y, ý
yī ㄧ, yì ㄧˋ

y

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái áo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ mặc che nửa thân trên (để chống lạnh). Thường làm bằng vải, lụa, da thú, v.v. § Ghi chú: ◇ Mao truyện : "Thượng viết y, hạ viết thường" , Đồ mặc che nửa thân trên gọi là "y", che nửa thân dưới gọi là "thường". ◎ Như: "mao y" áo len.
2. (Danh) Phiếm chỉ áo quần. ◎ Như: "y phục" áo quần, "y bát" cà sa và bình bát.
3. (Danh) Chỉ lông cánh loài chim. ◇ Lục Du : "Tế vũ thấp oanh y" (Tiểu viên độc lập ) Mưa nhỏ làm ướt lông cánh chim oanh.
4. (Danh) Vỏ cây, vỏ trái cây. ◎ Như: "dụ y" vỏ khoai.
5. (Danh) Cái dùng để bao, bọc đồ vật. ◎ Như: "thư y" bao sách, "đường y dược hoàn" viên thuốc bọc đường.
6. (Danh) Chỉ lớp bao bọc mặt đất, núi đá, thân cây ... ◎ Như: "đài y" , "địa y" .
7. (Danh) Họ "Y".
8. Một âm là "ý". (Động) Mặc áo. ◇ Luận Ngữ : "Ý tệ uẩn bào, dữ ý hồ lạc giả lập, nhi bất sỉ giả, kì Do dã dư?" , , , (Tử Hãn ) Mặc áo vải gai rách, đứng chung với người mặc áo da chồn da lạc, mà không xấu hổ, đó là anh Do chăng?
9. (Động) Mặc áo cho người khác. ◎ Như: "giải y ý nhân" cởi áo mặc cho người.
10. (Động) Che, phủ. ◇ Dịch Kinh : "Cổ chi táng giả, hậu ý chi dĩ tân" , (Hệ từ hạ ) Ngày xưa, chôn người chết, phủ một lớp củi dày lên trên.
11. (Động) Làm theo. ◇ Quan Hán Khanh : "Ý đích ngã phụng ngọc âu, tiến ngự tửu, nhất tề san thọ" , , (Song phó mộng ) Làm theo ta nâng chén ngọc, dâng rượu vua, chúc thọ lâu bằng núi.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo.
② Vỏ của các quả cây, cái gì dùng để che phủ các đồ cũng gọi là y.
③ Một âm là ý. Mặc áo.
④ Mặc áo cho người khác.
⑤ Phục mà làm theo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Áo: Áo bông;
② Vỏ bọc ngoài, vỏ (của trái cây hoặc đồ vật), bọc: Vỏ bọc đại bác; Viên đạn bọc đường;
③ [Yi] (Họ) Y. Xem [yì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo, tức phần vải may để che phần thân thể phía trên, phần che phía dưới gọi là Thường — Cái vỏ bọc ngoài. Phàm vật dùng để bao bọc vật khác, đều gọi là Y. Td: Cung y (bao đựng cây cung), Kiếm y (bao gươm) — Vỏ trái cây — Bộ lông chim — Một âm là Ý. Xem Ý — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Y.

