Từ điển trích dẫn

1. Anh em hai người tài đức đều tốt, khó phân cao thấp. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Cao Lão Tiên Sanh nguyên thị lão tiên sanh đồng minh, tương lai tự thị nan huynh nan đệ khả tri" , (Đệ tứ cửu hồi).
2. Tỉ dụ hai vật đều tốt đẹp, mỗi bên đều có cái hay. ◇ Ngụy Nguyên : "Thái Thất chi thắng san nội tàng, Thiếu Thất chi kì san ngoại ngưỡng. Nan đệ nan huynh thục tương nhượng?" , . ? (Nhị thất hành ).
3. Một giuộc, cá mè một lứa (mang ý xấu). ◇ Lí Ngư : "Nhất cá bất thông văn lí, nhất cá bất đạt thì vụ, chân thị nan huynh nan đệ" , , (Thận trung lâu , Khổn náo ).
4. Người cùng cảnh ngộ, người cùng hội cùng thuyền. ◇ Trương Khả Cửu : "Nạn huynh nạn đệ câu bạch phát tương phùng dị hương. Vô phong vô vũ vị hoàng hoa bất tự trùng dương" . (Chiết quế lệnh , Hồ thượng ẩm biệt , Khúc ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó có một người anh như thế mà cũng khó có một người em như thế, ý nói anh em đều là người giỏi.

Từ điển trích dẫn

1. Anh em hai người tài đức đều tốt, khó phân cao thấp. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Cao Lão Tiên Sanh nguyên thị lão tiên sanh đồng minh, tương lai tự thị nan huynh nan đệ khả tri" , (Đệ tứ cửu hồi).
2. Tỉ dụ hai vật đều tốt đẹp, mỗi bên đều có cái hay. ◇ Ngụy Nguyên : "Thái Thất chi thắng san nội tàng, Thiếu Thất chi kì san ngoại ngưỡng. Nan đệ nan huynh thục tương nhượng?" , . ? (Nhị thất hành ).
3. Một giuộc, cá mè một lứa (mang ý xấu). ◇ Lí Ngư : "Nhất cá bất thông văn lí, nhất cá bất đạt thì vụ, chân thị nan huynh nan đệ" , , (Thận trung lâu , Khổn náo ).
4. Người cùng cảnh ngộ, người cùng hội cùng thuyền. ◇ Trương Khả Cửu : "Nạn huynh nạn đệ câu bạch phát tương phùng dị hương. Vô phong vô vũ vị hoàng hoa bất tự trùng dương" . (Chiết quế lệnh , Hồ thượng ẩm biệt , Khúc ).

Từ điển trích dẫn

1. Phi thường, hãn hữu. § Cũng như "phi phàm" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim thiên tử mông trần, tướng quân thành nhân thử thì thủ xướng nghĩa binh, phụng thiên tử dĩ tòng chúng vọng, bất thế chi lược dã" , , , (Đệ thập tứ hồi) Nay thiên tử mắc nạn, tướng quân nhân dịp này, cất nghĩa binh, phụng thiên tử để theo nguyện vọng của dân chúng, sách lược rất hay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không giống đời. Cũng như Bất phàm.
mạc
mò ㄇㄛˋ

mạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ách nạn, khổ bệnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tật bệnh, thống khổ. ◇ Hậu Hán Thư : "Quảng cầu dân mạc, quan nạp phong dao" , (Tuần lại truyện , Tự ) Tìm tòi rộng khắp những nỗi khổ sở của nhân dân, xem xét thu thập những bài hát lưu hành trong dân gian.

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh, những sự tai nạn khốn khổ của dân gọi là dân mạc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bệnh tật;
② Khốn khổ. Xem [mínmò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh hoạn. Đau ốm.
đào
táo ㄊㄠˊ

đào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bỏ trốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn. ◎ Như: "đào bào" chạy trốn, "đào trái" trốn nợ.
2. (Động) Bỏ. ◇ Mạnh Tử : "Đào Mặc tất quy ư Dương" (Tận tâm hạ ) Bỏ Mặc Tử tất về với Dương Chu.
3. (Động) Tránh. ◎ Như: "đào tị" trốn tránh. ◇ Đỗ Phủ : "Phù sanh hữu định phận, Cơ bão khởi khả đào?" , (Phi tiên các ) Cuộc phù sinh có phận định, Đói no há tránh né được sao?

