cụ
jù ㄐㄩˋ

cụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồ dùng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Có, có đủ. ◎ Như: "cụ bị" có sẵn đủ, "độc cụ tuệ nhãn" riêng có con mắt trí tuệ.
2. (Động) Bày đủ, sửa soạn, thiết trí. ◎ Như: "cụ thực" bày biện thức ăn. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Cố nhân cụ kê thử, Yêu ngã chí điền gia" , (Quá cố nhân trang ) Bạn cũ bày biện cơm gà, Mời ta đến chơi nhà ở nơi vườn ruộng.
3. (Động) Thuật, kể. ◇ Tống sử : "Mệnh điều cụ phong tục chi tệ" (Lương Khắc Gia truyện ) Bảo phải kể lại từng điều về những cái tệ hại trong phong tục.
4. (Động) Gọi là đủ số. ◎ Như: "cụ thần" gọi là dự số bầy tôi chứ chẳng có tài cán gì, "cụ văn" gọi là đủ câu đủ cách, chẳng có hay gì. ◇ Luận Ngữ : "Kim Do dữ Cầu dã, khả vị cụ thần hĩ" , (Tiên tiến ) Nay anh Do và anh Cầu chỉ có thể gọi là bề tôi cho đủ số (hạng bề tôi thường) thôi.
5. (Danh) Đồ dùng. ◎ Như: "nông cụ" đồ làm ruộng, "ngọa cụ" đồ nằm, "công cụ" đồ để làm việc.
6. (Danh) Lượng từ: cái, chiếc. ◎ Như: "lưỡng cụ thi thể" hai xác chết, "quan tài nhất cụ" quan tài một cái, "tam cụ điện thoại" ba cái điện thoại.
7. (Danh) Tài năng, tài cán. ◇ Lí Lăng : "Bão tướng tướng chi cụ" (Đáp Tô Vũ thư ) Ôm giữ tài làm tướng văn, tướng võ.
8. (Danh) Thức ăn uống, đồ ăn. ◇ Chiến quốc sách : "Tả hữu dĩ Quân tiện chi dã, thực dĩ thảo cụ" , (Tề sách tứ, Tề nhân hữu Phùng Huyên giả) Kẻ tả hữu thấy (Mạnh Thường) Quân coi thường (Phùng Huyên), nên cho ăn rau cỏ.
9. (Danh) Họ "Cụ".
10. (Phó) Đều, cả, mọi. § Thông "câu" . ◇ Phạm Trọng Yêm : "Việt minh niên, chánh thông nhân hòa, bách phế cụ hưng" , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Trải qua một năm, việc cai trị không gặp khó khăn, dân chúng hòa thuận, mọi việc đều chỉnh đốn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bầy đủ, như cụ thực , bầy biện đủ các đồ ăn.
② Gọi là đủ số, như cụ thần gọi là dự số bầy tôi chứ chẳng có tài cán gì, cụ văn gọi là đủ câu đủ cách, chẳng có hay gì.
③ Ðủ, hoàn bị, đủ cả.
④ Ðồ, như nông cụ đồ làm ruộng, ngọa cụ đồ nằm, v.v.
⑤ Có tài năng cũng gọi là tài cụ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ dùng: Đồ dùng văn phòng; Đồ dùng trong nhà; Đồ nằm; Đồ đi mưa;
② Cái, chiếc: Hai cái xác chết; Một cái đồng hồ báo trước; Một ngàn chiếc thảm lông (Sử kí: Hóa thực liệt truyện);
③ Có: Có quy mô bước đầu; Có tầm mắt sáng suốt hơn người;
④ Viết, kí: Viết tên, kí tên;
⑤ (văn) Làm, sửa soạn đủ, bày biện đủ, chuẩn bị đủ (thức ăn), cụ bị: Làm xong, xong; Xin sửa (một) lễ mọn; Bày biện đủ các thức ăn; Xin bảo với Ngụy Kì chuẩn bị sẵn thức ăn (Hán thư);
⑥ (văn) Đủ, đầy đủ, tất cả, toàn bộ: Hỏi từ đâu tới thì đều trả lời đầy đủ (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí); Trương Lương bèn vào, nói hết đầu đuôi cho Bái Công nghe (Sử kí);
⑦ (văn) Thuật, kể: Bảo phải kể lại từng điều về những cái tệ hại trong phong tục (Tống sử: Lương Khắc Gia truyện);
⑧ Gọi là cho đủ số (dùng với ý khiêm tốn): Gọi là dự vào cho đủ số bầy tôi (chứ chẳng tài cán gì); Gọi là cho đủ câu văn (chứ chẳng hay ho gì);
⑨ (văn) Tài năng: Tài cai trị (Tam quốc chí: Ngụy thư, Võ đế kỉ);
⑩ (văn) Thức ăn, đồ ăn: Ăn các thức rau cỏ đạm bạc (Chiến quốc sách: Tề sách).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy đủ đồ đạc — Tài năng.

