tính danh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

họ tên

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ và tên. Đoạn trường tân thanh : » Chồn con đâu tá, tính danh là gì «.
bẩm, lẫm
bǐn ㄅㄧㄣˇ, bǐng ㄅㄧㄥˇ, lǐn ㄌㄧㄣˇ

bẩm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vâng mệnh, tuân theo
2. thưa bẩm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chịu, nhận, thừa thụ. ◎ Như: "bẩm lệnh" nhận lệnh. ◇ Tả truyện : "Tiên vương sở bẩm ư thiên địa, dĩ vị kì dân dã" , (Chiêu Công nhị thập lục niên ).
2. (Động) Thưa, trình (kẻ dưới thưa việc với người trên). ◎ Như: "bẩm cáo" thưa trình.
3. (Danh) Tính có được từ lúc mới sinh. ◎ Như: "thiên phú dị bẩm" trời cho năng khiếu khác thường.
4. Một âm là "lẫm". (Danh) Kho lúa. § Thông "lẫm" . ◇ Tân Đường Thư : "Kim lẫm vô kiến lương, nan dĩ trì cửu" , (Lí Mật truyện ) Nay kho không có lương, khó mà giữ được lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Vâng mệnh, bẩm mệnh.
② Bẩm, kẻ dưới thưa việc gì với người trên xưng là bẩm. Tục viết là .
③ Bẩm phú, tính trời phú cho.
④ Một âm là lẫm. Cấp lúa kho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bẩm, năng khiếu, tính nết, tính tình: Thiên bẩm, khiếu trời sinh;
② (cũ) Thưa, bẩm: Bẩm báo, trình thưa;
③ (văn) Vâng mệnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhận được. Ta hiểu là nhận được do trời cho — Lời quan dưới trình với quan trên. Ta hiểu là thưa với người trên. Một âm khác là Lẫm.

Từ ghép 13

lẫm

phồn thể

Từ điển phổ thông

cấp lúa từ kho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chịu, nhận, thừa thụ. ◎ Như: "bẩm lệnh" nhận lệnh. ◇ Tả truyện : "Tiên vương sở bẩm ư thiên địa, dĩ vị kì dân dã" , (Chiêu Công nhị thập lục niên ).
2. (Động) Thưa, trình (kẻ dưới thưa việc với người trên). ◎ Như: "bẩm cáo" thưa trình.
3. (Danh) Tính có được từ lúc mới sinh. ◎ Như: "thiên phú dị bẩm" trời cho năng khiếu khác thường.
4. Một âm là "lẫm". (Danh) Kho lúa. § Thông "lẫm" . ◇ Tân Đường Thư : "Kim lẫm vô kiến lương, nan dĩ trì cửu" , (Lí Mật truyện ) Nay kho không có lương, khó mà giữ được lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Vâng mệnh, bẩm mệnh.
② Bẩm, kẻ dưới thưa việc gì với người trên xưng là bẩm. Tục viết là .
③ Bẩm phú, tính trời phú cho.
④ Một âm là lẫm. Cấp lúa kho.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cấp lúa kho.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cấp phát lương thực — Kính sợ — Một âm là Bẩm.
trù
chóu ㄔㄡˊ, táo ㄊㄠˊ

trù

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thẻ tre, que
2. tính toán trước, trù tính