Từ điển Thiều Chửu

① Trốn. Như đào nạn trốn nạn, lánh nạn. Đào trái trốn nợ v.v.
② Bỏ. Như Mạnh Tử nói Đào Mặc tất quy ư Dương bỏ họ Mặc tất về họ Dương.
③ Lánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tháo chạy, chạy trốn, trốn: Kẻ địch tháo chạy;
②Trốn tránh, tránh, lánh: Trốn tránh, chạy trốn; Lánh nạn, chạy nạn;
③ (văn) Bỏ: Ai bỏ họ Mặc (Mặc Tử) thì tất theo về với họ Dương (Dương Chu) (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ đi. Rời bỏ — Tránh đi — Bỏ trốn.

Từ ghép 13

dân, miên
mián ㄇㄧㄢˊ, mín ㄇㄧㄣˊ

dân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người dân, người, dân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người. Phiếm chỉ loài người. ◇ Luận Ngữ : "Khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hĩ" , (Quý thị ) Khốn cùng mà vẫn không chịu học, đó là hạng người thấp kém nhất. ◇ Tả truyện : "Dân thụ thiên địa chi trung dĩ sanh" (Thành công thập tam niên ).
2. (Danh) Bình dân, trăm họ. § Nói đối với vua, quan. ◇ Dịch Kinh : "Thượng cổ kết thằng nhi trị, hậu thế thánh nhân dịch chi dĩ thư khế, bách quan dĩ trị, vạn dân dĩ sát" , , , (Hệ từ hạ ) Thời thượng cổ thắt nút dây (để ghi nhớ các việc) mà cai trị, đời sau thánh nhân thay đổi (cách thức), dùng văn tự, khế ước mà cai trị trăm quan, kiểm soát dân chúng.
3. (Danh) Chỉ bề tôi (thời thượng cổ). § Tức là "thần" (người giữ chức quan). ◇ Mặc Tử : "Kim vương công đại nhân, diệc dục hiệu nhân, dĩ thượng hiền sử năng vi chánh, cao dữ chi tước nhi lộc bất tòng dã. Phù cao tước nhi vô lộc, dân bất tín dã" , , 使, 祿. 祿, (Thượng hiền trung ).
4. (Danh) Người của một tộc, một nước. ◎ Như: "Tạng dân" người Tạng, "Hồi dân" người Hồi.
5. (Danh) Người làm một nghề. ◎ Như: "nông dân" người làm ruộng, "ngư dân" người làm nghề đánh cá. ◇ Cốc lương truyện : "Cổ giả hữu tứ dân: hữu sĩ dân, hữu thương dân, hữu nông dân, hữu công dân" : , , , (Thành Công nguyên niên ).
6. (Danh) Chỉ lòng dân, dân tục. ◇ Dịch Kinh : "Tượng truyện: Dĩ quý hạ tiện, đại đắc dân" : , (Truân quái ).
7. (Đại) Tôi. § Tiếng tự xưng.
8. (Tính) Thuộc về đại chúng. ◎ Như: "dân ca" ca dao dân gian, "dân ngạn" ngạn ngữ dân gian, "dân phong" phong tục dân gian, "dân tình" tình cảnh dân chúng.
9. (Tính) Trong đó người dân giữ phần cơ bản, người dân là chủ thể. ◎ Như: "dân chủ" (chế độ) trong đó người dân có quyền tham gia trực tiếp hoặc bầu cử người thay mình làm việc chính trị, điều hành việc nước.
10. (Tính) Không phải quân sự, để dùng cho sinh hoạt dân chúng bình thường. ◎ Như: "dân phẩm" hàng hóa dân dụng, "dân hàng" hàng không dân sự.
11. Một âm là "miên". § Xem "miên miên" .
12. (Động) § Thông "miên" . ◇ Dương Phương : "Tề bỉ cung cung thú, Cử động bất tương quyên. Sanh hữu đồng huyệt hảo, Tử thành tính quan miên" , . , (Hợp hoan thi ).