Từ ghép 23

hề
xī ㄒㄧ, xí ㄒㄧˊ

hề

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đứa ở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đứa ở, bộc dịch. ◎ Như: "hề đồng" , "tiểu hề" .
2. (Danh) Dân tộc "Hề" ở Trung Quốc thời xưa.
3. (Danh) Tên đất, nay ở vào tỉnh Sơn Đông.
4. (Danh) Họ "Hề".
5. (Tính) Bụng to.
6. (Phó) Lời để hỏi: Cái gì, việc gì? ◇ Luận Ngữ : "Vệ quân đãi tử nhi vi chánh, tử tương hề tiên?" , ? (Tử Lộ ) Vua Vệ giữ thầy lại nhờ thầy coi chính sự, thì thầy làm việc gì trước?
7. (Phó) Lời để hỏi: Vì sao, sao thế? ◇ Luận Ngữ : "Hoặc vị Khổng Tử viết: Tử hề bất vi chính?" : (Vi chính ) Có người hỏi Khổng Tử: Tại sao ông không ra làm quan?
8. (Phó) Lời để hỏi: Đâu, chỗ nào? ◇ Luận Ngữ : "Tử Lộ túc ư Thạch Môn. Thần môn viết: Hề tự?" 宿. : ? (Hiến vấn ) Tử Lộ nghỉ đêm ở Thạch Môn. Buổi sáng người mở cửa thành hỏi: Từ đâu đến đây?

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứa ở.
② Lời ngờ hỏi, nghĩa là sao thế? Như tử hề bất vi chính người sao chẳng làm chính.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đứa ở, đầy tớ gái;
② Tại sao, thế nào, ở đâu, cái gì, bao giờ, lúc nào: ? Sao thầy không làm chính trị? (Luận ngữ); ? Sao ông không đến gặp Mạnh Kha? (Mạnh tử); ? Ông ấy định đi đâu vậy? (Trang tử); ? Mà bậc vua chúa thì lúc nào mới tỉnh ngộ ra được? (Hàn Phi tử). 【】hề xí [xichì] (văn) Há chỉ...? (biểu thị sự phản vấn): :"?":"?" Học trò của Đạo Chích hỏi Đạo Chích: Kẻ trộm cướp có đạo lí không? Đạo Chích nói: Há chỉ bọn trộm cướp có đạo lí ư? (Lã thị Xuân thu);【】hề cố [xi gù] (văn) Vì cớ gì, vì sao?: ? Người nước Việt đem binh giết chết Điền Thành Tử, và hỏi: Vì sao giết vua mà lấy nước? (Lã thị Xuân thu); 【】hề cự [xijù] (văn) Như ;【】hề cự [xijù] (văn) Sao lại? (biểu thị sự phản vấn): ?Nay các tiên vương yêu dân không hơn cha mẹ yêu con, đứa con chưa chắc không làm loạn, thì dân sao lại chịu yên phận họ được? (Hàn Phi tử);【】hề như [xirú] (văn) Như thế nào, thế nào, ra sao?: ? Mặt trời trên bầu trời, trông nó thế nào? (Lã thị Xuân thu); 【】 hề nhược [xiruò] (văn) Như thế nào, làm thế nào, cho là thế nào?: ? Ngài cho là thế nào? (Trang tử: Tề vật luận); 【】hề vị [xiwèi] (văn) Vì sao?: ? Vì sao không nhận? (Thuyết uyển);【】hề hạ [xixiá] (văn) Rảnh đâu? (biểu thị sự phản vấn): ? Như thế muốn cứu cho khỏi chết còn không xong, thì rảnh đâu mà lo việc lễ nghĩa? (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng);【】hề dĩ [xi yê] (văn) a. Làm sao, làm thế nào? (hỏi về cách thức): ? Làm sao (làm thế nào) phân biệt người cai trị thiên hạ với kẻ chăn ngựa? (Trang tử: Từ Vô Quỷ); b. Vì sao?: ? Nếu ở trên thì vì sao mừng? Nếu ở dưới thì vì sao buồn? (Hàn Dũ: Tống Mạnh Đông Dã tự);【】hề dĩ ...vi [xiyê...wéi] (văn) Làm gì?: ? Nhà vua mãi mãi có đất Tề, thì còn muốn đất Tiết nữa làm gì? (Hàn Phi tử: Thuyết lâm hạ); 【】hề dụng ...vi [xiyòng... wéi] (văn) Như [xiyê... wéi]: ? Ta có được một người mà trộm cướp trong cả nước bị trừ sạch, thì nhiều (người) nữa làm gì? (Liệt tử: Thuyết phù); 【】hề do [xiyóu] (văn) Từ đâu, do đâu, làm thế nào? (để hỏi về nơi chốn hoặc cách thức): ? Tuy có người hiền nhưng nếu không dùng lễ để tiếp nhận họ, thì người hiền kia làm sao hết lòng hết sức được (Lã thị Xuân thu: Bản vị); ? Dân càng lúc càng mệt mỏi khốn quẫn, thì nước làm sao giàu có no đủ được? (Minh sử: Trần Long Chính truyện);
③ [Xi] Dân tộc Hề (thời cổ, Trung Quốc);
④ [Xi] (Họ) Hề.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đày tớ gái — Tại sao. Thế nào — Bụng lớn, bụng phệ.
công
gōng ㄍㄨㄥ

