cử bôi" nâng chén. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
2. (Động) Bầu, tuyển chọn, đề cử. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Động) Nêu ra, đề xuất. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta nêu ra một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Phát động, hưng khởi. ◎ Như: "cử sự" khởi đầu công việc, "cử nghĩa" khởi nghĩa.
5. (Động) Bay. ◇ Tô Thức : "Ngư phủ tiếu, khinh âu cử. Mạc mạc nhất giang phong vũ" , . (Ngư phủ tiếu từ ) Lão chài cười, chim âu bay. Mờ mịt trên sông mưa gió.
6. (Động) Sinh đẻ, nuôi dưỡng. ◇ Liêu trai chí dị : "Quá bát cửu nguyệt, nữ quả cử nhất nam, mãi ảo phủ tự chi" , , (Thư si ) Qua tám chín tháng sau, cô gái quả nhiên sinh được một đứa con trai, thuê một đàn bà nuôi nấng.
7. (Động) Lấy được, đánh lấy được thành. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương văn Hoài Âm Hầu dĩ cử Hà Bắc" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương nghe tin Hoài Âm Hầu đã lấy Hà Bắc.
8. (Danh) Hành vi, động tác. ◎ Như: "nghĩa cử" việc làm vì nghĩa, "thiện cử" việc thiện.
9. (Danh) Nói tắt của "cử nhân" người đậu khoa thi hương (ngày xưa), phiếm chỉ người được tiến cử. ◎ Như: "trúng cử" thi đậu.
10. (Tính) Toàn thể, tất cả. ◎ Như: "cử quốc" cả nước. ◇ Liêu trai chí dị : "Cử gia yến tập" (Phiên Phiên ) Cả nhà yến tiệc linh đình.

Từ điển Thiều Chửu

① Cất lên, giơ lên, cất nổi. Như cử thủ cất tay, cử túc giơ chân, cử bôi cất chén, v.v.
② Cử động. Như cử sự nổi lên làm việc, cũng như ta nói khởi sự . Thế cho nên có hành động gì đều gọi là cử cả. Như cử động , cử chỉ , v.v. Sự không cần làm nữa mà cứ bới vẽ ra gọi là đa thử nhất cử .
③ Tiến cử. Như suy cử suy tôn tiến cử lên, bảo cử bảo lĩnh tiến cử lên, v.v. Lệ thi hương ngày xưa ai trúng cách (đỗ) gọi là cử nhân .
④ Phàm khen ngợi hay ghi chép ai cũng gọi là cử, như xưng cử đề cử lên mà khen, điều cử ghi tường từng điều để tiêu biểu lên.
⑤ Sinh đẻ, đẻ con gọi gọi là cử , không sinh đẻ gọi là bất cử .
⑥ Lấy được, đánh lấy được thành gọi là cử.
⑦ Bay cao, kẻ sĩ trốn đời gọi là cao cử . Ðời sau gọi những người có kẻ có tài hơn người là hiên hiên hà cử cũng noi nghĩa ấy.
⑧ Ðều cả. Như cử quốc cả nước.
⑨ Ðều.
⑩ Họp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa lên, giơ lên, giương lên: Giơ tay; Giương cao;
② Ngẩng: Ngẩng đầu;
③ Ngước: Ngước mắt;
④ Bầu, cử: Cử đại biểu; Mọi người bầu anh ấy làm tổ trưởng;
⑤ Nêu ra, đưa ra, cho: Xin cho một thí dụ;
⑥ Việc: Việc nghĩa;
⑦ Cử động, hành động: Mọi hành động;
⑧ Cả, khắp, tất cả đều, mọi, hết thảy mọi người: Tất cả những người dự họp; Khắp nước tưng bừng; Nghe thấy thế cả làng đều mừng rỡ; Mọi việc đều không thay đổi (Sử kí); Cả huyện, hết thảy mọi người trong huyện;
⑨ (văn) Đánh hạ, đánh chiếm, chiếm lĩnh: Hiến công mất nước Quắc, năm năm sau lại đánh hạ nước Ngu (Cốc Lương truyện: Hi công nhị niên); Tên lính thú (Trần Thiệp) cất tiếng hô lớn, cửa ải Hàm Cốc bị đánh chiếm (Đỗ Mục: A Phòng cung phú);
⑩ (văn) Đi thi, thi đậu, trúng cử: Dũ gởi thơ cho Lí Hạ, khuyên Hạ đi thi tiến sĩ (Hàn Dũ: Vĩ biện); Lí Hạ đỗ tiến sĩ trở thành người nổi tiếng (Hàn Dũ: Vĩ biện);
⑪ (văn) Tố cáo, tố giác: Quan lại phát hiện mà không tố cáo thì sẽ cùng (với người đó) có tội (Luận hoành);
⑫ (văn) Tịch thu;
⑬ (văn) Cúng tế;
⑭ (văn) Nuôi dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng hai tay mà nâng lên, nhấc lên — Dáng chim bay — Đưa lên. Tiến dẫn — Biên chép — Sinh đẻ — Thi đậu — Tất cả. Toàn thể.

