bút
bǐ ㄅㄧˇ

bút

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bút (để viết)
2. viết bằng bút
3. nét trong chữ Hán
4. cách viết, cách vẽ
5. món tiền
6. bức tranh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái bút, cây viết. ◎ Như: "mao bút" bút lông, "cương bút" bút sắt.
2. (Danh) Nét chữ Hán. ◎ Như: "bút thuận" thứ tự các nét của một chữ Hán.
3. (Danh) Kĩ thuật, kĩ xảo viết văn chương, cách viết, ngòi bút, cách vẽ. ◎ Như: "phục bút" bút pháp có mai phục trong bài văn, "bại bút" bài văn, bức họa có tì vết, khuyết điểm.
4. (Danh) Ngày xưa gọi bài viết không vần là "bút".
5. (Danh) Lượng từ. (1) Bức họa, bài văn. ◎ Như: "nhất bút sơn thủy họa" một bức tranh phong cảnh. (2) Món tiền, khoản tiền. ◎ Như: "nhất bút tiền" một món tiền. (3) Nét. ◎ Như: "nhật tự hữu tứ bút" chữ "nhật" có bốn nét.
6. (Động) Viết, soạn, chép. ◎ Như: "bút chi ư thư" chép vào trong sách. ◇ Sử: "Chí ư vi Xuân Thu, bút tắc bút, tước tắc tước" , , (Khổng Tử thế gia ) Đến khi (Khổng Tử) soạn kinh Xuân Thu, thì viết cái gì phải viết, bỏ cái gì phải bỏ. § Đời xưa chưa có giấy, viết chữ vào thẻ tre, nhầm thì nạo đi. Vì thế nên chữa lại văn tự gọi là "bút tước" .
7. (Tính) Thẳng. ◎ Như: "bút đĩnh" thẳng đứng, "bút trực" thẳng tắp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bút.
② Chép truyện, như bút chi ư thư chép vào trong sách. Ðức Khổng Tử san kinh Xuân Thu chỗ nào đáng chép thì chép đáng bỏ thì bỏ gọi là bút tước . Nay nhờ người ta sửa lại văn bài cho cũng gọi là bút tước là vì cớ ấy.
③ Phàm các loài viết vẽ văn tự đều phải dùng đến bút cả, như bút pháp phép viết, phép vẽ, thi bút phép thơ, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây bút, cây viết: Bút lông; Bút máy; Phấn;
② Viết, soạn: Viết hộ;
③ Nét (chữ): "" Chữ "" (nhật) có 4 nét;
④ Ngay, thẳng: Ngay ngắn; Thẳng tắp;
⑤ (loại) Món, số, khoản: Một món tiền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi dụng cụ để viết. Ta cũng gọi là Cái bút — Viết, ghi chép.

Từ ghép 66

vị
wèi ㄨㄟˋ

vị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nói
2. gọi là

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bảo, báo cho biết, nói với. ◇ Luận Ngữ : "Tử vị Tử Hạ viết: Nhữ vi quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho" : , (Ung dã ) Khổng Tử bảo Tử Hạ rằng: Ngươi hãy làm nhà nho quân tử, đừng làm nhà nho tiểu nhân.
2. (Động) Bình luận, nói về. ◇ Luận Ngữ : "Tử vị thiều, tận mĩ hĩ, hựu tận thiện dã" , , (Bát dật ) Khổng Tử nói về nhạc Thiều (của vua Thuấn): cực hay, lại vô cùng tốt lành.
3. (Động) Nói. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng?" (Vệ phong , Hà quảng ) Ai nói sông Hoàng Hà rộng?
4. (Động) Gọi là, gọi rằng. ◎ Như: "thử chi vị đại trượng phu" thế mới gọi là bậc đại trượng phu.
5. (Động) Cho là. ◇ Tả truyện : "Thần vị quân chi nhập dã, kì tri chi hĩ" , (Hi Công nhị thập tứ niên ) Thần cho rằng nhà vua vào (nước Tấn), thì chắc đã biết rồi.
6. (Động) Là. § Thông "vi" . ◇ Thi Kinh : "Túy nhi bất xuất, thị vị phạt đức" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Say mà không ra, là tổn hại đức.
7. (Động) Nhẫn chịu. § Cũng như "nại" . ◇ Thi Kinh : "Thiên thật vi chi, Vị chi hà tai?" , (Bội phong , Bắc môn ) Trời thật đã làm như thế, Thì chịu chứ làm sao?
8. (Động) Khiến, để cho. § Cũng như "sử" 使, "nhượng" . ◇ Thi Kinh : "Tự thiên tử sở, Vị ngã lai hĩ" , (Tiểu nhã , Xuất xa ) Từ chỗ thiên tử, Khiến ta đến đấy.
9. (Liên Với, và. § Cũng như "hòa" , "dữ" . ◇ Sử: "Tấn ư thị dục đắc Thúc Chiêm vi lục, Trịnh Văn Công khủng, bất cảm vị Thúc Chiêm ngôn" ,, (Trịnh thế gia ) Tấm do đấy muốn được Thúc Chiêm để giết, Trịnh Văn Công sợ, không dám nói với Thúc Chiêm.
10. (Danh) Ý nghĩa. ◎ Như: "vô vị chi sự" việc không có nghĩa lí gì cả. ◇ Hàn Dũ : "Oa mãnh minh vô vị" (Tạp thi ) Cóc nhái kêu vô nghĩa.
11. (Danh) Họ "Vị".

