hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: Vì sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); ? Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): ! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: ? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: ? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , ? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: Lí do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

vãng
wǎng ㄨㄤˇ, wàng ㄨㄤˋ

vãng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi
2. theo hướng
3. đã qua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi, đến. ◎ Như: "vãng lai" đi lại. ◇ Trang Tử : "Vãng kiến Lão Đam" (Thiên đạo ) Đến ra mắt Lão Đam.
2. (Động) Đi mất. ◎ Như: "vãng hóa" chết, tử vong. § Nhà Phật cho người tu về tông "Tịnh độ" , khi chết được sinh sang nước Phật rất sung sướng gọi là "vãng sinh" .
3. (Động) Cấp cho, đưa cho. ◇ Thái Gia : "Quý bỉ tặng ngã hậu, Tàm thử vãng vật khinh" , (Lưu quận tặng phụ ) Thẹn đấy tặng ta hậu, Hổ đây cho vật thường.
4. (Động) Hướng về, quy hướng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Chấp đại tượng, thiên hạ vãng" , (Chương 35) Giữ được đạo lớn, thiên hạ quy phục.
5. (Tính) Đã qua. ◎ Như: "vãng nhật" ngày xưa.
6. (Phó) Trước đây. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Bộc vãng văn Dung Thục chi nam, hằng vũ thiểu nhật, nhật xuất tắc khuyển phệ, dư dĩ vi quá ngôn" , , , (Đáp Vi Trung Lập luận sư đạo thư ) Trước đây tôi nghe ở phía nam đất Dung đất Thục, trời thường hay mưa ít thấy mặt trời, nên hễ mặt trời mọc thì chó sủa, tôi cho là lời nói quá.
7. (Phó) Thường thường. ◎ Như: "vãng vãng như thử" thường thường như thế. ◇ Phù sanh lục kí : "Vãng vãng giai tự tác nghiệt nhĩ" (Khảm kha kí sầu ) (Người ta) thường hay tự gây ra tai họa cho chính mình.
8. (Giới) Vào, tới (nói về phương hướng). Tương đương với "triều" , "hướng" . ◇ Thủy hử truyện : "Xoa khai ngũ chỉ vãng điếm chủ nhân kiểm thượng chỉ nhất chưởng, bả na điếm chủ nhân đả liễu lương thương" , (Đệ tam thập nhị hồi) Xòe năm ngón tay tát vào mặt chủ tiệm một cái, làm tên chủ tiệm đó loạng choạng ngã chúi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði.
② Ðã qua. Như vãng nhật ngày xưa.
③ Thường. Như vãng vãng như thử thường thường như thế.
④ Lấy đồ gì đem đưa cho người cũng gọi là vãng.
⑤ Nhà Phật cho người tu về tôn Tịnh-độ, khi chết được sinh sang nước Phật rất sướng gọi là vãng sinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

Hướng về, về phía: Qua khỏi cây cầu đi về phía đông vài bước nữa là nhà tôi. Như [wàng] nghĩa ⑤. Xem [wăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi, đến: Tới lui, đi lại, qua lại;
② Đi về: Chuyến tàu này đi Hà Nội;
③ Đã qua, ngày trước, trước đây, xưa: Tất cả những việc đã qua lại hiện ra trước mắt; Trước đây tôi nghe ở phía nam đất Dung đất Thục, trời thường hay mưa ít thấy mặt trời, nên hễ mặt trời mọc thì chó sủa (Liễu Tôn Nguyên: Đáp Vi Trung Lập luận sư đạo thư).【】 vãng tích [wăngxi] Trước kia, xưa kia, năm xưa;【】vãng giả [wăngzhâ] (văn) Lúc trước, trước đây;
④ Thường: Thường thường như thế. 【】 vãng vãng [wăngwăng] Thường thường, thường hay: Chúng tôi thường hay chuyện trò đến khuya mới ngủ;
⑤ (văn) Về sau, trở đi: Qua đó trở đi (về sau) (Chu Dịch); Từ nay về sau;
⑥ (văn) Đưa đi (vật gì cho người khác). Xem [wàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi qua. Td: Vãng lai — Tới. Đến — Đã qua. Td: Dĩ vãng.