Từ ghép 70

bảo cử 保舉bao cử 包舉bạt san cử đỉnh 拔山舉鼎bạt sơn cử đỉnh 拔山舉鼎bằng cử 鵬舉bất khả mai cử 不可枚舉cao cử 高舉chế cử 制舉công cử 公舉cống cử 貢舉cử ai 舉哀cử án tề mi 舉案齊眉cử binh 舉兵cử bộ 舉步cử bộ 舉部cử bôi 舉杯cử chỉ 舉止cử chủ 舉主cử chủng 舉踵cử đao 舉刀cử đầu 舉頭cử đỉnh 舉頂cử đỉnh bạt sơn 舉鼎拔山cử động 舉動cử gia 舉家cử hành 舉行cử hặc 舉劾cử hỏa 舉火cử mục 舉目cử mục vô thân 舉目無親cử nam 舉男cử nghiệp 舉業cử nhạc 舉樂cử nhân 舉人cử nhất phản tam 舉一反三cử quốc 舉國cử sĩ 舉士cử sự 舉事cử thế 舉世cử thủ 舉手cử tọa 舉坐cử trường 舉場cử túc 舉足cử túc khinh trọng 舉足輕重cử tử 舉子cương cử mục trương 綱舉目張đại cử 大舉đề cử 提舉đơn cử 單舉hà cử 遐舉khoa cử 科舉liệt cử 列舉mao cử 毛舉nghĩa cử 義舉nhất cử lưỡng tiện 一舉兩便phó cử 赴舉phượng cử 鳳舉sáng cử 創舉sát cử 察舉suy cử 推舉tái cử 再舉thôi cử 推舉tiến cử 薦舉tiêu cử 標舉tịnh cử 並舉tổng tuyển cử 總選舉trúng cử 中舉tuyển cử 選舉ứng cử 應舉xưng cử 稱舉
lương, lượng
liáng ㄌㄧㄤˊ, liàng ㄌㄧㄤˋ