Từ điển Thiều Chửu

① Bảo, lấy lời mà bảo là vị.
② Bình luận. Như Luận ngữ nói Tử vị Nam Dung đức thánh Khổng bình luận tư cách ông Nam Dung.
③ Gọi là. Như thử chi vị đại trượng phu thế mới gọi là bậc đại trượng phu.
④ Rằng, dùng làm tiếng phát ngữ.
⑤ Nói.
⑥ Chăm, siêng.
⑦ Cùng.
⑧ Cùng nghĩa với chữ như .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bảo: Người ta bảo tôi rằng;
② Gọi, gọi là, nhận là, cho là: Gọi là, cái gọi là; Như thế gọi là đại trượng phu (Mạnh tử); Trộm cho là nhân tài tại vị không đủ dùng (Vương An Thạch: Thượng hoàng đế vạn ngôn thư);
③ Ý nghĩa: Vô nghĩa lí; ? Nghĩa là gì thế?;
④ Bình luận, nói về: Khổng Tử nói về (bình luận về) ông Nam Dung (Luận ngữ);
⑤ Chăm chỉ;
⑥ Cùng;
⑦ Như (bộ );
⑧ Vì (dùng như , bộ ): ? Vì sao nuốt thuốc mà chết? (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bảo cho biết — Bảo rằng — Nói.

Từ ghép 4

chí, chất
jí ㄐㄧˊ, zhī ㄓ, zhì ㄓˋ

chí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rất, hết mực

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Rất mực, hết sức. ◎ Như: "chất trị" rất thịnh trị. ◇ Sử: "Văn Vương cải chế, viên Chu chất long" , (Tư Mã Tương Như truyện ) Văn Vương cải tổ chế độ, do đó nhà Chu cực thịnh. § Ta quen đọc là "chí".
2. (Danh) Họ "Chất".

Từ điển Thiều Chửu

① Úc Chất tên một huyện nhà Hán.
② Ðến, rất mực. Như chất trị rất bình trị, thịnh trị. Ta quen đọc là chữ chí.
③ Họ Chất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tột cùng, rất mực: Rất thịnh trị;
② [Zhì] (Họ) Chất.

chất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rất, hết mực

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Rất mực, hết sức. ◎ Như: "chất trị" rất thịnh trị. ◇ Sử: "Văn Vương cải chế, viên Chu chất long" , (Tư Mã Tương Như truyện ) Văn Vương cải tổ chế độ, do đó nhà Chu cực thịnh. § Ta quen đọc là "chí".
2. (Danh) Họ "Chất".

Từ điển Thiều Chửu

① Úc Chất tên một huyện nhà Hán.
② Ðến, rất mực. Như chất trị rất bình trị, thịnh trị. Ta quen đọc là chữ chí.
③ Họ Chất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tột cùng, rất mực: Rất thịnh trị;
② [Zhì] (Họ) Chất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Rất, lắm.
phạm, phạn
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nết làm cho thanh tịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Thiều Chửu

① Nết làm cho thanh tịnh. Phật giáo lấy thanh tịnh làm tôn chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là phạm, như phạm cung cái cung thờ Phật, phạm chúng các chư sư, phạm âm tiếng phạm, v.v.
② Phạm tiên, một bực tu đã sạch hết tình dục, siêu thăng cõi sắc. Vị chúa tể này gọi là Phạm vương, làm thị giả Phật.
③ Cùng nghĩa như chữ phạm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ ghép 3

phạn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch — Thứ chữ cổ Ấn Độ, dùng viết kinh Phật, tức chữ Phạn — Thuộc về nhà Phật. Phạn : Cây phướn nhà chùa. » Mảng xem cây phạn thú mầu « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 10