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái thẻ đếm (cái đồ để tính sổ). ◎ Như: Đánh cờ đánh bạc hơn nhau một nước gọi là "lược thắng nhất trù" , cái dùng để ghi số chén rượu đã uống gọi là "tửu trù" . § Sách "Thái bình ngự lãm" có chép truyện ba ông già gặp nhau, hỏi tuổi nhau, một ông già nói: "Hải thủy biến tang điền, ngô triếp hạ nhất trù, kim mãn thập trù hĩ" , , 滿 Nước bể biến ra ruộng dâu, tôi bỏ một cái thẻ, nay vừa đầy mười cái thẻ rồi, tức là đúng một trăm tuổi. § Vì thế chúc người thọ gọi là "hải ốc thiêm trù" .
2. (Động) Suy tính, toan tính. ◎ Như: "nhất trù mạc triển" bó tay không có một kế gì nữa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vận trù quyết toán hữu thần công" (Đệ nhất hồi ) Trù liệu quyết đoán có công thần tình.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thẻ đếm (cái đồ để tính sổ). Ðánh cờ đánh bạc hơn nhau một nước gọi là lược thắng nhất trù , cái dùng để ghi số chén rượu đã uống gọi là tửu trù . Sách Thái bình ngự lãm có chép truyện ba ông già gặp nhau, hỏi tuổi nhau, một ông già nói: Hải thủy biến tang điền, ngô triếp hạ nhất trù, kim mãn thập trù hĩ 滿 nghĩa là nước bể biến ra ruộng dâu, tôi bỏ một cái thẻ, nay vừa đầy mười cái thẻ rồi, tức là đúng một trăm tuổi. Vì thế chúc người thọ gọi là hải ốc thiêm trù .
② Trù tính, toan tính. Bó tay không có một kế gì nữa gọi là nhất trù mạc triển .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái thẻ (để đếm, bằng tre, gỗ hoặc xương v.v...): Thẻ tre;
② Trù tính, tính toán, sắp xếp: Trù tính chung, chiếu cố mọi mặt; Bó tay không tính toán gì được nữa;
③ (văn) Nước cờ, nước bài: Hơn nhau một nước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ để đếm số ( tính số theo số thẻ — Tính toán sắp đặt trước ).

Từ ghép 9

ấn, ẩn
yǐn ㄧㄣˇ, yìn ㄧㄣˋ

ấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựa vào; tựa vào — Một âm khác là Ẩn.

ẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ẩn, kín, giấu
2. nấp, trốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấu, ẩn giấu, ẩn nấp, ẩn trốn, kín đáo, ngấm ngầm: Giấu giếm, che đậy; Tai họa ngầm; Ẩn dật, lánh đời; Nấp sau tấm bình phong; Con giấu cho cha; ? Hai ba anh cho ta là có giấu giếm gì chăng? (Luận ngữ);
② (văn) Đau lòng, thương xót, trắc ẩn: Nhà vua nếu xót thương cho con vật không có tội mà phải đi tới chỗ chết (Mạnh tử);
③ (văn) Không rõ ràng, mơ hồ, lờ mờ: Lờ mờ; Lập lờ;
④ (văn) Điều bí ẩn, điều khó hiểu;
⑤ (văn) Thiếu thốn, nghèo túng, khốn khổ: Nỗi khốn khổ của dân;
⑥ (văn) Xem xét;
⑦ (văn) Tường thấp;
⑧ (văn) Lời nói dối;
⑨ (văn) Tựa, dựa: Tựa ghế mà nằm; Tựa gối;
⑩ [Yên] (Họ) Ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che dấu — Chứa đựng, tiềm tàng — Kín đáo — Một âm khác là Ấn.

Từ ghép 59

khải, khẳng
kěn ㄎㄣˇ

khải

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khá, ừ được, đồng ý. ◎ Như: "khẳng định" nhận là như có vậy, đồng ý chắc chắn.
2. (Động) Nguyện, vui lòng. ◇ Thi Kinh : "Chung phong thả mai, Huệ nhiên khẳng lai" , (Bội phong , Chung phong ) Suốt ngày dông gió thổi cát bụi bay mù (chàng cuồng si hung bạo), Nhưng cũng có lúc thuận hòa vui lòng đến (với em). ◇ Đỗ Phủ : "Vấn chi bất khẳng đạo tính danh, Đãn đạo khốn khổ khất vi nô" , (Ai vương tôn ) Hỏi đến không chịu nói tên họ, Chỉ nói đang khốn khổ, xin được làm nô bộc.
3. (Phó) Biểu thị phản vấn, tương đương với "khởi" : Há, há chịu. ◇ Lí Bạch : "Phong lưu khẳng lạc tha nhân hậu" (Lưu dạ lang tặng tân phán quan ) Phong lưu há chịu rớt lại sau người khác.
4. Một âm là "khải". (Danh) Thịt thăn, thịt áp xương. § Xem "khải khính" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khá, ừ được. Bằng lòng cho gọi là khẳng.
② Một âm là khải. Thịt thăn, thịt áp xương. Chỗ cần cốt của sự lí gì cũng gọi là khải khính .

