tiêu
xiāo ㄒㄧㄠ

tiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiêu tan, tiêu biến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất đi, hết, tiêu tan. ◇ Tào Ngu : "Ngã thụy nhất tràng hảo giác, khí tựu tiêu liễu" , (Nhật xuất , Đệ tứ mạc) Tôi ngủ một giấc mới dậy, cơn giận đã hết .
2. (Động) Trừ khử, trừ bỏ. ◎ Như: "tiêu diệt" làm mất hẳn đi, "tiêu độc" trừ hết chất độc. ◇ Lục Du : "Ba tửu bất năng tiêu khách hận" (Thu dạ hoài Ngô Trung ) Rượu không trừ hết nỗi hận của khách được.
3. (Động) Tan, tản ra. ◎ Như: "yên tiêu vân tán" khói mây tan tác.
4. (Động) Giảm, suy thoái. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã" , (Thái quái ) Đạo quân tử thì lớn lên, mà đạo tiểu nhân thì suy dần.
5. (Động) Mòn dần hết. ◎ Như: "tiêu hóa" đồ ăn tan biến thành chất bổ.
6. (Động) Tiêu khiển, giải trí. ◎ Như: "tiêu khiển" , "tiêu dao" rong chơi, an nhiên tự tại.
7. (Động) Hưởng thụ, thụ dụng. ◎ Như: "tiêu thụ" dùng, xài. ◇ Phùng Duy Mẫn : "Thường ngôn đạo: Cao quan đại tước, vô phúc dã nan tiêu!" : , (Bất phục lão , Đệ tứ chiết).
8. (Động) Cần, cần phải. ◎ Như: "bất tiêu thuyết" không cần nói, "chỉ tiêu nhất thiên" chỉ cần một ngày. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Tiểu sự hà tiêu quải hoài" (Bạch nương tử vĩnh trấn lôi phong tháp ).
9. (Động) Hao tổn, hao phí. ◎ Như: "tiêu phí" tiêu xài, "tiêu hao" hao tổn.
10. (Động) Chịu đựng, không khỏi bị. ◇ Tân Khí Tật : "Cánh năng tiêu, kỉ phiên phong vũ? Thông thông xuân hựu quy khứ" , ? (Mạc ngư nhi , Cánh năng tiêu , Từ ).
11. (Động) Hợp với, để cho. ◇ Liễu Vĩnh : "Y đái tiệm khoan chung bất hối, Vị y tiêu đắc nhân tiều tụy" , (Phụng tê ngô , Trữ ỷ nguy lâu phong tế tế , Từ ).
12. (Danh) Tin, tin tức. ◎ Như: "tiêu tức" tin tức.
13. (Danh) Tên bệnh. § Thông "tiêu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mất đi, hết.
② Tan, tả ra.
③ Mòn dần hết, như tiêu hóa , tiêu diệt , v.v.
④ Tiêu tức tiêu là diệt đi, tức là tăng lên, thời vận tuần hoàn, lên lên xuống xuống gọi là tiêu tức, cũng có nghĩa là tin tức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mất đi, tan ra, tiêu tan: Lửa tắt khói tan;
② Tiêu trừ, tiêu diệt: Tiêu độc, khử độc;
③ Tiêu khiển;
④ (khn) Cần: Chẳng cần nói;
⑤ 【】tiêu tức [xiaoxi] a. Tin tức, tin: Theo tin Thông tấn xã Việt Nam; Không có tin tức gì cả về anh ta; b. (văn) Mất đi và tăng lên. (Ngr) Thời vận tuần hoàn khi lên khi xuống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tan biến. Mất hết — Ta còn hiểu dùng tiền bạc vào công việc. Td: Chi tiêu.