Từ điển Thiều Chửu

① Người, dân, loài người thuộc ở dưới quyền chính trị gọi là dân, như quốc dân dân nước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dân: Trừ mối họa cho dân; Dối trời lừa dân, quỷ kế thật trăm phương ngàn cách (Bình Ngô đại cáo);
② Người (của một dân tộc): Người Tạng; Người Hồi;
③ Người làm một nghề nghiệp: Nông dân; Ngư dân; Người chăn nuôi;
④ Dân gian: Dân ca;
⑤ Phi quân sự, dân dụng: Công ti hàng không dân dụng; Sân bay dân dụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người trong nước.

Từ ghép 95

an dân 安民bạch dân 白民bần dân 貧民bệnh dân 病民bệnh quốc ương dân 病國殃民bình dân 平民chúng dân 眾民chuyên dân 顓民công dân 公民cùng dân 窮民cư dân 居民cưỡng gian dân ý 強姦民意cưu dân 鳩民dã dân 野民dân ẩn 民隱dân biểu 民表dân ca 民歌dân chính 民政dân chủ 民主dân chúng 民众dân chúng 民眾dân công 民工dân cư 民居dân dụng 民用dân gian 民間dân gian 民间dân hữu 民有dân luật 民律dân nguyện 民願dân nhạc 民樂dân phong 民風dân phu 民夫dân quốc 民國dân quyền 民權dân sinh 民生dân số 民數dân sự 民事dân tặc 民賊dân tâm 民心dân tình 民情dân tộc 民族dân trí 民智dân trị 民治dân tục 民俗dân tuyển 民選dật dân 逸民di dân 移民di dân 遺民du dân 游民điếu dân 弔民điếu dân phạt tội 弔民伐罪đọa dân 墮民đồ thán sinh dân 塗炭生民giáo dân 教民hóa dân 化民kiều dân 僑民lê dân 黎民lương dân 良民lưu dân 流民mị dân 媚民mục dân 牧民nạn dân 戁民ngoan dân 頑民ngu dân 愚民nhân dân 人民nông dân 農民phàm dân 凡民phiên dân 番民phủ dân 撫民phù dân 浮民quân dân 君民quốc dân 国民quốc dân 國民quốc dân đảng 國民黨sĩ dân 士民sinh dân 生民sơ dân 初民sơn dân 山民sử dân 使民tai dân 災民tân dân 新民thần dân 臣民thị dân 巿民thị dân 市民thổ dân 土民thôn dân 村民thứ dân 庶民thực dân 殖民tí dân 庇民tiểu dân 小民toàn dân 全民toàn dân công quyết 全民公決trú dân 住民tứ dân 四民ưu dân 憂民

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người. Phiếm chỉ loài người. ◇ Luận Ngữ : "Khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hĩ" , (Quý thị ) Khốn cùng mà vẫn không chịu học, đó là hạng người thấp kém nhất. ◇ Tả truyện : "Dân thụ thiên địa chi trung dĩ sanh" (Thành công thập tam niên ).
2. (Danh) Bình dân, trăm họ. § Nói đối với vua, quan. ◇ Dịch Kinh : "Thượng cổ kết thằng nhi trị, hậu thế thánh nhân dịch chi dĩ thư khế, bách quan dĩ trị, vạn dân dĩ sát" , , , (Hệ từ hạ ) Thời thượng cổ thắt nút dây (để ghi nhớ các việc) mà cai trị, đời sau thánh nhân thay đổi (cách thức), dùng văn tự, khế ước mà cai trị trăm quan, kiểm soát dân chúng.
3. (Danh) Chỉ bề tôi (thời thượng cổ). § Tức là "thần" (người giữ chức quan). ◇ Mặc Tử : "Kim vương công đại nhân, diệc dục hiệu nhân, dĩ thượng hiền sử năng vi chánh, cao dữ chi tước nhi lộc bất tòng dã. Phù cao tước nhi vô lộc, dân bất tín dã" , , 使, 祿. 祿, (Thượng hiền trung ).
4. (Danh) Người của một tộc, một nước. ◎ Như: "Tạng dân" người Tạng, "Hồi dân" người Hồi.
5. (Danh) Người làm một nghề. ◎ Như: "nông dân" người làm ruộng, "ngư dân" người làm nghề đánh cá. ◇ Cốc lương truyện : "Cổ giả hữu tứ dân: hữu sĩ dân, hữu thương dân, hữu nông dân, hữu công dân" : , , , (Thành Công nguyên niên ).
6. (Danh) Chỉ lòng dân, dân tục. ◇ Dịch Kinh : "Tượng truyện: Dĩ quý hạ tiện, đại đắc dân" : , (Truân quái ).
7. (Đại) Tôi. § Tiếng tự xưng.
8. (Tính) Thuộc về đại chúng. ◎ Như: "dân ca" ca dao dân gian, "dân ngạn" ngạn ngữ dân gian, "dân phong" phong tục dân gian, "dân tình" tình cảnh dân chúng.
9. (Tính) Trong đó người dân giữ phần cơ bản, người dân là chủ thể. ◎ Như: "dân chủ" (chế độ) trong đó người dân có quyền tham gia trực tiếp hoặc bầu cử người thay mình làm việc chính trị, điều hành việc nước.
10. (Tính) Không phải quân sự, để dùng cho sinh hoạt dân chúng bình thường. ◎ Như: "dân phẩm" hàng hóa dân dụng, "dân hàng" hàng không dân sự.
11. Một âm là "miên". § Xem "miên miên" .
12. (Động) § Thông "miên" . ◇ Dương Phương : "Tề bỉ cung cung thú, Cử động bất tương quyên. Sanh hữu đồng huyệt hảo, Tử thành tính quan miên" , . , (Hợp hoan thi ).