Từ ghép 1

khẳng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. được, đồng ý
2. há, há sao (như khởi )

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khá, ừ được, đồng ý. ◎ Như: "khẳng định" nhận là như có vậy, đồng ý chắc chắn.
2. (Động) Nguyện, vui lòng. ◇ Thi Kinh : "Chung phong thả mai, Huệ nhiên khẳng lai" , (Bội phong , Chung phong ) Suốt ngày dông gió thổi cát bụi bay mù (chàng cuồng si hung bạo), Nhưng cũng có lúc thuận hòa vui lòng đến (với em). ◇ Đỗ Phủ : "Vấn chi bất khẳng đạo tính danh, Đãn đạo khốn khổ khất vi nô" , (Ai vương tôn ) Hỏi đến không chịu nói tên họ, Chỉ nói đang khốn khổ, xin được làm nô bộc.
3. (Phó) Biểu thị phản vấn, tương đương với "khởi" : Há, há chịu. ◇ Lí Bạch : "Phong lưu khẳng lạc tha nhân hậu" (Lưu dạ lang tặng tân phán quan ) Phong lưu há chịu rớt lại sau người khác.
4. Một âm là "khải". (Danh) Thịt thăn, thịt áp xương. § Xem "khải khính" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khá, ừ được. Bằng lòng cho gọi là khẳng.
② Một âm là khải. Thịt thăn, thịt áp xương. Chỗ cần cốt của sự lí gì cũng gọi là khải khính .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bằng lòng, đồng ý: Tôi khuyên mãi, anh ấy mới bằng lòng;
② Vui lòng, nguyện, chịu: Chịu khiêm tốn tiếp nhận ý kiến; Nay bậc nhân chủ không chịu dùng những người có pháp thuật (Hàn Phi tử);
③ (đph) Hay, thường hay: Mấy hôm nay thường hay mưa;
④ (văn) Thịt thăn, thịt áp xương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ gân hoặc thịt bám vào xương — Có thể được. Bằng lòng. Khẳng bả tì bà quá biệt thuyền Sao nỡ ôm đàn tì bà sang thuyền khác ( Đường Thi ). » Trăm năm thề khẳng ôm cầm thuyền ai « ( Kiều ).

Từ ghép 6

tuân, tuấn, tuần, tuẫn
xún ㄒㄩㄣˊ, xùn ㄒㄩㄣˋ

tuân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trách mắng hay phạt người phạm lỗi và cho đi tuần hành để chỉ thị cho mọi người biết. ◇ Sử Kí : "Toại trảm đội trường nhị nhân dĩ tuẫn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Và cho chém hai người đội trưởng đem đi rong cho mọi người thấy.
2. (Động) Đánh chiếm, đoạt lấy. ◇ Sử Kí : "Tịch vi tì tương, tuẫn hạ huyện" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng) Tịch làm tì tướng, đoạt lấy các quận huyện.
3. (Động) Thuận theo, thuận tòng. ◇ Tả truyện : "Quốc nhân phất tuẫn" (Văn công thập nhất niên ) Người trong nước không thuận theo.
4. (Động) Hi sinh tính mệnh vì một mục đích hay lí tưởng nào đó. § Thông "tuẫn" . ◇ Hán Thư : "Tham phu tuẫn tài, liệt sĩ tuẫn danh" , (Giả Nghị truyện ) Kẻ tham chết vì tiền của, liệt sĩ chết vì danh.
5. (Tính) Nhanh nhẹn, tấn tốc. § Thông "tuẫn" . ◇ Mặc Tử : "Thân thể cường lương, tư lự tuẫn thông" , (Công Mạnh ) Thân thể mạnh khỏe, suy tư nhanh nhẹn thông suốt.
6. Một âm là "tuân". (Động) Khiến, làm cho. ◇ Trang Tử : "Phù tuân nhĩ mục nội thông nhi ngoại ư tâm trí" (Nhân gian thế ) Khiến cho tai mắt bên trong thông suốt mà để ra ngoài tâm trí.
7. (Động) Mưu cầu. ◇ Sử Kí : "Kim bất tuất sĩ tốt nhi tuân kì tư, phi xã tắc chi thần" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay không thương xót sĩ tốt, lại mưu đồ việc riêng, thật không phải bầy tôi trung thành với nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Mắng bảo hay phạt một kẻ cho mọi người biết gọi là tuẫn.
② Thuận theo. Ðem thân theo với vật gọi là tuẫn. Như tham phu tuẫn tài kẻ tham phu chết theo của. Liệt sĩ tuẫn danh kẻ liệt sĩ chết theo danh, v.v.
③ Một âm là tuấn. Chống lại.
④ Lại một âm là tuân. Tuân thông chu chí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đi tuần;
② (Đánh mõ) rao cho mọi người biết (về tội lỗi của ai);
③ Chết theo. Như [xùn] nghĩa ①: Kẻ tham chết theo của cải (Sử kí). Xem [xún].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sai khiến. Khiến cho — Một âm là Tuẫn. Xem Tuẫn.