Từ ghép 22

bao
bāo ㄅㄠ

bao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bao, túi, gói
2. bao bọc
3. vây quanh, quây quanh
4. thầu, thuê
5. bảo đảm, cam đoan
6. bao cấp
7. cục, bướu, khối u
8. bánh bao

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bọc, gói. ◎ Như: "bao thư" gói sách, "bao trang" đóng gói.
2. (Động) Chứa, đựng. ◎ Như: "bao dong" chứa đựng, "bao hàm" hàm chứa.
3. (Động) Gồm lại, gộp lại. ◎ Như: "bao quát" tổng quát, "bao la vạn tượng" bao trùm mọi sự.
4. (Động) Che giấu, ẩn tàng. ◇ Hậu Hán Thư : "Tháo sài lang dã tâm, tiềm bao họa mưu" , (Viên Thiệu truyện ) (Tào) Tháo lòng lang dạ sói, ngầm giấu mưu hại.
5. (Động) Đảm đương, phụ trách. ◎ Như: "nhất thủ bao biện" .
6. (Động) Khoán, thầu. ◎ Như: "bao lãm" thầu hết, khoán trọn công việc.
7. (Động) Mua cả, thuê hết. ◎ Như: "bao xa" bao xe, thuê đặt cả xe riêng.◇ Chu Nhi Phục : "Giá cá luân thuyền thị Giang đại thư kinh thủ bao đích" (Thượng Hải đích tảo thần , Đệ tứ bộ tứ tứ ).
8. (Động) Quây, vây bọc. ◎ Như: "bao vi" bao vây, bao bọc chung quanh, "bao tiễu" bao vây tiêu diệt.
9. (Động) Bảo đảm, cam đoan. ◎ Như: "bao nhĩ mãn ý" 滿 cam đoan anh toại nguyện.
10. (Danh) Cặp, ví. ◎ Như: "thư bao" cặp sách, "bì bao" ví da, cặp da.
11. (Danh) Lều làm bằng da thú mái tròn. ◎ Như: "Mông Cổ bao" .
12. (Danh) Quả, trái. ◇ Mai Nghiêu Thần : "Phích bao dục trớ nha toàn động, Cử trản phùng suy tửu dị hàm" , (Lí Đình lão từ bộ kí cam tử ).
13. (Danh) Cục, bướu. ◎ Như: "nùng bao" bướu mủ.
14. (Danh) Bánh bao. ◎ Như: "ngưu nhục bao" bánh bao nhân thịt bò.
15. (Danh) Lượng từ: bao, gói. ◎ Như: "nhất bao đường quả" .
16. (Danh) Họ "Bao".

Từ điển Thiều Chửu

① Bọc, dùng đồ bọc ngoài cái gì gọi là bao.
② Cái bao, để bọc đồ.
③ Bao dong.
④ Tính gộp lại. Tính gộp cái lớn không tính lặt vặt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gói, bọc, đùm: Bọc sách; Gói bánh trai (bánh cheo, bánh xếp);
② Buộc, băng bó: Băng vết thương lại;
③ (loại) Gói, bao, bọc: Một gói thuốc lá; Hai bao gạo;
④ Cặp, ví: Cặp sách; Ví da, ví tiền, cặp da;
⑤ Bánh bao: Bánh bao nhân thịt; Bánh bao nhân ngọt (nhân đường);
⑥ Cái u: Trên đầu nổi u to;
⑦ Bao gồm, bao quát, bao trùm, gộp cả lại: Bao trùm tất cả;
⑧ Thuê cả, mua cả, bao hết, khoán việc: Bao xe, xe đặt thuê riêng;
⑨ Đảm bảo, bảo đảm, cam đoan, chắc chắn: Làm giấy cam đoan; Chắc chắn anh ấy sẽ hoàn thành nhiệm vụ;
⑩ [Bao] (Họ) Bao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bọc lại. Gói lại — Chứa đựng. Gồm chứa — Họ người.