thủ, tụ
jù ㄐㄩˋ, qū ㄑㄩ, qǔ ㄑㄩˇ

thủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy, cầm. ◎ Như: "nhất giới bất thủ" một mảy may cũng không lấy, "thám nang thủ vật" thò túi lấy đồ.
2. (Động) Chọn lấy. ◎ Như: "thủ sĩ" chọn lấy học trò mà dùng, "thủ danh" chọn tên. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thống lệnh Ngụy Duyên vi tiên phong, thủ nam tiểu lộ nhi tiến" , (Đệ lục thập tam hồi) (Bàng) Thống (tôi) sai Ngụy Duyên làm tiên phong, chọn lấy một đường nhỏ mé nam mà tiến.
3. (Động) Chuốc lấy, tìm lấy. ◎ Như: "tự thủ diệt vong" tự chuốc lấy diệt vong.
4. (Động) Dùng. ◎ Như: "nhất tràng túc thủ" một cái giỏi đủ lấy dùng.
5. (Động) Lấy vợ. § Dùng như chữ . ◇ Thi Kinh : "Thủ thê như hà, Phỉ môi bất đắc" , , : (Bân phong , Phạt kha ) Lấy vợ thế nào? Không mối không xong.
6. (Động) Làm. ◎ Như: "thủ xảo" làm khéo, khôn khéo trục lợi.
7. (Trợ) Đặt sau động từ để diễn tả động tác đang tiến hành. ◇ Đỗ Thu Nương : "Khuyến quân mạc tích kim lũ y, Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì" , (Kim lũ y ) Khuyên bạn đừng nên tiếc cái áo kim lũ, Khuyên bạn hãy tiếc lấy tuổi trẻ.
8. (Danh) Họ "Thủ".

Từ điển Thiều Chửu

① Chịu lấy. Như nhất giới bất thủ một mảy chẳng chịu lấy.
② Chọn lấy. Như thủ sĩ chọn lấy học trò mà dùng.
③ Dùng, như nhất tràng túc thủ một cái giỏi đủ lấy dùng.
④ Lấy lấy. Như thám nang thủ vật thò túi lấy đồ.
⑤ Làm, như thủ xảo làm khéo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy: Về nhà lấy quần áo; Vật phi nghĩa thì không lấy;
② Dùng, áp dụng: Có thể dùng được; Chọn lấy học trò để dùng; Một tài năng đáng chọn lấy để dùng; Không thể có được cả hai, phải bỏ cá mà chọn lấy bàn tay gấu vậy (Mạnh tử);
③ Tiếp thu, đúc, rút: Tiếp thu ý kiến; Rút bài học kinh nghiệm;
④ Chuốc lấy: Vì sao bọn giặc dám qua xâm phạm, bọn bây rồi sẽ phải chuốc lấy thất bại cho coi (Lí Thường Kiệt);
⑤ Có được: 西 Nó đã có được điều mà nó muốn;
⑥ (văn) Đánh chiếm, chiếm lấy: Bèn chiếm lấy đất Hán Trung của Sở (Sử kí); Công Thâu Ban làm cái thang mây, ắt sẽ đánh chiếm nước Tống (Mặc tử);
⑦ (văn) Lấy vợ (dùng như , bộ );
⑧ (văn) Chỉ: Dương tử (tức Dương Chu) chỉ vì mình (Mạnh tử); Áo chỉ che thân cho khỏi lạnh, thức ăn chỉ để no bụng (Phạm Trọng Yêm: Huấn kiệm thị khang);
⑨ (văn) Được (trợ từ dùng như , đặt sau động từ để biểu thị sự hoàn thành): Tuổi trẻ giữ lại được nhiều niềm cảm hứng (Lưu Vũ Tích: Thù Tư Ảm Đại thư kiến hí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy về cho mình — Chọn ra mà lấy.

Từ ghép 20

tụ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tích tụ (như , bộ ).
lạp
lā ㄌㄚ, lá ㄌㄚˊ, lǎ ㄌㄚˇ, là ㄌㄚˋ

lạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bẻ gãy
2. kéo, lôi
3. chuyên chở hàng hóa
4. nuôi nấng
5. giúp đỡ
6. liên lụy, dính líu
7. nói chuyện phiếm
8. đi ngoài, đi ỉa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bẻ gãy. ◇ Sử: "Sử lực sĩ Bành Sanh lạp sát Lỗ Hoàn Công" 使 (Tề thế gia ) Sai lực sĩ Bành Sinh bẻ gãy giết Lỗ Hoàn Công.
2. (Động) Vời, mời. ◎ Như: "lạp nhân tác bạn" vời người làm bạn.
3. (Động) Dẫn, dắt, lôi, kéo. ◎ Như: "lạp xa" kéo xe, "lạp thủ" nắm tay.
4. (Động) Kéo đàn, chơi đàn. ◎ Như: "lạp tiểu đề cầm" kéo đàn violon, "lạp hồ cầm" kéo đàn nhị.
5. (Động) Kéo dài. ◎ Như: "lạp trường cự li" kéo dài khoảng cách.
6. (Động) Móc nối, liên hệ. ◎ Như: "lạp giao tình" làm quen, "lạp quan hệ" làm thân.
7. (Động) Chào hàng, làm ăn buôn bán. ◎ Như: "lạp mãi mại" chào hàng.
8. (Động) Đi ngoài, bài tiết. ◎ Như: "lạp đỗ tử" tháo dạ, "lạp thỉ" đi ngoài.

Từ điển Thiều Chửu

① Bẻ gẫy.
② Lôi kéo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xẻo: Xẻo một miếng thịt;
② Cắt, cứa, dứt: Cắt miếng da này ra; Tay bị cứa một nhát. Xem [la], [lă].