tuấn

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Mắng bảo hay phạt một kẻ cho mọi người biết gọi là tuẫn.
② Thuận theo. Ðem thân theo với vật gọi là tuẫn. Như tham phu tuẫn tài kẻ tham phu chết theo của. Liệt sĩ tuẫn danh kẻ liệt sĩ chết theo danh, v.v.
③ Một âm là tuấn. Chống lại.
④ Lại một âm là tuân. Tuân thông chu chí.

tuần

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tuân theo, thuận theo, y theo: Người trong nước không thuận theo ông ta (Tả truyện). Xem [xùn].

tuẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồng ý theo, làm theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trách mắng hay phạt người phạm lỗi và cho đi tuần hành để chỉ thị cho mọi người biết. ◇ Sử Kí : "Toại trảm đội trường nhị nhân dĩ tuẫn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Và cho chém hai người đội trưởng đem đi rong cho mọi người thấy.
2. (Động) Đánh chiếm, đoạt lấy. ◇ Sử Kí : "Tịch vi tì tương, tuẫn hạ huyện" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng) Tịch làm tì tướng, đoạt lấy các quận huyện.
3. (Động) Thuận theo, thuận tòng. ◇ Tả truyện : "Quốc nhân phất tuẫn" (Văn công thập nhất niên ) Người trong nước không thuận theo.
4. (Động) Hi sinh tính mệnh vì một mục đích hay lí tưởng nào đó. § Thông "tuẫn" . ◇ Hán Thư : "Tham phu tuẫn tài, liệt sĩ tuẫn danh" , (Giả Nghị truyện ) Kẻ tham chết vì tiền của, liệt sĩ chết vì danh.
5. (Tính) Nhanh nhẹn, tấn tốc. § Thông "tuẫn" . ◇ Mặc Tử : "Thân thể cường lương, tư lự tuẫn thông" , (Công Mạnh ) Thân thể mạnh khỏe, suy tư nhanh nhẹn thông suốt.
6. Một âm là "tuân". (Động) Khiến, làm cho. ◇ Trang Tử : "Phù tuân nhĩ mục nội thông nhi ngoại ư tâm trí" (Nhân gian thế ) Khiến cho tai mắt bên trong thông suốt mà để ra ngoài tâm trí.
7. (Động) Mưu cầu. ◇ Sử Kí : "Kim bất tuất sĩ tốt nhi tuân kì tư, phi xã tắc chi thần" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay không thương xót sĩ tốt, lại mưu đồ việc riêng, thật không phải bầy tôi trung thành với nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Mắng bảo hay phạt một kẻ cho mọi người biết gọi là tuẫn.
② Thuận theo. Ðem thân theo với vật gọi là tuẫn. Như tham phu tuẫn tài kẻ tham phu chết theo của. Liệt sĩ tuẫn danh kẻ liệt sĩ chết theo danh, v.v.
③ Một âm là tuấn. Chống lại.
④ Lại một âm là tuân. Tuân thông chu chí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đi tuần;
② (Đánh mõ) rao cho mọi người biết (về tội lỗi của ai);
③ Chết theo. Như [xùn] nghĩa ①: Kẻ tham chết theo của cải (Sử kí). Xem [xún].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi lòng vòng trong một khu vực, nói lớn loan báo mệnh lệnh của triều đình — Một âm là Tuân. Xem Tuân.
biến, biện
biàn ㄅㄧㄢˋ