Từ ghép 49

trấn
tián ㄊㄧㄢˊ, zhēn ㄓㄣ, zhèn ㄓㄣˋ

trấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

canh giữ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khí cụ dùng để đè, chặn. ◎ Như: "thư trấn" cái chặn trang sách, chặn giấy.
2. (Danh) Gốc rễ, nguồn gốc, căn bản làm cho quốc gia yên định. ◇ Quốc ngữ : "Phù bất vong cung kính, xã tắc chi trấn dã" , (Tấn ngữ ngũ ) Không quên cung kính, (đó là) điều căn bản cho xã tắc yên định vậy.
3. (Danh) Chỗ chợ triền đông đúc. ◎ Như: "thành trấn" , "thôn trấn" .
4. (Danh) Khu vực hành chánh, ở dưới huyện . § Ghi chú: Ngày xưa, một khu đất đủ năm vạn người trở lên gọi là "trấn". Nhà Thanh gọi quan Tổng binh là "trấn". Một cánh quân có đủ kị quân bộ, lính thợ, lính tải đồ, cộng 10562 người gọi là một "trấn", hợp hai trấn gọi là một quân, bây giờ gọi là sư (21124 người).
5. (Danh) Núi lớn.
6. (Động) Áp chế, đàn áp, áp phục, canh giữ. ◎ Như: "trấn thủ" giữ gìn, canh giữ, "trấn tà" dùng pháp thuật áp phục tà ma, quỷ quái.
7. (Động) Làm cho yên, an định. ◎ Như: "trấn phủ" vỗ yên.
8. (Động) Ướp lạnh. ◎ Như: "băng trấn tây qua" 西 ướp lạnh dưa hấu.
9. (Tính) Hết, cả. ◎ Như: "trấn nhật" cả ngày. ◇ Nguyễn Trãi : "Cô chu trấn nhật các sa miên" (Trại đầu xuân độ ) Thuyền đơn chiếc gác lên cát ngủ suốt ngày.
10. § Cũng viết là .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đè nặng xuống — Giữ gìn cho yên — Nơi tụ họp buôn bán đông đảo. Td: Thị trấn.

Từ ghép 17

sái, tế
jì ㄐㄧˋ, zhài ㄓㄞˋ

sái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

họ Sái

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúng bái quỷ thần. ◎ Như: "tế thần" cúng thần, "tế thiên" tế trời.
2. (Động) Viếng, truy điệu (người đã chết). ◎ Như: "tế liệt sĩ" truy điệu liệt sĩ. ◇ Trang Tử : "Tham đắc vong thân, bất cố phụ mẫu huynh đệ, bất tế tiên tổ" , , (Đạo Chích ) Tham được quên cả thân thích, không đoái hoài cha mẹ anh em, không cúng giỗ tổ tiên. ◇ Trương Tịch : "Dục tế nghi quân tại, Thiên nhai tiếu thử thì" , (Một phiền cố nhân ) Muốn làm lễ điếu, (nhưng) ngờ chàng còn sống, Ở bên trời đang cười lúc này.
3. (Động) Niệm chú để thì hành phép báu (thường dùng trong tiểu thuyết cổ).
4. (Danh) Nghi thức lễ bái. ◎ Như: "gia tế" nghi thức lễ bái ở trong nhà.
5. Một âm là "sái". (Danh) Tên nước cổ đời nhà Chu, nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
6. (Danh) Họ "Sái".

