ất
yǐ ㄧˇ, zhé ㄓㄜˊ

ất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. Ất (ngôi thứ hai thuộc hàng Can)
2. bộ ất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Can "Ất" , can thứ hai trong "thiên can" mười can.
2. (Danh) Ruột. ◇ Lễ Kí : "Ngư khứ ất, miết khứ xú" , (Nội tắc ) Cá bỏ ruột, ba ba bỏ hậu môn.
3. (Danh) Xem sách đến lúc tạm ngừng, đánh dấu lại gọi là "ất" . ◇ Sử Kí : "Nhân chủ tòng thượng phương độc chi, chỉ, triếp ất kì xứ, độc chi nhị nguyệt nãi tận" , , , (Hoạt kê truyện , Đông Phương Sóc truyện ) Nhà vua từ trên đọc xuống, đọc ngừng lại chỗ nào thì đánh dấu chỗ đó, đọc hai tháng mới hết.
4. (Danh) Viết có chỗ mất, ngoặc cái dấu để chữa cũng gọi là "ất".
5. (Danh) Họ "Ất".
6. (Đại) Tiếng gọi thay cho người hoặc tên đất. ◎ Như: "mỗ ất" ông đó, "ất địa" đất kia.
7. (Tính) Thuộc hàng thứ hai. ◎ Như: "ất đẳng" hàng thứ hai, "ất cấp" bậc hai, "ất ban" ban thứ hai.

Từ điển Thiều Chửu

① Can ất, can thứ hai trong mười can.
② Xem sách đến lúc thôi đánh dấu lại cũng gọi là ất , viết có chỗ mất, ngoặc cái dấu để chữa cũng gọi là ất.
③ Ruột, như kinh Lễ nói: ngư khử ất cá bỏ ruột.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngôi thứ hai trong thập can, thứ 2, số 2, loại B: Lớp thứ 2, lớp B;
② (văn) Con én, chim én: Không phải con le thì là con én (Chu Dung: Đáp Chu Ngung thư);
③ (văn) Đánh dấu chữ ất trên sách (để ghi nhớ đã đọc tới đoạn nào, hoặc để làm dấu chỗ bị mất chữ): Nhà vua từ phía trên đọc xuống, đến lúc ngừng đọc, liền đánh dấu chữ ất vào chỗ đó (Sử kí: Hoạt kê liệt truyện);
④ (văn) Ruột: Cá bỏ ruột;
⑤ [Yê] (Họ) Ất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thứ nhì trong Thập can — Chỉ hạng thứ, hạng nhì — Điều ghi chú, bổ khuyết cho một câu, một chữ nào trong lúc đọc sách — Họ người — Tên một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 10

liên
lián ㄌㄧㄢˊ, liǎn ㄌㄧㄢˇ

liên

phồn thể

Từ điển phổ thông

hoa sen

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hoa sen. § Còn gọi là "hà" , "phù cừ" .
2. (Danh) Chân người đàn bà gọi là "kim liên" . Do tích "Đông Hôn Hầu" yêu "Phan Phi" , làm hoa sen bằng vàng trên sân cho nàng đi, rồi nói rằng mỗi bước nở ra một đóa sen.
3. (Danh) "Liên tôn" môn tu "Tịnh Độ" của Phật giáo, lấy chỗ niệm Phật sau khi chết được Phật tiếp dẫn về Tây phương, ở trong hoa sen báu sinh ra làm tôn chỉ nên gọi tôn Tịnh Độ là Liên Tôn, các nhà tu theo môn Tịnh Độ họp nhau niệm Phật cầu vãng sinh gọi là "liên xã" .

Từ điển Thiều Chửu

① Hoa sen. Con gái bó chân thon thon nên gọi là kim liên . Ðông Hôn Hầu chiều vợ, xây vàng làm hoa sen ở sân cho Phan Phi đi lên rồi nói rằng mỗi bước nẩy một đóa hoa sen. Vì thế nên gọi chân đàn bà là kim liên .
② Liên tôn môn tu Tịnh Ðộ của Phật giáo, lấy chỗ niệm Phật sau khi chết được Phật tiếp dẫn về Tây phương, ở trong hoa sen báu sinh ra làm tôn chỉ nên gọi tôn Tịnh Ðộ là Liên Tôn, các nhà tu theo môn Tịnh Ðộ họp nhau niệm Phật cầu vãng sinh gọi là liên xã .