biến

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thay đổi, biến đổi
2. trờ thành, biến thành
3. bán lấy tiền
4. biến cố, rối loạn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thay đổi. ◎ Như: "biến pháp" thay đổi phép tắc, "biến hóa" đổi khác. ◇ Sử Kí : "Thừa thiên chu phù ư giang hồ, biến danh dịch tính" , (Hóa thực liệt truyện ) (Phạm Lãi) Lấy thuyền con thuận dòng xuôi chốn sông hồ, thay tên đổi họ.
2. (Động) Di động. ◇ Lễ Kí : "Phu tử chi bệnh cức hĩ, bất khả dĩ biến" , (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập, không thể di động.
3. (Danh) Sự rối loạn xảy ra bất ngờ. ◎ Như: "biến cố" sự hoạn nạn, việc rủi ro. ◇ Sử Kí : "Thiện ngộ chi, sử tự vi thủ. Bất nhiên, biến sanh" , 使. , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đối đãi tử tế với hắn (chỉ Hàn Tín), để hắn tự thủ. Nếu không sẽ sinh biến.
4. (Danh) Tai họa khác thường.
5. (Danh) Cách ứng phó những sự phi thường. ◎ Như: "cơ biến" tài biến trá, "quyền biến" sự ứng biến.
6. Một âm là "biện". (Tính) Chính đáng.

Từ điển Thiều Chửu

① Biến đổi. Như biến pháp biến đổi phép khác. Sự vật gì thay cũ ra mới gọi là biến hóa .
② Sai thường, sự tình gì xảy ra khắc hẳn lối thường gọi là biến. Vì thế nên những điềm tai vạ lạ lùng, những sự tang tóc loạn lạc đều gọi là biến. Như biến cố có sự hoạn nạn, biến đoan manh mối nguy hiểm, v.v.
③ Quyền biến, dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là biến. Như cơ biến , quyền biến , v.v.
④ Động.
⑤ Một âm là biện. Chính đáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thay đổi, biến đổi, đổi khác: Tình hình đã thay đổi;
② Biến thành: Biến thành nước công nghiệp;
③ Trở thành, trở nên: Từ lạc hậu trở thành tiên tiến;
④ Việc quan trọng xảy ra bất ngờ, biến cố, sự biến: Sự biến năm Ất Dậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi đi — Điều tai họa.

Từ ghép 47

biện

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thay đổi. ◎ Như: "biến pháp" thay đổi phép tắc, "biến hóa" đổi khác. ◇ Sử Kí : "Thừa thiên chu phù ư giang hồ, biến danh dịch tính" , (Hóa thực liệt truyện ) (Phạm Lãi) Lấy thuyền con thuận dòng xuôi chốn sông hồ, thay tên đổi họ.
2. (Động) Di động. ◇ Lễ Kí : "Phu tử chi bệnh cức hĩ, bất khả dĩ biến" , (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập, không thể di động.
3. (Danh) Sự rối loạn xảy ra bất ngờ. ◎ Như: "biến cố" sự hoạn nạn, việc rủi ro. ◇ Sử Kí : "Thiện ngộ chi, sử tự vi thủ. Bất nhiên, biến sanh" , 使. , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đối đãi tử tế với hắn (chỉ Hàn Tín), để hắn tự thủ. Nếu không sẽ sinh biến.
4. (Danh) Tai họa khác thường.
5. (Danh) Cách ứng phó những sự phi thường. ◎ Như: "cơ biến" tài biến trá, "quyền biến" sự ứng biến.
6. Một âm là "biện". (Tính) Chính đáng.