lương

phồn thể

Từ điển phổ thông

mát mẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mỏng, bạc. ◎ Như: "lương đức" đức bạc (ít đức).
2. (Tính) Lạnh, mát. ◎ Như: "lương thủy" nước lạnh, "lương phong" gió mát. ◇ Tào Phi : "Thu phong tiêu sắt thiên khí lương" (Yên ca hành ) Gió thu hiu hắt, khí trời lạnh lẽo.
3. (Tính) Vắng vẻ, không náo nhiệt. ◎ Như: "hoang lương" vắng vẻ, hiu quạnh. ◇ Lê Hữu Trác : "Lão tướng sùng lương cảnh" (Thượng kinh kí sự ) Lão tướng ưa cảnh tịch mịch.
4. (Tính) Buồn khổ, buồn rầu. ◎ Như: "thê lương" buồn thảm.
5. (Tính) Lạnh nhạt, đạm bạc. ◎ Như: "thế thái viêm lương" thói đời ấm lạnh.
6. (Danh) Cảm mạo, cảm lạnh. ◎ Như: "thụ lương" bị cảm mạo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tựu phạ tha dã tượng Tình Văn trước liễu lương" (Đệ nhất bách cửu hồi) Sợ nó cũng bị cảm lạnh giống như Tình Văn (lần trước).
7. (Danh) Châu "Lương".
8. (Danh) Nước "Lương", một trong mười sáu nước thời Đông Tấn , nay ở vào đất Cam Túc .
9. (Danh) Họ "Lương".
10. (Động) Hóng gió. ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến vô khả tiêu khiển, đề cá giao sàng tọa tại đả mạch tràng liễu âm thụ hạ thừa lương" , (Đệ nhị hồi) Sử Tiến không có gì tiêu khiển, (bèn) lấy chiếc ghế xếp ngồi hóng mát dưới gốc liễu trong sân đập lúa.
11. (Động) Thất vọng, chán nản. ◎ Như: "thính đáo giá tiêu tức, tha tâm lí tựu lương liễu" , nghe được tin đó, anh ấy liền thất vọng.
12. Một âm là "lượng". (Động) Để nguội, để cho mát. ◎ Như: "bả trà lượng nhất hạ" để cho trà nguội một chút.
13. (Động) Giúp đỡ. ◇ Thi Kinh : "Duy sư Thượng phụ, Thì duy ưng dương, Lượng bỉ Vũ vương" , , (Đại nhã , Đại minh ) Chỉ có Thái sư Thượng phụ, Lúc đó (dũng mãnh) như chim ưng cất cánh, Để giúp đỡ vua Vũ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏng mẻo, như lương đức đức bạc (ít đức).
② Lạnh.
③ Châu Lương.
④ Nước Lương.
⑤ Hóng gió.
⑥ Chất uống.
⑦ Một âm là lượng. Tin.
⑧ Giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lạnh, mát, nguội: Gió mát; Sau tiết Thu phân trời sẽ mát mẻ; !Cơm nguội rồi, ăn nhanh lên!;
② Chán nản, thất vọng: Nghe tin ấy, nó chán nản ngay; Cha nói như vậy, con thấy hơi thất vọng;
③ (văn) Hóng gió;
④ (văn) Mỏng, bạc, ít: Đức mỏng (đức bạc, ít đức);
⑤ (văn) Chất uống;
⑥ [Liáng] Châu Lương;
⑦ [Liáng] Nước Lương (một trong 16 nước đời Đông Tấn ở Trung Quốc);
⑧ [Liáng] (Họ) Lương. Xem [liàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mát mẻ. Td: Thừa lương ( hóng mát ) — Dùng như chữ Lương .

Từ ghép 9

lượng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mỏng, bạc. ◎ Như: "lương đức" đức bạc (ít đức).
2. (Tính) Lạnh, mát. ◎ Như: "lương thủy" nước lạnh, "lương phong" gió mát. ◇ Tào Phi : "Thu phong tiêu sắt thiên khí lương" (Yên ca hành ) Gió thu hiu hắt, khí trời lạnh lẽo.
3. (Tính) Vắng vẻ, không náo nhiệt. ◎ Như: "hoang lương" vắng vẻ, hiu quạnh. ◇ Lê Hữu Trác : "Lão tướng sùng lương cảnh" (Thượng kinh kí sự ) Lão tướng ưa cảnh tịch mịch.
4. (Tính) Buồn khổ, buồn rầu. ◎ Như: "thê lương" buồn thảm.
5. (Tính) Lạnh nhạt, đạm bạc. ◎ Như: "thế thái viêm lương" thói đời ấm lạnh.
6. (Danh) Cảm mạo, cảm lạnh. ◎ Như: "thụ lương" bị cảm mạo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tựu phạ tha dã tượng Tình Văn trước liễu lương" (Đệ nhất bách cửu hồi) Sợ nó cũng bị cảm lạnh giống như Tình Văn (lần trước).
7. (Danh) Châu "Lương".
8. (Danh) Nước "Lương", một trong mười sáu nước thời Đông Tấn , nay ở vào đất Cam Túc .
9. (Danh) Họ "Lương".
10. (Động) Hóng gió. ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến vô khả tiêu khiển, đề cá giao sàng tọa tại đả mạch tràng liễu âm thụ hạ thừa lương" , (Đệ nhị hồi) Sử Tiến không có gì tiêu khiển, (bèn) lấy chiếc ghế xếp ngồi hóng mát dưới gốc liễu trong sân đập lúa.
11. (Động) Thất vọng, chán nản. ◎ Như: "thính đáo giá tiêu tức, tha tâm lí tựu lương liễu" , nghe được tin đó, anh ấy liền thất vọng.
12. Một âm là "lượng". (Động) Để nguội, để cho mát. ◎ Như: "bả trà lượng nhất hạ" để cho trà nguội một chút.
13. (Động) Giúp đỡ. ◇ Thi Kinh : "Duy sư Thượng phụ, Thì duy ưng dương, Lượng bỉ Vũ vương" , , (Đại nhã , Đại minh ) Chỉ có Thái sư Thượng phụ, Lúc đó (dũng mãnh) như chim ưng cất cánh, Để giúp đỡ vua Vũ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏng mẻo, như lương đức đức bạc (ít đức).
② Lạnh.
③ Châu Lương.
④ Nước Lương.
⑤ Hóng gió.
⑥ Chất uống.
⑦ Một âm là lượng. Tin.
⑧ Giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Để nguội: Nước sôi để nguội một lát sẽ uống;
② (văn) Tin;
③ (văn) Giúp. Xem [liáng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp đỡ. Phụ tá — Đáng tin — Một âm là Lương, xem vần Lương.
lục
lù ㄌㄨˋ