Từ ghép 69

ác y 惡衣ác y ác thực 惡衣惡食bách kết y 百結衣bách nạp y 百納衣bạch y 白衣bạch y khanh tướng 白衣卿相bán y 半衣ban y 斑衣bào y 胞衣bao y 褒衣bao y bác đái 褒衣博帶bất thăng y 不勝衣bị y 被衣bố y 布衣bố y chi giao 布衣之交bố y khanh tướng 布衣卿相canh y 更衣cảo y 縞衣cẩm y 錦衣cẩm y ngọc thực 錦衣玉食cẩm y vệ 錦衣衛chỉ y 紙衣chuy y 緇衣chuy y 䊷衣cổ y 估衣cổn y 衮衣cúc y 鞠衣du y cam thực 褕衣甘食đại y 大衣đan đồ bố y 丹徒布衣đơn y 單衣giả y 赭衣giải y 解衣giáp y 夾衣hà y 霞衣hãn y 汗衣khư y 袪衣mao y 毛衣nhung y 戎衣phá y 破衣phấn y 奮衣phong y túc thực 豐衣足食phùng y 逢衣sái y 衩衣soa y 蓑衣súc y tiết thực 蓄衣節食tàm y 蠶衣tệ y 敝衣thanh y 青衣thọ y 壽衣thọ y 寿衣thượng y 上衣tiện y 便衣viên y 垣衣vịnh y 泳衣vũ y 羽衣xuân y 春衣xuyên y 穿衣y bát 衣鉢y bát chân truyền 衣鉢真傳y duệ 衣裔y đan 衣單y khâm 衣襟y phục 衣服y quan 衣冠y quan cầm thú 衣冠禽獸y thực 衣食y thường 衣裳y trang 衣裝

ý

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mặc áo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ mặc che nửa thân trên (để chống lạnh). Thường làm bằng vải, lụa, da thú, v.v. § Ghi chú: ◇ Mao truyện : "Thượng viết y, hạ viết thường" , Đồ mặc che nửa thân trên gọi là "y", che nửa thân dưới gọi là "thường". ◎ Như: "mao y" áo len.
2. (Danh) Phiếm chỉ áo quần. ◎ Như: "y phục" áo quần, "y bát" cà sa và bình bát.
3. (Danh) Chỉ lông cánh loài chim. ◇ Lục Du : "Tế vũ thấp oanh y" (Tiểu viên độc lập ) Mưa nhỏ làm ướt lông cánh chim oanh.
4. (Danh) Vỏ cây, vỏ trái cây. ◎ Như: "dụ y" vỏ khoai.
5. (Danh) Cái dùng để bao, bọc đồ vật. ◎ Như: "thư y" bao sách, "đường y dược hoàn" viên thuốc bọc đường.
6. (Danh) Chỉ lớp bao bọc mặt đất, núi đá, thân cây ... ◎ Như: "đài y" , "địa y" .
7. (Danh) Họ "Y".
8. Một âm là "ý". (Động) Mặc áo. ◇ Luận Ngữ : "Ý tệ uẩn bào, dữ ý hồ lạc giả lập, nhi bất sỉ giả, kì Do dã dư?" , , , (Tử Hãn ) Mặc áo vải gai rách, đứng chung với người mặc áo da chồn da lạc, mà không xấu hổ, đó là anh Do chăng?
9. (Động) Mặc áo cho người khác. ◎ Như: "giải y ý nhân" cởi áo mặc cho người.
10. (Động) Che, phủ. ◇ Dịch Kinh : "Cổ chi táng giả, hậu ý chi dĩ tân" , (Hệ từ hạ ) Ngày xưa, chôn người chết, phủ một lớp củi dày lên trên.
11. (Động) Làm theo. ◇ Quan Hán Khanh : "Ý đích ngã phụng ngọc âu, tiến ngự tửu, nhất tề san thọ" , , (Song phó mộng ) Làm theo ta nâng chén ngọc, dâng rượu vua, chúc thọ lâu bằng núi.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo.
② Vỏ của các quả cây, cái gì dùng để che phủ các đồ cũng gọi là y.
③ Một âm là ý. Mặc áo.
④ Mặc áo cho người khác.
⑤ Phục mà làm theo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mặc, mặc áo cho người khác: Cởi áo mặc cho người khác; Mặc áo và che chở cho dân nghèo;
② Làm theo. Xem [yi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặc vào ( nói về quần áo ) — Khoác lên. Phủ lên — Một âm là Y. Xem Y.