công

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

công lao, thành tích

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Huân lao, công lao. ◎ Như: "lập công" tạo được công lao, "ca công tụng đức" ca ngợi công lao đức hạnh. ◇ Sử Kí : "Lao khổ nhi công cao như thử, vị hữu phong hầu chi thưởng" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Khó nhọc mà công to như thế, nhưng chưa được phong thưởng gì cả.
2. (Danh) Việc. ◎ Như: "nông công" việc làm ruộng. ◇ Thư Kinh : "Vi san cửu nhận, công khuy nhất quỹ" , (Lữ Ngao ) Đắp núi cao chín nhận, còn thiếu một sọt đất là xong việc.
3. (Danh) Kết quả, công hiệu. ◎ Như: "đồ lao vô công" nhọc nhằn mà không có kết quả.
4. (Danh) Sự nghiệp, thành tựu. ◎ Như: "phong công vĩ nghiệp" sự nghiệp thành tựu cao lớn.
5. (Danh) Công phu. ◎ Như: "dụng công" , "luyện công" .
6. (Danh) Một thứ quần áo để tang ngày xưa. ◎ Như: để tang chín tháng gọi là "đại công" , để tang năm tháng gọi là "tiểu công" .
7. (Danh) Trong Vật lí học, "công" = "lực" (đơn vị: Newton) nhân với "khoảng cách di chuyển của vật thể" (đơn vị: m, mètre). ◎ Như: "công suất kế" máy đo công suất.

Từ điển Thiều Chửu

① Việc, như nông công việc làm ruộng.
② Công hiệu.
③ Công lao, như công huân , công nghiệp , v.v.
④ Ðồ gì làm khéo tốt cũng gọi là công.
Lễ tang, để tang chín tháng gọi là đại công , để tang năm tháng gọi là tiểu công .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Công, công lao: Lập công chuộc tội;
② Thành tựu, thành quả, kết quả, công hiệu: Thành quả của sự giáo dục; Tốn sức mà chẳng có kết quả, công dã tràng;
③ (lí) Công.【】công suất [gonglđç] (lí) Công suất: Cái đo công suất;
④ (văn) Việc: Việc làm ruộng;
⑤ (văn) Khéo, tinh xảo;
⑥ (văn) Để tang: Để tang năm tháng; Để tang chín tháng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nên việc, được việc — Nỗi khó nhọc vất vả khi làm việc — Việc đã làm được — Cũng dùng như chữ Công .

Từ ghép 45

thanh
jīng ㄐㄧㄥ, qīng ㄑㄧㄥ

thanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xanh, màu xanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Màu xanh lục. ◇ Lưu Vũ Tích : "Thảo sắc nhập liêm thanh" (Lậu thất minh ) Màu cỏ hợp với rèm xanh. (2) Màu lam. ◇ Tuân Tử : "Thanh thủ chi ư lam, nhi thanh ư lam" , (Khuyến học ) Màu xanh lấy từ cỏ lam mà đậm hơn cỏ lam (con hơn cha, trò hơn thầy, hậu sinh khả úy). (3) Màu đen. ◎ Như: "huyền thanh" màu đen đậm.
2. (Danh) Cỏ xanh, hoa màu chưa chín. ◎ Như: "đạp thanh" đạp lên cỏ xanh (lễ hội mùa xuân), "thanh hoàng bất tiếp" mạ xanh chưa lớn mà lúa chín vàng đã hết (ý nói thiếu thốn khó khăn, cái cũ dùng đã hết mà chưa có cái mới).
3. (Danh) Vỏ tre. ◎ Như: "hãn thanh" thẻ tre để viết chữ (người xưa lấy cái thẻ bằng tre dùng lửa hơ qua, cho tre nó thấm hết nước, để khắc chữ).
4. (Danh) Tên gọi tắt của tỉnh "Thanh Hải" .
5. (Danh) Châu "Thanh", thuộc vùng Sơn Đông Giác đông đạo và Phụng Thiên, Liêu Dương bây giờ.
6. (Tính) Xanh lục. ◎ Như: "thanh san lục thủy" non xanh nước biếc.
7. (Tính) Xanh lam. ◎ Như: "thanh thiên bạch nhật" trời xanh mặt trời rạng (rõ ràng, giữa ban ngày ban mặt).
8. (Tính) Đen. ◎ Như: "thanh bố" vải đen, "thanh y" áo đen (cũng chỉ vai nữ trong tuồng, vì những người này thường mặc áo đen). ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát, Triêu như thanh ti mộ thành tuyết" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, trước tấm gương sáng trên nhà cao, thương cho mái tóc bạc, Buổi sáng như tơ đen, chiều thành ra tuyết trắng.
9. (Tính) Tuổi trẻ, trẻ. ◎ Như: "thanh niên" tuổi trẻ, "thanh xuân" tuổi trẻ (xuân xanh).