Từ ghép 24

khoan
kuān ㄎㄨㄢ

khoan

phồn thể

Từ điển phổ thông

rộng rãi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rộng, lớn. ◎ Như: "khoan kiên bàng" bả vai rộng, "khoan bào đại tụ" áo bào rộng tay áo to. ◇ Mạnh Giao : "Xuất môn tức hữu ngại, Thùy vị thiên địa khoan!" , (Tặng biệt Thôi Thuần Lượng ) Ra cửa liền gặp trở ngại, Ai bảo trời đất lớn!
2. (Tính) Độ lượng, không nghiêm khắc. ◎ Như: "khoan hậu" rộng lượng. ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm.
3. (Tính) Ung dung, thư thái. ◇ Nguyễn Trãi : "Càn khôn đáo xứ giác tâm khoan" (Hải khẩu dạ bạc hữu cảm ) Trong trời đất, đến đâu cũng ung dung thư thái.
4. (Tính) Thừa thãi, dư dả, sung túc. ◎ Như: "tha tối cận thủ đầu giác khoan" gần đây anh ta ăn xài dư dả.
5. (Danh) Bề rộng, chiều rộng. ◎ Như: "khoan tứ xích lục thốn" bề ngang bốn thước sáu tấc.
6. (Danh) Họ "Khoan".
7. (Động) Cởi, nới. ◎ Như: "khoan y giải đái" cởi áo nới dây lưng.
8. (Động) Kéo dài, nới rộng, thả lỏng. ◎ Như: "khoan hạn" gia hạn.
9. (Động) Khoan dung, tha thứ. ◎ Như: "khoan kì kí vãng" tha cho điều lỗi đã làm rồi. ◇ Sử Kí : "Bỉ tiện chi nhân, bất tri tướng quân khoan chi chí thử dã" , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Kẻ hèn mọn này không biết tướng quân khoan dung đến thế.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhà rộng, phàm vật gì đựng chứa còn có chỗ rộng thừa thãi đều gọi là khoan.
② Khoan thai, rộng rãi.
③ Bề rộng, chiều rộng.
④ Tha, như khoan kì kí vãng tha cho điều lỗi đã làm rồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rộng, rộng rãi, thênh thang: Đường rộng thênh thang; Vai rộng;
② Chiều ngang, chiều rộng: Con sông này rộng độ 500 mét;
③ Nới rộng, nới lỏng: Nới thắt lưng;
④ Khoan hồng, khoan dung, tha thứ: Xét xử khoan hồng; Thà cho điều lỗi đã qua;
⑤ Rộng rãi: Anh ta ăn tiêu rộng rãi hơn trước nhiều;
⑥ [Kuan] (Họ) Khoan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà lớn, rộng — Rộng lớn, chứa đựng được nhiều — Chỉ lòng dạ rộng rãi — Dư giả. Giàu có. Chậm chạp, từ từ. Td: Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa ( Đoạn trường tân thanh ) — Tên người, tức Phùng Khắc Khoan, sinh 1528, mất 1613, tự là Hoằng Phu, hiệu là Nghị Trai, người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, đậu Trạng nguyên đời Mạc, tục gọi là Trạng Bùng, em cùng mẹ khác cha với Nguyễn Bỉnh Khiêm, và là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sau vào Thanh Hóa với nhà Lê, đậu tiến sĩ năm 1850, niên hiệu Quang Hưng thứ 3 đời Lê Thế Tông, làm quan tới Hộ bộ Thượng thư, tước Mai quận công, từng đi sứ Trung Hoa năm 1597. Tác phẩm chữ Nôm có Ngư Phủ Nhập Đào Nguyên Truyện.

Từ ghép 15

khô
kū ㄎㄨ

khô

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. héo hon (cây)
2. khô, cạn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khô, héo. ◎ Như: "khô mộc phùng xuân" cây khô gặp mùa xuân.
2. (Tính) Cạn. ◎ Như: "khô tỉnh" giếng cạn.
3. (Tính) Nghèo nàn, không phong phú. ◎ Như: "khô tràng" nghèo nàn (ý tứ).
4. (Tính) Gầy gò, tiều tụy. ◇ Hậu Hán Thư : "Hồn phách phi dương, hình dong dĩ khô" , (Viên An truyện ) Hồn vía bay bổng, dáng người tiều tụy.
5. (Danh) Bã khô. ◎ Như: "hoa sanh khô" khô lạc, "ma khô" khô vừng.
6. (Danh) Bệnh bán thân bất toại (đông y).

Từ điển Thiều Chửu

① Khô héo. Tục gọi thân thế kẻ giàu sang là vinh , kẻ nghèo hèn là khô .
② Cạn, như lệ khô cạn nước mắt, hình dáng gầy mòn gọi là khô cảo .
③ Chân tay không dùng gì được gọi là thiên khô , sự gì không được quân bình cũng gọi là thiên khô.
④ Khô khan, như sưu sách khô tràng tìm moi trong ruột khô khan, nói ý là trong lòng ít chữ, tìm moi khó ra. Văn từ không được điển nhã phong phú gọi là khô tịch . Thuyền định không biết quán tưởng chỉ ngồi trơ, gọi là khô thuyền , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khô héo: Cây khô;
② Khô cạn: Biển cạn đá mòn; Khả năng tưởng tượng của anh ấy dường như đã khô kiệt rồi;
③ Khô khan.【】khô táo [kuzào] Khô khan: Khô khan nhạt nhẽo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây chết héo — Không có nước. Ta cũng gọi là Khô — Gày gò. Thân thể trơ xương. » Vinh khô gọi nếm mùi trần chút chơi « ( Bích câu kì ngộ ).