Từ ghép 5

phiêu, phiếu, xiếu
biāo ㄅㄧㄠ, piāo ㄆㄧㄠ, piǎo ㄆㄧㄠˇ, piào ㄆㄧㄠˋ

phiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trôi nổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nổi, trôi, lềnh bềnh. ◎ Như: "phiêu lưu" trôi nổi, "phiêu bạc" trôi giạt. ◇ Vương Xán : "Nhật tịch lương phong phát, Phiên phiên phiêu ngô chu" , (Tòng quân ).
2. (Động) Thổi. § Thông "phiêu" .
3. (Động) Đánh, đập, kích.
4. (Động) Vay, mượn, mua chịu. ◎ Như: "phiêu trướng" .
5. (Động) Tiêu tan hi vọng, sắp sửa thành công đột nhiên thất bại. ◇ Mao Thuẫn : "Tha hoàn đắc bả ngã môn tái hồi Trùng Khánh, nhi thả Trùng Khánh lai giá lí đích nhất ban sanh ý bất thị dã phiêu liễu ma?" , ? (Vong mệnh ).
6. Một âm là "phiếu". (Động) Đập sợi ở trong nước (giã vải), giặt, rửa. ◇ Sử Kí : "Tín điếu ư thành hạ, chư mẫu phiếu, hữu nhất mẫu kiến Tín cơ, phạn Tín, cánh phiếu sổ thập nhật" , , , , (Hoài Âm Hầu truyện ). (Hàn) Tín câu cá ở dưới thành, trong số những mụ đập sợi, có một mụ thấy Tín đói, cho Tín ăn cơm, rồi còn giặt giũ cho mấy mươi ngày.
7. (Động) Đãi, lọc. ◎ Như: "phiêu chu sa" .
8. (Động) Tẩy. ◎ Như: dùng các chất thuốc tẩy vải lụa cho trắng gọi là "phiếu bạch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nổi, như phiêu lưu trôi nổi, phiêu bạc trôi giạt, v.v.
② Thổi, cùng nghĩa với chữ phiêu .
③ Ðộng.
④ Một âm là phiếu. Ðập sợi ở trong nước (giã vải).
⑤ Lấy nước quấy để lọc lấy cái nhỏ bỏ cái to gọi là phiếu.
⑥ Tẩy, dùng các chất thuốc tẩy các thứ vải lụa cho trắng gọi là phiếu bạch .

Từ điển Trần Văn Chánh

Nổi lềnh bềnh: Lá cây nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Xem [piăo], [piào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nổi trên mặt nước — Lay động, không yên định một chỗ — Thổi. Gió thổi — Cao tít. Xa thẳm.

Từ ghép 16

phiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tẩy vải cho trắng
2. thanh lịch, lịch sự

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nổi, trôi, lềnh bềnh. ◎ Như: "phiêu lưu" trôi nổi, "phiêu bạc" trôi giạt. ◇ Vương Xán : "Nhật tịch lương phong phát, Phiên phiên phiêu ngô chu" , (Tòng quân ).
2. (Động) Thổi. § Thông "phiêu" .
3. (Động) Đánh, đập, kích.
4. (Động) Vay, mượn, mua chịu. ◎ Như: "phiêu trướng" .
5. (Động) Tiêu tan hi vọng, sắp sửa thành công đột nhiên thất bại. ◇ Mao Thuẫn : "Tha hoàn đắc bả ngã môn tái hồi Trùng Khánh, nhi thả Trùng Khánh lai giá lí đích nhất ban sanh ý bất thị dã phiêu liễu ma?" , ? (Vong mệnh ).
6. Một âm là "phiếu". (Động) Đập sợi ở trong nước (giã vải), giặt, rửa. ◇ Sử Kí : "Tín điếu ư thành hạ, chư mẫu phiếu, hữu nhất mẫu kiến Tín cơ, phạn Tín, cánh phiếu sổ thập nhật" , , , , (Hoài Âm Hầu truyện ). (Hàn) Tín câu cá ở dưới thành, trong số những mụ đập sợi, có một mụ thấy Tín đói, cho Tín ăn cơm, rồi còn giặt giũ cho mấy mươi ngày.
7. (Động) Đãi, lọc. ◎ Như: "phiêu chu sa" .
8. (Động) Tẩy. ◎ Như: dùng các chất thuốc tẩy vải lụa cho trắng gọi là "phiếu bạch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nổi, như phiêu lưu trôi nổi, phiêu bạc trôi giạt, v.v.
② Thổi, cùng nghĩa với chữ phiêu .
③ Ðộng.
④ Một âm là phiếu. Ðập sợi ở trong nước (giã vải).
⑤ Lấy nước quấy để lọc lấy cái nhỏ bỏ cái to gọi là phiếu.
⑥ Tẩy, dùng các chất thuốc tẩy các thứ vải lụa cho trắng gọi là phiếu bạch .