Từ điển Thiều Chửu

① Màu xanh, một trong năm màu, hòa với màu đỏ thì thành ra màu tía, hòa với màu vàng thì hóa màu lục.
② Người đời xưa cho xanh là cái sắc phương đông, thái tử ở cung phía đông, nên cũng gọi thái tử là thanh cung .
③ Người xưa lấy cái thẻ bằng tre để viết chữ gọi là sát thanh , có khi dùng lửa hơ qua, cho tre nó thấm hết nước, để khắc cho dễ gọi là hãn thanh . Xanh là cái màu cật tre, các quan thái sử ngày xưa dùng cật tre để ghi chép các việc, cho nên sử sách gọi là thanh sử sử xanh.
④ Thanh niên tuổi trẻ, cũng gọi là thanh xuân .
⑤ Thanh nhãn coi trọng, Nguyễn Tịch nhà Tấn tiếp người nào coi là trọng thì con mắt xanh, người nào coi khinh thì con mắt trắng, vì thế nên trong lối tờ bồi hay dùng chữ thùy thanh hay thanh lãm đều là nói cái ý ấy cả, cũng như ta nói, xin để mắt xanh mà soi xét cho vậy.
⑥ Châu Thanh, thuộc vùng Sơn Ðông Giác đông đạo và Phụng Thiên, Liêu Dương bây giờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xanh: Nước biếc non xanh;
② Cỏ hoặc hoa màu còn xanh: Đạp lên cỏ xanh, đạp thanh (đi tảo mộ trong tiết thanh minh); Lúa còn non; Trông lúa, trông đồng;
③ Sống (chưa chín): Quýt hãy còn sống (còn xanh, chưa chín);
④ Thanh niên, tuổi trẻ, trẻ: Đoàn thanh niên cộng sản; Trẻ, trẻ tuổi;
⑤ (văn) Vỏ tre, thẻ tre (thời xưa dùng để khắc chữ): Thẻ tre để viết chữ; Vỏ tre đã hơ lửa cho tươm mồ hôi và khô đi (để dễ khắc chữ); Sử xanh, sử sách (thời xưa khắc vào thẻ tre xanh);
⑥ Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng;
⑦ [Qing] Tỉnh Thanh Hải hoặc Thanh Đảo (gọi tắt);
⑧ [Qing] (Họ) Thanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu xanh — Cũng chỉ cỏ xanh. Đoạn trường tân thanh : » Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Thanh.

Từ ghép 28

trần, trận
chén ㄔㄣˊ, zhèn ㄓㄣˋ

trần

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xếp đặt, bày biện
2. cũ kỹ, lâu năm
3. họ Trần

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bày, trưng bày. ◎ Như: "trần thiết" trưng bày.
2. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày. ◇ Tây du kí 西: "Vương Mẫu văn ngôn, tức khứ kiến Ngọc Đế, bị trần tiền sự" , , (Đệ ngũ hồi) (Tây) Vương Mẫu nghe chuyện, liền đi tìm Ngọc Hoàng, kể hết sự việc.
3. (Động) Nêu lên, tuyên dương. ◇ Lễ: "Dục gián bất dục trần" (Biểu kí ) Muốn can gián, không muốn nêu ra.
4. (Tính) Cũ, đẵ lâu. § Trái lại với chữ "tân" mới. ◎ Như: "trần bì" thứ vỏ quýt đã cũ. ◇ Nguyễn Du : "Du du trần tích thiên niên thượng" (Thương Ngô tức sự ) Xa xôi dấu cũ nghìn năm nước.
5. (Danh) Nước "Trần".
6. (Danh) Nhà "Trần" (557-589).
7. (Danh) Họ "Trần". ◎ Như: "Trần Nhân Tông" (1258-1308) vua nhà "Trần", Việt Nam.
8. (Danh) "Châu Trần" hai họ nối đời kết dâu gia với nhau.
9. Một âm là "trận". (Danh) Cùng nghĩa với chữ "trận" . ◇ Luận Ngữ : "Vệ Linh Công vấn trận ư Khổng Tử" (Vệ Linh Công ) Vệ Linh Công hỏi Khổng Tử về chiến trận.

Từ điển Thiều Chửu

① Bày. Như trần thiết bày đặt.
② Cũ, trái lại với chữ tân mới. Như trần bì thứ vỏ quýt đã cũ.
③ Nước Trần.
④ Nhà Trần (557-589).
⑤ Họ Trần.
⑥ Châu Trần hai họ nối đời kết dâu gia với nhau.
⑦ Một âm là trận. Cùng nghĩa với chữ trận .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bày, đặt: Bày hàng;
② Trình bày, giãi bày, kể: Giãi bày;
③ Cũ, để lâu: Rượu để lâu năm; Đẩy cũ ra mới;
④ [Chén] Nước Trần (thời Xuân Thu, Trung Quốc);
⑤ [Chén] Tên Triều đại (ở Trung Quốc, năm 557-589; ở Việt Nam năm 1225-1400)
⑥ (Họ) Trần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp bày ra — Lâu. Cũ — Họ người. Thơ Nguyễn Công Trứ: » Xưa nay mấy kẻ đa tình, Lão Trần là một với mình là hai « — Tên một triều đại của Việt Nam.