Từ ghép 1

phó
fù ㄈㄨˋ

phó

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đi đến, đến nơi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy tới, đi đến, đến dự. ◎ Như: "bôn phó" chạy tới, "phó hội" dự hội. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khiêm đại hỉ, sai nhân thỉnh Khổng Dung, Điền Khải, Vân Trường, Tử Long đẳng phó thành đại hội" , , , , (Đệ thập nhất hồi) (Đào) Khiêm mừng lắm, sai người mời Khổng Dung, Điền Khải, (Quan) Vân Trường, (Triệu) Tử Long đến thành hội họp.
2. (Động) Cáo tang, báo tin có tang. § Thông "phó" . ◇ Lễ Kí : "Bá Cao tử ư Vệ, phó ư Khổng Tử" , (Đàn cung thượng ) Bá Cao chết ở nước Vệ, (người ta) cáo tang với Khổng Tử.
3. (Động) Bơi, lội. § Cũng như . ◇ Thủy hử truyện : "Trương Thuận tái khiêu hạ thủy lí, phó tương khai khứ" , (Đệ tam thập bát hồi) Trương Thuận lại nhảy xuống nước, bơi đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chạy tới, tới chỗ đã định tới gọi là phó. Như bôn phó chạy tới.
② Lời cáo phó, lời cáo cho người biết nhà mình có tang gọi là phó, nay thông dụng chữ phó .

Từ điển Trần Văn Chánh

Chạy tới, đến, đi, dự: Chạy tới; Đi dự họp; Dự tiệc; Về thủ đô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi tới. Đến — Dùng như chữ Phó .

Từ ghép 10

bảo hiểm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bảo hiểm
2. đảm bảo, chắc chắn

Từ điển trích dẫn

1. Chỗ hiểm yếu để cứ thủ, phòng vệ.
2. Theo ước định song phương, bên này đóng lệ phí cho bên kia, bên này nếu gặp phải tổn hại không thể dự liệu thì bên kia chịu trách nhiệm bồi thường phí tổn. ☆ Tương tự: "nhân thọ bảo hiểm" , "hỏa tai bảo hiểm" , "sản vật bảo hiểm" .
3. Bảo đảm, cam đoan, chắc chắn. ◎ Như: "y ngã đích phương pháp khứ tố, bảo hiểm bất hội xuất thác" , anh cứ làm đúng theo cách của tôi, cam đoan sẽ không xảy ra sai sót.
4. Ổn thỏa, đáng tin cậy, không sợ xảy ra chuyện nguy hại. ◎ Như: "nhĩ bả đông tây phóng tại tha na lí, bảo hiểm mạ?" 西, mi để mấy thứ ở chỗ đó, có ổn thỏa không đấy?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