Từ điển Trần Văn Chánh

Cây sen, hoa sen. Cg. [hé], [fúróng], [fúqú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây sen.

Từ ghép 9

soái, súy, suất
shuài ㄕㄨㄞˋ, shuò ㄕㄨㄛˋ

soái

giản thể

Từ điển phổ thông

1. tướng cầm đầu, thống suất
2. làm gương

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quan võ cấp cao, tướng soái (súy), tướng chỉ huy, chủ tướng: Thống soái; Nguyên soái, nguyên súy;
② Người hay vật chủ đạo (đứng đầu): Chí hướng là cái chủ đạo của tinh thần con người (Mạnh tử);
③ Quan đứng đầu một địa phương: Ba làng làm thành một huyện, huyện có người đứng đầu huyện (Quốc ngữ);
④ Thống suất, chỉ huy: Chỉ huy quân lính;
⑤ (văn) Làm gương: Vua Nghiêu vua Thuấn lấy điều nhân làm gương cho thiên hạ;
⑥ Đẹp: Chữ này viết đẹp quá;
⑦ [Shuài] (Họ) Soái, Súy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

súy

giản thể

Từ điển phổ thông

1. tướng cầm đầu, thống suất
2. làm gương

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quan võ cấp cao, tướng soái (súy), tướng chỉ huy, chủ tướng: Thống soái; Nguyên soái, nguyên súy;
② Người hay vật chủ đạo (đứng đầu): Chí hướng là cái chủ đạo của tinh thần con người (Mạnh tử);
③ Quan đứng đầu một địa phương: Ba làng làm thành một huyện, huyện có người đứng đầu huyện (Quốc ngữ);
④ Thống suất, chỉ huy: Chỉ huy quân lính;
⑤ (văn) Làm gương: Vua Nghiêu vua Thuấn lấy điều nhân làm gương cho thiên hạ;
⑥ Đẹp: Chữ này viết đẹp quá;
⑦ [Shuài] (Họ) Soái, Súy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

suất

giản thể

Từ điển phổ thông

1. tướng cầm đầu, thống suất
2. làm gương

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ ghép 1

bát
pā ㄆㄚ

bát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nằm sấp, nằm rạp xuống, nằm phục xuống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nằm sấp. ◎ Như: "bát tại địa thượng" nằm sấp trên đất.
2. (Động) Cúi mình.
3. (Động) Bò (phương ngôn).
4. (Động) Ngồi xổm (phương ngôn). ◇ Lương Bân : "Mãn ốc tử bạch mông mông đích yên khí, Lão Sáo Tử chánh bát tại táo hỏa môn khẩu, xuy hỏa tố phạn" 滿, , (Hồng kì phổ , Nhị thất ) Đầy nhà hơi khói trắng bao phủ, Lão Sáo Tử đang ngồi chồm hổm ở cửa lò bếp, thổi lửa nấu cơm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nằm sấp, nằm rạp xuống, nằm phục xuống: Nằm sấp trên giường; Nằm rạp xuống bắn;
② Cúi mình: Đứa bé cúi xuống trên bàn viết.
loại
lèi ㄌㄟˋ, lì ㄌㄧˋ