Từ ghép 22

trận

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bày, trưng bày. ◎ Như: "trần thiết" trưng bày.
2. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày. ◇ Tây du kí 西: "Vương Mẫu văn ngôn, tức khứ kiến Ngọc Đế, bị trần tiền sự" , , (Đệ ngũ hồi) (Tây) Vương Mẫu nghe chuyện, liền đi tìm Ngọc Hoàng, kể hết sự việc.
3. (Động) Nêu lên, tuyên dương. ◇ Lễ: "Dục gián bất dục trần" (Biểu kí ) Muốn can gián, không muốn nêu ra.
4. (Tính) Cũ, đẵ lâu. § Trái lại với chữ "tân" mới. ◎ Như: "trần bì" thứ vỏ quýt đã cũ. ◇ Nguyễn Du : "Du du trần tích thiên niên thượng" (Thương Ngô tức sự ) Xa xôi dấu cũ nghìn năm nước.
5. (Danh) Nước "Trần".
6. (Danh) Nhà "Trần" (557-589).
7. (Danh) Họ "Trần". ◎ Như: "Trần Nhân Tông" (1258-1308) vua nhà "Trần", Việt Nam.
8. (Danh) "Châu Trần" hai họ nối đời kết dâu gia với nhau.
9. Một âm là "trận". (Danh) Cùng nghĩa với chữ "trận" . ◇ Luận Ngữ : "Vệ Linh Công vấn trận ư Khổng Tử" (Vệ Linh Công ) Vệ Linh Công hỏi Khổng Tử về chiến trận.

Từ điển Thiều Chửu

① Bày. Như trần thiết bày đặt.
② Cũ, trái lại với chữ tân mới. Như trần bì thứ vỏ quýt đã cũ.
③ Nước Trần.
④ Nhà Trần (557-589).
⑤ Họ Trần.
⑥ Châu Trần hai họ nối đời kết dâu gia với nhau.
⑦ Một âm là trận. Cùng nghĩa với chữ trận .

Từ điển Trần Văn Chánh

(Sự) dàn quân (có tính chiến thuật), dàn trận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Trận — Xem Trần.

