lãm
lǎn ㄌㄢˇ, làn ㄌㄢˋ

lãm

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, ngắm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem. ◎ Như: "nhất lãm vô dư" xem rõ hết thảy. ◇ Nguyễn Trãi : "Lãm huy nghĩ học minh dương phượng" (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Nhìn ánh sáng muốn học chim phượng gáy vừng đông.
2. (Động) Đọc duyệt. ◎ Như: "bác lãm quần thư" đọc rộng các sách.
3. (Động) Chịu nhận, nghe theo. ◇ Chiến quốc sách : "Đại Vương lãm kì thuyết, nhi bất sát kì chí thật" , (Tề sách nhị, Trương Nghi vị Tần liên hoành ) Đại Vương nghe lời đó mà không xét cái thực tại.

Từ điển Thiều Chửu

① Xem. Như bác lãm xem rộng, lên cao coi khắp bốn phía gọi là nhất lãm vô dư xem rõ hết thảy. Nguyễn Trãi : Lãm huy nghĩ học minh dương phượng nhìn ánh sáng muốn học chim phượng gáy vừng đông.
② Chịu nhận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem, ngắm: Xem rộng; Phòng đọc sách; Nhìn thấy tất cả, xem khắp bốn phía; Cái tình (sinh ra) khi nhìn ngắm cảnh vật;
② (văn) Chịu nhận;
③ (Họ) Lãm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn xem. Coi. Hoa Tiên có câu: » Lãm qua chuẩn doãn lời tâu. Cờ sai gươm hộp mặc dầu tiện nghi «.

Từ ghép 18

kịch
jù ㄐㄩˋ

kịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quá mức
2. trò đùa, vở kịch

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều, đông. ◇ Thương quân thư : "Bất quan thì tục, bất sát quốc bổn, tắc kì pháp lập nhi dân loạn, sự kịch nhi công quả" , , , () Không xem tập quán phong tục đương thời, không xét gốc nước, thì phép tắc lập ra nhưng dân loạn, việc nhiều mà kết quả ít.
2. (Tính) Khó khăn, gian nan. ◇ Tào Thực : "Kịch tai biên hải dân, Kí thân ư thảo dã" , (Lương phủ hành ).
3. (Tính) To, lớn. ◇ Lục Du : "(Tụ bác giả) chiết trúc vi trù, dĩ kí thắng phụ, kịch hô đại tiếu" (), , (Lão học am bút kí , Quyển tam) (Những người đánh bạc) bẻ trúc làm thẻ, để ghi hơn thua, hô to cười lớn.
4. (Phó) Quá, lắm, rất. ◎ Như: "kịch thống" đau lắm, "kịch hàn" lạnh lắm. ◇ Từ Lăng : "Sầu lai sấu chuyển kịch, Y đái tự nhiên khoan" , (Trường tương tư ) Buồn đến gầy thêm lắm, Dải áo tự nhiên rộng.
5. (Phó) Nhanh, gấp. ◇ Hàn Dũ-Trương Triệt -: "Sầu khứ kịch tiễn phi, Hoan lai nhược tuyền dũng" , (Hội hợp liên cú ) Buồn đi tên bay vút, Vui đến như suối vọt.
6. (Phó) Dữ dội, mãnh liệt. ◎ Như: "kịch chiến" .
7. (Danh) Chỉ chức vụ phồn tạp nặng nề. ◇ Vương An Thạch : "Mỗ tài bất túc dĩ nhậm kịch, nhi hựu đa bệnh, bất cảm tự tế" , , (Thượng tằng tham chánh thư ).
8. (Danh) Trò, tuồng. ◎ Như: "diễn kịch" diễn tuồng, "hỉ kịch" kịch vui.
9. (Danh) Chỗ giao thông trọng yếu. ◇ Tống sử : "Đàm Châu vi Tương, Lĩnh yếu kịch, Ngạc, Nhạc xử Giang, Hồ chi đô hội" , (Địa lí chí tứ ).
10. (Danh) Họ "Kịch".
11. (Động) Chơi, đùa. ◇ Lí Bạch : "Thiếp phát sơ phú ngạch, Chiết hoa môn tiền kịch" , (Trường Can hành ) Tóc em mới che ngang trán, Bẻ hoa trước cửa chơi.

Từ điển Thiều Chửu

① Quá lắm, như kịch liệt dữ quá, kịch đàm bàn dữ, bệnh kịch bệnh nặng lắm.
② Trò đùa, như diễn kịch diễn trò.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kịch, tuồng: Kịch nói; Soạn kịch; Diễn kịch; Xem kịch;
② Rất, hết sức, quá, vô cùng, dữ dội, nặng: Đau dữ dội; Uống dữ; Bàn luận rất dữ (dữ dội); Bệnh nặng thêm;
③ Gấp, vội, nhanh chóng, kịch liệt: (Việc) nhiều và vội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất, lắm — Mau gấp. Mạnh mẽ — Tuồng hát.