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [bànlă]. Xem [la], [lá].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kéo, lôi: Kéo chiếc xe sang bên này;
② Vận tải bằng xe, chở bằng xe: Tải lương thực bằng ô tô; Đi tải phân;
③ Di chuyển (thường dùng trong bộ đội): Điều đại đội 2 sang bên kia sông;
④ Chơi đàn, kéo đàn: Chơi đàn nhị; Chơi viôlông;
⑤ Kéo dài: Kéo dài khoảng cách;
⑥ (đph) Nuôi nấng: Mẹ anh nuôi anh lớn lên không dễ dàng đâu;
⑦ Giúp đỡ: Người ta gặp khó khăn, chúng ta nên giúp đỡ một tay;
⑧ Dính líu, liên lụy: Việc của mình làm, sao lại để liên lụy đến người khác?;
⑨ Lôi kéo: Móc ngoặc;
⑩ (đph) Tán chuyện: Nói chuyện phiếm;
⑪ (khn) Ỉa: Ỉa, đi đồng;
⑫ (văn) Bẻ gãy. Xem [lá], [lă].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bẻ gãy — Dắt. Kéo.

Từ ghép 27

các, cách
gē ㄍㄜ, gé ㄍㄜˊ

các

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cành cây dài. ◇ Dữu Tín : "Thảo thụ hỗn hào, Chi cách tương giao" , (Tiểu viên phú ) Cỏ cây lẫn lộn, Cành nhánh giao nhau.
2. (Danh) Ô vuông. ◎ Như: "song cách" ô cửa sổ, "phương cách bố" vải kẻ ô vuông (tiếng Pháp: carreaux).
3. (Danh) Ngăn, tầng. ◎ Như: "giá kì đích tạp chí, tựu phóng tại thư giá đích đệ tam cách" , những tạp chí định kì này, thì đem để ở ngăn thứ ba cái kệ sách này.
4. (Danh) Lượng từ: vạch, mức, lường (khắc trên chai, lọ làm dấu). ◎ Như: "giá cảm mạo dược thủy mỗi thứ hát nhất cách đích lượng" thuốc lỏng trị cảm mạo này mỗi lần uống một lường.
5. (Danh) Tiêu chuẩn, khuôn phép. ◎ Như: "cập cách" hợp thức, "tư cách" đúng tiêu chuẩn, đủ điều kiện.
6. (Danh) Nhân phẩm, khí lượng, phong độ. ◎ Như: "nhân cách" , "phẩm cách" .
7. (Danh) Phương pháp làm văn, tu từ pháp. ◎ Như: "thí dụ cách" lối văn thí dụ.
8. (Danh) Họ "Cách".
9. (Động) Sửa cho ngay. ◇ Mạnh Tử : "Duy đại nhân năng cách quân tâm chi phi" (Li Lâu thượng ) Chỉ có bực đại nhân mới sửa trị được cái lòng xằng bậy của vua.
10. (Động) Chống lại, địch lại. ◇ Sử: "Vô dĩ dị ư khu quần dương nhi công mãnh hổ, hổ chi dữ dương bất cách, minh hĩ" , , (Trương Nghi truyện ) Không khác gì xua đàn dê để đánh mãnh hổ, dê không địch lại hổ, điều đó quá rõ.
11. (Động) Đánh, xô xát, vật lộn. ◎ Như: "cách đấu" đánh nhau.
12. (Động) Cảm động. ◇ Thư Kinh : "Hữu ngã liệt tổ, cách ư hoàng thiên" , (Thuyết mệnh hạ ) Giúp đỡ các tổ tiên nhà ta, cảm động tới trời.
13. (Động) Nghiên cứu, tìm hiểu, xét tới cùng. ◇ Lễ Kí : "Trí tri tại cách vật, vật cách nhi hậu tri chí" , (Đại Học ) Biết rõ là do xét tới cùng lẽ vật, vật đã được nghiên cứu thì hiểu biết mới đến nơi.
14. (Động) Đến, tới. ◇ Tô Thức : "Hoan thanh cách ư cửu thiên" (Hạ thì tể khải ) Tiếng hoan ca lên tới chín từng trời.
15. Một âm là "các". (Động) Bỏ xó. ◎ Như: "sự các bất hành" sự bỏ đó không làm nữa.
16. (Động) Vướng mắc, trở ngại. ◎ Như: "hình các thế cấm" hình thế trở ngại vướng mắc, hoàn cảnh tình thế không thuận lợi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chính, như duy đại nhân vi năng cách quân tâm chi phi chỉ có bực đại nhân là chính được cái lòng xằng của vua.
② Cảm cách, lấy lòng thành làm cho người cảm phục gọi là cách.
③ Xét cho cùng, như trí tri tại cách vật xét cùng lẽ vật mới biết hết, vì thế nên nghiên cứu về môn học lí hóa gọi là cách trí .
④ Xô xát, như cách đấu đánh lộn. Sức không địch nổi gọi là bất cách .
⑤ Khuôn phép, như cập cách hợp cách.
⑥ Phân lượng (so sánh), như làm việc có kinh nghiệm duyệt lịch gọi là tư cách .
⑦ Từng, như một từng của cái giá sách gọi là nhất cách .
⑧ Ô vuông, kẻ giấy ra từng ô vuông để viết gọi là cách.
⑨ Một âm là các. Bỏ xó, như sự các bất hành sự bỏ đó không làm nữa.
⑩ Vướng mắc.