Từ điển Thiều Chửu

① Cúng tế.
② Một âm là sái. Họ Sái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một nước nhà Chu, đất cũ nay ở phía đông bắc Trịnh huyện, thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay — Họ người — Một âm là Tế. Xem Tế.

tế

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cúng tế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúng bái quỷ thần. ◎ Như: "tế thần" cúng thần, "tế thiên" tế trời.
2. (Động) Viếng, truy điệu (người đã chết). ◎ Như: "tế liệt sĩ" truy điệu liệt sĩ. ◇ Trang Tử : "Tham đắc vong thân, bất cố phụ mẫu huynh đệ, bất tế tiên tổ" , , (Đạo Chích ) Tham được quên cả thân thích, không đoái hoài cha mẹ anh em, không cúng giỗ tổ tiên. ◇ Trương Tịch : "Dục tế nghi quân tại, Thiên nhai tiếu thử thì" , (Một phiền cố nhân ) Muốn làm lễ điếu, (nhưng) ngờ chàng còn sống, Ở bên trời đang cười lúc này.
3. (Động) Niệm chú để thì hành phép báu (thường dùng trong tiểu thuyết cổ).
4. (Danh) Nghi thức lễ bái. ◎ Như: "gia tế" nghi thức lễ bái ở trong nhà.
5. Một âm là "sái". (Danh) Tên nước cổ đời nhà Chu, nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
6. (Danh) Họ "Sái".

Từ điển Thiều Chửu

① Cúng tế.
② Một âm là sái. Họ Sái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tế, cúng tế, lễ: Lễ tế trời; Tế tổ tiên;
② Viếng, truy điệu: Lễ viếng liệt sĩ;
③ Sử dụng (pháp bảo): Sử dụng tới pháp bảo, sử dụng phương pháp có hiệu lực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúng vái theo thể thức long trọng.

Từ ghép 22

tập
xí ㄒㄧˊ

tập

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. áo liệm người chết
2. tập kích, lẻn đánh, đánh úp
3. bắt chước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo liệm người chết.
2. (Danh) Lượng từ: bộ, chiếc (đơn vị áo, chăn, đệm, v.v.). ◇ Sử Kí : "Tứ tướng quốc y nhị tập" (Triệu thế gia ) Ban cho tướng quốc hai bộ áo.
3. (Danh) Họ "Tập".
4. (Động) Mặc thêm áo liệm cho người chết.
5. (Động) Mặc thêm áo ngoài. ◇ Lễ Kí : "Hàn bất cảm tập, dưỡng bất cảm tao" , (Nội tắc ) Lạnh không dám mặc thêm áo ngoài, ngứa không dám gãi.
6. (Động) Mặc (quần áo). ◇ Tư Mã Tương Như : "Tập triều phục" (Thượng lâm phú ) Mặc triều phục.
7. (Động) Chồng chất, trùng lập. ◇ Hoài Nam Tử : "Thử thánh nhân sở dĩ trùng nhân tập ân" (Phiếm luận ) Do đó mà thánh nhân chồng chất đức nhân trùng lập ân huệ.
8. (Động) Noi theo, nhân tuần. ◎ Như: "duyên tập" 沿 noi theo nếp cũ. ◇ Lục Cơ : "Hoặc tập cố nhi di tân, hoặc duyên trọc nhi cánh thanh" , 沿 (Văn phú ) Hoặc theo cũ mà thêm mới, hoặc theo đục mà càng trong.
9. (Động) Kế thừa, nối tiếp, tiếp nhận. ◎ Như: "thế tập" đời đời nối tiếp chức tước. ◇ Tả truyện : "Cố tập thiên lộc, tử tôn lại chi" 祿, (Chiêu Công nhị thập bát niên ) Cho nên nhận lộc trời, con cháu cậy nhờ.
10. (Động) Đánh bất ngờ, đánh úp. ◎ Như: "yểm tập" đánh úp. ◇ Tả truyện : "Phàm sư hữu chung cổ viết phạt, vô viết xâm, khinh viết tập" , , (Trang Công nhị thập cửu niên ) Phàm binh có chiêng trống gọi là "phạt", không có gọi là "xâm", gọn nhẹ bất ngờ (dùng khinh binh) gọi là "tập".
11. (Động) Đến với, đập vào. ◎ Như: "xuân phong tập diện" gió xuân phất vào mặt. ◇ Khuất Nguyên : "Lục diệp hề tố chi, phương phỉ phỉ hề tập dư" , (Cửu ca , Thiểu tư mệnh ) Lá xanh cành nõn, hương thơm ngào ngạt hề phả đến ta.
12. (Động) Điều hòa, hòa hợp. ◇ Hoài Nam Tử : "Thiên địa chi tập tinh vi âm dương" (Thiên văn ) Trời đất hợp khí làm thành âm dương.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo lót, một bộ quần áo gọi là nhất tập .
② Noi theo, như duyên tập 沿 noi cái nếp cũ mà theo. Đời nối chức tước gọi là thế tập .
③ Đánh lẻn, đánh úp, làm văn đi ăn cắp của người gọi là sao tập .
④ Áo liệm người chết.
⑤ Mặc áo.
⑥ Chịu nhận,
⑦ Hợp lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tập kích, đột kích, đánh úp: Tập kích ban đêm. (Ngr) Thâm nhiễm, xâm nhập: Hơi lạnh thâm nhiễm vào người;
② Kế tục, noi theo, rập theo khuôn sáo cũ: Sao chép lại, quay cóp (văn, thơ của người khác), rập khuôn một cách máy móc; Thế truyền, cha truyền con nối;
③ (văn) Áo lót;
④ (văn) Áo liệm người chết;
⑤ (văn) Mặc áo;
⑥ (loại) Bộ, chiếc: Một chiếc áo bông;
⑦ (văn) Chịu nhận;
⑧ (văn) Hợp lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo mặc chồng ra ngoài — Nhiều lớp chồng chất — Một cái ( nói về quần áo ). Td: Y nhất tập ( một cái áo ) — Noi theo đời trước — Đánh úp.