Từ ghép 4

khách
kè ㄎㄜˋ

khách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khách, người ngoài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Khách" , đối lại với "chủ nhân" . ◎ Như: "tân khách" khách khứa, "thỉnh khách" mời khách. ◇ Cổ nhạc phủ : "Khách tòng viễn phương lai, Di ngã song lí ngư" , (Ẩm mã trường thành quật hành ) Khách từ phương xa lại, Để lại cho ta cặp cá chép.
2. (Danh) Tiếng xưng hô của người bán (hoặc cung cấp dịch vụ) đối với người mua (người tiêu thụ): khách hàng. ◎ Như: "thừa khách" khách đi (tàu, xe), "khách mãn" 滿 đủ khách.
3. (Danh) Phiếm chỉ người hành nghề hoặc có hoạt động đặc biệt. ◎ Như: "thuyết khách" nhà du thuyết, "chánh khách" nhà chính trị, "châu bảo khách" người buôn châu báu.
4. (Danh) Người được nuôi ăn cho ở tại nhà quý tộc môn hào ngày xưa (để giúp việc, làm cố vấn). ◇ Chiến quốc sách : "Hậu Mạnh Thường Quân xuất kí, vấn môn hạ chư khách thùy tập kế hội" , (Tề sách tứ , Tề nhân hữu Phùng Huyên giả ) Sau Mạnh Thường Quân giở sổ ra, hỏi các môn khách: Vị nào quen việc kế toán?
5. (Danh) Người ở xa nhà. ◇ Vương Duy : "Độc tại dị hương vi dị khách, Mỗi phùng giai tiết bội tư thân" , (Cửu nguyệt cửu nhật ức San Đông huynh đệ ) Một mình ở quê người làm khách lạ, Mỗi lần gặp tiết trời đẹp càng thêm nhớ người thân.
6. (Danh) Phiếm chỉ người nào đó. ◎ Như: "quá khách" người qua đường.
7. (Danh) Lượng từ: suất ăn uống. ◎ Như: "nhất khách phạn" một suất cơm khách.
8. (Danh) Họ "Khách".
9. (Động) Ở trọ, ở ngoài đến ở nhờ. ◇ Tam quốc chí : "Hội thiên hạ chi loạn, toại khí quan khách Kinh Châu" , (Ngụy thư , Đỗ Kì truyện ) Biết rằng thiên hạ loạn, bèn bỏ quan, đến ở trọ tại Kinh Châu.
10. (Động) Đối đãi theo lễ dành cho tân khách. ◇ Sử Kí : "Ngũ niên, Sở chi vong thần Ngũ Tử Tư lai bôn, công tử Quang khách chi" , , (Ngô Thái Bá thế gia ) Năm thứ năm, bề tôi lưu vong nước Sở là Ngũ Tử Tư đến, công tử Quang đối đãi như khách.
11. (Tính) Lịch sự xã giao. ◎ Như: "khách khí" khách sáo.
12. (Tính) Thứ yếu. ◇ Cố Viêm Vũ : "Truyện vi chủ, kinh vi khách" , (Nhật tri lục , Chu Tử Chu dịch bổn nghĩa ) Truyện là chính, kinh là phụ.
13. (Tính) Ngoài, ngoài xứ. ◎ Như: "khách tử" chết ở xứ lạ quê người.
14. (Tính) Có tính độc lập không tùy thuộc vào ý muốn hoặc cách nhìn sự vật của mỗi người. ◎ Như: "khách quan" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khách, đối lại với chủ .
② Gửi, trọ, ở ngoài đến ở nhờ gọi là khách.
③ Mượn tạm, như khách khí dụng sự mượn cái khí hão huyền mà làm việc, nghĩa là dùng cách kiêu ngạo hão huyền mà làm, chớ không phải là chân chính. Tục cho sự giả bộ ngoài mặt không thực bụng là khách khí , như ta quen gọi là làm khách vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khách, môn khách, thực khách, khách khanh, khách khứa: Tiếp khách; Tân khách, khách khứa; Thần nghe các quan đề nghị đuổi khách khanh, trộm nghĩ như vậy là lầm (Lí Tư: Gián trục khách thư);
② Hành khách: Xe hành khách;
③ Khách (hàng): Khách hàng;
④ (văn) Ở trọ, ở nhờ, làm khách, sống nơi đất khách: Năm năm làm khách (ở nhà) nơi Thục Quận (Đỗ Phủ: Khứ Thục);
⑤ (cũ) Người, kẻ...: Người hào hiệp; Thuyết khách;
⑥ [Kè] (Họ) Khách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người ngoài tới nhà mình. Td: Chủ khách — Người đi đường. Td: Hành khách , Lữ khách . Td: Chính khách — Gửi tạm. Nhờ.

Từ ghép 75

ấp khách 揖客bạo khách 暴客bô khách 逋客chiêu khách 招客chính khách 政客chủ khách 主客chưởng khách 掌客cố khách 顧客dạ khách 夜客dã khách 野客dị khách 異客du khách 遊客đãi khách 待客điển khách 典客điếu khách 弔客hành khách 行客hiệp khách 俠客khách địa 客地khách điếm 客店khách đường 客堂khách hộ 客戶khách hộ 客户khách khí 客气khách khí 客氣khách nhân 客人khách quán 客舘khách quan 客觀khách quan 客观khách quán 客館khách sạn 客栈khách sạn 客棧khách sảnh 客厅khách sảnh 客廳khách sáo 客套khách thể 客體khách thương 客商khách tinh 客星khách tử 客死khách xa 客車khách xa 客车khê khách 溪客kiếm khách 劍客lữ khách 旅客lưu khách 畱客mặc khách 墨客mị khách 媚客nhã khách 雅客phát khách 發客phiêu khách 鏢客quá khách 過客quan khách 官客quý khách 貴客sinh khách 生客tạ khách 謝客tác khách 作客tạm khách 暫客tản khách 散客tàn khách 殘客tao khách 騷客tao nhân mặc khách 騷人墨客tân khách 賓客thanh khách 清客thích khách 刺客thục khách 熟客thuyết khách 說客thừa khách 乘客thực khách 食客thượng khách 上客tiếp khách 接客tố khách 做客tri khách 知客trích khách 謫客ưu khách 憂客viễn khách 遠客vũ khách 羽客
gū ㄍㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tội, lỗi
2. mổ phanh thây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tội, vạ, lỗi lầm. ◎ Như: "vô cô" không tội, "tử hữu dư cô" chết chưa hết tội. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đào Cung Tổ nãi nhân nhân quân tử, bất ý thụ thử vô cô chi oan" , (Đệ thập nhất hồi) Đào Cung Tổ là người quân tử đức hạnh, không ngờ mắc phải cái oan vô tội vạ này. ◇ Cao Bá Quát : "Phiêu lưu nhữ hạt cô?" (Cái tử ) Nhà ngươi phiêu bạt như thế là bởi tội tình gì?
2. (Danh) Họ "Cô".
3. (Động) Làm trái ý, phật lòng, phụ lòng. ◎ Như: "cô phụ" phụ lòng. § Cũng viết là . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tựu thị giá dạng bãi liễu, biệt cô phụ liễu nhĩ đích tâm" , (Đệ lục thập nhị hồi) Thế cũng được, không dám phụ lòng cậu.
4. (Động) Mổ phanh muông sinh để tế lễ.
5. (Động) Ngăn, cản.
6. (Phó) Ắt phải. ◇ Hán Thư : "Tẩy, khiết dã, ngôn dương khí tẩy vật cô khiết chi dã" , , ( Luật lịch chí ) Rửa, làm cho sạch vậy, ý nói ánh sáng rửa vật ắt phải sạch.