lục

phồn thể

Từ điển phổ thông

ghi chép

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sao chép. ◎ Như: "đằng lục" sao chép sách vở. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, lục thư vị tuất nghiệp nhi xuất, phản tắc Tiểu Tạ phục án đầu, thao quản đại lục" , , (Tiểu Tạ ) Một hôm, sinh chép sách chưa xong, có việc ra đi, lúc trở về thấy Tiểu Tạ cắm cúi trên bàn đang cầm bút chép thay.
2. (Động) Ghi lại. ◇ Xuân Thu : "Xuân Thu lục nội nhi lược ngoại" (Công Dương truyện ) Kinh Xuân Thu chép việc trong nước mà ghi sơ lược việc nước ngoài.
3. (Động) Lấy, chọn người, tuyển dụng. ◎ Như: "lục dụng" tuyển dụng, "phiến trường túc lục" có chút sở trường đủ lấy dùng, "lượng tài lục dụng" cân nhắc tài mà chọn dùng.
4. (Danh) Sổ bạ, thư tịch ghi chép sự vật. ◎ Như: "ngữ lục" quyển sách chép các lời nói hay, "ngôn hành lục" quyển sách chép các lời hay nết tốt của người nào, "đề danh lục" quyển vở đề các tên người.
5. (Danh) Họ "Lục".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao chép. Như biên chép sách vở, chuyên công việc sao chép gọi là đằng lục .
② Ghi chép. Như kinh Xuân Thu nói lục nội nhi lược ngoại chỉ ghi chép việc trong nước mà lược các việc nước ngoài.
③ Một tên để gọi sách vở. Như ngữ lục quyển sách chép các lời nói hay, ngôn hành lục quyển sách chép các lời hay nết tốt của người nào, v.v. Sổ vở cũng gọi là lục. Như đề danh lục quyển vở đề các tên người.
④ Lấy, chọn người chọn việc có thể lấy được thì ghi chép lấy gọi là lục. Như phiến trường túc lục có chút sở trường đủ lấy, lượng tài lục dụng cân nhắc tài mà lấy dùng, v.v.
⑤ Coi tất cả, phép quan ngày xưa có chức lục thượng thư sự là chức quan đứng đầu các quan thượng thư, cũng như chức tổng lí quốc vụ bây giờ.
⑥ Thứ bậc.
⑦ Bó buộc.
⑧ Sắc loài kim.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu xanh của vàng ( kim loại quý ) — Ghi chép vào sổ sách — Sao chép.

Từ ghép 38

Từ điển trích dẫn

1. Mũi kim. Tỉ dụ chỗ rất nhỏ. ◇ Lí Thương Ẩn : "Đại khứ tiện ưng khi túc khỏa, Tiểu lai kiêm khả ẩn châm phong" 便, (Đề tăng bích ). § Mượn ý kệ Phật: Trong một hạt thóc chứa được cả thế giới, một mũi nhỏ kim thu nhận được vô lượng chúng.
2. Tỉ dụ nhọn sắc. ◎ Như: "châm phong tương đối" .
lục
liù ㄌㄧㄡˋ, lù ㄌㄨˋ