Từ ghép 19

tiêu
xiāo ㄒㄧㄠ

tiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trong
2. hiu hiu (gió thổi)
3. thê lương, buồn não

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại cỏ thơm: cỏ tiêu, cỏ hao.
2. (Danh) Họ "Tiêu".
3. (Tính) Vắng vẻ, buồn bã. ◎ Như: "tiêu sắt" buồn bã, rầu rĩ, ảm đạm, "cảnh khí tiêu điều" phong cảnh buồn tênh. ◇ Trần Nhân Tông : "Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ" (Lạng Châu vãn cảnh ) Chiếc thuyền đánh cá trong tiếng chuông chiều buồn bã vừa điểm.
4. (Tính) Trang nghiêm, cung kính. § Thông "túc" . ◎ Như: "tiêu tường chi ưu" cái lo ở chỗ trang nghiêm, ở bên trong, chỗ kín đáo. ◇ Luận Ngữ : "Ngô khủng Quý tôn chi ưu bất tại Chuyên Du, nhi tại tiêu tường chi nội" , , (Quý thị ) Ta e rằng mối lo của con cháu họ Quý không phải ở nước Chuyên Du, mà ở bên trong bức tường thâm nghiêm nhà họ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ tiêu, cỏ hao.
② Chỗ kín, chỗ bên trong. Vì thế loạn ở trong gọi là tiêu tường chi ưu .
③ Tiêu tiêu : (1) Ngựa thét the thé. Ðỗ Phủ : Xa lân lân, mã tiêu tiêu, Hành nhân cung tiễn các tại yêu (Binh xa hành ) Tiếng xe ầm ầm, tiếng ngựa hí vang, Người ra đi sẵn sàng cung tên bên lưng. (2) Gió thổi vù vù. Tư Mã Thiên : Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn (Kinh Kha truyện ) Gió vi vút chừ sông Dịch lạnh tê, Tráng sĩ một đi chừ không trở về. (3) Tiếng lá rụng. Ðỗ Phủ : Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai (Ðăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuộn chảy không ngừng.
④ Buồn bã, thâm trầm. Như tiêu sắt tiếng buồn bã, rầu rĩ, tiêu điều phong cảnh buồn tênh.
⑤ Vẻ buồn bã, rầu rĩ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiêu điều, buồn bã;
② (văn) Cỏ tiêu;
③ (văn) Chỗ kín: Nỗi lo tai họa bên trong;
④ 【】tiêu tiêu [xiaoxiao] (thanh) Tiếng gió rít hoặc ngựa hí: Xe rầm rập, ngựa hí vang; Gió thổi vù vù hề sông Dịch lạnh (Yên Đan tử);
⑤ [Xiao] (Họ) Tiêu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài ngải thơm — lặng lẽ. Vắng lặng.