loại

phồn thể

Từ điển phổ thông

chủng loại, loài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Loài, giống. ◎ Như: "nhân loại" loài người, "phân môn biệt loại" phân biệt từng môn từng loài.
2. (Danh) Sự lí. ◇ Mạnh Tử : "Tâm bất nhược nhân, tắc bất tri ác, thử chi vị bất tri loại dã" , , (Cáo tử thượng ) Lòng không như người, thì không biết xấu ác, đấy gọi là không biết sự lí.
3. (Danh) Phép tắc. ◇ Lễ Kí : "Hạ chi sự thượng dã, thân bất chánh, ngôn bất tín, tắc nghĩa bất nhất, hành vô loại dã" , , , , (Truy y ) Bậc dưới thờ người trên, thân không ngay thẳng, lời không đủ tin, thì nghĩa không chuyên nhất, làm không có phép tắc.
4. (Danh) Lượng từ, đơn vị chỉ sự loại. ◎ Như: "lưỡng loại tình huống" hai tình cảnh, "tam loại hóa vật" ba thứ hóa vật.
5. (Danh) Tế "loại" (lễ tế trời không phải thời).
6. (Danh) Một loài rùa.
7. (Danh) Họ "Loại".
8. (Động) Giống, tương tự. ◎ Như: "họa hổ loại khuyển" vẽ cọp giống như chó. ◇ Liêu trai chí dị : "Tự thử bất phục ngôn , thì tọa thì lập, trạng loại si" , , (Tịch Phương Bình ) Từ bấy giờ không nói năng gì nữa, lúc ngồi lúc đứng, dáng hệt như người ngây.
9. (Phó) Đại khái, đại để. ◎ Như: "đại loại" đại để, "loại giai như thử" đại khái đều như vậy.
10. (Giới) Tùy theo. ◇ Tả truyện : "Tấn quân loại năng nhi sử chi" 使 (Tương cửu niên ) Vua Tấn tùy theo khả năng mà sai khiến.
11. (Tính) Lành, tốt. ◇ Thi Kinh : "Khắc minh khắc loại" (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Xem xét được phải trái và phân biệt được lành dữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Loài giống. Như phân môn biệt loại chia từng môn, rẽ từng loài.
② Giống. Không được giống gọi là bất loại .
③ Dùng làm trợ ngữ từ. Như đại loại cũng như ta nói đại loại, đại khái vậy.
④ Lành, tốt.
⑤ Tùy theo.
⑥ Tế loại, lễ tế trời không phải thời.
⑦ Một loài rùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Loài, loại, giống, thứ: Loài người, nhân loại; Phân loại;
② Giống: Giống như thần thoại; Vẽ hổ ra chó; Hình dạng của nó không giống như người sống (Vương Sung: Luận hoành);
③ (văn) Đại loại, đại khái: Đại khái không phải là việc mà quan lại tầm thường có thể làm được (Hán thư: Giả Nghị truyện);
④ (văn) Lành, tốt;
⑤ (văn) Tùy theo;
⑥ (văn) Tế Loại (lễ tế trời không phải thời);
⑦ (văn) Điều lệ: Vì vậy luật pháp không thể độc lập, điều lệ không thể tự thi hành ra được (Tuân tử: Quân đạo);
⑧ (văn) Một loài rùa;
⑨ [Lèi] (Họ) Loại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống nòi. Loài. Td: Nhân loại ( loài người ) — Nói chung. Tổng quát. Td: Đại loại ( cũng như đại khái ) — Giống nhau. Cùng loài với nhau.

Từ ghép 35

Úc, áo, úc
ào ㄚㄛˋ, yù ㄩˋ

Úc

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chỗ rẽ của dòng suối, chỗ bờ nước hỏm sâu vào, vũng, vịnh nhỏ;
② Ấm áp (như , bộ ).

áo

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vịnh, vũng
2. thả neo
3. nước Úc, châu Úc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ nước hỏm quanh vào trong bờ.
2. (Danh) Đất có thể ở được.
3. (Tính) Ấm áp. § Thông "úc" .
4. Một âm là "áo". (Tính) Sâu xa, u thâm. § Thông "áo" . ◇ Trang Tử : "Nhược ư đức, cường ư vật, kì đồ áo hĩ" , , (Thiên hạ ) Yếu mềm ở đức, cứng cỏi ở vật ngoài, đường của ông thật là sâu kín.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ nước hỏm vào trong bờ.
② Giấn.
③ Một âm là úc. Bốn phương đất có thể ở được.
④ Ấm áp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Góc tây nam nhà (như , bộ );
② Đất bốn bên có thể ở được (như , bộ );
③ Sâu xa (như , bộ ): Họ Thân và họ Lã đang mạnh, họ yêu thái tử sâu xa, ắt cũng phải nên biết vậy (Quốc ngữ: Trịnh ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bờ nước, chỗ thuyền đậu — Sâu kín. Như chữ Áo .