lục

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đất liền
2. đường bộ
3. sao Lục
4. sáu, 6 (dùng trong văn tự, như: )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất cao khỏi mặt nước mà bằng phẳng. ◎ Như: "đại lục" cõi đất liền lớn, chỉ năm châu trên mặt địa cầu ("Á châu" , "Âu châu" , "Phi châu" , "Mĩ châu" và "Úc châu" ).
2. (Danh) Đường bộ, đường cạn. ◎ Như: "đăng lục" đổ bộ, lên cạn, "thủy lục giao thông" giao thông thủy bộ.
3. (Danh) Số sáu, cũng như chữ "lục" dùng để viết giấy tờ quan hệ cho khỏi chữa được, ta gọi là chữ "lục" kép.
4. (Danh) Sao "Lục".
5. (Danh) Họ "Lục". ◎ Như: "Lục Vân Tiên" .
6. (Động) Nhảy. ◇ Trang Tử : "Hột thảo ẩm thủy, kiều túc nhi lục, thử mã chi chân tính dã" , , (Mã đề ) Gặm cỏ uống nước, cất cao giò mà nhảy, đó là chân tính của ngựa.

Từ điển Thiều Chửu

① Đồng bằng cao ráo, đất liền. Vì nói phân biệt với bể nên năm châu gọi là đại lục (cõi đất liền lớn).
② Đường bộ. Đang đi đường thủy mà lên bộ gọi là đăng lục đổ bộ, lên cạn, lục hành đi bộ.
③ Lục tục liền nối không dứt.
④ Lục li sặc sỡ, rực rỡ.
⑤ Lục lương nguyên là tiếng chỉ về cái điệu bộ chồm nhảy của giống mãnh thú, vì thế nên trộm giặc cũng gọi là lục lương.
⑥ Lục trầm chìm nổi, nói sự tự nhiên mà bị chìm đắm tan lở. Sách Trang Tử nói người hiền dấu họ dấu tên để trốn đời gọi là lục trầm. Bây giờ thường mượn dùng để nói sự mất nước.
⑦ Sáu, cũng như chữ lục dùng để viết giấy má quan hệ cho khỏi chữa được, ta gọi là chữ lục kép.
⑧ Sao Lục.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sáu (chữ viết kép). Xem [lù].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trên đất, trên cạn, trên bộ, đất liền, đường bộ, bằng đường bộ: Lục địa, trên bộ; Đại lục; Đổ bộ; Hoa của các loài thảo mộc dưới nước và trên cạn; Giao thông đường thủy và đường bộ; Đường bộ;
② 【】lục li [lùlí] Màu sắc hỗn tạp, sặc sỡ, rực rỡ, lòe loẹt: Màu sắc sặc sỡ;
③ 【】lục tục [lùxù] Lần lượt, lục tục: Khách đã lần lượt (lục tục) đến;
④ [Lù] Sao Lục;
⑤ [Lù] (Họ) Lục. Xem [liù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Miền đất thật lớn. Cũng là Đại lục, chẳng hạn Mĩ châu gọi là Tân đại lục ( miền đất liền to lớn mới được tìm thấy ) — Trên đất. Trên bộ — Một lối viết trịnh trọng của chữ Lục .