nhận lĩnh trách nhiệm về những điề nguy hại xảy ra cho người khác. Công ti bảo hiểm nhận tiền của khách hàng, khi khách hàng gặp tai nạn thì công ti theo đó bồi thường.
thặng, thừa
chéng ㄔㄥˊ, shèng ㄕㄥˋ

thặng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cỗ xe
2. sách ghi chép

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi, đóng. ◎ Như: "thừa mã" đóng xe vào ngựa.
2. (Động) Lên. ◇ Sử Kí : "Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành" , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.
3. (Động) Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè ...) Như "thừa chu" đi thuyền, "thừa phù" đi bè.
4. (Động) Nhân, lợi dụng. ◎ Như: "thừa phong phá lãng" lợi dụng gió rẽ sóng, "thừa thắng truy kích" thừa thắng đuổi đánh.
5. (Động) Tiến công, truy kích, đuổi theo. ◇ Sử Kí : "Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.
6. (Danh) Tính nhân. ◎ Như: "thừa pháp" phép tính nhân.
7. (Danh) Bực. § Phật học chia bực cao bực thấp. ◎ Như: "tiểu thừa" bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, "đại thừa" bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là "thượng thừa" cũng bắt chước nghĩa ấy.
8. Một âm là "thặng". (Danh) Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một "thặng". ◎ Như: "thiên thặng chi quốc" nước có số nghìn cỗ xe, "bách thặng chi gia" nhà có trăm cỗ xe.
9. (Danh) Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là "thặng".
10. (Danh) Bốn. ◇ Mạnh Tử : "Phát thặng thỉ nhi hậu phản" (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.
11. (Danh) Sách vở, những sách ghi chép mọi việc. ◎ Như: "Tấn chi thặng" sách chép việc nước Tấn, "gia thặng" gia phả.
12. (Giới) Nhân lúc. ◎ Như: "thừa hứng nhi lai" nhân hứng mà lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa mã nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
② Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
③ Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
④ Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
⑤ Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
⑥ Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
⑦ Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỗ xe (quân sự) bốn ngựa thời cổ: Nước có nghìn cỗ xe (ý nói binh mã rất nhiều); Xe sáu, bảy trăm cỗ (Sử kí);
② Bốn: Bắn bốn mũi tên rồi quay trở lại (Mạnh tử);
③ Sử sách: Sách sử; Sách sử chép việc nước Tấn; Gia phả (sách chép việc trong gia tộc);
④ Đơn vị hộ khẩu ruộng đất thời xưa (9 phu là một tỉnh, 64 tỉnh là một thặng): Vua nước Yên nhân đấy lấy (bổng lộc của) ba thặng phụng dưỡng ông ấy (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng). Xem [chéng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỗ xe lớn, bốn ngựa kéo — Xem Thừa.