Từ ghép 3

úc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ấm áp
2. nước Úc, châu Úc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ nước hỏm quanh vào trong bờ.
2. (Danh) Đất có thể ở được.
3. (Tính) Ấm áp. § Thông "úc" .
4. Một âm là "áo". (Tính) Sâu xa, u thâm. § Thông "áo" . ◇ Trang Tử : "Nhược ư đức, cường ư vật, kì đồ áo hĩ" , , (Thiên hạ ) Yếu mềm ở đức, cứng cỏi ở vật ngoài, đường của ông thật là sâu kín.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ nước hỏm vào trong bờ.
② Giấn.
③ Một âm là úc. Bốn phương đất có thể ở được.
④ Ấm áp.
túc, xúc
cù ㄘㄨˋ

túc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gấp rút, cấp bách
2. nhăn, nheo, nhíu, cau, chau
3. buồn rầu
4. đá
5. bước theo sau

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Gấp rút, cấp bách. ◇ Thi Kinh : "Chánh sự dũ túc, Tuế duật vân mộ" , (Tiểu nhã , Tiểu minh ) Việc chính trị càng cấp bách, Mà năm đã muộn.
2. (Tính) Quẫn bách, khốn quẫn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tự ngô thị tam thế cư thị hương, tích ư kim lục thập tuế hĩ, nhi hương lân chi sanh nhật túc" , , (Bộ xà giả thuyết ) Họ tôi đã ba đời ở làng này, tính tới nay được sáu chục năm, mà cuộc sống của người trong làng xóm mỗi ngày một quẫn bách.
3. (Tính) Buồn rầu, khổ não. ◎ Như: "tần túc" buồn rười rượi, "túc nhiên" buồn bã, không vui.
4. (Tính) Cung kính, kính cẩn. ◇ Nghi lễ : "Dong nhĩ túc" (Sĩ tương kiến lễ ) Vẻ mặt kính cẩn.
5. (Tính) Bất an, không yên lòng. ◇ Mạnh Tử : "Thuấn kiến Cổ Tẩu, kì dong hữu túc" , (Vạn Chương thượng ) Khi (vua) Thuấn thấy Cổ Tẩu, vẻ mặt ông ta có vẻ không yên lòng.
6. (Tính) Hẹp, chật. ◇ Tục tư trị thông giám : "Nhiên kim thiên hạ thuế phú bất quân, phú giả địa quảng tô khinh, bần giả địa túc tô trọng" , , (Tống chân tông ) Nhưng nay thuế phú trong thiên hạ không đồng đều, nhà giàu đất rộng thuế nhẹ, người nghèo đất hẹp thuế nặng.
7. (Động) Gần sát, tiếp cận. ◇ La Ẩn : "Giang túc hải môn phàm tán khứ" (Quảng Lăng khai nguyên tự các thượng tác ) Ở cửa biển gần sát sông buồm đã buông ra đi.
8. (Động) Bức bách. ◎ Như: "túc bách" bức bách, "túc kích" truy kích.
9. (Động) Cau, nhíu, nhăn. ◎ Như: "túc mi" chau mày, "túc ngạch" nhăn mặt. ◇ Lí Bạch : "Mĩ nhân quyển châu liêm, Thâm tọa túc nga mi" , (Oán tình ) Người đẹp cuốn rèm châu, Ngồi lặng chau đôi mày.
10. (Động) Thu ngắn, thu nhỏ. ◇ Thi Kinh : "Kim dã nhật túc quốc bách lí" (Đại nhã , Thiệu Mân ) Ngày nay mỗi ngày nước thu nhỏ lại trăm dặm.
11. (Động) Thành công, thành tựu.
12. (Động) Một phương pháp dùng kim thêu làm cho sợi thật sát chặt. ◇ Đỗ Phủ : "Tú la y thường chiếu mộ xuân, Túc kim khổng tước ngân kì lân" , (Lệ nhân hành ) Áo xiêm lụa là lấp lánh ngày cuối xuân, Chỉ vàng thêu hình chim công, sợi bạc thêu hình kì lân.
13. Một âm là "xúc". (Động) Đá, giẫm chân lên. § Thông "xúc" . ◇ Lễ Kí : "Dĩ túc xúc" (Khúc lễ thượng ) Lấy chân đá.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng cấp, bức bách, bị ngoại vật đè ép gọi là túc.
② Buồn rầu. Như tần túc buồn rười rượi, sịu mặt.
③ Kính cẩn, vẻ kính cẩn.
④ Một âm là xúc. Đá.
⑤ Theo đuổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gấp rút, cấp bách: Quẫn bách, túng quẫn;
② Nhăn, nheo, nhíu, cau, chau: Chau mày; Nhăn mặt;
③ (văn) Buồn rầu;
④ (văn) Đá (dùng như );
⑤ (văn) Bước theo sau (dùng như ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sát gần — Một âm là Xúc. Xem Xúc.