Từ ghép 59

cách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cách thức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cành cây dài. ◇ Dữu Tín : "Thảo thụ hỗn hào, Chi cách tương giao" , (Tiểu viên phú ) Cỏ cây lẫn lộn, Cành nhánh giao nhau.
2. (Danh) Ô vuông. ◎ Như: "song cách" ô cửa sổ, "phương cách bố" vải kẻ ô vuông (tiếng Pháp: carreaux).
3. (Danh) Ngăn, tầng. ◎ Như: "giá kì đích tạp chí, tựu phóng tại thư giá đích đệ tam cách" , những tạp chí định kì này, thì đem để ở ngăn thứ ba cái kệ sách này.
4. (Danh) Lượng từ: vạch, mức, lường (khắc trên chai, lọ làm dấu). ◎ Như: "giá cảm mạo dược thủy mỗi thứ hát nhất cách đích lượng" thuốc lỏng trị cảm mạo này mỗi lần uống một lường.
5. (Danh) Tiêu chuẩn, khuôn phép. ◎ Như: "cập cách" hợp thức, "tư cách" đúng tiêu chuẩn, đủ điều kiện.
6. (Danh) Nhân phẩm, khí lượng, phong độ. ◎ Như: "nhân cách" , "phẩm cách" .
7. (Danh) Phương pháp làm văn, tu từ pháp. ◎ Như: "thí dụ cách" lối văn thí dụ.
8. (Danh) Họ "Cách".
9. (Động) Sửa cho ngay. ◇ Mạnh Tử : "Duy đại nhân năng cách quân tâm chi phi" (Li Lâu thượng ) Chỉ có bực đại nhân mới sửa trị được cái lòng xằng bậy của vua.
10. (Động) Chống lại, địch lại. ◇ Sử: "Vô dĩ dị ư khu quần dương nhi công mãnh hổ, hổ chi dữ dương bất cách, minh hĩ" , , (Trương Nghi truyện ) Không khác gì xua đàn dê để đánh mãnh hổ, dê không địch lại hổ, điều đó quá rõ.
11. (Động) Đánh, xô xát, vật lộn. ◎ Như: "cách đấu" đánh nhau.
12. (Động) Cảm động. ◇ Thư Kinh : "Hữu ngã liệt tổ, cách ư hoàng thiên" , (Thuyết mệnh hạ ) Giúp đỡ các tổ tiên nhà ta, cảm động tới trời.
13. (Động) Nghiên cứu, tìm hiểu, xét tới cùng. ◇ Lễ Kí : "Trí tri tại cách vật, vật cách nhi hậu tri chí" , (Đại Học ) Biết rõ là do xét tới cùng lẽ vật, vật đã được nghiên cứu thì hiểu biết mới đến nơi.
14. (Động) Đến, tới. ◇ Tô Thức : "Hoan thanh cách ư cửu thiên" (Hạ thì tể khải ) Tiếng hoan ca lên tới chín từng trời.
15. Một âm là "các". (Động) Bỏ xó. ◎ Như: "sự các bất hành" sự bỏ đó không làm nữa.
16. (Động) Vướng mắc, trở ngại. ◎ Như: "hình các thế cấm" hình thế trở ngại vướng mắc, hoàn cảnh tình thế không thuận lợi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chính, như duy đại nhân vi năng cách quân tâm chi phi chỉ có bực đại nhân là chính được cái lòng xằng của vua.
② Cảm cách, lấy lòng thành làm cho người cảm phục gọi là cách.
③ Xét cho cùng, như trí tri tại cách vật xét cùng lẽ vật mới biết hết, vì thế nên nghiên cứu về môn học lí hóa gọi là cách trí .
④ Xô xát, như cách đấu đánh lộn. Sức không địch nổi gọi là bất cách .
⑤ Khuôn phép, như cập cách hợp cách.
⑥ Phân lượng (so sánh), như làm việc có kinh nghiệm duyệt lịch gọi là tư cách .
⑦ Từng, như một từng của cái giá sách gọi là nhất cách .
⑧ Ô vuông, kẻ giấy ra từng ô vuông để viết gọi là cách.
⑨ Một âm là các. Bỏ xó, như sự các bất hành sự bỏ đó không làm nữa.
⑩ Vướng mắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ô, ngăn, ô vuông, đường kẻ, tầng, nấc: Giấy kẻ ô; Kệ (giá) sách bốn ngăn;
② Tiêu chuẩn, cách thức, quy cách, phong cách, cách: Đủ tiêu chuẩn; Có phong cách riêng;
③ (ngôn) Cách: Tiếng Nga có sáu cách;
④ (văn) Sửa cho ngay thẳng đúng đắn: Chỉ có bậc đại nhân là sửa cho ngay được lòng xằng bậy của vua (Mạnh tử);
⑤ (văn) Làm cho người khác cảm phục, cảm cách;
⑥ (văn) Xét cho cùng, suy cứu, nghiên cứu: Muốn biết đến nơi đến chốn thì phải xét cho cùng lí lẽ của sự vật (Đại học);
⑦ (văn) Xô xát. 【】cách đấu [gédòu] Vật lộn quyết liệt;
⑧ (văn) Nhánh cây dài: Nhánh dài giao nhau (Dữu Tín: Tiểu viên phú);
⑨ (văn) Hàng rào: Hàng rào để ngăn giặc trong lúc đánh nhau;
⑩ (văn) Điều khoản pháp luật;
⑪ (văn) Ngăn trở, trở ngại;
⑫ (văn) Chống đỡ;
⑬ (văn) Đánh;
⑭ (văn) Đến;
⑮ (văn) Lại đây: ! Lại đây! Các ngươi! (Thượng thư);
⑯ [Gé] (Họ) Cách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gỗ dài — Phép tắc, lề lối — Độ lượng của một người — Đến. Tới — Ngay thẳng.