Từ ghép 13

nghi
yí ㄧˊ

nghi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dáng bên ngoài
2. lễ nghi, nghi thức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phép tắc, tiêu chuẩn. ◇ Tam quốc chí : "Gia Cát Lượng chi vi tướng quốc dã, phủ bách tính, thị nghi quỹ" , , (Gia Cát Lượng truyện ) Gia Cát Lượng làm tướng quốc, vỗ về trăm họ, nêu rõ phép tắc.
2. (Danh) Gương mẫu, khuôn mẫu. ◇ Tuân Tử : "Thượng giả, hạ chi nghi dã" , (Chánh luận ) Bậc người trên là gương mẫu cho người dưới.
3. (Danh) Lễ tiết, hình thức. ◎ Như: "lễ nghi" , "nghi thức" .
4. (Danh) Dáng vẻ, dung mạo. ◎ Như: "uy nghi" dáng vẻ nghiêm trang oai vệ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đào Khiêm kiến Huyền Đức nghi biểu hiên ngang, ngữ ngôn khoát đạt, tâm trung đại hỉ" , , (Đệ thập nhất hồi) Đào Khiêm thấy (Lưu) Huyền Đức dáng vẻ hiên ngang, nói năng khoát đạt, trong bụng rất mừng rỡ.
5. (Danh) Lễ vật, quà mừng. ◎ Như: "hạ nghi" đồ lễ mừng, "tạ nghi" quà tạ ơn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hựu nhất diện khiển nhân hồi khứ, tương tự kỉ cựu nhật tác đích lưỡng sắc châm tuyến hoạt kế thủ lai, vi Bảo Thoa sanh thần chi nghi" , , (Đệ nhị thập nhị hồi) Lại một mặt sai người về nhà, lấy bức thêu do tự mình làm hồi trước, sang làm quà mừng sinh nhật Bảo Thoa.
6. (Danh) Khí cụ để ghi, máy ghi, máy đo lường. ◎ Như: "địa chấn nghi" máy ghi địa chấn.
7. (Động) Hướng theo, ngưỡng mộ.
8. (Động) Bắt chước.
9. (Động) Sánh đôi, xứng đôi, phối ngẫu.

Từ điển Thiều Chửu

① Dáng, như uy nghi có cái dáng nghiêm trang đáng sợ.
② Làm mẫu, làm phép, như nghi khí đồ để cho người bắt chước.
③ Ðồ lễ, hạ nghi đồ lễ mừng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vẻ, dáng, dáng điệu, phong thái;
② Nghi thức, lễ nghi: Chào theo nghi thức;
③ Lễ vật, đồ lễ: Đồ lễ chúc mừng;
④ Nghi khí, dụng cụ, máy: Máy ghi địa chấn;
⑤ [Yí] (Họ) Nghi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phép tắc, khuôn mẫu để mọi người theo — Tốt đẹp — Hình thức tốt đẹp bên ngoài để tỏ cái lễ — Đồ vật đem biếu để tỏ cái lễ, tức lễ vật ( dùng trong Bạch thoại ) — Vẻ mặt.