Từ điển Trần Văn Chánh

】phiếu lượng [piàoliang] Đẹp, hay, cừ, tài, hay tuyệt, sõi: Bộ quần áo này rất đẹp; Việc này xử lí hay; Đánh một trận hay tuyệt; ! Đẹp tuyệt!; Anh ấy nói tiếng Anh sõi lắm. Xem [piao], [piăo].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giặt, rửa: Ngâm vải mới vào nước để giặt;
② Tẩy: Vải được tẩy rất trắng;
③ (văn) Đãi lọc (trong nước). Xem [piao], [piào].

xiếu

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giặt, rửa: Ngâm vải mới vào nước để giặt;
② Tẩy: Vải được tẩy rất trắng;
③ (văn) Đãi lọc (trong nước). Xem [piao], [piào].
nhàn
xián ㄒㄧㄢˊ

nhàn

giản thể

Từ điển phổ thông

nhàn hạ, rảnh rỗi

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhàn rỗi, rảnh rang, rỗi rãi (dùng như ): Hôm nay tôi được rỗi; Sức lao động nhàn rỗi;
② Để không (chưa dùng đến): Buồng để không; Thiết bị để không; Vốn để không;
③ Không quan hệ đến việc chính.【】 nhàn đàm [xiántán] Chuyện gẫu, chuyện phiếm, chuyện vãn, tán dóc, tán hươu tán vượn;
④ (văn) Bao lơn. Xem [jian], [jiàn].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 3

lãm
lǎn ㄌㄢˇ, làn ㄌㄢˋ

lãm

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, ngắm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem. ◎ Như: "nhất lãm vô dư" xem rõ hết thảy. ◇ Nguyễn Trãi : "Lãm huy nghĩ học minh dương phượng" (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Nhìn ánh sáng muốn học chim phượng gáy vừng đông.
2. (Động) Đọc duyệt. ◎ Như: "bác lãm quần thư" đọc rộng các sách.
3. (Động) Chịu nhận, nghe theo. ◇ Chiến quốc sách : "Đại Vương lãm kì thuyết, nhi bất sát kì chí thật" , (Tề sách nhị, Trương Nghi vị Tần liên hoành ) Đại Vương nghe lời đó mà không xét cái thực tại.

Từ điển Thiều Chửu

① Xem. Như bác lãm xem rộng, lên cao coi khắp bốn phía gọi là nhất lãm vô dư xem rõ hết thảy. Nguyễn Trãi : Lãm huy nghĩ học minh dương phượng nhìn ánh sáng muốn học chim phượng gáy vừng đông.
② Chịu nhận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem, ngắm: Xem rộng; Phòng đọc sách; Nhìn thấy tất cả, xem khắp bốn phía; Cái tình (sinh ra) khi nhìn ngắm cảnh vật;
② (văn) Chịu nhận;
③ (Họ) Lãm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn xem. Coi. Hoa Tiên có câu: » Lãm qua chuẩn doãn lời tâu. Cờ sai gươm hộp mặc dầu tiện nghi «.