Từ ghép 19

cao
gāo ㄍㄠ, gào ㄍㄠˋ

cao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cao
2. kiêu, đắt
3. cao thượng, thanh cao
4. nhiều, hơn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cao. Trái lại với "đê" thấp. ◎ Như: "sơn cao thủy thâm" núi cao sông sâu.
2. (Tính) Kiêu, đắt. ◎ Như: "cao giá" giá đắt.
3. (Tính) Nhiều tuổi. ◎ Như: "cao niên" bậc lão niên, nhiều tuổi.
4. (Tính) Giọng tiếng lớn. ◎ Như: "cao ca" tiếng hát to, tiếng hát lên giọng.
5. (Tính) Giỏi, vượt hơn thế tục, khác hẳn bực thường. ◎ Như: "cao tài sanh" học sinh ưu tú, "cao nhân" người cao thượng. ◇ Nguyễn Du : "Thạch ẩn cao nhân ốc" (Đào Hoa dịch đạo trung ) Đá che khuất nhà bậc cao nhân.
6. (Tính) Tôn quý. ◎ Như: "vị cao niên ngải" địa vị tôn quý, tuổi lớn.
7. (Danh) Chỗ cao. ◎ Như: "đăng cao vọng viễn" lên cao trông ra xa.
8. (Danh) Họ "Cao". ◎ Như: "Cao Bá Quát" (1808-1855).
9. (Động) Tôn sùng, kính trọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cao. Trái lại với thấp. Như sơn cao thủy thâm núi cao sông sâu.
② Kiêu, đắt. Như nói giá kiêu giá hạ vậy.
③ Không thể với tới được gọi là cao. Như đạo cao .
④ Cao thượng, khác hẳn thói tục. Như cao nhân người cao thượng. Nguyễn Du : Thạch ẩn cao nhân ốc (Ðào Hoa dịch đạo trung ) đá che khuất nhà bậc cao nhân.
⑤ Giọng tiếng lên cao. Như cao ca hát to, hát lên giọng.
⑥ Quý, kính.
⑦ Nhiều, lớn hơn. Như cao niên bậc lão niên, nhiều tuổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cao: Tôi cao hơn anh; Tinh thần lên cao; Tháp cao 20 mét; Chất lượng cao; Phong cách cao;
② Giỏi, hay, hơn, cao cường, cao thượng; Tầm suy nghĩ của anh ấy hơn tôi; Chủ trương này rất hay; Bản lĩnh cao cường;
③ Lớn tiếng, (tiếng) cao to, to tiếng: Lớn tiếng gọi; °q Hát to tiếng;
④ Đắt đỏ: Giá đắt quá;
⑤ Nhiều tuổi, tuổi cao: Cụ ấy tuổi đã bảy mươi;
⑥ [Gao] (Họ) Cao;
⑦ [Gao] 【】Cao Li [Gaolí] Nước Cao Li (tức Hàn Quốc ngày nay).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở trên, lên tới phía trên. Trái với thấp — Quý trọng. Đáng tôn kính — Họ người.

Từ ghép 92

ba cao vọng thượng 巴高望上bằng cao vọng viễn 憑高望遠cao ẩn 高隱cao bình 高平cao cấp 高級cao chẩm 高枕cao chẩm vô ưu 高枕無憂cao củng 高拱cao cư 高居cao cử 高舉cao cường 高強cao danh 高名cao dật 高逸cao diệu 高妙cao đài 高臺cao đàm 高談cao đàm khoát luận 高談闊論cao đáng 高檔cao đạo 高蹈cao đẳng 高等cao đệ 高弟cao đệ 高第cao điệu 高調cao đình 高亭cao độ 高度cao đồ 高徒cao đường 高堂cao giá 高價cao hạnh 高行cao hoài 高懷cao hội 高會cao hứng 高興cao kì 高奇cao lâu 高樓cao li 高麗cao luận 高論cao lũy thâm bích 高壘深壁cao lương 高粱cao lương tửu 高粱酒cao ly 高丽cao ly 高麗cao mạo 高帽cao minh 高明cao môn 高門cao nghĩa bạc vân 高義薄雲cao ngọa 高臥cao nguyên 高原cao nhã 高雅cao nhân 高人cao niên 高年cao ốc kiến linh 高屋建瓴cao phẩm 高品cao phi viễn tẩu 高飛遠走cao phi viễn tẩu 高飞远走cao quan 高官cao quý 高貴cao quỹ 高軌cao sĩ 高士cao siêu 高超cao sơn lưu thủy 高山流水cao tăng 高僧cao tằng 高層cao thành thâm trì 高城深池cao thủ 高手cao thượng 高尚cao tiêu 高標cao tổ 高祖cao tuấn 高峻cao túc 高足cao tung 高蹤cao vọng 高望cao xướng 高唱cô cao 孤高công cao vọng trọng 功高望重đái cao mạo 戴高帽đăng cao vọng viễn 登高望遠đề cao 提高đức cao vọng trọng 德高望重hảo cao vụ viễn 好高騖遠nhãn cao thủ đê 眼高手低sơn cao thủy trường 山高水長sùng cao 崇高tài trí cao kì 材智高奇tăng cao 增高tâm cao 心高thanh cao 清高tiêu cao 标高tiêu cao 標高tối cao 最高tối cao pháp viện 最高法院tự cao 自高平地起 vạn trượng cao lâu bình địa khởi 萬丈高樓
thường
cháng ㄔㄤˊ

thường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thông thường, bình thường