Từ ghép 1

xúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gấp rút, cấp bách
2. nhăn, nheo, nhíu, cau, chau
3. buồn rầu
4. đá
5. bước theo sau

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Gấp rút, cấp bách. ◇ Thi Kinh : "Chánh sự dũ túc, Tuế duật vân mộ" , (Tiểu nhã , Tiểu minh ) Việc chính trị càng cấp bách, Mà năm đã muộn.
2. (Tính) Quẫn bách, khốn quẫn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tự ngô thị tam thế cư thị hương, tích ư kim lục thập tuế hĩ, nhi hương lân chi sanh nhật túc" , , (Bộ xà giả thuyết ) Họ tôi đã ba đời ở làng này, tính tới nay được sáu chục năm, mà cuộc sống của người trong làng xóm mỗi ngày một quẫn bách.
3. (Tính) Buồn rầu, khổ não. ◎ Như: "tần túc" buồn rười rượi, "túc nhiên" buồn bã, không vui.
4. (Tính) Cung kính, kính cẩn. ◇ Nghi lễ : "Dong nhĩ túc" (Sĩ tương kiến lễ ) Vẻ mặt kính cẩn.
5. (Tính) Bất an, không yên lòng. ◇ Mạnh Tử : "Thuấn kiến Cổ Tẩu, kì dong hữu túc" , (Vạn Chương thượng ) Khi (vua) Thuấn thấy Cổ Tẩu, vẻ mặt ông ta có vẻ không yên lòng.
6. (Tính) Hẹp, chật. ◇ Tục tư trị thông giám : "Nhiên kim thiên hạ thuế phú bất quân, phú giả địa quảng tô khinh, bần giả địa túc tô trọng" , , (Tống chân tông ) Nhưng nay thuế phú trong thiên hạ không đồng đều, nhà giàu đất rộng thuế nhẹ, người nghèo đất hẹp thuế nặng.
7. (Động) Gần sát, tiếp cận. ◇ La Ẩn : "Giang túc hải môn phàm tán khứ" (Quảng Lăng khai nguyên tự các thượng tác ) Ở cửa biển gần sát sông buồm đã buông ra đi.
8. (Động) Bức bách. ◎ Như: "túc bách" bức bách, "túc kích" truy kích.
9. (Động) Cau, nhíu, nhăn. ◎ Như: "túc mi" chau mày, "túc ngạch" nhăn mặt. ◇ Lí Bạch : "Mĩ nhân quyển châu liêm, Thâm tọa túc nga mi" , (Oán tình ) Người đẹp cuốn rèm châu, Ngồi lặng chau đôi mày.
10. (Động) Thu ngắn, thu nhỏ. ◇ Thi Kinh : "Kim dã nhật túc quốc bách lí" (Đại nhã , Thiệu Mân ) Ngày nay mỗi ngày nước thu nhỏ lại trăm dặm.
11. (Động) Thành công, thành tựu.
12. (Động) Một phương pháp dùng kim thêu làm cho sợi thật sát chặt. ◇ Đỗ Phủ : "Tú la y thường chiếu mộ xuân, Túc kim khổng tước ngân kì lân" , (Lệ nhân hành ) Áo xiêm lụa là lấp lánh ngày cuối xuân, Chỉ vàng thêu hình chim công, sợi bạc thêu hình kì lân.
13. Một âm là "xúc". (Động) Đá, giẫm chân lên. § Thông "xúc" . ◇ Lễ Kí : "Dĩ túc xúc" (Khúc lễ thượng ) Lấy chân đá.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng cấp, bức bách, bị ngoại vật đè ép gọi là túc.
② Buồn rầu. Như tần túc buồn rười rượi, sịu mặt.
③ Kính cẩn, vẻ kính cẩn.
④ Một âm là xúc. Đá.
⑤ Theo đuổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gấp rút, cấp bách: Quẫn bách, túng quẫn;
② Nhăn, nheo, nhíu, cau, chau: Chau mày; Nhăn mặt;
③ (văn) Buồn rầu;
④ (văn) Đá (dùng như );
⑤ (văn) Bước theo sau (dùng như ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng chân mà đá — Một âm là Túc. Xem Túc.
kiệt
jié ㄐㄧㄝˊ

kiệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hết, cạn
2. vác, đội

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vác, đội. ◇ Lễ Kí : "Ngũ hành chi động, điệt tương kiệt dã" , (Lễ vận ) Ngũ hành chuyển động, thay đổi chuyên chở lẫn nhau.
2. (Động) Hết, cùng tận. ◎ Như: "kiệt trung" hết lòng trung, "kiệt lực" hết sức. ◇ Nguyễn Du : "Kiệt lực cô thành khống nhất phương" (Quế Lâm Cù Các Bộ ) Hết sức giữ thành cô lập, khống chế một phương trời. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Nhi hương lân chi sanh nhật túc, đàn kì địa chi xuất kiệt kì lư chi nhập" , (Bộ xà giả thuyết ) Mà sự sinh hoạt của người trong làng ngày một quẫn bách, ruộng đất làm ra được bao nhiêu, đều hết nhẵn vào trong nhà.
3. (Động) Khô cạn. ◎ Như: "kiệt hạc" khô cạn, cạn hết nước. ◇ Hoài Nam Tử : "Uyên tuyền bất năng kiệt" (Thuyết lâm ) Nguồn sâu không thể khô cạn.
4. (Động) Mất, mất đi. ◇ Trang Tử : "Thần kiệt tắc xỉ hàn" (Khư khiếp ) Môi mất thì răng lạnh (môi hở răng lạnh).
5. (Động) Bại hoại, hủy diệt. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhĩ mục dâm tắc kiệt" (Chủ thuật huấn ) Tai mắt say đắm thì bại hoại.
6. (Phó) Tất cả, hoàn toàn. ◎ Như: "kiệt tuyệt" hoàn toàn, triệt để.

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, như kiệt trung hết lòng trung, kiệt lực hết sức, v.v.
② Vác, đội.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết. 【】kiệt lực [jiélì] Ra sức, cố sức, hết sức, dốc toàn lực: Ra sức ủng hộ; Cố sức giẫy giụa; Cô ấy cố sức tự kìm chế mình;
② (văn) Vác, đội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhấc lên, vác lên — Dùng hết. Không còn gì.

Từ ghép 6

khiết, niết
niè ㄋㄧㄝˋ

khiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cắn đứt
2. ăn mòn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Dĩ niết nhân, vô ngự chi giả" , (Bộ xà giả thuyết ) (Rắn này) cắn ai, thì vô phương cứu chữa.
2. (Động) Gặm, ăn mòn. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tễ niết tử thi, cốt nhục lang tạ" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Nhấm gặm xác chết, xương thịt bừa bãi.
3. (Danh) Chỗ khuyết, vết sứt. ◇ Hoài Nam Tử : "Kiếm chi chiết tất hữu niết" (Nguyên đạo Nhân gian huấn) Kiếm gãy tất có chỗ khuyết.
4. § Ghi chú: Ta quen đọc là "khiết".

Từ điển Thiều Chửu

① Cắn, lấy răng cắn đứt gọi là niết.
② Khuyết, sứt.
③ Ăn mòn. Ta quen đọc là chữ khiết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắn;
② Gặm, ăn mòn;
③ Khuyết, sứt.

niết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cắn đứt
2. ăn mòn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Dĩ niết nhân, vô ngự chi giả" , (Bộ xà giả thuyết ) (Rắn này) cắn ai, thì vô phương cứu chữa.
2. (Động) Gặm, ăn mòn. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tễ niết tử thi, cốt nhục lang tạ" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Nhấm gặm xác chết, xương thịt bừa bãi.
3. (Danh) Chỗ khuyết, vết sứt. ◇ Hoài Nam Tử : "Kiếm chi chiết tất hữu niết" (Nguyên đạo Nhân gian huấn) Kiếm gãy tất có chỗ khuyết.
4. § Ghi chú: Ta quen đọc là "khiết".

Từ điển Thiều Chửu

① Cắn, lấy răng cắn đứt gọi là niết.
② Khuyết, sứt.
③ Ăn mòn. Ta quen đọc là chữ khiết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắn. Dùng răng mà cắn — Thiếu đi. Sứt đi.