Từ ghép 18

Từ điển trích dẫn

1. Xoay, quay (xung quanh một trung tâm điểm hay một trục ở giữa). ◎ Như: "ma thiên phi luân tài chuyển động một đa cửu, tựu khai thủy hữu nhân hảm đầu vựng, đại hô cật bất tiêu" , , cái vòng cao khổng lồ (trò chơi có vòng tròn lớn, treo ghế ngồi, chạy xoay quanh một trục) vừa mới xoay chưa được bao lâu, đã bắt đầu có người kêu bị chóng mặt, la oai oái chịu không nổi.
2. Thân mình cử động. ◇ Trương Thế Nam : "Cân hài luyên súc, chuyển động gian nan" , (Du hoạn kỉ văn , Quyển bát) Gân cốt ràng buộc, cử động khó khăn.
3. Dời chuyển, biến động.
4. Xoay xở, kiếm sống.
5. Phiếm chỉ hành động.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không yên một chỗ.
quan, quán
guān ㄍㄨㄢ, guàn ㄍㄨㄢˋ

quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem: Cưỡi ngựa xem hoa; Chờ xem hiệu quả sau này ra sao;
② Bộ mặt, hiện tượng, diện mạo, cảnh tượng: Hiện tượng bên ngoài; Thay đổi bộ mặt;
③ Quan niệm, quan điểm, quan; Nhân sinh quan, quan điểm về nhân sinh (đời sống); Thế giới quan. Xem [guàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn xem kĩ lưỡng — Điều xem thấy — Điều ý thức được. Thấy trong lòng. Xem Quan niệm .

Từ ghép 39

quán

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà cất trên đài cao;
② Đền, miếu của đạo sĩ ở;
③ [Guàn] (Họ) Quán. Xem [guan].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà của đạo sĩ ở để tu luyện. Td: Am quán — Một âm là Quan. Xem quan.
lǘ , lú ㄌㄨˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cổng làng
2. lư (đơn vị hành chính, gồm 25 hộ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cổng ngõ làng.
2. (Danh) Phiếm chỉ cửa. ◎ Như: "ỷ lư" dựa cửa ( chỉ cha mẹ mong con).
3. (Danh) Phiếm chỉ làng mạc. § Lễ nhà Chu đặt cứ năm nhà gọi một "tỉ" , năm "tỉ" gọi là một "lư" , vì thế nên gọi làng mạc là "lư lí" . ◇ Nguyễn Du : "Cổ miếu tùng sam cách cố lư" (Đề Đại Than Mã Phục Ba miếu ) Cây tùng, cây sam ở ngôi miếu cổ xa cách quê nhà.
4. (Danh) Họ "Lư".

Từ điển Thiều Chửu

① Cổng làng.
② Lễ nhà Chu đặt cứ năm nhà gọi một tỉ , năm tỉ gọi là một lư , vì thế nên gọi làng mạc là lư lí .
③ Họp.
④ Tên một trận pháp.
⑤ Ở.
⑥ Con lư, như con lừa mà có một sừng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cổng đầu ngõ, cổng làng: Tựa cổng mà mong;
② Ngõ, quê hương: Hàng xóm, làng nước, người trong làng;
③ Lư (đơn vị dân cư đời Chu ở Trung Quốc thời xưa, gồm 25 nhà);
④ (văn) Tụ họp lại;
⑤ [Lǘ] (Họ) Lư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cổng làng — Chỉ xóm làng. Người trong xóm làng. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu: » Được thời thân thích chen chân đến, thất thế hương lư ngoảnh mặt đi «.

Từ ghép 6

lâm
lín ㄌㄧㄣˊ

lâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rừng cây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rừng. ◎ Như: "trúc lâm" rừng tre, "san lâm" núi rừng, "phòng phong lâm" rừng ngăn chống gió. ◇ Nguyễn Du : "Thu mãn phong lâm sương diệp hồng" 滿 (Nhiếp Khẩu đạo trung ) Thu ngập rừng phong, sương nhuộm đỏ lá.
2. (Danh) Phiếm chỉ chỗ tụ họp đông đúc. ◎ Như: "nho lâm" rừng nho (chỗ nhiều học giả). ◇ Tư Mã Thiên : "Sĩ hữu thử ngũ giả, nhiên hậu khả dĩ thác ư thế nhi liệt ư quân tử chi lâm hĩ" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ sĩ có năm điều ấy thì mới có thể sống ở đời mà đứng vào hàng quân tử. § Ghi chú: Năm điều là: trí, nhân, nghĩa, dũng và hạnh.
3. (Danh) Họ "Lâm".
4. (Tính) Đông đúc. ◎ Như: "công xưởng lâm lập" công xưởng chen chúc san sát.