Từ điển Thiều Chửu

① Biến đổi. Như biến pháp biến đổi phép khác. Sự vật gì thay cũ ra mới gọi là biến hóa .
② Sai thường, sự tình gì xảy ra khắc hẳn lối thường gọi là biến. Vì thế nên những điềm tai vạ lạ lùng, những sự tang tóc loạn lạc đều gọi là biến. Như biến cố có sự hoạn nạn, biến đoan manh mối nguy hiểm, v.v.
③ Quyền biến, dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là biến. Như cơ biến , quyền biến , v.v.
④ Động.
⑤ Một âm là biện. Chính đáng.
long, lũng, sủng
lóng ㄌㄨㄥˊ, lǒng ㄌㄨㄥˇ, máng ㄇㄤˊ

long

phồn thể

Từ điển phổ thông

con rồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con rồng. § Người xưa nói rồng làm mây và mưa, là một trong bốn giống linh.
2. (Danh) Tượng trưng cho vua.
3. (Danh) Ngựa cao tám thước trở lên gọi là "long".
4. (Danh) Lối mạch núi đi gọi là "long". ◎ Như: nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là "long mạch" .
5. (Danh) Chỉ người tài giỏi phi thường. ◇ Sử Kí : "Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kì do long da!" , (Lão Tử Hàn Phi truyện ) Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!
6. (Danh) Cổ sanh học chỉ loài bò sát (ba trùng ) có chân và đuôi rất lớn. ◎ Như: "khủng long" , "dực thủ long" .
7. (Danh) Vật dài hình như con rồng. ◎ Như: "thủy long" vòi rồng (ống dẫn nước chữa lửa).
8. (Danh) Đồ dệt bằng chất hóa học. ◎ Như: "ni long" nylon.
9. (Danh) Họ "Long".
10. (Tính) Thuộc về vua. ◎ Như: "long sàng" giường vua, "long bào" áo vua. ◇ Thủy hử truyện : "Long thể bất an" (Đệ nhất hồi) Mình rồng chẳng yên.
11. Một âm là "sủng". § Thông "sủng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con rồng.
② Người xưa nói nó hay làm mây làm mưa, lợi cả muôn vật, cho nên cho nó là một trong bốn giống linh.
③ Lại dùng để ví với các ông vua. Cho nên vua lên ngôi gọi là long phi .
④ Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long.
⑤ Lối mạch núi đi gọi là long. Như nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là long mạch vậy.
⑥ Nói ví dụ người phi thường.
⑦ Một âm là sủng. Cùng nghĩa với chữ sủng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con rồng;
② Long, rồng, thuộc về vua chúa: Long bào; Long sàng;
③ (Một số) loài bò sát khổng lồ đã tuyệt chủng: Khủng long;
④ (văn) Con ngựa cao to: Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long (Chu lễ: Hạ quan, Canh nhân);
⑤ Khí thế của mạch núi (nói về phép xem phong thủy);
⑥ [Lóng] Sao Long: Sao Long xuất hiện mà tế cầu mưa (Tả truyện: Hoàn công ngũ niên);
⑦ [Lóng] (Họ) Long. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con rồng — Chỉ ông vua — Mạch núi chạy, tiếng gọi riêng của thầy phong thủy — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 49

lũng

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lũng đoạn (dùng như , bộ ).

sủng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con rồng. § Người xưa nói rồng làm mây và mưa, là một trong bốn giống linh.
2. (Danh) Tượng trưng cho vua.
3. (Danh) Ngựa cao tám thước trở lên gọi là "long".
4. (Danh) Lối mạch núi đi gọi là "long". ◎ Như: nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là "long mạch" .
5. (Danh) Chỉ người tài giỏi phi thường. ◇ Sử Kí : "Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kì do long da!" , (Lão Tử Hàn Phi truyện ) Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!
6. (Danh) Cổ sanh học chỉ loài bò sát (ba trùng ) có chân và đuôi rất lớn. ◎ Như: "khủng long" , "dực thủ long" .
7. (Danh) Vật dài hình như con rồng. ◎ Như: "thủy long" vòi rồng (ống dẫn nước chữa lửa).
8. (Danh) Đồ dệt bằng chất hóa học. ◎ Như: "ni long" nylon.
9. (Danh) Họ "Long".
10. (Tính) Thuộc về vua. ◎ Như: "long sàng" giường vua, "long bào" áo vua. ◇ Thủy hử truyện : "Long thể bất an" (Đệ nhất hồi) Mình rồng chẳng yên.
11. Một âm là "sủng". § Thông "sủng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con rồng.
② Người xưa nói nó hay làm mây làm mưa, lợi cả muôn vật, cho nên cho nó là một trong bốn giống linh.
③ Lại dùng để ví với các ông vua. Cho nên vua lên ngôi gọi là long phi .
④ Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long.
⑤ Lối mạch núi đi gọi là long. Như nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là long mạch vậy.
⑥ Nói ví dụ người phi thường.
⑦ Một âm là sủng. Cùng nghĩa với chữ sủng .
gia
jiā ㄐㄧㄚ