Từ ghép 59

thiết, thế
qì ㄑㄧˋ, qiē ㄑㄧㄝ, qiè ㄑㄧㄝˋ

thiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cắt, chạm khắc
2. cần kíp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt, bổ, thái. ◎ Như: "thiết đoạn" cắt đứt, "thiết thủy quả" bổ trái cây.
2. (Động) Khắc. ◎ Như: "như thiết như tha" như khắc như mài (ý nói học phải nghiền ngấu như thợ làm sừng đã khắc lại mài cho bóng).
3. (Động) Tiếp giáp (môn hình học). ◎ Như: "lưỡng viên tương thiết" hai đường tròn tiếp giáp nhau (tại một điểm duy nhất).
4. (Động) Nghiến, cắn chặt. ◎ Như: "giảo nha thiết xỉ" cắn răng nghiến lợi. ◇ Sử: "Thử thần chi nhật dạ thiết xỉ hủ tâm dã" (Kinh Kha truyện ) Đó là điều làm cho tôi ngày đêm nghiến răng nát ruột.
5. (Động) Sát, gần. ◎ Như: "thiết thân chi thống" đau đớn tận tim gan, "bất thiết thật tế" không sát thực tế.
6. (Động) Bắt mạch. ◎ Như: "thiết mạch" bắt mạch.
7. (Động) Xiên. ◎ Như: "phong thiết" gió như xiên.
8. (Phó) Quyết, nhất định, chắc chắn. ◎ Như: "thiết kị" phải kiêng nhất. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị đáo bất đắc ý thì, thiết mạc hậu hối" , (Đệ nhất hồi) Chỉ khi không được như ý, quyết chớ có hối hận về sau.
9. (Phó) Rất, hết sức, lắm. ◎ Như: "thiết trúng thời bệnh" rất trúng bệnh đời.
10. (Tính) Cần kíp, cấp bách, cấp xúc. ◎ Như: "tình thiết" thực tình cấp bách lắm.
11. (Tính) Thân gần, gần gũi. ◎ Như: "thân thiết" .
12. (Danh) Yếu điểm, điểm quan trọng.
13. (Danh) Phép ghi âm đọc tiếng Hán, đem âm hai chữ hợp với nhau, để biết âm đọc chữ khác. Ví dụ: chữ "ngoan" , "ngô hoàn thiết" , "ngô hoàn" hợp lại xén thành ra "ngoan".
14. Một âm là "thế". ◎ Như: "nhất thế" tất cả, hết thẩy. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhĩ thì, Phật cáo chư Bồ-tát cập nhất thế đại chúng" , (Như Lai thọ lượng phẩm đệ thập lục ) Bấy giờ, Phật bảo các Bồ-tát và tất cả đại chúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắt.
② Khắc, sách Ðại-học nói: như thiết như tha học phải nghiền ngấu như thợ làm sừng đã khắc lại mài cho bóng, vì thế nên bè bạn cùng gắng gỏi gọi là thiết tha cũng là theo nghĩa ấy.
③ Cần kíp, như tình thiết thực tình kíp lắm.
④ Thân gần lắm, như thân thiết .
⑤ Thiết thực, như thiết trúng thời bệnh trúng bệnh đời lắm.
⑥ Thiết chớ, lời nói nhất định, như thiết kị phải kiêng nhất.
⑦ Sờ xem, như thiết mạch xem mạch.
⑧ Ðem âm hai chữ hợp với nhau, rồi đọc tắt đi để biết âm chữ khác, gọi là thiết. Ví dụ: chữ ngoan , ngô hoàn thiết , ngô hoàn hợp lại xén thành ra ngoan.
⑨ Xiên, như phong thiết gió như xiên.
⑩ Một âm là thế, như nhất thế nói gộp cả, hết thẩy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắt, thái, bổ, khắc: Bổ dưa; Cắt đứt; Thái thịt; Như khắc như mài (Đại học);
② (toán) Cắt, tiếp: Tiếp tuyến. Xem [qiè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dao mà cắt ra — Gần gũi. Td: Thân thiết — Gấp rút. Td: Cấp thiết.