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đạo lí, quan hệ luân lí. ◎ Như: "ngũ thường" gồm có: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" nghĩa là năm đạo của người lúc nào cũng phải có, không thể thiếu được.
2. (Danh) Họ "Thường".
3. (Tính) Lâu dài, không đổi. ◎ Như: "tri túc thường lạc" biết đủ thì lòng vui lâu mãi, "vô thường" không còn mãi, thay đổi. ◇ Tây du kí 西: "Nhất cá cá yểm diện bi đề, câu dĩ vô thường vi lự" , (Đệ nhất hồi) Thảy đều bưng mặt kêu thương, đều lo sợ cho chuyện vô thường.
4. (Tính) Phổ thông, bình phàm. ◎ Như: "thường nhân" người thường, "bình thường" bình phàm, "tầm thường" thông thường. ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
5. (Tính) Có định kì, theo quy luật. ◎ Như: "thường kì" định kì, "thường hội" hội họp thường lệ,
6. (Phó) Luôn, hay. ◎ Như: "thường thường" luôn luôn, "thường lai" đến luôn, hay đến, "thường xuyên" luôn mãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Thường (lâu mãi).
② Ðạo thường, như nhân nghĩa lễ trí tín gọi là ngũ thường nghĩa là năm ấy là năm đạo thường của người lúc nào cũng phải có không thể thiếu được.
③ Bình thường, như thường nhân người thường, bình thường , tầm thường , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Luôn, hay, thường, vốn: Đến luôn, thường đến; Không hay nói; Anh ấy làm việc tích cực, thường được biểu dương; Ngựa thiên lí thường có, nhưng Bá Nhạc không thường có (Hàn Dũ: Tạp thuyết); Cho nên quan không luôn quý, mà dân không mãi hèn (Mặc tử: Thượng hiền thượng); Thánh nhân vốn thận trọng về chỗ nhỏ nhặt của bản thân mình (Tiềm phu luận: Thận vi). 【】 thường thường [chángcháng] Thường, thường hay, luôn luôn: Ông Nguyễn làm việc có thành tích, thường hay được khen thưởng; Bệnh này, người ở Giang Nam thường hay mắc phải (Hàn Dũ: Tế Thập Nhị lang văn);
② (văn) Từng, đã từng (dùng như , bộ ): Và khắc vào đó rằng: Chủ Phụ từng đi chơi qua chỗ này (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng); Vua Cao tổ từng đi lao dịch ở Hàm Dương (Hán thư: Cao đế kỉ);
③ Thông thường, bình thường: Ngày thường; Việc thường;
④ Đạo thường: Năm đạo thường (gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín);
⑤ Mãi mãi, lâu dài: Cây xanh tốt quanh năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luôn luôn có. Truyện Hoa Tiên : » Sử kinh lại gắng việc thường « — Không khác lạ ( vì có luôn ). Cung oán ngâm khúc : » Vẻ chi ăn uống sự thường « — Ta còn hiểu là thấp kém. Đoạn trường tân thanh : » Thân này còn dám coi ai làm thường « — Không biến đổi. Td: Luân thường.

Từ ghép 44

trú, trụ
zhù ㄓㄨˋ

trú

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở
2. thôi, dừng
3. còn đấy
4. lưu luyến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thôi, ngừng. ◎ Như: "trụ thủ" ngừng tay, "viên thanh đề bất trụ" tiếng vượn kêu không thôi, "vũ trụ liễu" mưa tạnh rồi.
2. (Động) Ở, ở lâu. ◎ Như: "trụ sơn hạ" ở dưới núi.
3. (Động) Nghỉ trọ. ◎ Như: "tá trụ nhất túc" 宿 nghỉ trọ một đêm.
4. (Động) Còn đấy. § Nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: "thành trụ hoại không" . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là "trụ". ◎ Như: "trụ trì Tam bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là "trụ trì Phật bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là "trụ trì Pháp bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là "trụ trì Tăng bảo" . Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị "trụ trì" .
5. (Động) Lưu luyến, bám víu. ◎ Như: "vô sở trụ" không lưu luyến vào đấy, không bám víu vào đâu cả.
6. (Phó) Đứng sau động từ biểu thị sự cố gắng. ◎ Như: "kí trụ" nhớ lấy, "nã trụ" nắm lấy. ◇ Thủy hử truyện : "Chúng tăng nhẫn tiếu bất trụ" (Đệ tứ hồi) Các sư nhịn cười chẳng được.
7. (Phó) Biểu thị sự gì ngưng lại, khựng lại. ◎ Như: "lăng trụ liễu" ngây người ra, "ngốc trụ liễu" ngẩn ra.
8. (Danh) Họ "Trụ".
9. § Còn đọc là "trú".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, trọ: Nhà tôi ở ngoại thành; Ở trọ khách sạn; Hôm qua tôi (ở) trọ nhà bạn một đêm;
② Ngừng, tạnh: Tạnh mưa rồi;
③ (Đặt sau động từ) Lại, lấy, kĩ, chắc, được...: Đứng lại; Giữ lại một lá thư; Cầm lấy; Nhớ kĩ (lấy); Nắm chắc tay lái; Bắt được, bắt lấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở. Cư ngụ. Truyện HT: » Mới hay trú tiền nha « — Dừng lại. ĐTTT: » Dọn nhà hãy tạm cho nàng trú chân «.