Từ điển Thiều Chửu

① Rừng, như sâm lâm rừng rậm.
② Phàm chỗ nào tụ họp đông cũng gọi là lâm, như nho lâm rừng nho (chỗ nhiều kẻ học giả ở).
③ Ðông đúc, như lâm lập mọi vật chen chúc như rừng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rừng: Rừng cây; Rừng tre; Gây rừng; Rừng chống gió;
② (Ngb) Rừng: Rừng bia; Rừng nho;
③ Đông như rừng: Đứng đông chen chúc như rừng, san sát;
④ Lâm (nghiệp): Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nghề phụ và nghề đánh cá;
⑤ [Lín] (Họ) Lâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rừng. Vùng đất cây cối mọc nhiều — Chỉ nơi, sự tụ họp đông đảo. Td: Nho lâm, Hàn lâm.

Từ ghép 32

hư, khư
xū ㄒㄩ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gò đất — Chợ họp bất thường, tạm thời — Hủy diệt đi.

Từ ghép 3

khư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái gò lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gò đất lớn.
2. (Danh) Thành hoang phế, xóm làng bỏ hoang. ◇ Nguyễn Du : "Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư" 西 (Độc Tiểu Thanh kí ) Vườn hoa ở Tây Hồ đã thành đất hoang hết.
3. (Danh) Phiếm chỉ thôn xóm. ◇ Vương Duy : "Tà quang chiếu khư lạc, Cùng hạng ngưu dương quy" , (Vị Xuyên điền gia ) Nắng tà soi thôn xóm, Cuối ngõ bò dê về.
4. (Danh) Chợ họp định kì ở thôn làng, chợ phiên. ◎ Như: "ngưu khư" chợ bò, "cản khư" đi họp chợ.
5. (Động) Hủy diệt, tiêu diệt. ◇ Sử Kí : "Vương bất thính gián, hậu tam niên Ngô kì khư hồ!" , (Việt Vương Câu Tiễn thế gia ) Nếu nhà vua không nghe lời can, thì sau ba năm nước Ngô sẽ bị hủy diệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gò lớn, cũng có khi gọi nấm mả khư mộ .
② Thành cũ. Trước có vật gì đã xây đắp mà nay phá phẳng đi gọi là khư.
③ Chỗ buôn bán sầm uất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gò đất lớn;
② Chốn hoang tàn, thành cũ: Đống gạch vụn, chốn hoang tàn;
③ (văn) Thành chốn hoang tàn;
④ (văn) Thôn trang, thôn ấp, xóm làng;
⑤ (đph) Chỗ buôn bán sầm uất, chợ: Đi họp chợ. Như [xu].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gò đất lớn. Như chữ Khư — Nơi họp chợ — Chỗ đất hoang, không người ở — Nơi đang sống.

Từ ghép 3

hử hử

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Rất ít, cực thiểu. ◇ Kiến Chích Biên : "Chư quân nhân táo viết: Ngã bối lao khổ tắc thượng sổ niên, cận đắc hử hử, cánh đoạt nhân đao hạ thực hồ?" : , , ? (Quyển thượng).
2. Tiếng hò reo của nhiều người cùng gắng sức. ◇ Lữ Lí Hằng : "Ki liễm đẩu hội mạch thiên hộc, Cưu thanh vị dĩ sách thực nhục. Chung tuế hổ hổ, Bất ninh bang tộc" , . , (Ngưu khẩu cốc ).
3. (Trạng thanh) Vù vù, rầm rầm... § Phiếm chỉ tiếng phát ra của các thứ sự vât. ◇ Ngụy Nguyên : "Đãn giác hàn sưu sưu, Cánh vong oanh hổ hổ" , (Thiên đài kỉ du , Long giản thủy liêm ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.