Từ điển Thiều Chửu

① Tội. Như vô cô không tội.
② Cô phụ phụ lòng.
③ Mổ phanh muôn sinh.
④ Ngăn, cản.
⑤ Ắt phải.
⑥ Họ Cô.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tội, vạ: Vô tội, không có tội; Chết chưa đền hết tội;
② (văn) Phụ. 【】cô phụ [gufù] Phụ, phụ lòng. Cv. ;
③ [Gu] (Họ) Cô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tội lỗi — Dùng như chữ Cô .

Từ ghép 6

thục
shú ㄕㄨˊ

thục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ai đó, cái gì đó

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Ai, người nào? ◎ Như: "thục vị" ai bảo. ◇ Nguyễn Trãi : "Gia sơn thục bất hoài tang tử" (Đề Hà Hiệu Úy "Bạch vân tư thân" ) Tình quê hương ai chẳng nhớ cây dâu cây tử ( "tang tử" chỉ quê cha đất tổ).
2. (Đại) Cái gì, cái nào, gì? ◎ Như: "thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã" sự ấy nhẫn được thì gì chả nhẫn được.
3. (Động) Chín (nấu chín, trái cây chín). ◇ Lễ: "Ngũ cốc thì thục" (Lễ vận ) Ngũ cốc chín theo thời.
4. (Phó) Kĩ càng. ◇ Sử Kí : "Nguyện túc hạ thục lự chi" (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Xin túc hạ nghĩ kĩ cho.

Từ điển Thiều Chửu

① Ai, chỉ vào người mà nói, như thục vị ai bảo.
② Gì, chỉ vào sự mà nói. Như thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã sự ấy nhẫn được thì gì chả nhẫn được.
③ Chín.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ai: ? Cha với chồng ai thân hơn? (Tả truyện); Ai nói không được?. 【】thục dữ [shuýư] (văn) a. Với ai, cùng ai: ? Nếu trăm họ không no đủ thì nhà vua no đủ với ai? (Luận ngữ); b. So với ... thì thế nào, so với ... thì ai (cái nào) hơn (dùng trong câu hỏi so sánh): ? Cứu Triệu với không cứu thì thế nào ? (Chiến quốc sách); Cứu sớm với cứu trễ thì thế nào hay hơn? (Sử kí); ? Tôi với Từ Công ở phía bắc thành ai đẹp hơn? (Chiến quốc sách); ? Ngô Khởi nói: Về việc trị lí quan lại, thân gần với dân chúng và làm đầy các kho lẫm thì ông với Khởi này ai hơn? (thì ông so với Khởi thế nào?) (Sử kí: Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện);
② Cái gì, cái nào: ? Thế thì cái nào tốt cái nào xấu, theo đâu bỏ đâu? (Khuất Nguyên: Bốc cư); Hư danh với mạng sống cái nào gần gũi hơn (Lão tử);
③ Sao (dùng như , bộ ): Người ta chẳng phải sinh ra mà biết, thì sao có thể không sai lầm được? (Hàn Dũ: Sư thuyết).【】thục như [shúrú] (văn) So với thì thế nào, sao bằng: Hơn nữa, sức mạnh của tướng quân sao bằng Hầu Cảnh (Nam sử); 【】thục nhược [shúruò] (văn) So với thì thế nào, sao bằng (dùng như ): ? Chân đau sao bằng cổ đau? (Tấn thư); ? Bảo toàn một thân mình, sao bằng bảo toàn cho cả thiên hạ (Hậu Hán thư);
④ Chín (nói về trái cây hoặc hạt thực vật, dùng như , bộ ): Ngũ cốc chín theo thời (Sử kí);
⑤ Chín (sau khi được nấu, dùng như , bộ );
⑥ Chín chắn, kĩ càng (dùng như , bộ ): Nhìn kĩ; Mong đại vương và quần thần bàn tính kĩ việc đó (Sử kí);
⑦ 【】thục hà [shúhé] (văn) Coi ra gì, đếm xỉa tới: Khi Văn đế sắp chết, có dặn Hiếu Cảnh: Oản là con trưởng, phải khéo đối xử cho tốt. Đến khi Cảnh đế lên ngôi vua, được hơn một năm, thì không còn coi Oản ra gì (Hán thư: Vệ Oản truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghi vấn đại danh từ ( ai, cái gì ) — Thế nào. Hát nói của Tản Đà: » Thiên địa lô trung thục hữu tình ( trong cái lò trời đất, ai là kẻ có tình ) «.
mục
mù ㄇㄨˋ