gia

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thêm vào, tăng thêm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cộng với (làm phép toán). ◎ Như: "tam gia ngũ đẳng ư bát" ba cộng với năm là tám.
2. (Động) Chất thêm, thêm lên trên. ◎ Như: "vũ tuyết giao gia" mưa tuyết cùng chất thêm lên.
3. (Động) Thi hành (hình phạt) hoặc thi (ơn). ◎ Như: "gia sủng tích" ban cho ân sủng. ◇ Hàn Dũ : "Xa phục bất duy, đao cứ bất gia, lí loạn bất tri, truất trắc bất văn" , , , (Tống Lí Nguyện quy Bàn Cốc tự ) Ngựa xe mũ áo không ràng buộc, hình cụ không dùng tới, trị loạn không hay biết, truất quan thăng chức không phải nghe.
4. (Động) Tăng thêm, làm thêm. ◇ Luận Ngữ : "Kí phú hĩ, hựu hà gia yên" , (Tử Lộ ) (Dân) đã giàu rồi, phải làm thêm gì nữa?
5. (Tính) Hơn. ◎ Như: "gia nhân nhất đẳng" hơn người một bực.
6. (Phó) Càng, càng thêm. ◇ Vương An Thạch : "Cái kì hựu thâm, tắc kì chí hựu gia thiểu hĩ" , (Du Bao Thiền Sơn kí ) Càng vô sâu (trong hang), thì số người tới được càng ít.
7. (Liên) "Gia dĩ" hơn nữa, thêm vào đó.
8. (Danh) Phép tính cộng.
9. (Danh) Họ "Gia".

Từ điển Thiều Chửu

① Thêm.
② Chất thêm, như vũ tuyết giao gia mưa tuyết cùng chất thêm lên.
③ Hơn, như gia nhân nhất đẳng hơn người một bực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Phép) cộng: 2 cộng với 3 là 5;
② Thêm, tăng: Tăng nhanh; Thêm tiền; Thêm tí đường vào;
③ (văn) Chất thêm: Mưa và tuyết cùng chất thêm lên;
④ (văn) Hơn: Hơn người một bậc;
⑤ Nhấn mạnh: Hết sức cẩn thận; Hết lời khen ngợi; Không chịu suy nghĩ;
⑥ Trút, đổ: Đổ trách nhiệm cho người khác;
⑦ 【】 gia dĩ [jiayê] a. Tiến hành, để (thường lược đi): Vấn đề này phải trong một điều kiện nào đó mới có thể (tiến hành) giải quyết được; Cố gắng (để) khắc phục; b. Hơn nữa, thêm vào đó: Anh ấy vốn đã sáng dạ, hơn nữa lại rất chăm chỉ, nên tiến bộ rất nhanh;
⑧ [Jia] (Họ) Gia.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thêm vào. Thêm lên — Làm việc gì cho ai — Ở. Ở nơi nào — Phép tính cộng.

Từ ghép 50

tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giữ yên lặng, an định. § Đối lại với "động" . ◎ Như: "thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ" cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là "tĩnh". Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là "tĩnh". Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép "chủ tĩnh" .
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎ Như: "canh thâm dạ tĩnh" canh khuya đêm lặng. ◇ Lục Thải : "Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh" (Hoài hương kí ) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung" , (Bội phong , Tĩnh nữ ) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇ Đỗ Phủ : "Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ" , (Tống Khổng Sào Phụ ) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ "Tĩnh".
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇ Hậu Hán Thư : "Hạp môn tĩnh cư" (Đặng Vũ truyện ) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Tĩnh , trái lại với động . Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh .
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng, không có tiếng động. Cũng là tiếng nhà Phật, chỉ tình trạng đã tự giải thoát được, yên lặng không còn gì. Truyện Hoa Tiên : » Rừng thiền cõi tĩnh là nhiều « — Yên ổn không có gì xảy ra.

Từ ghép 19

tịnh

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.