Từ ghép 22

sấn
chèn ㄔㄣˋ

sấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

áo trong, áo lót

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo trong, áo lót.
2. (Danh) Lớp đệm, lớp lót bên trong. ◎ Như: "hài sấn" lớp đệm giày, "mạo sấn" lớp lót mũ.
3. (Động) Lộ ra ngoài, ý động ở trong mà làm cho lộ ra ngoài gọi là "sấn". ◎ Như: "sấn thác" mượn cách bày tỏ ý ra.
4. (Động) Làm nổi bật. ◎ Như: "lục diệp bả hồng hoa sấn đắc cánh hảo khán liễu" lá xanh làm nổi bật hoa hồng trông càng đẹp.
5. (Động) Cho giúp, bố thí. ◎ Như: "bang sấn" giúp đỡ, "trai sấn" cúng trai cho sư.
6. (Tính) Lót bên trong. ◎ Như: "sấn sam" áo sơ-mi (tiếng Anh: shirt), "sấn quần" váy lót.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo trong.
② Ý động ở trong mà làm cho lộ ra ngoài gọi là sấn, như sấn thác mượn cách bày tỏ ý ra.
③ Cho giúp. Như bang sấn giúp đỡ, bố thí cho sư, cho đạo cũng gọi là sấn, như trai sấn cúng trai cho sư.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Áo trong, áo lót;
② Lồng (ở bên trong), lót: Bên trong lồng thêm một chiếc áo; Lót một tờ giấy;
③ Làm nổi bật: Lá xanh làm nổi bật hoa hồng, trông càng đẹp;
④ (văn) Tỏ lộ ra ngoài: Mượn cách tỏ ý, nêu bật lên;
⑤ Giúp, bố thí, cúng dường (cho nhà sư): Giúp đỡ; Cúng chay cho nhà sư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Áo lót — Đeo sát trong mình — Cho. Tặng.

Từ ghép 3

Từ điển trích dẫn

1. Nhắm vào một mục tiêu hoặc một phương hướng. ◇ Tôn Tử : "Tịnh địch nhất hướng, thiên lí sát tướng" , (Cửu địa ) Dồn quân địch vào một hướng, từ ngàn dặm giết tướng địch.
2. Một mạch. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Kim nhân độc thư, đa thị tòng đầu nhất hướng khán đáo vĩ" , (Quyển 120) Nay người ta đọc sách, phần nhiều xem một mạch từ đầu tới cuối.
3. Ý chí chuyên nhất, một niềm. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Tự gia thả nhất hướng thanh tâm tố quan, mạc doanh tư lợi" , (Dữ trung xá nhị tử tam giam bộ tứ thái chúc 簿) Tự mình hãy một niềm với lòng trong sạch làm quan, không mưu cầu lợi riêng.
4. Hoài, mãi, từ trước đến nay. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Túc hạ thị thùy? Ngã nhất hướng bất tằng nhận đắc" ? (Đệ tam thập ngũ hồi) Túc hạ là ai? Tôi vẫn mãi không nhận ra.
5. Khoảnh khắc, giây lát, trong chớp mắt. ◇ Đôn Hoàng biến văn : "Mục Liên nhất hướng chí thiên đình, nhĩ lí duy văn cổ nhạc thanh" , (Đại Mục Kiền Liên minh gian cứu mẫu ) Mục Liên trong nháy mắt lên tới thiên đình, trong tai chỉ nghe tiếng nhạc trống.
6. Hôm nọ, một dạo, một chặng thời gian trong quá khứ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ nhân giá nhất hướng tha bệnh liễu, sự đa, giá đại nãi nãi tạm quản kỉ nhật" , , (Đệ lục thập ngũ hồi) Chỉ vì hôm nọ mợ ấy bị bệnh, nhiều việc, mợ Cả phải trông tạm công việc (trong phủ) mấy hôm.