mục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chăn nuôi
2. người chăn gia súc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chăn nuôi súc vật. ◇ Đỗ Phủ : "Quật hào bất đáo thủy, Mục mã dịch diệc khinh" , (Tân An lại ) Đào hào không tới nước, Việc chăn ngựa cũng khinh suất.
2. (Động) Tu dưỡng, nuôi dưỡng. ◇ Dịch Kinh : "Khiêm khiêm quân tử, Ti dĩ tự mục dã" , (Khiêm quái ) Nhún nhường bậc quân tử, Khiêm cung để nuôi dưỡng (đức của mình).
3. (Động) Cai trị, thống trị. ◇ Tân Đường Thư : "Bệ hạ dĩ hiếu an tông miếu, dĩ nhân mục lê thứ" , (Bùi Lân truyện ) Bệ hạ lấy đức hiếu để trị yên tông miếu, lấy đức nhân để cai trị thứ dân.
4. (Danh) Người chăn nuôi súc vật. ◇ Nguyễn Trãi : "Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao" (Chu trung ngẫu thành ) Sáo mục đồng (trổi lên) một tiếng, trăng trời cao.
5. (Danh) Nơi chăn nuôi súc vật. ◎ Như: "mục tràng" bãi chăn thả súc vật, "mục địa" vùng đất chăn nuôi súc vật.
6. (Danh) Quan đứng đầu một việc. ◎ Như: "châu mục" quan trưởng một châu. ◇ Lễ: "Mệnh chu mục phúc chu" (Nguyệt lệnh ) Truyền lệnh cho quan coi thuyền đánh lật thuyền.
7. (Danh) Con bò bụng đen.

Từ điển Thiều Chửu

① Kẻ chăn giống muông.
② Chăn nuôi đất ngoài cõi.
③ Chỗ chăn.
④ Nuôi, như ti dĩ tự mục dã (Dịch Kinh ) tự nhún mình tôn người để nuôi đức mình.
⑤ Quan mục, quan coi đầu một châu gọi là mục.
⑥ Quan coi thuyền bè.
⑦ Ðịnh bờ cõi ruộng.
⑧ Con bò bụng đen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chăn nuôi: Du mục; Chăn cừu, chăn dê;
② (văn) Người chăn súc vật;
③ (văn) Chỗ chăn nuôi;
④ (cũ) Quan mục (đứng đầu một châu);
⑤ (văn) Quan coi thuyền bè;
⑥ (văn) Định bờ cõi ruộng;
⑦ (văn) Bò bụng đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người chăn trâu bò — Bích câu kì ngộ: » Cỏ lan lối mục rêu phong dấu tiều « — Chăn nuôi thú vật — Chỗ chăn nuôi súc vật — Ông quan đứng đầu một châu thời xưa ( Coi như người chăn dắt dân chúng trong châu ).

Từ ghép 14

phúc
fù ㄈㄨˋ

phúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bụng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dày. ◇ Lễ: "Băng phương thịnh, thủy trạch phúc kiên" , (Nguyệt lệnh ) Giá lạnh vừa thêm nhiều, sông đầm nước (đóng đá) dày chắc.
2. (Danh) Bụng. ◎ Như: "phủng phúc đại tiếu" ôm bụng cười lớn. ◇ Trang Tử : "Yển thử ẩm hà, bất quá mãn phúc" , 滿 (Tiêu dao du ) Chuột đồng uống sông, chẳng qua đầy bụng.
3. (Danh) Phiếm chỉ phần bên trong, ở giữa. ◎ Như: "san phúc" trong lòng núi, "bình phúc" trong bình.
4. (Danh) Đằng trước, mặt chính. ◎ Như: "phúc bối thụ địch" trước sau đều có quân địch.
5. (Danh) Tấm lòng, bụng dạ. ◎ Như: "khẩu mật phúc kiếm" miệng đường mật dạ gươm đao. ◇ Tả truyện : "Cảm bố phúc tâm" (Tuyên Công thập nhị niên ) Xin giãi bày tấm lòng.
6. (Danh) Họ "Phúc".
7. (Động) Bồng bế, ôm ấp, đùm bọc. ◇ Thi Kinh : "Cố ngã phục ngã, Xuất nhập phúc ngã" , (Tiểu nhã , Lục nga ) Trông chừng ta, trở về với ta, Ra vào bồng bế ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Bụng, dưới ngực là bụng. Bụng ở đằng trước mình người ta, nên cái gì ở đằng trước cũng gọi là phúc. Như phúc bối thụ địch trước sau bị giặc vây cả.
② Tấm lòng. Như cảm bố phúc tâm (Tả truyện ) dám bày dãi tấm lòng.
③ Ðùm bọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bụng: Đầy bụng;
② Phía trước, đằng trước: Trước sau đều có quân địch;
③ Bụng dạ, tấm lòng: Dám giãi bày tấm lòng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bụng — Chỉ lòng dạ — Chứa đựng.

Từ ghép 16

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.