Từ ghép 27

thế

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt, bổ, thái. ◎ Như: "thiết đoạn" cắt đứt, "thiết thủy quả" bổ trái cây.
2. (Động) Khắc. ◎ Như: "như thiết như tha" như khắc như mài (ý nói học phải nghiền ngấu như thợ làm sừng đã khắc lại mài cho bóng).
3. (Động) Tiếp giáp (môn hình học). ◎ Như: "lưỡng viên tương thiết" hai đường tròn tiếp giáp nhau (tại một điểm duy nhất).
4. (Động) Nghiến, cắn chặt. ◎ Như: "giảo nha thiết xỉ" cắn răng nghiến lợi. ◇ Sử: "Thử thần chi nhật dạ thiết xỉ hủ tâm dã" (Kinh Kha truyện ) Đó là điều làm cho tôi ngày đêm nghiến răng nát ruột.
5. (Động) Sát, gần. ◎ Như: "thiết thân chi thống" đau đớn tận tim gan, "bất thiết thật tế" không sát thực tế.
6. (Động) Bắt mạch. ◎ Như: "thiết mạch" bắt mạch.
7. (Động) Xiên. ◎ Như: "phong thiết" gió như xiên.
8. (Phó) Quyết, nhất định, chắc chắn. ◎ Như: "thiết kị" phải kiêng nhất. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị đáo bất đắc ý thì, thiết mạc hậu hối" , (Đệ nhất hồi) Chỉ khi không được như ý, quyết chớ có hối hận về sau.
9. (Phó) Rất, hết sức, lắm. ◎ Như: "thiết trúng thời bệnh" rất trúng bệnh đời.
10. (Tính) Cần kíp, cấp bách, cấp xúc. ◎ Như: "tình thiết" thực tình cấp bách lắm.
11. (Tính) Thân gần, gần gũi. ◎ Như: "thân thiết" .
12. (Danh) Yếu điểm, điểm quan trọng.
13. (Danh) Phép ghi âm đọc tiếng Hán, đem âm hai chữ hợp với nhau, để biết âm đọc chữ khác. Ví dụ: chữ "ngoan" , "ngô hoàn thiết" , "ngô hoàn" hợp lại xén thành ra "ngoan".
14. Một âm là "thế". ◎ Như: "nhất thế" tất cả, hết thẩy. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhĩ thì, Phật cáo chư Bồ-tát cập nhất thế đại chúng" , (Như Lai thọ lượng phẩm đệ thập lục ) Bấy giờ, Phật bảo các Bồ-tát và tất cả đại chúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắt.
② Khắc, sách Ðại-học nói: như thiết như tha học phải nghiền ngấu như thợ làm sừng đã khắc lại mài cho bóng, vì thế nên bè bạn cùng gắng gỏi gọi là thiết tha cũng là theo nghĩa ấy.
③ Cần kíp, như tình thiết thực tình kíp lắm.
④ Thân gần lắm, như thân thiết .
⑤ Thiết thực, như thiết trúng thời bệnh trúng bệnh đời lắm.
⑥ Thiết chớ, lời nói nhất định, như thiết kị phải kiêng nhất.
⑦ Sờ xem, như thiết mạch xem mạch.
⑧ Ðem âm hai chữ hợp với nhau, rồi đọc tắt đi để biết âm chữ khác, gọi là thiết. Ví dụ: chữ ngoan , ngô hoàn thiết , ngô hoàn hợp lại xén thành ra ngoan.
⑨ Xiên, như phong thiết gió như xiên.
⑩ Một âm là thế, như nhất thế nói gộp cả, hết thẩy.

Từ ghép 1

liệt
liě ㄌㄧㄝˇ, liè ㄌㄧㄝˋ

liệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xé ra
2. rách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vải lụa cắt còn dư.
2. (Động) Xé ra, cắt, rách, phá vỡ. ◎ Như: "quyết liệt" phá vỡ. ◇ Lễ Kí : "Y thường trán liệt" (Nội tắc ) Áo quần rách hở. ◇ Sử: "Sân mục thị Hạng Vương, đầu phát thượng chỉ, mục tí tận liệt" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Phàn Khoái) quắc mắt nhìn Hạng Vương, tóc dựng ngược, kẽ mắt như muốn rách.
3. (Động) Phân tán, li tán. ◎ Như: "tứ phân ngũ liệt" chia năm xẻ bảy. ◇ Trang Tử : "Hậu thế chi học giả, bất hạnh bất kiến thiên địa chi thuần, cổ nhân chi đại thể, thuật đạo tương vi thiên hạ liệt" , , , (Thiên hạ ) Kẻ học đời sau, chẳng may không được thấy lẽ thuần của trời đất, thể lớn của người xưa, đạo thuật sẽ bị thiên hạ làm cho li tán.
4. (Động) Chia ra. ◇ Chiến quốc sách : "Đại Vương liệt Triệu chi bán dĩ lộ Tần" (Tần sách ngũ) Đại Vương chia nửa đất Triệu đem hối lộ cho nước Tần.