Từ ghép 6

chū ㄔㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lần đầu, vừa mới, bắt đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ban đầu, lúc đầu. ◇ Thi Kinh : "Ngã sanh chi sơ, Thượng vô vi. Ngã sanh chi hậu, Phùng thử bách li" , . , (Vương phong , Thố viên ) Ban đầu của đời ta, (Thiên hạ) còn vô sự. Cuối cuộc đời ta, Gặp trăm mối lo âu. ◇ Đào Uyên Minh : "Sơ cực hiệp, tài thông nhân" , (Đào hoa nguyên kí ) Mới đầu (hang) rất hẹp, chỉ vừa lọt một người.
2. (Danh) Mồng (dùng cho ngày âm lịch từ một tới mười). ◎ Như: "sơ nhị" mồng hai.
3. (Danh) Họ "Sơ".
4. (Tính) Lần đầu, lần thứ nhất. ◎ Như: "sơ thứ kiến diện" lần đầu gặp mặt, "sơ dân" dân thượng cổ.
5. (Tính) Vốn, xưa nay, bổn lai. ◎ Như: "sơ nguyện" nguyện vọng ban đầu, "sơ tâm" bổn ý, ý từ đầu.
6. (Phó) Từ trước, trước. ◇ Tả truyện : "Sơ, Trịnh Vũ Công thú ư Thân" , (Ẩn Công nguyên niên ) Trước đây, Trịnh Vũ Công cưới vợ ở đất Thân.
7. (Phó) Mới, vừa. ◎ Như: "sơ sanh" mới sinh, "sơ hàn" chớm lạnh. ◇ Đỗ Phủ : "Kiếm ngoại hốt truyền thu Kế Bắc, Sơ văn thế lệ mãn y thường" , 滿 (Văn quan quân thu Hà Nam Hà Bắc ) Ở đất Kiếm Các chợt nghe tin quân ta đã thu phục được Kế Bắc, Vừa nghe tin, nước mắt đã thấm đầy áo xiêm.

Từ điển Thiều Chửu

① Mới, trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu: Ban đầu, thoạt tiên; Đầu năm; Đầu tháng;
② Mới, vừa: Mặt trời mới mọc; Lệnh vừa ban xuống;
③ Lần đầu, lần thứ nhất: Gặp mặt lần đầu tiên; Lên sân khấu lần thứ nhất;
④ Trước, từ trước, lúc đầu: Thân thiện như trước;
⑤ Mồng, mùng: Mồng hai;
⑥ [Chu] (Họ) Sơ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt đầu. Lúc đầu — Lúc xưa. Thời cổ.

Từ ghép 42

bằng, bẵng
píng ㄆㄧㄥˊ

bằng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngồi tựa ghế
2. dựa vào, căn cứ vào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nương, tựa. ◎ Như: "bằng lan" tựa chấn song.
2. (Động) Nhờ cậy.
3. (Danh) Bằng cứ. ◎ Như: "văn bằng" văn thư dùng làm bằng cứ.

Từ điển Thiều Chửu

① Nương tựa, bằng lan tựa chấn song. Nguyễn Du : Hành sắc thông thông tuế vân mộ, Bất câm bằng thức thán quy Dư Cuộc hành trình vội vã, năm đã muộn, Bất giác nương nơi ván chắc trước xe mà than Về thôi.
② Nhờ cậy.
③ Bằng cứ. Như văn bằng văn viết làm bằng cứ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dựa, tựa, bằng, nương tựa, nương cậy, nhờ cậy, dựa vào, dựa theo, nhờ vào, theo, căn cứ vào: Tựa vào lan can; Căn cứ vào sở thích của cá nhân; Theo lương tâm mà nói; Dựa vào chỗ hiểm yếu để chống lại; Nhờ vào sự cố gắng của chính mình; Chỉ dựa vào kinh nghiệm; Căn cứ vào sự thực; Trên ngựa gặp nhau không giấy bút, nhờ anh nhắn giúp báo bình yên (Sầm Tham: Phùng nhập kinh sứ); Tự giữ dựa vào thành (dựa vào thành để tự giữ) (Ngụy thư: Bùi Lương truyện); Ngồi dựa vào ghế;
② Mặc, tùy, dù: Mặc anh ta là ai; Dù anh khuyên như thế nào, anh ấy cũng không nghe;
③ Bằng chứng: Có bằng chứng hẳn hoi; Không đủ để làm chứng cớ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựa vào. Ỷ lại — Chứng cớ. Vật làm tin — Đầy đủ, nhiều.