Từ ghép 28

trang, tráng
zhuàng ㄓㄨㄤˋ

trang

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người — Một âm là Tráng. Xem Tráng.

tráng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mạnh mẽ
2. người đến 30 tuổi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mạnh mẽ, cường kiện. ◎ Như: "cường tráng" khỏe mạnh.
2. (Tính) Hào hùng, lớn lao. ◎ Như: "tráng chí" ý chí hùng mạnh, "hào ngôn tráng ngữ" lời nói hào hùng. ◇ Liêu trai chí dị : "Cung thất tráng lệ" (Khảo thành hoàng ) Cung điện cao lớn lộng lẫy.
3. (Danh) Thời kì từ ba mươi đến bốn mươi tuổi. ◇ Lễ Kí : "Nhân sanh thập niên viết ấu học; nhị thập viết nhược quan; tam thập viết tráng" ; ; (Khúc lễ thượng ) Người ta mười tuổi là ấu niên (học vỡ lòng); hai mươi là thành niên (làm lễ đội nón); ba mươi là tráng niên.
4. (Danh) Mồi thuốc, thầy thuốc dùng mồi ngải đốt chữa bệnh, mỗi lần đốt gọi là một "tráng".
5. (Danh) Tên khác của tháng tám âm lịch.
6. (Danh) Họ "Tráng".
7. (Động) Làm cho lớn lên, khoách đại. ◎ Như: "tráng đại thanh thế" làm cho thanh thế to lớn thêm.
8. (Động) Khen ngợi, khâm phục. ◇ Hàn Dũ : "Tráng kì văn từ, ích dục vãng nhất quan nhi độc chi, dĩ vong ngô ưu" , , (Tân tu Đằng vương các kí ) Khâm phục văn từ đó, càng muốn đến xem và đọc, để quên phiền muộn của ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Mạnh mẽ. Người đến ba mươi tuổi gọi là tráng, nghĩa là đang lúc tinh lực đang mạnh mẽ vậy. Phàm cái gì bề trong đầy đủ mà bề ngoài có vẻ lớn lao đều gọi là tráng, như hùng tráng , bi tráng , hoành tráng , v.v.
② Nhanh chóng.
③ Mồi, thầy thuốc dùng mồi ngải đốt chữa bệnh, mỗi lần đốt gọi là một tráng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khỏe, mạnh mẽ, cường tráng: Anh ấy khỏe lắm; Khỏe mạnh, vạm vỡ;
② Tăng, làm cho mạnh thêm: Để tăng thêm thanh thế;
③ Lúc thanh xuân, thời trai tráng;
④ Lớn;
⑤ (Tên gọi khác của) tháng Tám âm lịch;
⑥ Một mồi thuốc cứu (để đốt chữa bệnh);
⑦ [Zhuàng] (Dân tộc) Choang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Mạnh khoẻ. Td: Cường tráng — Tuổi trẻ — Người trai trẻ.

Từ ghép 17

Từ điển trích dẫn

1. Quần áo màu xanh. § Ngày xưa quan bậc thấp hoặc người hèn kém mặc áo quần màu xanh. Cũng chỉ quần áo thường ngày (khác với lễ phục, quan phục, v.v.). Cũng gọi là "thanh y" . ◇ Bạch Cư Dị : "Tọa trung khấp hạ thùy tối đa? Giang Châu tư mã thanh sam thấp" ? (Tì Bà Hành ) Trong số những người ngồi nghe, ai là người khóc nhiều nhất? Vạt áo xanh của tư mã Giang Châu ướt đẫm (nước mắt). § Phan Huy Vịnh dịch thơ: Lệ ai chan chứa hơn người? Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh.
2. Các vai trong tuồng ngày xưa mặc áo đen nên gọi là "thanh sam" . Thường chỉ vai nữ hiền thục đoan trang. § Cũng gọi là "thanh y" .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.