Từ điển trích dẫn

1. Một cửa. ◇ Tả truyện : "Mỗi xuất nhất môn, Hậu nhân bế chi" , (Định công thập niên ).
2. Một con đường, một lối. ◇ Hàn Dũ : "Trượng phu tại phú quý, Khởi tất thủ nhất môn" , (Tống tiến sĩ lưu sư phục đông quy ).
3. Một họ, một nhà. ◇ Thủy hử truyện : "(Lí Quỳ) bả Hỗ Thái Công nhất môn lão ấu, tận sổ sát liễu, bất lưu nhất cá" (), , (Đệ ngũ thập hồi).
4. Một nguồn gốc. ◇ Hoài Nam Tử : "Vạn vật chi tổng, giai duyệt nhất khổng; bách sự chi căn, giai xuất nhất môn" , ; , (Nguyên đạo ).
5. Một loại. ◇ Trương Hoa : "Vinh nhục hồn nhất môn, an tri ác dữ mĩ" , (Du liệp thiên ).
6. Một phong cách, một phái. ◇ Tây du kí 西: "Đạo tự môn trung hữu tam bách lục thập bàng môn, bàng môn giai hữu chánh quả. Bất tri nhĩ học na nhất môn lí?" , . ? (Đệ nhị hồi).
7. Một kiện, một việc. ◇ Lão Xá : "Phúc Hải nhị ca đại khái thị tòng giá lí đắc đáo liễu khải phát, quyết định tự kỉ dã khứ học nhất môn thủ nghệ" , (Chánh hồng kì hạ , Tam).
8. (Phương ngôn) Một mạch, một hơi. ◇ Lương Bân : "Nhị Quý li bất đắc ca ca, tha môn tự tiểu nhi tại nhất khối trưởng đại, giá nhất khứ, thuyết bất định thập ma thì hậu tài năng hồi lai, chỉ thị nhất môn lí khốc" , , , , (Hồng kì phổ , Thập tam).

Từ điển trích dẫn

1. Búng ngón tay. Biểu thị hoan hỉ, chấp thuận, cảnh cáo, v.v. § Nguyên là phong tục người Ấn Độ. Sau cũng có nghĩa là: bày tỏ tình tự kích động. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhất thì khánh khái, câu cộng đàn chỉ, thị nhị âm thanh, biến chí thập phương chư phật thế giới, địa giai lục chủng chấn động" , , , , (Như Lai thần lực phẩm đệ nhị thập nhất ) Đồng thời tằng hắng, cùng búng ngón tay, hai tiếng đó vang khắp mười phương chư Phật, đất đều chấn động sáu cách.
2. Tỉ dụ thời gian rất ngắn, trong chớp mắt. ◇ Phổ Nhuận đại sư : "Tăng kì vân: Nhị thập niệm vi nhất thuấn, nhị thập thuấn danh nhất đàn chỉ" : , (Phiên dịch danh nghĩa tập , Thì phân , Đát sát na ).
3. Tỉ dụ thời gian qua rất nhanh. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Đàn chỉ hựu quá liễu tam tứ niên, Vương Miện khán thư, tâm hạ dã trước thật minh bạch liễu" , , (Đệ nhất hồi).
4. Tỉ dụ dễ dàng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khước thuyết Chu Du, Lỗ Túc hồi trại, Túc viết: Đô đốc như hà diệc hứa Huyền Đức thủ Nam Quận? Du viết: Ngô đàn chỉ khả đắc Nam Quận, lạc đắc hư tố nhân tình" , , : ? : , (Đệ ngũ nhất hồi) Lại nói Chu Du, Lỗ Túc về đến trại. Túc hỏi: Làm sao đô đốc hứa cho Huyền Đức lấy Nam Quận? Du nói: Ta búng ngón tay cũng lấy được Nam Quận, ta nói thế chẳng qua để lấy lòng họ đó thôi.

Từ điển trích dẫn

1. Tự thân mình trải qua, lĩnh hội thật sự, cảm thụ. ◇ Vương Thủ Nhân : "Giai thị tựu văn nghĩa thượng giải thích, khiên phụ dĩ cầu, hỗn dung thấu bạc, nhi bất tằng tựu tự kỉ thật công phu thượng thể nghiệm" , , , (Truyền tập lục , Quyển trung).
2. Kinh nghiệm thu hoạch được nhờ chính tự thân mình kinh lịch. ◇ Lỗ Tấn : "Văn học tuy nhiên hữu phổ biến tính, đãn nhân độc giả đích thể nghiệm đích bất đồng nhi hữu biến hóa, độc giả thảng một hữu loại tự đích thể nghiệm, tha dã tựu thất khứ liễu hiệu lực" , , , (Hoa biên văn học , Khán thư tỏa kí ).
3. Tra hạch, khảo sát. ◇ Tô Thức : "Thần thể nghiệm đắc mỗi niên Toánh hà trướng dật thủy ngân, trực chí châu thành môn cước hạ, công tư nguy cụ" , , (Tấu luận bát trượng câu bất khả khai trạng ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.