Từ ghép 18

bẵng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nương, tựa. ◎ Như: "bằng lan" tựa chấn song.
2. (Động) Nhờ cậy.
3. (Danh) Bằng cứ. ◎ Như: "văn bằng" văn thư dùng làm bằng cứ.
tầm
xín ㄒㄧㄣˊ, xún ㄒㄩㄣˊ

tầm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tìm kiếm
2. đơn vị đo độ dài (bằng 8 thước Tàu cũ)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tìm. ◎ Như: "trảo tầm" tìm kiếm. ◇ Vi Ứng Vật : "Lạc diệp mãn không san, Hà xứ tầm hành tích" 滿, (Kí toàn Tiêu san trung đạo sĩ ) Lá rụng đầy núi trống, Biết đâu tìm dấu chân đi?
2. (Động) Dùng tới, sử dụng. ◎ Như: "nhật tầm can qua" ngày ngày dùng mộc mác (khí giới để đánh nhau), "tương tầm sư yên" sẽ dùng quân vậy.
3. (Động) Vin vào, dựa vào. ◎ Như: "mạn cát diệc hữu tầm" dây sắn bò lan dựa vào.
4. (Tính) Bình thường. ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
5. (Phó) Gần, sắp. ◎ Như: "tầm cập" sắp kịp.
6. (Phó) Lại. ◎ Như: "tầm minh" lại đính lời thề cũ.
7. (Phó) Dần dần. ◎ Như: "bạch phát xâm tầm" tóc đã bạc dần.
8. (Phó) Thường, thường hay. ◇ Đỗ Phủ : "Kì Vương trạch lí tầm thường kiến, Thôi Cửu đường tiền kỉ độ văn" , (Giang Nam phùng Lí Quy Niên ) Thường gặp tại nhà Kì Vương, Đã mấy lần được nghe danh ở nhà Thôi Cửu.
9. (Liên) Chẳng bao lâu, rồi. ◇ Hậu Hán Thư : "Phục vi quận Tây môn đình trưởng, tầm chuyển công tào" 西, (Tuân Hàn Chung Trần liệt truyện ) Lại làm đình trưởng Tây Môn trong quận, chẳng bao lâu đổi làm Công tào.
10. (Danh) Lượng từ: đơn vị đo chiều dài ngày xưa, bằng tám "xích" (thước). ◇ Lưu Vũ Tích : "Thiên tầm thiết tỏa trầm giang để, Nhất phiến hàng phan xuất Thạch Đầu" , (Tây Tái san hoài cổ 西) (Quân Ngô đặt) nghìn tầm xích sắt chìm ở đáy sông, (Nhưng tướng quân đã thắng trận), một lá cờ hàng (của quân địch) ló ra ở thành Thạch Đầu.
11. (Danh) Họ "Tầm".

Từ điển Thiều Chửu

① Tìm.
② Cái tầm, tám thước gọi là một tầm.
③ Vẫn, như vật tầm can qua ngày vẫn đánh nhau.
④ Bỗng, sắp, như tầm cập sắp kịp, bạch phát xâm tầm tóc đã bạc đầu, nghĩa là sắp già.
⑤ Lại, như tầm minh lại đính lời thề cũ.
⑥ Dùng, như tương tầm sư yên sẽ dùng quân vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tìm. Như [xún] nghĩa ①. Xem [xún].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tìm, kiếm: Tìm người;
② Xét tìm;
③ (văn) Dựa vào, vin vào: Dây sắn bò lan cũng có dựa vào (Lục Cơ: Bi chiến hành);
④ (văn) Dùng: Ba năm sau sẽ dùng quân vậy (Tả truyện: Hi công ngũ niên);
⑤ (văn) Hâm nóng lại (như , bộ );
⑥ (văn) Chẳng bao lâu, rồi: 西 Lại làm đình trưởng Tây Môn trong quận, rồi (chẳng bao lâu) đổi làm Công tào (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Sắp: Sắp kịp; Tóc đã bạc dần (sắp già);
⑧ (văn) Lại: Lại đính lời thề cũ;
⑨ (văn) Vẫn: Ngày ngày vẫn đánh nhau;
⑩ Tầm (một đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 8 thước);
⑪ [Xun] (Họ) Tầm. Xem [xín]

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tìm kiếm — Tên một đơn vị đo chiều dài thời cổ, bằng 8 thước ta — Ta còn hiểu là vóc dáng, bề cao của một người. Td: Tầm vóc — Ta còn hiểu là cái mức đạt tới. Td: Tầm mức.

Từ ghép 21

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.