Từ ghép 1

mǎ ㄇㄚˇ

phồn thể

Từ điển phổ thông

con ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngựa. ◇ Nguyễn Du : "Thùy gia lão mã khí thành âm" (Thành hạ khí mã ) Con ngựa già nhà ai bỏ dưới bóng thành.
2. (Danh) Cái thẻ ghi số đếm. § Thông "mã" . Ghi chú: Chữ cổ viết là "mã" , là cái thẻ ngày xưa dùng ghi số trong trò chơi "đầu hồ" . Ngày nay, "mã" chỉ kí hiệu ghi số. ◎ Như: "hiệu mã" số hiệu.
3. (Danh) Kị binh. ◇ Bắc Tề Thư : "Thì (Thần Vũ quân) mã bất mãn nhị thiên, bộ binh bất chí tam vạn, chúng quả bất địch" ()滿, (Thần Vũ đế kỉ thượng ).
4. (Danh) Việc binh, vũ sự. ◇ Chu Lễ : "Hạ quan tư mã" (Hạ quan , Tự quan ).
5. (Danh) Họ "Mã".
6. (Động) Đóng ngựa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất xuất môn, cừu mã quá thế gia yên" , (Xúc chức ) Mỗi khi ra ngoài, mặc áo cừu đóng xe ngựa (sang trọng) còn hơn cả bậc thế gia.
7. (Động) Đè ép, áp chế (phương ngôn). ◇ Lí Cật Nhân : "Nã xuất thoại lai bả chúng nhân mã trụ" (Tử thủy vi lan , Đệ ngũ bộ phân thập tứ ).
8. (Động) Nhắm, nhìn chăm chú (phương ngôn).
9. (Phó) Hình dung tỏ vẻ nghiêm khắc, giận dữ... (kéo dài mặt ra như mặt ngựa). ◇ Sa Đinh : "(Lão bà) thán khẩu khí thuyết: Khán nhĩ mã khởi trương kiểm" (): (Giảm tô ).
10. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "mã phong" ong vẽ, "mã đậu" đậu to.

Từ điển Thiều Chửu

① Con ngựa. Xem tướng ngựa phải xem răng trước, vì thế nên nói nhún số tuổi của mình cũng kêu là mã xỉ .
② Cái thẻ ghi số đếm.
③ Họ Mã.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngựa: Ngựa cái; Ngựa đực, ngựa giống. 【】mã loa [măluó] Con la;
② To, lớn: Ong vẽ, ong bắp cày;
③ (văn) Thẻ ghi số đếm;
④ [Mă] (Họ) Mã.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ngựa. Loài ngựa — Tên gọi đồng bạc của Đức quốc trước năm 2002, tức đồng Mã — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 69

á lạp ba mã 亞拉巴馬a lạp ba mã 阿拉巴馬an mã 鞍馬áo khắc lạp hà mã 奧克拉荷馬ba nã mã 巴拿馬ba nã mã vận hà 巴拿馬運河ban mã 斑馬ban mã 班馬bàn mã loan cung 盤馬彎弓binh mã 兵馬cạnh mã trường 競馬場cẩu mã 狗馬cẩu mã chi tâm 狗馬之心chỉ lộc vi mã 指鹿為馬cừu mã 裘馬dã mã 野馬dịch mã 驛馬đặc lạc y mộc mã 特洛伊木馬đằng mã 騰馬đọa mã 墮馬hạ mã 下馬hà mã 河馬hãn mã 汗馬khấu mã 叩馬khấu mã nhi gián 扣馬而諫khoái mã 快馬khuyển mã 犬馬kị mã 騎馬la mã 羅馬mã bằng 馬棚mã cách 馬革mã dũng 馬桶mã đề 馬蹄mã điệt 馬蛭mã hổ 馬虎mã huyền 馬蚿mã khắc 馬克mã lai 馬來mã lặc 馬勒mã lộ 馬路mã lực 馬力mã ngưu 馬牛mã phu 馬夫mã thủ dục đông 馬首欲東mã thượng 馬上mã tiên 馬鞭mã tiếu 馬哨mã vĩ 馬尾mã xa 馬車mẫu mã 母馬ngưu đầu mã diện 牛頭馬面nhân mã 人馬ô mã 烏馬phác mã 樸馬phì mã 肥馬phiến mã 扇馬phụ mã 駙馬quận mã 郡馬quận phò mã 郡駙馬song mã 雙馬tái ông thất mã 塞翁失馬tản mã 散馬tẩu mã 走馬thượng mã 上馬trại mã 賽馬tuấn mã 駿馬xa mã 車馬ỷ mã 倚馬ý mã 意馬

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.