Từ điển Thiều Chửu

① Xé ra. Sự gì phá hoại gọi là quyết liệt .
② Rách.

Từ điển Trần Văn Chánh

Rẽ, chia, tách, rách, sứt mẻ, lở, vỡ, tan, nẻ: Chia rẽ; Sứt mẻ; Nứt ra; Chia năm xẻ bảy; Núi sụp đất lở; Lạnh nẻ cả tay. Xem [liâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Nứt, hở: Áo không cài khuy để hở ngực. Xem [liè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ vải lụa may quần áo còn thừa ra — Cắt xấp vải lụa ra để may quần áo — Xé ra. Xé rách — Chia xé, phân chia ra — Hư rách.

Từ ghép 12

phiếm, phủng
fá ㄈㄚˊ, fán ㄈㄢˊ, fàn ㄈㄢˋ, fěng ㄈㄥˇ

phiếm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phù phiếm
2. chèo thuyền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trôi nổi, bồng bềnh, lênh đênh. ◇ Tô Thức : "Tô Tử dữ khách phiếm chu ư Xích Bích chi hạ" (Tiền Xích Bích phú ) Tô Tử cùng với khách bơi thuyền chơi ở dưới núi Xích Bích.
2. (Động) Hiện ra, bốc lên. ◎ Như: "kiểm thượng phiếm liễu nhất tằng hồng quang" trên mặt bừng đỏ lên (một lớp). ◎ Như: "na điều thủy câu phiếm trước nhất trận trận ác xú" cái rãnh nước đó bốc lên từng luồng hôi thối.
3. (Động) Tràn, ngập. ◇ Diệp Đình Quản : "Hà lộ bạo trướng, tây phiếm đông tố" , 西 (Xuy võng lục , Tam Hà huyện liêu bi ).
4. (Động) Lật, lật đổ. ◎ Như: "phiếm giá" lật xe. ◇ Sử: "Tề vương khởi, Hiếu Huệ diệc khởi, thủ chi dục câu vi thọ, thái hậu nãi khủng, tự khởi phiếm Hiếu Huệ chi" , , , , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Tề vương đứng dậy, Hiếu Huệ cũng đứng dậy nâng chén muốn cùng (với Tề vương) chúc thọ, thái hậu sợ quá, tự mình đứng dậy hất đổ chén rượu của Hiếu Huệ.
5. (Động) Thua, bại. ◇ Hán Thư : "Đại mệnh tương phiếm, mạc chi chấn cứu" , (Thực hóa chí thượng ) Mệnh lớn sắp thất bại, không ai cứu vãn được.
6. (Tính) Không thiết thực. ◎ Như: "văn chương phù phiếm" văn chương không thiết thực.
7. (Tính) Ố, bẩn, ô nhiễm. § Thông "phiếm" . ◎ Như: "kỉ trương phiếm hoàng đích tướng phiến" mấy tấm hình ố vàng.
8. (Phó) Không chuyên chỉ vào một sự gì nhất định. ◎ Như: "phiếm luận" bàn phiếm, nói chuyên không theo một chủ đề, mục đích rõ rệt.
9. (Phó) Rộng khắp, phổ biến. ◎ Như: "quảng phiếm" rộng khắp.

Từ điển Thiều Chửu

① Nổi lồng bồng.
② Phù phiếm (không thiết thực).
③ Nói phiếm, không chuyên chỉ vào một sự gì gọi là phiếm luận bàn phiếm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trôi nổi, nổi lềnh bềnh, lênh đênh: Đi chơi thuyền;
② Hiện ra, ửng lên, phảng phất: Mặt ửng đỏ; Phảng phất mùi thơm;
③ Rộng, rộng khắp, chung chung, bông lông, phù phiếm, qua loa: Bàn rộng; Chỉ chung; Và lại ung dung qua lại mà quan sát rộng khắp (Lưu Hướng: Cửu thán, Tư cổ);
④ Lan tràn, tràn ngập, ngập lụt: Vùng Hoàng Hà ngập lụt trước kia;
⑤ (văn) Lật đổ: ,… Ngựa làm lật xe, ... cũng là do cách người ta điều khiển nó mà thôi (Hán thư: Võ đế kỉ). Xem [fàn], [Fàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nổi trên mặt nước — Trôi nổi, không nhất định — Rộng rãi — Như hai chữ Phiếm , .

Từ ghép 15

phủng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật úp — Một âm là Phiếm. Xem Phiếm.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.