Từ ghép 16

trụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở
2. thôi, dừng
3. còn đấy
4. lưu luyến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thôi, ngừng. ◎ Như: "trụ thủ" ngừng tay, "viên thanh đề bất trụ" tiếng vượn kêu không thôi, "vũ trụ liễu" mưa tạnh rồi.
2. (Động) Ở, ở lâu. ◎ Như: "trụ sơn hạ" ở dưới núi.
3. (Động) Nghỉ trọ. ◎ Như: "tá trụ nhất túc" 宿 nghỉ trọ một đêm.
4. (Động) Còn đấy. § Nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: "thành trụ hoại không" . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là "trụ". ◎ Như: "trụ trì Tam bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là "trụ trì Phật bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là "trụ trì Pháp bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là "trụ trì Tăng bảo" . Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị "trụ trì" .
5. (Động) Lưu luyến, bám víu. ◎ Như: "vô sở trụ" không lưu luyến vào đấy, không bám víu vào đâu cả.
6. (Phó) Đứng sau động từ biểu thị sự cố gắng. ◎ Như: "kí trụ" nhớ lấy, "nã trụ" nắm lấy. ◇ Thủy hử truyện : "Chúng tăng nhẫn tiếu bất trụ" (Đệ tứ hồi) Các sư nhịn cười chẳng được.
7. (Phó) Biểu thị sự gì ngưng lại, khựng lại. ◎ Như: "lăng trụ liễu" ngây người ra, "ngốc trụ liễu" ngẩn ra.
8. (Danh) Họ "Trụ".
9. § Còn đọc là "trú".

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi, như viên thanh đề bất trụ tiếng vượn kêu không thôi.
② Ở, như trụ sơn hạ ở dưới núi.
③ Còn đấy, nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: thành trụ hoại không . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là trụ, như trụ trì tam bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là trụ trì Phật bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là trụ trì Pháp bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là trụ trì tăng bảo. Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị trụ trì.
④ Lưu luyến (dính bám) như vô sở trụ không lưu luyến vào đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, trọ: Nhà tôi ở ngoại thành; Ở trọ khách sạn; Hôm qua tôi (ở) trọ nhà bạn một đêm;
② Ngừng, tạnh: Tạnh mưa rồi;
③ (Đặt sau động từ) Lại, lấy, kĩ, chắc, được...: Đứng lại; Giữ lại một lá thư; Cầm lấy; Nhớ kĩ (lấy); Nắm chắc tay lái; Bắt được, bắt lấy.

Từ ghép 9

tiên, tiển
sǔn ㄙㄨㄣˇ, xiān ㄒㄧㄢ, xiǎn ㄒㄧㄢˇ

tiên

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biên tiên : Dáng đi uốn éo, xoay tròn như múa — Một âm là Tiển. Xem Tiển.

Từ ghép 1

tiển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đi chân không, đi chân trần

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi chân không. ◇ Trang Tử : "Liệt Tử đề lũ, tiển nhi tẩu, kị ư môn" , , (Liệt Ngự Khấu ) Liệt Tử bỏ dép, đi chân không chạy ra tới cổng.
2. (Tính) Chân không, chân trần. ◎ Như: "tiển túc" chân trần.

Từ điển Thiều Chửu

① Đi chân không.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đi chân không. 【】tiển túc [xiănzú] (văn) (Đi) chân không, chân đất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chân không, không mang giày dép — Một âm là Tiên. Xem Tiên.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.