Từ ghép 3

thừa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cưỡi
2. nhân (phép toán)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi, đóng. ◎ Như: "thừa mã" đóng xe vào ngựa.
2. (Động) Lên. ◇ Sử Kí : "Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành" , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.
3. (Động) Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè ...) Như "thừa chu" đi thuyền, "thừa phù" đi bè.
4. (Động) Nhân, lợi dụng. ◎ Như: "thừa phong phá lãng" lợi dụng gió rẽ sóng, "thừa thắng truy kích" thừa thắng đuổi đánh.
5. (Động) Tiến công, truy kích, đuổi theo. ◇ Sử Kí : "Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.
6. (Danh) Tính nhân. ◎ Như: "thừa pháp" phép tính nhân.
7. (Danh) Bực. § Phật học chia bực cao bực thấp. ◎ Như: "tiểu thừa" bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, "đại thừa" bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là "thượng thừa" cũng bắt chước nghĩa ấy.
8. Một âm là "thặng". (Danh) Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một "thặng". ◎ Như: "thiên thặng chi quốc" nước có số nghìn cỗ xe, "bách thặng chi gia" nhà có trăm cỗ xe.
9. (Danh) Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là "thặng".
10. (Danh) Bốn. ◇ Mạnh Tử : "Phát thặng thỉ nhi hậu phản" (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.
11. (Danh) Sách vở, những sách ghi chép mọi việc. ◎ Như: "Tấn chi thặng" sách chép việc nước Tấn, "gia thặng" gia phả.
12. (Giới) Nhân lúc. ◎ Như: "thừa hứng nhi lai" nhân hứng mà lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa mã nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
② Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
③ Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
④ Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
⑤ Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
⑥ Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
⑦ Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi, đáp, ngồi, cưỡi (ngựa...): Đi tàu biển; Đáp máy bay; Ngồi ô tô; Ngựa tốt khó cưỡi, nhưng có thể gánh nặng đi xa được (Mặc tử);
② Lên: Cùng lên đài cao (Liệt tử); Mau lên lợp lại mái nhà (Thi Kinh);
③ Ức hiếp: Người Chu ức hiếp dân (Thượng thư); Ba nước ắt phải nổi lên mà ức hiếp nước ta (Tuân tử);
④ Đuổi theo: Quan quân mừng rỡ, hô to rượt đuổi theo họ (Hán thư: Trần Thang truyện);
⑤ Đánh thắng: Quân của thiên hạ đã đánh thắng họ (Lã thị Xuân thu);
⑥ Giữ, phòng thủ: Sai quân lính trong cửa ải ra phòng thủ vùng biên giới (Sử kí);
⑦ Tính toán: Tính toán (tình trạng) thu chi tiền bạc của cải của họ (Chu lễ); Kẻ làm thần dân, tính toán việc làm có công thì thưởng (Hàn Phi tử: Nạn nhất);
⑧ Nhân lúc, thừa lúc: Nhân lúc rỗi rãi; Các tướng sĩ thừa thắng, tiến công vào thành của ông ta (Tam quốc chí); Có thể nhân lúc quân địch sơ hở không phòng bị, đánh thẳng vào thành (Tư trị thông giám);
⑨ Bực (trong giáo lí nhà Phật): Tiểu thừa (bực tu chỉ tự độ cho mình); Đại thừa (bực tu vừa tự độ cho mình, vừa độ cho người);
⑩ (toán) Nhân: 5 nhân với 2 là 10; Đầu nhân đuôi chia (Tam quốc chí);
⑪ [Chéng] (Họ) Thừa. Xem [shèng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhân đó. Td: Thừa cơ — Nhân lên. Xem Thừa trừ — Vâng chịu. Xem Thừa ân — Nối theo. Xem Thừa tự — Cưỡi. Ngồi — Một âm là Thặng. Xem Thặng.

Từ ghép 25

bài, bách
pǎi ㄆㄞˇ, pò ㄆㄛˋ

bài

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

】 bài kích pháo [păijipào] (quân) Súng cối, moóc-chê: Đạn moócchê Xem [pò].

bách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gần, sát
2. bức bách, đè ép, thúc giục

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sát gần, tiếp cận. ◇ Tư Mã Thiên : "Thiệp tuần nguyệt, bách đông quý" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ngày tháng qua, gần tới mùa đông.
2. (Động) Ép bức, đè ép. ◎ Như: "hiếp bách" áp bức, "bị bách đầu hàng" bị ép đầu hàng.
3. (Động) Thúc giục. ◇ Đào Uyên Minh : "Nhật nguyệt bất khẳng trì, Tứ thì tương thôi bách" , (Tạp thi ) Ngày tháng không chịu chậm trễ, Bốn mùa thúc giục nhau.
4. (Động) Phá hủy, tàn hại. ◎ Như: "bách hại" tàn hại, bức hại.
5. (Tính) Chật hẹp. ◇ Hậu Hán Thư : "Đương kim Tây Châu địa nghệ cục bách, nhân binh li tán" 西, (Đậu Dung truyện ) Ngay bây giờ Tây Châu địa thế chật hẹp, nhân quân li tán.
6. (Tính) Khốn quẫn. ◇ Tô Thức : "Kế cùng lí bách" (Hàng Châu thượng chấp chánh thư ) Sách lược lo liệu đều cùng quẫn.
7. (Phó) Vội vã, nguy cấp. ◎ Như: "bách bất cập đãi" khẩn cấp không thể đợi được.

Từ điển Thiều Chửu

① Gần sát. Thời gian hay địa thế kề sát tận nơi rồi không còn một khe nào nữa gọi là bách. Vì thế nên sự cần kíp lắm gọi là quẫn bách .
② Bức bách (đè ép). Lấy oai thế đè ép người phải theo gọi là hiếp bách .
③ Thúc giục.
④ Chật hẹp.
⑤ Vội vã.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ép buộc, bắt buộc, buộc phải, bức sát, gần sát, gấp, cấp bách; Bức ép; bức hiếp; Tình thế bắt buộc; Bị buộc phải bỏ chạy; Thời cơ đã đến gần; Việc rất cấp bách; Áp sát công sự; Các dân tị nạn đang cần viện trợ gấp; Đã gần tới bước quyết định cuối cùng;
② Thúc ép, thúc bách, bức bách, thúc giục, vội vã. Xem [păi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sát gần, chẳng hạn Bách cận ( gần sát ) — Đè nén, áp bức. Chẳng hạn Bức bách — Khốn quẫn, ngặt nghèo. Chẳng hạn Thúc bách .

Từ ghép 14

cổ, khổ
gǔ ㄍㄨˇ, kǔ ㄎㄨˇ

cổ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vị đắng. § Trái với "cam" , "điềm" . ◇ Tuân Tử : "Cam, khổ, hàm, đạm, tân, toan, kì vị dĩ khẩu dị" , , , , , , (Chánh danh ) Ngọt, đắng, mặn, nhạt, cay, chua, là các vị lấy miệng mà phân biệt.
2. (Danh) Cảnh huống khó chịu đựng. ◎ Như: "thụ khổ thụ nan" chịu khổ chịu khó, "khổ tận cam lai" hết khổ tới sướng. ◇ Nguyễn Du : "Tảo hàn dĩ giác vô y khổ" (Thu dạ ) Lạnh sơ mới hiểu cái khổ không có quần áo.
3. (Động) Chịu đựng vất vả, cực nhọc. ◎ Như: "khổ tâm cô nghệ" khổ lòng một mình tới, vất vả để đạt tới chỗ cao sâu.
4. (Động) Thử thách, làm cho khốn khó, ma luyện. ◇ Mạnh Tử : "Thiên tương giáng đại nhậm ư tư nhân dã, tất tiên khổ kì tâm chí, lao kì cân cốt" , , (Cáo tử hạ ) Trời định giao cho người nào trách nhiệm lớn lao, ắt trước tiên làm cho khốn khó tâm chí, nhọc nhằn gân cốt.
5. (Động) Lo, sợ, ngại. ◇ Hán Thư : "Đình trường thê khổ chi, nãi thần xuy nhục thực" , (Hàn Tín truyện ) Vợ viên đình trưởng lo ngại (Hàn Tín xin ăn bám), bèn thối cơm sáng ăn ngay trên giường.
6. (Tính) Đắng. ◎ Như: "khổ qua" mướp đắng, "khổ trà" trà đắng.
7. (Tính) Khốn khó, cay đắng. ◎ Như: "khổ cảnh" tình cảnh khốn khó.
8. (Tính) Buồn rầu, sầu muộn. ◎ Như: "sầu mi khổ kiểm" mặt mày rầu rĩ. ◇ Lí Bạch : "Thú khách vọng biên sắc, Tư quy đa khổ nhan" , (Quan san nguyệt ) Lính thú trông cảnh sắc nơi biên giới, Nghĩ tới ngày về, vẻ mặt bao sầu muộn.
9. (Phó) Hết sức, hết lòng. ◎ Như: "khổ khuyến" hết lòng khuyên nhủ, "khổ gián" hết sức can ngăn.
10. Một âm là "cổ". (Danh) Sự xấu xí. ◇ Chu Lễ : "Biện kì cổ lương" (Thiên quan ) Phân biệt xấu xí và tốt đẹp.

khổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khổ cực
2. cố gắng hết sức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vị đắng. § Trái với "cam" , "điềm" . ◇ Tuân Tử : "Cam, khổ, hàm, đạm, tân, toan, kì vị dĩ khẩu dị" , , , , , , (Chánh danh ) Ngọt, đắng, mặn, nhạt, cay, chua, là các vị lấy miệng mà phân biệt.
2. (Danh) Cảnh huống khó chịu đựng. ◎ Như: "thụ khổ thụ nan" chịu khổ chịu khó, "khổ tận cam lai" hết khổ tới sướng. ◇ Nguyễn Du : "Tảo hàn dĩ giác vô y khổ" (Thu dạ ) Lạnh sơ mới hiểu cái khổ không có quần áo.
3. (Động) Chịu đựng vất vả, cực nhọc. ◎ Như: "khổ tâm cô nghệ" khổ lòng một mình tới, vất vả để đạt tới chỗ cao sâu.
4. (Động) Thử thách, làm cho khốn khó, ma luyện. ◇ Mạnh Tử : "Thiên tương giáng đại nhậm ư tư nhân dã, tất tiên khổ kì tâm chí, lao kì cân cốt" , , (Cáo tử hạ ) Trời định giao cho người nào trách nhiệm lớn lao, ắt trước tiên làm cho khốn khó tâm chí, nhọc nhằn gân cốt.
5. (Động) Lo, sợ, ngại. ◇ Hán Thư : "Đình trường thê khổ chi, nãi thần xuy nhục thực" , (Hàn Tín truyện ) Vợ viên đình trưởng lo ngại (Hàn Tín xin ăn bám), bèn thối cơm sáng ăn ngay trên giường.
6. (Tính) Đắng. ◎ Như: "khổ qua" mướp đắng, "khổ trà" trà đắng.
7. (Tính) Khốn khó, cay đắng. ◎ Như: "khổ cảnh" tình cảnh khốn khó.
8. (Tính) Buồn rầu, sầu muộn. ◎ Như: "sầu mi khổ kiểm" mặt mày rầu rĩ. ◇ Lí Bạch : "Thú khách vọng biên sắc, Tư quy đa khổ nhan" , (Quan san nguyệt ) Lính thú trông cảnh sắc nơi biên giới, Nghĩ tới ngày về, vẻ mặt bao sầu muộn.
9. (Phó) Hết sức, hết lòng. ◎ Như: "khổ khuyến" hết lòng khuyên nhủ, "khổ gián" hết sức can ngăn.
10. Một âm là "cổ". (Danh) Sự xấu xí. ◇ Chu Lễ : "Biện kì cổ lương" (Thiên quan ) Phân biệt xấu xí và tốt đẹp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðắng. Như khổ qua mướp đắng.
② Khốn khổ, tân khổ. Phàm những gì khó nhịn được đều gọi là khổ. Như khổ cảnh cảnh khổ, khổ huống nỗi khổ, người ít từng trải gọi là bất tri cam khổ không biết ngọt đắng. Nguyễn Du : Tảo hàn dĩ giác vô y khổ Lạnh sơ đã khổ phần không áo.
③ Lo quá, vì cảnh ngoài bách đến làm cho khó chịu gọi là khổ, như khổ hàn rét khổ, khổ nhiệt nóng khổ.
④ Chịu khó. Như khắc khổ , khổ tâm cô nghệ khổ lòng một mình tới.
⑤ Rất, mãi. Như khổ khẩu nói mãi, khổ cầu cầu mãi.
⑥ Lo, mắc.
⑦ Một âm là cổ. Xấu xí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đắng: Thuốc này đắng quá; Thuốc đắng dã tật;
② Khổ cực, cay đắng: Những ngày khổ cực đã qua rồi;
③ Khổ vì, cực vì: Trước kia anh ấy khổ vì không biết chữ;
④ Cần cù, gắng gỏi, chịu khó: Cần cù học tập;
⑤ (văn) Rất, cố sức, hết sức, mãi: Nói mãi; Cầu mãi;
⑥ (văn) Lo, mắc;
⑦ (văn) Rít: Đẽo bánh xe nếu đẽo chậm thì lỏng lẻo không chặt, nhanh thì rít ráp khó tra vào (Trang tử: Thiên đạo);
⑧ (văn) Nhiều: Nhà nông cày ruộng dùng sức nhiều hơn cả (Thương Quân thư);
⑨ (văn) Xấu xí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ cỏ dùng làm vị thuốc Bắc, còn gọi là Đại khổ — Vị đắng. Td: Tân khổ ( cay đắng ). Cung oán ngâm khúc có câu: » Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ « — Hoạn nạn — Mệt nhọc. Chịu đựng một cách khó nhọc — Rất. Lắm.

Từ ghép 48

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.